trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
4.11.2007
Nguyá»…n Nguyá»…n

Đọc bài của ông Đoàn Tiểu Long “Phản biện sự phản biện lý thuyết lao động về giá trị” mà thấy cuộc tranh luận về chủ nghĩa Marx sẽ không đi đến đâu cả. Ví dụ như đoạn nhờ vả này của tác giả đối với người hâm mộ mình là Đỗ Kh.: Anh Đỗ Kh. giỏi tìm số liệu thống kê, có thể cho bà con xem trên thế giới này số người như Picasso chiếm bao nhiêu phần trăm trong giới hoạ sĩ?, tôi thấy quả là làm khó cho ông Đỗ. Vì sao? Đơn giản, nếu là người nghiêm túc, ông Đỗ sẽ tự hỏi: “số liệu đó nhằm chứng minh cho cái gì? Tuy ông Đoàn kêu gọi giúp đỡ nhưng liệu chúng có phù hợp với bài viết của ông Đoàn hay không?”. Đi đâu cho xa, ngay đoạn trên: “Riêng những quái kiệt như Picasso thì khác, tác phẩm của họ thực sự thoát ly khỏi quy luật giá trị, chịu ảnh hưởng của những quy luật khác (và hoàn toàn không phải các nhà kinh tế theo lý thuyết lao động về giá trị không biết đến những quy luật đó). Nhưng như đã nói, đó chỉ là hiện tượng hết sức cá biệt.”.
Tôi đã từng mua nhiều bức tranh với tiêu chí “thích là mua” (những bức tranh nói thẳng là với những vật liệu hoàn toàn giống nhau). Có bức 50$, có bức 200$, có bức 1000$ (không có bức nào 20000$, đơn giản vì túi tiền hạn hẹp, nhưng phong thanh nghe rằng bức tranh 20000$ cũng đủ chứng tỏ đẳng cấp của người họa sĩ). Khoảng số thực từ 50$ đến 100000000$ là khoảng số khá lớn. Nếu đó là các con số vô tri vô giác thì cũng không đến mức lớn lắm; nhưng gắn nó với $ hay USD để nghiên cứu kinh tế thì quả là một khoảng cách đáng nể. Không hiểu các sinh viên năm thứ nhất của ông Đoàn Tiểu Long đã hỏi câu này chưa, nhưng tôi đành mạo muội hỏi ông: Trong khoảng [50$, 100000000$], ông Đoàn hay bất cứ ông nào khác trong giới kinh tế học Mac-xít đã chỉ ra điểm nào là giới hạn để cho một tác phẩm “thực sự thoát ly khỏi quy luật giá trị, chịu ảnh hưởng của những quy luật khác”.

Trong bài ông Đoàn, chúng ta thấy ông ta hoàn toàn không chỉ ra con số như thế (tôi hoàn toàn tin vào sự thông minh của ông Đoàn. Và rằng vào một ngày đẹp trời nào đó, ông cùng đồng sự sẽ tìm thấy ra các vm-các giá cả max của nhiều mặt hàng trên hằng hà sa số các thứ có mua bán, trao đổi trong cõi ta bà này thoát ly khỏi quy luật giá trị), ấy mà ông đã vội nhờ ông Đỗ Kh. tìm con số thống kê…!

Ông Đoàn chê người khác dùng cái cá biệt để phản biện cái tổng quát, thế nhưng chính ông khi đưa ra trường hợp Picasso, dùng “cá biệt Picasso” để phản biện “cái tổng quát” là cái có khung giá trị, ví dụ từ [20000$, 100000000$].

Thưa ông Đoàn, có lẽ ông đồng ý với tôi là sự cách biệt giữa giá cả của một bức tranh của một họa sĩ nổi tiếng Việt Nam với một bức tranh của Picasso là khá lớn. Và vì họ toàn là những quái kiệt cả nên các tác phẩm của họ có nguy cơ rất lớn để thoát ly khỏi quy luật giá trị. Vậy việc nhờ vả ông Đỗ Kh. tìm con số thống kê những người như Picasso để nâng cao tính chân thực của “phản biện” của ông liệu có làm cho phản biện đó trở nên “triết học một cách khoa học” chưa?