trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 257 bài
  1 - 20 / 257 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học nước ngoài
26.1.2008
Katerina Clark
Vai trò đặc biệt của Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa trong văn hoá Xô-viết
“Lời giới thiệu” cho cuốn Tiểu thuyết Xô-viết: Lịch sử như một điển lễ (The Soviet Novel: History as Ritual)
Hoài Phi dịch
 1   2   3   4 
 
Phụ lục B – Danh sách tuyển chọn chính thức các tiểu thuyết mẫu, được đề cập trong các báo cáo tại các Ðại hội Nhà văn

Những tiểu thuyết sau xuất hiện trong danh sách tuyển chọn các tiểu thuyết mẫu được trích dẫn, nhân các dịp như được đề cập dưới đây, trong các báo cáo chính thức đọc tại Ðại hội Nhà văn. Các tiểu thuyết mẫu đôi khi được trích dẫn với tên tác giả, đôi khi là tên nhân vật chính, và đôi khi là chính tên tác phẩm. Khi chỉ có tên tác giả được trích dẫn, tôi sẽ để phần tham khảo thư mục trước tên các tiểu thuyết của tác giả đó và sẽ để trong ngoặc vuông những tiểu thuyết tôi nghĩ là diễn giả quan chức đó muốn nói đến (không kể những tiểu thuyết được nhắc đến tại các đại hội khác và do đó sẽ không nằm trong ngoặc vuông). Khi chỉ có nhân vật chính được nhắc đến, tôi sẽ đánh dấu bằng dấu sao. Tôi cũng không liệt kê các tiểu thuyết mẫu của các nhà văn ít danh tiếng, không có tầm ảnh hưởng định hình lớn tới truyền thống Hiện thực Xã hội chủ nghĩa; tôi cũng không liệt kê các tác phẩm mẫu về thơ hay kịch.


Chìa khoá cho tham khảo thư mục

II là báo cáo của A. Surkov đọc tại Ðại hội Nhà văn lần 2 (“Doklad A. A. Surkova ‘O sostojanii i zadačax sovetskoj literatury.’,” Vtoroj vsesojuznyj s’’ezd sovetskix pisatelej 15-26 dekabrja 1954 goda. Stenografičeskij otčet [Moscow: Sovetskij pisatel’, 1956] [1] ).

III là báo cáo của A. Surkov đọc tại Ðại hội Nhà văn lần 3 (“Doklad A. A. Surkova ‘Zadači sovetskoj literatury v kommunističeskom stroitel’stve.’,” Tretij s’’ezd pisatelej SSSR 18-23 maja 1959 goda. Stenografičeskij otčet [Moscow: Sovetskij pisatel’, 1959] [2] ).

IV là báo cáo của G. Markov đọc tại Ðại hội Nhà văn lần 4 (“Doklad G. M. Markova ‘Sovremennost’ i problemy prozy.’,” Četvertyj s”ezd pisatelej SSSR 22-26 maja 1967 goda. Stenografičeskij otčet [Moscow: Sovetskij pisatel’, 1968] [3] ).

V là báo cáo của G. Markov đọc tại Ðại hội Nhà văn lần 5 [“Doklad G. Markova ‘Sovetskaja literatura v bor’be za kommunističeskoe stroitel’stvo i ee zadači v svete rešenij XXIV s”ezda KPSS.’,” Pjatyj s”ezd pisatelej SSSR 29 ijunja - 2 ijulja 1971 goda. Stenografičeskij otčet [Moscow: Sovetkij pisatel’, 1972] [4] ).

VI là báo cáo của G. Markov đọc tại Ðại hội Nhà văn lần 6 (“Doklad G. M. Markova ‘Sovetskaja literature v bor’be za kommunizm i ee zadači v svete rešenij XXV s”ezda KPSS.’,” Šestoj s”ezd pisatelej SSSR 21 ijunja - 25 ijunja 1976 goda. Stenografičeskij otčet [Moscow: Sovetskij pisatel’, 1978] [5] ).


Danh sách tuyển chọn các tiểu thuyết mẫu

Azhaev, Vasily N. Xa Mạc Tư Khoa (Daleko ot Moskvy; 1948), II, trang 15; IV, trang 17.

Fadeev, Aleksandr A. III, trang 12; Chiến bại (Razgrom, 1927), III, trang 13; Ðội cận vệ thanh niên (Molodaja gvardija, 1946, 1951), II, trang 15; V*, trang 17; VI, trang 9.

Fedin, Konstantin A. III, trang 12; Hạnh phúc đầu đời (Pervye radosti; 1946) và Mùa hè không bình thường (Neobyknovennoe leto; 1947-48), cả hai đều trong III*, trang 13, và V*, trang 17.

Furmanov, Dmitry A. Sa-pa-ép (Čapaev; 1923), III*, trang 3; V*, trang 17.

Gladkov, Fedor V. Xi măng (Cement; 1925), II, trang 15; IV, trang 17; V*, trang 17; Nghị lực sống (Énergija; 1932-1937), II, trang 15.

Gorky, Maksim. Người mẹ (Mat’, 1907), IV, trang 16; V*, trang 17; VI, trang 9.

Ivanov, Vsevolod V. III, trang 12. Những người du kích (Partizany; 1921); Đoàn tàu bọc sắt (Bronepoezd; 1922).

Kataev, Valentin P. Tiến lên nào, thời gian! (Vremja, vpered!; 1932), IV, trang 17.

Kochetov, Vsevolod A. Nhà Zhurbins (Žurbiny; 1952), II, trang 15; IV, trang 17; V*, trang 17. V*, trang 17.

Kozhevnikov, Vadim M. Làm quen nhé, Baluev! (Znakom’tes’, Baluev!; 1960), V*, trang 17.

Krymov, Yury S. Tàu chở dầu “Derbent” (Tanker “Derbent”; 1938), II trang 15; IV, trang 17; Người kỹ sư (Inžener; 1938-40), IV, trang 7.

Leonov, Leonid M. III, trang 12; Sông Xốt (Sot’; 1930), IV, trang 17; Skutarevsky (Skutarevskij; 1932), IV, trang 17; Rừng Nga (Russkij les; 1953), V*, trang 17.

Malyshkin, Aleksandr G. III, trang 12 Người từ chốn quạnh hiu (Ljudi iz zaxopust’ja; 1937-38)].

Nikolaeva, Galina E. Chiến dịch dọc đường (Bitva v puti; 1957), IV, trang 17.

Ostrovsky, Nikolai A. Thép đã tôi thế đấy (Kak zakaljalas’ stal’?; 1934), II, trang 15; III*, trang 13; V*, trang 17.

Panferov, Fedor I. Đá mài (Bruski, 1930-37), II, trang 15; IV, trang 13.

Paustovsky, Konstantin G. Kara-Bugaz (1932), IV, trang 17.

Polevoy, Boris N. Chuyện một người chân chính (Povest’ o nastojaŝem čeloveke; 1946), II, trang 15; V*, trang 17.

Sholokhov, Mikhail A. Sông Ðông êm đềm (Tixij Don; 1928-40), III*, trang 13; IV, trang 9. Ðất vỡ hoang (Podnjataja celina, 1931-60), II, trang 15; III*, trang 13; IV, trang 13; V, trang 17.

Tolstoy, Aleksey N. III, trang 12 [Pi-e Đệ Nhất (Petr Pervyj; 1933)]; Con đường đau khổ (Xoždenie po mukam), Hai chị em (Sestry), 1922; Năm 1918 (Vosemnadcatyj god), 1927-1928; Buổi sáng ảm đạm (Xmuroe utro), 1939-41), III*, trang 13.

Ghi chú: Danh mục này là một chỉ dẫn chưa hoàn thiện về các tiểu thuyết mẫu dưới thời Stalin, dựa vào những báo cáo được đọc tại các đại hội nhà văn thời hậu Stalin. Nhưng trên thực tế – và có lẽ cũng là chỉ dấu cho thấy truyền thống Hiện thực Xã hội chủ nghĩa đã ngấm sâu tới mức nào – danh mục này bao gồm phần lớn các cuốn tiểu thuyết mẫu thời Stalin.

Tại Ðại hội Nhà văn lần thứ I tổ chức vào năm 1934, không có cuốn tiểu thuyết Xô-viết mẫu nào được đề cập đến trong những báo cáo chính thức. Nhưng có thể tìm thấy danh mục này trong một số nguồn có thẩm quyền vào thời đó, chẳng hạn trong bản báo cáo chính thức của V. Kirpotin đọc tại Phiên họp đầu tên của Ban Tổ chức Hội Nhà văn, diễn ra từ 19 tháng 10 đến 3 tháng 11 năm 1932. Những tác phẩm văn xuôi và các nhà văn được ca ngợi trong báo cáo của Kirpotin gồm: M. Gorky (trang 13); Vs. Ivanov; D. Furmanov; Yu. N. Libedinsky, Tuần lễ [Nedelja, 1922]; A. Fadeev, Chiến bại [Razgrom]; M. Sholokhov; và F. Panferov (tất cả đều trong trang 14); và M. Shaginyan, Trục thuỷ điện [Gidrocentral’, 1930], L. Leonov, Sông Xốt Skutarevsky, và Vs. Ivanov, Chuyến đi đến miền đất chưa tồn tại [Putešestvie v stranu, kotoroj eŝe net, 1930] (tất cả đều trong trang 15). Các trang tham khảo là trong bản in báo cáo của Kirpotin, “Doklad V. Kipotina ‘Sovetskaja literatura k pjatnadcatiletiju oktjabrja.’,” Sovetskaja literatura na novom etape. Stenogramma pervogo plenuma orgkomiteta Sojuza sovetskix pisatelej [Moscow: Sovetskaja literatura, 1933] [6] .


Ghi chú: Dịch giả cảm ơn tác giả La Thành đã giúp hiệu đính và có nhiều góp ý, bổ sung để bản dịch này (cùng với phụ lục A & phụ lục B) được hoàn chỉnh hơn.

Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]Tiếng Nga (dạng Roman hoá) từ nguyên bản: Báo cáo của A. A. Surkov “Về thực trạng và những nhiệm vụ của văn học Xô-viết”. Đại hội toàn liên bang các nhà văn Liên Xô lần thứ II, 15-26 tháng Mười Hai năm 1954. Bản tốc ký [Moscow: Nhà xuất bản “Nhà văn Xô-viết”, 1956]. (Chú thích của bản dịch.)
[2]Tiếng Nga (dạng Roman hoá) từ nguyên bản: Báo cáo của A. A. Surkov “Những nhiệm vụ của văn học Xô-viết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Đại hội Nhà văn Liên Xô lần thứ III, 18-23 tháng Năm năm 1959. Bản tốc ký [Moscow: Nhà xuất bản “Nhà văn Xô-viết”, 1959]. (Chú thích của bản dịch.)
[3]Tiếng Nga (dạng Roman hoá) từ nguyên bản: Báo cáo của G. M. Markov “Tính hiện đại và những vấn đề của văn xuôi”. Đại hội Nhà văn Liên Xô lần thứ IV, 22-26 tháng Năm năm 1967. Bản tốc ký [Moscow: Nhà xuất bản “Nhà văn Xô-viết”, 1968]. (Chú thích của bản dịch.)
[4]Tiếng Nga (dạng Roman hoá) từ nguyên bản: Báo cáo của G. Markov “Văn học Xô-viết trong cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa cộng sản và những nhiệm vụ của nó dưới ánh sáng Đại hội XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô”. Đại hội Nhà văn Liên Xô lần thứ V, 29 tháng Sáu - 2 tháng Bảy năm 1971. Bản tốc ký [Moscow: Nhà xuất bản “Nhà văn Xô-viết”, 1972]. (Chú thích của bản dịch.)
[5]Tiếng Nga (dạng Roman hoá) từ nguyên bản: Báo cáo của G. Markov “Văn học Xô-viết trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản và những nhiệm vụ của nó dưới ánh sáng Đại hội XXV Đảng Cộng sản Liên Xô”. Đại hội Nhà văn Liên Xô lần thứ VI, 21-25 tháng Sáu năm 1976. Bản tốc ký [Moscow: Nhà xuất bản “Nhà văn Xô-viết”, 1978]. (Chú thích của bản dịch.)
[6]Tiếng Nga (dạng Roman hoá) từ nguyên bản: Báo cáo của V. Kirpotin “Văn học Xô-viết tiến đến kỷ niệm 15 năm Cách mạng tháng Mười”, trong tập văn kiện “Văn học Xô-viết trong giai đoạn mới”. Biên bản tốc ký của phiên họp toàn thể lần thứ nhất Uỷ ban Tổ chức Liên đoàn Nhà văn Liên Xô [Moscow: Nhà xuất bản “Nhà văn Xô-viết”, 1933]. (Chú thích của bản dịch.)
Nguồn: Katerina Clark, The Soviet Novel – History as Ritual. (3rd edition.) Indiana University Press, 2000. Trang: 261-263.