trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
31.1.2008
Lê Điều

Chùa và tháp Báo Thiên


Vụ cầu nguyện đòi Toà Khâm sứ đang rất nóng, từ chỗ hai bên (Công giáo – Nhà nước) nay chuyển thành ba bên (Công giáo – Nhà nước - Phật giáo), những tranh cãi đằng sau có nguy cơ bùng nổ thêm chứ không chấm dứt, vậy mà thông tin “hậu thuẫn” cho các tranh cãi này xem ra còn khá “lằng nhằng”:

Tháp Báo Thiên (Đại thắng Tư thiên Bảo tháp) thì bị Vương Thông, tướng nhà Minh, phá từ đầu thế kỷ 15, cách đây đã gần 600 năm. Chi tiết này là chắc chắn, vậy có thể đổ cho thực dân Pháp cái tội phá tháp được không?

Còn chùa Báo Thiên thì sao?

Cuốn Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 76, viết về chùa Báo Thiên như sau:

Từ cuối thời Lê chùa đã hoang phế, khu đất trước chùa gần chỗ nền tháp cũ biến thành nơi họp chợ, gọi là chợ Tiên. Đầu thời Tự Đức, tổng đốc Tôn Thất Bật theo nền chùa cũ xây sửa lại, còn giữ được một ít đá xanh… Chùa này sau bị phá, thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà thờ Lớn Hà Nội. Vị trí chùa cũ vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.”

Miêu tả này đối với tôi là quá sơ lược. Khi bị hoang phế thì chùa còn có “chủ” không? Tôi cũng rất muốn biết câu “chùa này sau bị phá” cụ thể là thế nào. “Sau” chính xác là bao giờ, do ai phá? Khi bị phá thì chùa ở tình trạng nào? Đang hoạt động Phật giáo nhộn nhịp thì bị phá, hay lại bị hoang phế, lại thành nơi họp chợ, rồi bị phá? Nếu ở đây chỉ nói đến Nhà thờ Lớn được xây dựng trên lô đất này thì Toà Khâm sứ có ở trong lô đất đó không?