trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
28.3.2008
 
Vài nét về Bộ trưởng Quốc phòng mới của Trung Quốc
Tam Dương giới thiệu và chú thích
 
Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá 11 Trung Quốc, phiên họp ngày 18 tháng 3 năm 2008, thượng tướng quân Giải phóng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã được bầu làm làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Vị thượng tướng vừa được bầu đó đã nói ngay: “Ba ngày, tôi sẽ lấy xong Đài Loan”. Tiếp lời cấp trên, thiếu tướng Chu Thành Vũ, Viện trưởng Học viện Phòng vụ Quốc phòng, Đại học Quốc phòng, khi trả lời phóng viên đã biểu thị rõ: “Nếu nước Mỹ đánh vào lãnh thổ nước ta, chúng ta sẽ dùng một nửa Trung Quốc kể từ Tây An trở về đông để đổi lấy 400 thành phố của Mỹ.” (Tiện đây xin đọc thêm câu nói ngạo mạn của Trương Văn Mộc, giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Chiến lược thuộc Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh: “Nước lớn được sinh ra từ nòng súng”, và một học giả quân sự Trung Quốc khi thăm một trường đại học tại New York khi được hỏi về vấn đề bố trí DF31A đã rêu rao: “Chúng tôi đã rất khách khí rồi đó. Chỉ bố trí có 1/3 số lượng dự định thôi. Thế nhưng nếu các ngài không đình chỉ việc đe doạ chúng tôi, thì sự việc sẽ diễn ra tiếp theo, khẳng định là các ngài không muốn nhìn thấy”.) [1]

Những lời tuyên bố sặc mùi hiếu chiến, coi cái chết của hàng trăm triệu sinh mạng như trò đùa này của hai vị có trách nhiệm chủ yếu của quân Giải phóng Trung Quốc, khiến người ta không thể không nghĩ tới một bài viết cách đây chừng sáu, bẩy năm, được đồn là của thượng tướng Trì Hạo Điền, người đã từng giữ chức vụ như Lương.

Tuy vậy để hiểu thêm nguời đứng đầu quân đội một nước có số lục quân có thể là đông nhất thế giới, mời bạn đọc lướt qua tiểu sử ông ta một chút.

Lương Quang Liệt sinh tháng 12 năm 1940, người Tam Đài, Tứ Xuyên, nhập ngũ tháng 1 năm 1958, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1959, đã từng kinh qua các chức vụ từ chiến sĩ lên tiểu đội trưởng, trung đội phó và trưởng, đại đội trưởng, đã qua các binh chủng lục quân, công binh, qua đơn vị chiến đấu, qua đơn vị tham mưu, theo học tại Khoa Quân sự trường Đại học Quân chính, qua các chức phó và sư đoàn trưởng, phó và quân đoàn truởng, phó và tư lệnh viên nhiều quân khu, Tổng tham mưu trưởng quân Giải phóng Trung Quốc (năm 2006, đã sang thăm hữu nghị Việt Nam với chức vụ này) trước khi được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [2] .

Trong cỗ xe ba ngựa lãnh đạo ngành quân sự Trung Quốc hiện nay, có sự phân công như sau trong quân uỷ mới: Quách Bá Hùng chịu trách nhiệm công tác hàng ngày, Từ Tài Hậu quản công tác chính trị, Lương Quang Liệt được phân công quản tác chiến và chỉ huy. Trong ba người này chỉ có Lương Quang Liệt có kinh nghiệm tác chiến thực sự (đã là trợ lý của Dương Đắc Chí tại cánh quân phía tây, trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam năm 1979) và kinh nghiệm chỉ huy tác chiến phương diện quân, cộng thêm Lương đã từng giữ chức Tư lệnh Quân khu Nam Kinh trong một thời gian khá dài và công tác chỉ huy đánh Đài Loan, nên có thể nói một cách khẳng định rằng Lương là Tổng phụ trách đánh Đài Loan, chính vì vậy khi nghe tin Lương được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, Trần Thuỷ Biển đã phát hoảng, vì ngoài câu nói “ba ngày lấy Đài Loan”, Luơng đã từng có tư duy sau: “Đối với Đài Loan, đánh chậm không bằng đánh sớm, đánh nhỏ không bằng đánh lớn, đánh chiến tranh thường qui không bằng đánh chiến tranh hạt nhân, chỉ đánh Đài Loan không bằng lôi cả Nhật Bản vào cùng đánh”.

Cần nói thêm, khi làm công tác Tổng tham mưu trưởng, Lương đã làm mấy việc lớn, một là chỉ huy tầu ngầm nhiều lần tiến vào nội hải Nhật Bản; hai là lúc đó quân Mỹ dự tính đánh Miến Điện và Bắc Triều Tiên, Lương đã chỉ huy 20 vạn quân giải phóng vũ trang thay đổi canh phòng biên giới Trung - Miến, Trung - Triều, cuối cùng quân đội Mỹ buộc phải rút; ba là tổ chức hai lần đại diễn tập quân sự Trung Nga [3] .

Người đọc nghĩ sao, nếu những lời nói trên là sự thực?

© 2008 talawas



[1]http://ido.3mt.com.cn/Article/200803/show929517c30p1.html
[2]www.XINHUANET.com
[3]http://ido.3mt.com.cn/Article/200803/show928983c30pl.html