trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
10.4.2008
Đoàn Cầm Thi

Nguyễn Đăng Thường: đọc “chân” thành “đít”

Tôi không hiểu vì lý do gì mà cái tên của Đỗ Kh. và những tấm ảnh thi sĩ tự chụp có khả năng kích động độc giả Nguyễn Đăng Thường đến như vậy? Chữ “chàng” mà Nguyễn Đăng Thường dùng nhiều lần để gọi Đỗ Kh. cũng làm tôi không kém băn khoăn.

Và đặc biệt hơn nữa, Nguyễn Đăng Thường bị ám ảnh bởi “đít”.

Khi bình luận tác phẩm thơ - photo “Buồn trong khách sạn: chân dung tự chụp” của Đỗ Kh., tôi đối xử với các tấm ảnh như một “chất liệu của bài thơ, đứng ngang hàng với chữ”, không hơn không kém. Tôi nhìn chúng như nhìn một bức ảnh trong Paris Match hay Tiền Phong Chủ Nhật. Những bức ảnh đó, với một người nghiên cứu văn học như tôi, thuộc về thế giới ảo của nghệ thuật. Vì vậy, về “cái chân” được chụp trong tấm ảnh của Đỗ Kh, tôi viết: “Không vui. Không buồn. Không ẩn dụ. Không tâm tình. Không siêu hình. Không khiêu khích. Không gây sốc. Đơn thuần một cái chân”. Nhưng Nguyễn Đăng Thường lại nhất định tưởng tượng đến cái “đít”, đến “các bộ phận khác”, “các bộ phận kín đáo hơn trên cơ thể của Đỗ Kh.” Nếu người ta có soi kính lúp cũng chỉ đọc được chữ “chân” trong bài viết của tôi, thì Nguyễn Đăng Thường, khi nhận định, nhắc đi nhắc lại từ “đít” trên dưới chục lần!

Mặt khác, trong bài này tôi, tôi giới thiệu hai tác giả, Đinh Linh và Đỗ Kh.. Nhưng vì cớ gì Nguyễn Đăng Thường chỉ nhìn thấy Đỗ Kh.? Ngay cả câu tôi viết về Đinh Linh: “Tương tự, trong áp-phích, tấm ảnh Dog Magnet của Đinh Linh chụp hai nam châm chó vừa giản dị vừa khó hiểu, vừa rõ ràng vừa bí ẩn, vô cảm nhưng hóm hỉnh. Không luân lý. Không giáo dục. Không thông điệp. Còn tính hiện thực của nó thì ngay cả các bậc thầy của văn học tả chân chắc cũng phải thèm”, cũng được Nguyễn Đăng Thường biến thành: “Còn tính hiện thực [của tấm ảnh "Buồn trong khách sạn: chân dung tự chụp"] thì ngay cả các bậc thầy của văn học tả chân chắc cũng phải thèm." Vậy là đủ hiểu Nguyễn Đăng Thường bị Đỗ Kh. ám ảnh thế nào!

Tuy nhiên, xin được nói rằng dù băn khoăn mấy, tôi cũng không có ý định tìm hiểu uẩn khúc tâm lý và huyễn tưởng tình dục của độc giả, vì đó không phải là nhiệm vụ của một nhà phê bình.

Tôi chỉ đề nghị Nguyễn Đăng Thường bớt xúc động và có đủ độ bình tĩnh tối thiểu (đừng bị cái “đít” của họ Đỗ ám ảnh), thì lúc đó chúng ta mới có thể bàn vào nghệ thuật.