trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
10.5.2008
Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14 
 
Ngày 4 tháng 1 năm 1993

Dưới sự giúp đỡ của kinh tế thị trường, mâu thuẫn đã bộc lộ ra

Trước tiên Triệu đọc cho tôi nghe một đoạn trong “Chống Duhring” của Engels: “đối với sự không hợp lý và không công bằng của chế độ xã hội hiện nay và đối với nhận thức ngày càng tỉnh ngộ rằng lý tưởng đã biến thành hoang đường, hạnh phúc đã biến thành thống khổ, chẳng qua đó là một loại tiêu chí…”

Triệu nói: không thể lên án những bất hợp lý những không công bằng của xã hội cũ về đạo nghĩa và luân lý. Ông lại dẫn lời Engels nói: “vì thế việc phân chia giai cấp đều có lý do lịch sử nào đó, và cũng chỉ là nói về một thời đại nhất định và một điều kiện xã hội nhất định. Nó lấy sản xuất không đủ làm căn cứ, nó sẽ giảm nhỏ khi sức sản xuất hiện đại phát triển đầy đủ.”

Triệu nói: sau khi thực hiện ý tưởng “chế độ công hữu” vốn có của Marx, quần chúng nhân dân sẽ trở thành chủ nhân của tư liệu sản xuất, không bị nô dịch nữa, có thể phát huy tính tích cực lớn nhất; đồng thời nhà nước lại thực hiện quản lý kế hoạch có thể lợi dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, có thể hiển thị tính ưu việt càng nhiều hơn so với chủ nghĩa tư bản, nhưng kết quả trên thực tế lại không như vậy.

Triệu cho rằng: chỉ dưới tác dụng của cơ chế kinh tế thị trường, trên cơ sở kinh tế tư hữu phát triển đầy đủ, chế độ công hữu mới có thể phát huy được hiệu quả kinh tế. Vì vậy đối với các doanh nghiệp thuộc chế độ công hữu, ngoài một số ít ngành sản xuất quan hệ đến an ninh quốc gia như ngành sản xuất cơ sở công, quốc phòng, hàng không vũ trụ v.v.. ra thì phần lớn những doanh nghiệp quốc doanh khác phải áp dụng các phương thức như hợp doanh, cổ phần hoá, cho thuê, bán, sáp nhập, phá sản v.v.. để cải tạo triệt để, đồng thời đưa các doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường. Hiện nay dưới sự lôi kéo của kinh tế thị trường mọi mâu thuẫn vốn có đều bộc lộ ra: trước tiên là các doanh nghiệp quốc doanh bị xung kích. Do trước đây các doanh nghiệp quốc doanh không phải là đơn vị kinh tế mà là đơn vị xã hội, là doanh nghiệp làm xã hội (các đơn vị cơ quan cũng làm xã hội) ôm cả việc sinh, lão, bệnh, tử của mọi nhân viên của mình cũng như cả việc kiếm công ăn việc làm cho con cái họ. Vì vậy doanh nghiệp không có hiệu quả, khi cải tạo khó khăn rất lớn, nhất là vấn đề sắp xếp nhân viên. Việc có công ăn việc làm mới cho mấy chục triệu công nhân là vấn đề xã hội lớn nhất, dễ dẫn tới động loạn xã hội.

Ông nói: thứ hai là vấn đề nông nghiệp. Từ kinh tế tiểu nông chuyển sang sản nghiệp hoá nông nghiệp nhằm thích ứng với đòi hỏi của kinh tế thị trường là một công trình rất to lớn khó khăn. Mấy năm trước đây phát sinh lạm phát là do không cung ứng đủ sản phẩm phụ nông nghiệp, vì thế Đặng Tiểu Bình đã từng cảnh cáo, nếu như kinh tế Trung Quốc có vấn đề thì là có vấn đề từ nông nghiệp. Lại thêm cơ sở nông nghiệp Trung Quốc yếu kém, bị điều kiện thiên nhiên hạn chế rất lớn.

Thứ ba, do thực hiện kinh tế thị trường, cùng tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển nhập khẩu vốn nước ngoài, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, thực hiện cổ phần hoá, phát triển chế độ công ty, tồn tại kinh tế pháp nhân, thế là xuất hiện các loại tập đoàn lợi ích kinh tế. Dự thay đổi của những loại cơ sở kinh tế đó đòi hỏi quyết sách phân tán hoá, dân chủ hoá đã làm nẩy sinh mâu thuẫn trong thể chế chính trị tập quyền cao độ về kiến trúc thượng tầng, về khách quan tất nhiên phải yêu cầu mở cửa về chính trị, chỉ áp dụng biện pháp khống chế là không được.

Ông còn nhấn mạnh: dưới điều kiện kinh tế thị trường cơ hội, giữa người và người có khác nhau, vùng ven biển và vùng trong nội địa cũng khác nhau, từ đó phát sinh mở rộng chênh lệch thu nhập, nhất là trong thể chế chính trị tập trung cao độ, trong điều kiện kinh tế thị trường hình thành trao đổi quyền tiến, đã làm cho chính phủ - cái thể chế này sản sinh hủ bại, dẫn tới đông đảo quần chúng trong xã hội phổ biến bất mãn.

Cuối cùng, ông nói: sự tích lũy những mâu thuẫn nói trên, nếu không được làm dịu đi dễ dẫn tới khủng hoảng có tính xã hội.


II. Đơn giản hoá vấn đề phức tạp, phiền phức để xử lý

Triệu nói: có một số vấn đề phức tạp mà lại phiền phức, nếu dùng biện pháp giản đơn lại có thể giải quyết được một cách đầy đủ trọn vẹn. Ví dụ như vấn đề sản xuất nông nghiệp, thời kỳ công xã nhân dân trước đây, một năm bốn mùa cán bộ xã, thôn thúc giục thu hoạch, thúc giục cấy trồng, đồng thời yêu cầu sắp xếp giống má, phân bón, thuốc trừ sâu tốt, lại còn có vấn đề ăn, chất đốt, mặc, dùng của quần chúng v.v…; hàng ngày còn phải đánh trống gõ thanh la dẫn dắt quần chúng lên núi xuống đồng để hoàn thành những nhiệm vụ do cấp trên bố trí, bận rộn vô cùng, có thể nói cán bộ xã thôn cực kỳ vất vả. Kết quả, sản lượng mỗi ngày mỗi giảm, tính tích cực của quần chúng càng ngày càng thấp. Sau khi đổi sang “chế độ khoán”, cán bộ thôn, xã chỉ quản lý sự nghiệp công, như thủy lợi, sửa chữa đường xá và sinh đẻ có kế hoạch và thúc đẩy nộp lương thực cho nhà nước v.v…, hơn nữa cũng chỉ phân phối về con số, tất cả những cái khác đều không cần quản, thế mà sản lượng ngược lại lại tăng, tính tích cực của quần chúng cũng được nâng cao. Lại như vấn đề sản xuất hàng hoá nhỏ. Trước đây chính quyền các cấp tỉnh, địa [1] , huyện để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng nhân dân về các hàng hoá nhỏ thường dùng hàng ngày đã hết năm này đến năm khác họp hành, điều tra nghiên cứu, làm kế hoạch, sắp xếp hạng mục, phân phối nguyên liệu, hợp tác tiến hành sản xuất rồi thực hiện việc điều động, cấp phát, phân phối có tính hành chính, cán bộ nhân viên công tác chính quyền các cấp đều tốn rất nhiều công sức nhưng hàng năm đều không đáp ứng nổi nhu cầu sinh hoạt thường ngày của nhân dân quần chúng, quần chúng có rất nhièu ý kiến. Sau này, áp dụng biện pháp “mở cửa”, cho phép cá thể, tư nhân tiến hành sản xuất, tiến hành kinh doanh, cho phép quần chúng ra thị trường buôn bán, trao đổi; chính quyền chỉ quản việc giữ gìn trật tự thị trường, ngăn chặn sản phẩm giả mạo, tiến hành thu thuế, còn tất cả các việc khác đều không quản. Kết quả là trong xã hội bất kỳ loại hàng hoá nhỏ thường dùng hàng ngày nào đều có hết, thị trường phồn vinh, quần chúng hài lòng.

Triệu lại nói: trong những năm tháng chiến tranh cách mạng trước đây, khi xây dựng căn cứ địa tại nông thôn, cũng có những vấn đề tương tự. Lúc bắt đầu, nông thôn dưới sự thống trị của thế lực phong kiến thực hiện phong tỏa chúng ta, chính quyền thôn đều do các nhân vật cường hào, nhân vật đại biểu tầng lớp trên nắm giữ tiến hành gây khó khăn cho chúng ta, không cung cấp lương thực; còn quần chúng cơ sở lại chưa giác ngộ, không dám tiếp cận dựa vào chúng ta; bên ngoài lại thêm bọn quỉ Nhật Bản liên tục càn quét tiến công. Vì vậy thời kỳ đó ở nông thôn chúng ta ăn, mặc đều rất khó khăn, muốn lương thực không có lương thực, muốn tiền không có tiền, càng không phải nói tới việc bổ sung quân số và nhân viên, đến nỗi khó đứng vững chân. Sau đó phát động quần chúng, thưch hiện giảm tô giảm tức trước, lại thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, thiết lập quan hệ cá nước với quần chúng, hình thành thể số phận giống nhau, là tình thế đã hoàn toàn khác hẳn; muốn lương thực có lương thực, muốn tiền có tiền, muốn người có người.

Vì vậy, Triệu nói: đối với các doanh nghiệp vừa và lớn luôn luôn gây khó khăn quấy rối chúng ta cũng nên áp dụng biện pháp tương tự, đó là: xác định rõ quan hệ quyền sở hữu quan hệ tài sản, kinh doanh tự chủ, sau khi thực hiện tự chịu lỗ lãi, tình hình nhất định cũng có thay đổi lớn. Vấn đề là hiện tại doanh nghiệp lớn và vừa làm xã hội, gánh vác quá nặng, lỗ cũng nghiêm trọng càng để thời gian dài, ba lô càng nặng.

Tôi xen vào: không những doanh nghiệp quốc doanh bị lỗ nặng mà tài sản quốc hữu bị chảy đi mất cũng rất nghiêm trọng, tỷ lệ nợ cũng rất nghiêm trọng. Hiện nay có một số doanh nghiệp quốc hữu dựa vào tài sản quốc hữu để sống, trước tiên ăn vào vốn lưu động, sau đó ăn vào tài khoản, làm cho đến nỗi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp quốc doanh càng ngày càng cao, khiến trong xã hội bất mãn mạnh mẽ.

Triệu tiếp: cải cách doanh nghiệp quốc doanh, trước tiên là đụng phải vấn đề sắp xếp nhân viên dư thừa. Ở Việt Nam, dùng biện pháp cấp phát một lần bằng tổng số tiền lương và số năm làm việc trong mấy năm cho mỗi công nhân thất nghiệp, coi là cấp tiền vốn cho họ, để cá nhân đi vào thị trường, xã hội, hoạt động kinh doanh, tự tìm lấy nghề nghiệp, chính quyền không quản nữa. Còn ở Trung Quốc dùng biện pháp nào hãy xem quyết sách của nhà đương cục. Thế nhưng do thay đổi cơ cấu nông nghiệp, sức lao động dư thừa từ nông thôn chuyển ra sẽ càng nhiều hơn. Đó là một vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Theo tôi hiểu, cái gọi là “xử lý đơn giản hoá” mà Triệu nói ở đây là để cho quần chúng có “quyền tự chủ”. Phàm là những việc của riêng quần chúng đều do quần chúng làm chủ, quản lý, Trên thực tế những loại việc này thực sự giao cho quần chúng tự làm nói chung đều được giải quyết tương đối tốt đẹp. Bởi vì như vậy có thể phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng đến độ cao nhất. Nếu như do chính quyền và cán bộ đứng ra làm chủ xử lý bao biện, coi quần chúng như vật lệ thuộc, coi họ như quân cờ thì nhất định làm không tốt. hơn nữa còn làm phức tạp hoá sự tình gây ra phiền phức.

Tôi nói: nhớ lại những năm tháng chiến tranh trước đây, căn cứ vào khi tôi làm bí thư huyện uỷ đảng cộng sản Trung Quốc, cảm thấy trong phạm vi công tác của mình bất kể là nhân, tài, vật, đều có quyền tự chủ rất lớn, tổ chức đảng cấp trên chỉ tiến hành lãnh đạo về phương châm chính sách; dưới tinh thần chỉ đạo của cấp trên, trong công tác cụ thể mọi người đều phát huy được tính tích cực và tính sáng tạo lớn nhất. Nhưng đến thời kỳ xây dựng sau khi thành lập chính quyền mới, khi tôi giữ chức giám đốc một nhà máy loại lớn, cảm thấy tình hình hoàn toàn khác hẳn. Bất kể là nhân, tài, vật, sản [xuất], cung [cấp], tiêu [thụ] đều do các bộ môn hành chính cấp trên thống nhất sắp xếp, mọi qui định, kế hoạch đều do các bộ môn cấp trên chế định, giống như hàng ngàn sợi dây xích buộc chặt anh lại, chỉ có thể trượt đi thôi, không cho phép vượt khỏi đường ray một bước, coi nhà máy doanh nghiệp hoàn toàn là một vật phụ thuốc hành chính, làm cho nhà máy càng ngày càng thu nhỏ. Nhà máy động cơ máy bay Thẩm dương nơi tôi làm việc trước đây, vốn là một con át chủ bài của Bộ Hàng không vũ trụ, sau này nghe nói người lãnh đạo chủ yếu của Bộ Hàng không rêu rao: nhà máy này trong tương lai bất đắc dĩ phải dùng sự tan rã để kết thúc. Vì thế đối với các điểm mà Triệu đã nói trên tôi có cảm xúc rất sâu.


Ngày 3 tháng 4 năm 1993



Phân tích của Marx về chủ nghĩa tư bản không phù hợp với sự thực

Triệu nói: Marx sống vào thế kỷ XIX, cho rằng chủ nghĩa tư bản sản sinh ra xã hội hóa và chiếm hữu tư nhân là mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ làm cho phân hóa hai cực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng từ đó gõ lên tiếng chuông mặc niệm cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng sự thực của thế kỷ XX là trong xã hội tư bản chủ nghĩa không xuất hiện sự thiếu thốn về sản phẩm vật chất, mà ngược lại sản phẩm vật chất lại phong phú vô cùng; cũng không hình thành giai cấp công nhân ngày càng bần cùng hoá và tuyệt đối bần cùng hoá, ngược lại tiêu chuẩn sống của nhân dân phổ biến được nâng cao, đã xuất hiện tầng lớp trung gian to lớn, công nhân cổ xanh giảm bớt, công nhân cổ trắng tăng lên nhiều. Sự phát triển của sự thực lịch sử không phù hợp với phân tích của Marx. Vì vậy điều này đã thuyết minh chế độ tư hữu cũng có thể làm cho sản phẩm vật chất giầu có, tiêu chuẩn sống của nhân dân được nâng cao; điều này cũng thuyết minh chế độ tư hữu cũng có thể phát triển sức sản xuất, thúc đẩy tiến bộ xã hội, thực hiện văn minh xã hội đồng thời cũng có thể các nước tư bản chủ nghĩa phối hợp với nhau trong trình độ nhất định để cùng phát triển đi tới phồn vinh. Liên minh châu Âu sắp thành lập, sự xuất hiện liên tiếp của khu vực mậu dịch tự do có tính khu vực có thể chứng thực.

Vì vậy, tôi nói xen: xem xét tăng trưởng kinh tế từ ngày nước ta cải cách kinh tế đến nay thấy, cũng chủ yếu là đến từ sự phát triển của thành phần kinh tế phi quốc hữu, mỗi năm đều tăng trưởng với tốc độ 20%.

Triệu tiếp tục: chế độ tư hữu cũng có thể mang lại phồn vinh cho xã hội, đó là điều mà Marx không dự kiến tới, mà đó lại là sự thực được thực tiễn của chủ nghĩa tư bản chứng minh. Còn sự biến đổi to lớn ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô trên thực tế lại là sự thất bại của chế độ công hữu. Vì thế sự phân chia “công hữu”, “tư hữu” không thể coi là tiêu chí giữa hình thái ý thức của chủ nghĩa xã hội và hình thái ý thức của chủ nghĩa tư bản, thế nhưng trước mắt vẫn là “khu cấm”

Tôi nói: trước đây trải qua những cuộc tranh luận nhiều năm về kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường và những thăm dò của giới lý luận đã nhận thức được kế hoạch và thị trường đều là thủ đoạn và không phải là tiêu chí cho họ “tư” họ “xã”; bây giờ giới lý luận lại đề xuất chế độ sở hữu chủ yếu cũng là thủ đoạn, sức sản xuất mới là luận điểm của mục đích, chế độ công hữu cũng không được coi là tiêu chí của chủ nghĩa xã hội nữa.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]“Địa” là chữ viết ngắn của địa khu, một đơn vị hành chính ở Trung Quốc dưới cấp tỉnh trên cấp huyện, một địa khu có thể có tới năm, bẩy huyện và thành phố tương đương cấp huyện, hoặc nhiều hơn tuỳ từng địa phương. (ND)
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tá»­ DÆ°Æ¡ng khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219