trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
31.5.2008
Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14 
 
Ngày 7 tháng 10 năm 1993

I. Triệu Tử Dương một mình vượt lên

Tôi đến nói chuyện gẫu với Đỗ Nhuận Sinh, có nói tới một cuốn sách do nhà kinh tế học Hồng Kông, Trương Ngũ Thường [1] viết, trong đó có câu “Triệu Tử Dương một mình vượt lên.” Tôi bắt đầu từ chỗ đó trình bầy lại với Triệu Tử Dương.

Tôi nói: Trương Ngũ Thường đề xuất cái gọi là “Triệu Tử Dương một mình vượt lên” là chỉ Triệu Tử Dương đã kết hợp cái tốt nhất của chủ nghĩa xã hội với cái tốt nhất của chủ nghĩa tư bản lại với nhau, chỗ hội hợp đó, chính là Triệu Tử Dương một mình vượt lên. Những điểm quan trọng của nó là:

Một là, thực hiện khoán, tách rời quyền sở hữu ruộng đất và quyền sử dụng, quyền thu lợi, có nghĩa là nói, ruộng đất vẫn là công hữu, nhưng quyền sử dụng, quyền thu lợi thuộc về tư hữu của nông dân sau này phát triển thành có quyền chuyển nhượng.

Hai là, thực hiện tách rời quyền sở hữu và quyền kinh doanh tại doanh nghiệp quốc doanh, mặc dù tài sản vẫn là quốc hữu nhưng doanh nghiệp có thể kinh doanh tự chủ. Có nghĩa là, có thể sử dụng biện pháp kinh doanh tư nhân, tức cái gọi là “dân doanh quốc hữu”

Ba là, cho phép xí nghiệp tư nhân và xí nghiệp ba loại vốn phát triển, loại bỏ sự lũng đoạn của xí nghiệp quốc doanh, thực hiện tự do bình đẳng, cạnh tranh công bằng, phát huy sức sống của kinh tế thị trường.

Bốn là, đề xuất chiến lược phát triển ven biển, ra sức triển khai mậu dịch đối ngoại, cái gọi là hai đầu ở ngoài, mở cửa giá cả và quản chế xuất nhập khẩu, tiến quân ra thị trường thế giới.

Năm là, cải cách chế độ ngân hàng, ngân hàng tiến hành khống chế vĩ mô, dùng lượng tiền tệ để khống chế lạm phát.

Trương Ngũ Thường viết: như vậy vừa có tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, và bảo lưu được hình tượng xã hội chủ nghĩa, lại vừa có kinh tế tư nhân, động lực của kinh doanh tư nhân, và phát huy được sức sống của cạnh tranh tự do kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc dân Trung Quốc vào quỹ đạo phát triển tốc độ nhanh.

Trương Ngũ Thường luận chứng rằng, bỏ hết chế độ khoán thì là chế độ tư hữu. Ở đây, quyền sở hữu trên kinh tế không quan trọng, có thể qui vào sở hữu quốc gia, cái quan trọng là quyền sử dụng, quyền thu lợi, quyền chuyển nhượng. Cái gọi là quyền tư hữu tài sản phải bao gồm ba điều kiện: một là quyền sử dụng tư hữu, hai là quyền thu lợi tư hữu, ba là quyền chuyển nhượng tự do. Ba điều kiện này đã được thể hiện trong chế độ khoán của Trung Quốc, vì vậy bỏ hết chế độ khoán hoàn chỉnh thì là chế độ tư hữu, điều này đã được xác định trong ba điều kiện giới hạn trên. Vì thế, tài sản của Trung Quốc thực hiện quốc hữu hoặc sở hữu xã hội cũng đều có thể thực hiện chế độ quyền tài sản tư hữu như vậy.

Trương Ngũ Thường lại viết, căn cứ vào định lý Gauss, kinh tế thị trường được phát triển trên cơ sở quyền tài sản tư hữu, bởi vì nó có thể sản sinh động lực, có hiệu quả kinh tế cao, là nhân tố chủ yếu phát triển kinh tế, có vai trò làm cho chế độ công hữu từ chỗ chết rồi lại sống lại.

Vì thế Trương Ngũ Quyền kết luận: Trung Quốc xã hội chủ nghĩa có thể, hơn nữa nên thực hiện kinh tế thị trường.

Trương Ngũ Thường còn cho rằng, từ nay trở đi, để tránh hiện tượng chế độ nhận khoán, nhận mà không khoán, chỉ thu lợi chứ không chịu thiệt, có thể áp dụng biện pháp giảm giá thích đáng tài sản quốc hữu, chính quyền đánh giá giá trị tài sản ròng đối với tài sản xí nghiệp. Chỉ yêu cầu xí nghiệp theo thời hạn nộp cho chính quyền giá trị ròng tài sản được tính theo lãi suất thấp, chính quyền chỉ thu hồi mức lãi phải thu hồi, những cái khác chính quyền không quản, để xí nghiệp kinh doanh tự chủ. Cũng như vậy, đối với nông thôn có thể coi ruộng đất là tài sản riêng của nông dân, phát cho nông dân, thực hiện chế độ thuế suất 10%, bãi bỏ mọi thứ phải nộp lên trên khác, mở cửa giá cả, thực hiện thị trường hoá nông sản phẩm, do nông dân kinh doanh độc lập tự chủ, đồng thời bảo đảm quyền thu lợi của nông dân không bị xâm phạm.

Triệu Tử Dương chỉ yên lặng lắng nghe những điều nói trên, không có biểu thị gì.


II. Không được để mất thời cơ

Triệu Tử Dương nói, mấy hôm trước đến bệnh viện, gặp Lã Đông [2] , nhờ ông này gửi một thư miệng tới Chu Dung Cơ: bất kể dùng chế độ phân thuế hình thức gì đều không được ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ven biển, trước mắt nơi này là cơ hội lớn nhất của Trung Quốc.

Triệu lại nói, thực hiện chế độ phân thuế sẽ xẩy ra chuyện trung ương tập trung tiền của lại, điều này khiến các tỉnh đều chìa tay về trung ương. Nếu anh chia cho mỗi nơi mỗi nơi một ít như chia vừng, kết quả là không làm được việc gì lớn cả. Rất rõ ràng, nếu có nhập vốn nước ngoài thì cũng cần có vốn đồng bộ để làm xây dựng cơ bản, kết quả của làm bình quân là kinh tế không lên được.

Tôi nói xen vào: lần thực hiện phân thuế này, giữa trung ương và địa phương xẩy ra mâu thuẫn. An Chí Văn nói với tôi, trong mười năm, Quảng Đông sẽ thu ít hơn 20 tỷ NDT. Sau này áp dụng biện pháp thoả hiệp, tức là theo mức chi năm 1993, trả lại cho địa phương một phần.

Lúc này Triệu dùng giọng điệu tương đối khẳng định nói: tốt nhất là để cho các tỉnh tự trị, tức là các tỉnh căn cứ vào nhân lực, vật lực, tài lực của mình tự phát triển. Như thế sẽ không so sánh nữa, đều sẽ để mắt hướng nội, khai thác tiềm lực nội bộ của mình, hoặc cho phép kinh tế phát triển rất nhanh. Triệu đưa ra ví dụ nói, các nước Tây Âu sở dĩ có thể phát triển lên là dựa vào các nước đều phân tán, đều là độc lập tự phát triển; nếu như hình thành quốc gia thống nhất thì trước đây chưa chắc đã phát triển nhanh như vậy. Về điểm này, khi còn sống, Chủ tịch Mao đã từng nói tới. Cũng giống như vậy, sở dĩ nước Mỹ phát triển rất nhanh cũng là nhờ liên bang tự trị, các bang đều thực hiện tự trị, căn cứ vào năng lực của mình và phát huy tiềm lực của mình để phát triển. Sự vùng lên của bốn con rồng phương Đông cũng như vậy. Nếu Đài Loan, Hồng Kông ở dưới sự quản chế của thể chế Đại Trung Quốc Thống nhất thì có khả năng cũng chưa thể bay lên như vậy.

Sau khi nghe những lời bàn luận đó, điều khiến tôi suy ngẫm là, mặc dù thân đang trong “nhà giam”, nhưng Triệu Tử Dương vẫn quan tâm đến sự phát triển kinh tế vùng ven biển, điều nay không chỉ vì chiến lược vùng ven biển do ông đề xuất mà còn xuất phát từ trách nhiệm lịch sử. Bởi vì Trung Quốc dân số đông, vốn liếng mỏng, tài nguyên ít, muốn đưa kinh tế đất nước phát triển lên, phải nhập khẩu vốn nước ngoài với số lượng lớn, nhập khẩu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, phải ra sức phát triển mậu dịch đối ngoại, bao gồm cái gọi là “hai đầu ở ngoài” nhập nguyên liệu về gia công. Bất kể là Nhật Bản và Đức sau chiến tranh hay là bốn con rồng châu Á sau này đều là đã tranh thủ được điều kiện như vậy mới phát triển lên được. Đồng thời cũng phải nắm chắc thời cơ có lợi của trào lưu khoa học kỹ thuật mới trước mắt, có thể nói là không để mất thời cơ. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, do chính quyền nhà Thanh làm lỡ việc nước, để mất cơ hội, làm cho đất nước ngu muội, lạc hậu như cũ, rơi vào cảnh nguy hiểm bị các cường quốc xâu xé chia nhau. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật mới, do vào cuối đời Mao Trạch Đông sai lầm phát động nhẩy vọt lớn và đại cách mạng văn hoá, lại để mất cơ hội, khiến nền kinh tế quốc gia đã đến ven bờ của sự sụp đổ, nhân dân chịu khổ chịu nạn. Vào thời đại cách mạng thông tin hiện nay, Triệu Tử Dương cho rằng bất kể như thế nào cũng không thể để mất cơ hội lần này nữa, đó là lần có thể gọi là “không thể để mất thời cơ”.


Ngày 18 tháng 10 năm 1993

I. Chủ trương đổi chế độ quốc hữu làm chế độ sở hữu doanh nghiệp

Trước tiên Triệu Tử Dương nói: thử suy nghĩ xem liệu có thể đổi chế độ quốc hữu làm chế độ sở hữu doanh nghiệp hay không, bởi vì chế độ sở hữu doanh nghiệp cũng là hình thức thực hiện chế độ công hữu. Như thế sẽ do người thuê mướn doanh nghiệp kinh doanh tự chủ; đồng thời cũng có khả năng dùng biện pháp trả nợ tài sản quốc hữu theo từng thời kỳ, biện pháp vay tiền chia cho mỗi công nhân viên chức một phần.

Triệu nói: chỉ có xác định rõ ràng quyền sở hữu tài sản mới có thể phát triển kinh tế thị trường; không có quan hệ quyền sở hữu tài sản rõ ràng, kinh tế thị trường không phát triển được. Tự chịu lỗ lãi và kinh doanh tự chủ của doanh nghiệp là sự tương hỗ, nếu không thể kinh doanh tự chủ, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện nổi tự chịu lỗ lãi. Thế nhưng (Triệu nhấn mạnh) kinh doanh tự chủ và quan hệ quyền sở hữu tài sản lại có liên hệ. Không có quan hệ quyền sở hữu tài sản rõ ràng sẽ khó thực hiện kinh doanh tự do. Còn về việc đánh giá tài sản quốc hữu, cũng nên xem xét từ phương diện chiến lược, doanh nghiệp và công nhân viên chức được nhiều một chút quan hệ cũng không lớn.

Triệu nhất quán chủ trương, cải tạo doanh nghiệp quốc hữu phải thực hiện biện pháp dân doanh quốc hữu, áp dụng biện pháp cho thuê, tức là cho phép theo biện pháp kinh doanh tư nhân để tiến hành quản lý kinh doanh một cách tự chủ. Ông không tán thành đều là chế độ cổ phần tài sản quốc hữu lắm, cho rằng làm như vậy không khác doanh nghiệp quốc doanh. Ông đã từng nói, nếu thực hiện chế độ cổ phần chí ít kinh tế tư nhân phải chiếm 1/3. Suy nghĩ của ông là, chỉ trên cơ sở phát huy đầy đủ kinh tế tư nhân, hình thành cơ chế thị trường mới có thể thúc đẩy doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường, và cũng mới có thể tiến hành cải tạo doanh nghiệp quốc doanh; dù phải thúc đẩy doanh nghiệp quốc hữu ra thị trường nhưng cũng phải cho doanh nghiệp có quyền kinh doanh tự chủ, điều này đòi hỏi thực hiện chế độ sở hữu doanh nghiệp.

Tôi cho rằng Triệu Tử Dương đề xuất vấn đề như vậy là xuất phát từ phát triển kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp quốc hữu hiện có, trên thực tế là do bộ môn chính quyền các cấp sở hữu và chủ quản. Nếu không thể tách chính quyền và doanh nghiệp ra, doanh nghiệp không thể thực hiện kinh doanh tự chủ, tất nhiên cũng không thể tự chịu lỗ lãi, từ đó khó thể hình thành vai trò chủ thể của doanh nghiệp trên thị trường, khó phát triển kinh tế thị trường.

Xem ra Triệu đề xuất quan điểm chế độ sở hữu doanh nghiệp này là có hội hợp với “Bàn về bản vị doanh nghiệp” của Tưởng Nhất Vỹ nhà kinh tế học đã mất.

Trước đó Triệu đã từng nói với tôi: tại nước ngoài doanh nghiệp quốc hữu cũng làm rất tốt, đó là vì chỉ trên sự thúc đẩy của cơ chế kinh tế thị trường mà kinh tế tư hữu chiếm ưu thế mới có thể làm được.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]Trương Ngũ Thường (1935-) Nhà kinh tế học Hồng Kông tôn sùng kinh tế thị trường tự do thả nổi và lý luận quyền tài sản. Từng là Chủ nhiệm khoa kinh tế học đại học Hồng Kông. Năm 2003 vì nghi ngờ trốn thuế bị chính phủ Mỹ ra lệnh truy nã.
[2]Lã Đông (1915-2002), người Liêu Ninh, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ luyện kim, Bộ trưởng Bộ Cơ khí số ba, cố vấn Tổ lãnh đạo tài chính kinh tế trung ương.
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tá»­ DÆ°Æ¡ng khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219