trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
4.7.2008
Phong Uyên

Cám ơn Nguyễn Lê Hiếu cho tôi có dịp nói lại về 4 nhân tố mà theo tôi có thể giải thích vì sao trong số 100 tộc Bách Việt chỉ có tộc Việt Nam là không bị Hán hoá sau 1000 năm bị người Hán đô hộ:

Ý thức quốc gia: Trong bài viết, tôi đã cẩn thận định nghĩa rõ ý thức quốc gia thời Triệu Đà chỉ có nghĩa đối chống "quốc gia Nam Việt" với quốc gia "Trung Quốc" của Hán Cao tổ, vì cả hai quốc gia này đều thoát thai từ nước Tần. "Ý thức quốc gia" không có ở những nước Chămpa hay Khmer thế kỷ thứ X mà chỉ có ý thức chủng tộc. Còn "quốc gia" theo nghĩa hiện đại chỉ bắt đầu phát sinh ở châu Âu từ thế kỷ thứ 17 với hai nước Pháp, Anh và với những nước khác như Đức, Ý thì chỉ từ thế kỷ cuối thế kỷ thứ XIX. Xin đọc bài "Sự khác biệt trong tư duy giữa Tây phương và Trung Hoa…" trong đó tôi đã có dịp nói về sự diễn tiến của ý niệm này.

Tinh thần dân tộc: Khác với Trung Quốc chỉ có một tộc Hán, nước Nam Việt của Triệu Đà qui tụ được nhiều tộc Việt khác nhau. Nhưng có thể chỉ có bộ tộc Âu Lạc là đã sớm vượt qua giới hạn của tộc mình để hợp quần với một số tộc Việt khác và tự tạo cho mình ý thức một dân tộc (Ethnie-Nation) Việt ngang tầm với dân tộc Hán, trong khi các tộc Bách Việt khác ở rải rác phía Nam sông Dương Tử thiếu cái ý thức đó nên dễ bị đồng hoá.

Tuy vậy ngoài ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc, cũng cần phải thêm 2 nhân tố khác nằm trong cá tính của tộc Âu Lạc:

Liên hệ gia đình theo mẫu hệ: Tôi xin nhấn mạnh, từ "liên hệ" tôi dùng ở đây không có nghĩa là trong nước Nam Việt của Triệu Đà có một tộc Việt là tộc Âu Lạc vẫn duy trì chế độ mẫu hệ nguyên thủy mà có nghĩa là người mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong liên hệ và đời sống gia đình, mặc dầu về chính trị, kinh tế, xã hội, phụ hệ đã nắm hết quyền. Cho tới bây giờ ở nước ta đàn bà vẫn là "nội tướng" và các học giả Âu Tây đều công nhận người mẹ trong xã hội Việt Nam từ trước tới nay vẫn giữ một vai trò quan trọng cả về kinh tế. Tôi lấy thí dụ người Do Thái cũng là muốn nói huyết thống Do Thái, truyền thống Do Thái còn tồn tại là nhờ người mẹ Do Thái chứ nói cho đúng, đâu còn chủng tộc Do Thái. Nước Israel bây giờ cũng như mọi nước tân tiến, gồm nhiều chủng tộc khác nhau, nhiều đạo giáo khác nhau.

Theo sử Việt Nam, chỉ biết Văn Vương là con Trọng Thủy và Trọng Thủy có một vợ là Mị Châu. Có thật như vậy hay không, chẳng ai chứng minh được. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát còn nói không có An Dương Vương và cũng chẳng có nước Nam Việt nữa. Nhưng sử Tàu công nhận có nước Nam Việt dám chống đối với Tàu, không lẽ mình tự chống chế thay cho Tàu là không không, tôi đâu có nước Nam Việt mà dám chống đối với ông. Còn thái tử Hưng, mẹ là người Tàu là điều không thể chối cãi được. Còn con thật của ai, thời đó đâu đã biết ADN mà truy ra được.

Thể chế Lạc tướng Lạc hầu ẩn mình...: "Thể chế Lạc tướng Lạc hầu" tiếp tục tồn tại dưới thời nhà Triệu và sau đó nữa (Bà Trưng con quan Lạc tướng), không lẽ tự biến mất khi nước mình độc lập và thể chế "làng xã" từ đâu tới? Bởi vậy nếu thể chế đó tiếp tục tồn tại 1000 năm sau dưới hình thức làng xã cũng là một giả thuyết đáng được nghiên cứu.