trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
10.7.2008
 
Thông cáo của Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam
 
1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.
talawas
I.

Từ ngày bắt đầu chuẩn bị Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ hai, nhất là trong lớp nghiên cứu lý luận văn nghệ tháng tám vừa qua, theo đúng phương châm mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, anh chị em văn nghệ sĩ đã góp nhiều ý kiến phê bình lãnh đạo văn nghệ. Những ý kiến ấy đã giúp cho Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam nhận rõ một số sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.

Về mặt chính sách, Hội Văn nghệ Việt Nam chưa nghiên cứu và đề đạt kịp thời lên Chính phủ những chính sách cụ thể đối với văn nghệ, do đó chưa phát huy được đầy đủ mọi khả năng của văn nghệ sĩ và làm chậm bước tiến của phong trào văn nghệ.

Trong việc lãnh đạo sáng tác và phê bình có những hiện tượng hẹp hòi, máy móc, những quan niệm giản đơn, gò bó, thiếu chú trọng đến những đặc điểm của văn nghệ và của từng bộ môn văn nghệ.

Tác phong lãnh đạo thiếu tập thể, dân chủ, do đấy đã dẫn đến những biểu hiện hẹp hòi, độc đoán cá nhân.

Trong khi tự kiểm điểm, Ban Thường vụ thành thật tiếp thu những ý kiến phê bình của anh chị em văn nghệ và của tất cả các bạn quan tâm đến văn nghệ. Tiếc rằng trong một số ý kiến phê bình lãnh đạo, đã có một vài thái độ đả kích, một số sự việc đưa ra không đúng, một vài quan niệm lẫn lộn cần phải thảo luận lại.

Riêng về hai việc đã làm cho dư luận chú ý nhiều là "Vấn đề phê bình bài thơ ‘Nhất định thắng’ của Trần Dần" và "Vấn đề giải thưởng văn học 1954-55" Ban Thường vụ họp trong ngày 2-10-56 có ý kiến như sau:


1. Vấn đề phê bình bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần

Trong bài thơ “Nhất định thắng” đăng trong tập Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956, Ban Thường vụ nhận thấy có những khuynh hướng tư tưởng sai lầm nghiêm trọng cần phải phê bình. Tháng 2-1956, Ban Thường vụ tổ chức phê bình bài thơ đó. Vào lúc ấy, anh Trần Dần đang có một số vấn đề trong quân đội chưa được rõ ràng. Trong khi lãnh đạo phê bình, Ban Thường vụ thiên về coi tác giả như một người có tư tưởng chống lại chế độ. Vì thế cách phê bình không đi sâu về phân tích mà nặng về chụp mũ, đao to búa lớn, trái với nguyên tắc và tinh thần đấu tranh tư tưởng trong nội bộ của văn nghệ chúng ta. Tiếp theo đó, báo Văn nghệ lại đăng bài tường thuật cuộc phê bình và bài phê bình thiếu thận trọng của anh Hoài Thanh nêu tính chất phản động của bài “Nhất định thắng”. Những sự việc ấy không những đã làm thương tổn đến cá nhân anh Trần Dần, mà còn gây nhiều lo lắng cho những người sáng tác văn nghệ. Mặc dầu liền sau đó Phủ Thủ tướng có phê bình, nhưng Ban Thường vụ không tự kiểm điểm kịp thời mà chỉ đăng lên báo Văn nghệ bài thơ “Đời đẹp lắm” của Trần Dần, làm cho quần chúng không hiểu.

Ban Thường vụ thừa nhận những sai lầm của mình trong cách tổ chức và lãnh đạo cuộc phê bình bài “Nhất định thắng” của Trần Dần. Hiện nay anh Trần Dần vẫn là hội viên Hội Văn nghệ Việt Nam, và đang tiếp tục công việc sáng tác về Cải cách Ruộng đất do Hội tổ chức.


2. Vấn đề giải thưởng văn học 1954-55

Sau 4 tháng làm việc của Ban chấm giải từ tháng 12/55 đến tháng 4/55, giải thưởng văn học 1954-55 đã được công bố. Trong giải thưởng đã phát hiện và xác nhận một số tác phẩm có giá trị xếp vào những giải trên và được dư luận công nhận.

Nhưng bên cạnh những thành công đó, có một số tác phẩm được giải thành vấn đề trong dư luận. Có nhiều ý kiến phê bình tinh thần làm việc của Ban chấm giải. Ngày 21/8/56, tuy đã hết nhiệm kỳ, Ban chấm giải đã họp lại để kiểm điểm công việc, và đã thấy được những khuyết điểm như sau:
  1. Nhận xét các tác phẩm, thì nặng về các chính sách, muốn cho giải thật rộng rãi, mà thành ra dễ dãi về mặt nghệ thuật trong việc đưa một số tác phẩm vào giải và trong việc xếp hạng.
  2. Lề lối làm việc luộm thuộm, thiếu dân chủ, ít chú ý liên hệ với quần chúng. Như trong khi chấm giải, đã có nhiều ý kiến về tập Ngôi sao, nhưng đa số ủy viên chưa thật chú ý lắng nghe.
  3. Trong khi thảo luận tranh chấp, có những hiện tượng nể nang trước một số ý kiến đối với một số tác phẩm. Sau nhiều lần gia hạn thời gian để tìm thêm tác phẩm cho đủ các mặt chính sách đưa vào giải, có hiện tượng sốt ruột, mệt mỏi, vì thế đã thiếu nghiêm chỉnh trong khi định giải.
Lề lối và tinh thần làm việc như trên biểu hiện sự thiếu sót về tinh thần trách nhiệm trước phong trào văn học toàn quốc.

Cũng trong phiên họp trên của Ban chấm giải, đa số ủy viên nhận rằng tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu xếp giải nhì là quá cao, một số cho rằng xếp Ngôi sao vào giải ba thì đúng hơn.

Ban Thường vụ đồng ý với những nhận định của Ban chấm giải. Ngoài ra, đứng về phía trách nhiệm của mình, Ban Thường vụ nhận thấy có khuyết điểm là chưa có một quan niệm rõ ràng về giải thưởng, chưa đề ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn thật cụ thể để chấm giải, chỉ định người vào Ban chấm giải không được rộng rãi. Trong khi Ban chấm giải làm việc, Ban Thường vụ thiếu kiểm tra, đôn đốc. Sau khi công bố kết quả, có dư luận về một số tác phẩm thì không kịp thời đặt lại vấn đề với ban chấm giải.

Ban chấm giải chưa xét được nhiều vấn đề khác của giải thưởng. Theo ý kiến của Ban chấm giải, Ban Thường vụ đề nghị anh chị em văn nghệ tiếp tục góp ý kiến về giải thưởng, tiếp tục phê bình các tác phẩm được giải trên báo chí và trong các cuộc họp, kết hợp với việc chuẩn bị Đại hội Văn nghệ Toàn quốc.


II.

Trên đây là một số nhận định bước đầu của Ban Thường vụ về những ý kiến do anh chị em văn nghệ đưa ra. Ban Thường vụ còn phải tiếp tục kiểm điểm và tích cực sửa chữa. Mặt khác, Ban Thường vụ đã đề đạt những ý kiến và những đề nghị của anh chị em lên Chính phủ.

Để tiếp tục chuẩn bị Đại hội Văn nghệ Toàn quốc, hiện nay nhiều anh chị em muốn nâng cao những cuộc tranh luận hướng vào những vấn đề lý luận, tư tưởng nghệ thuật và xây dựng chính sách. Ngày họp Đại hội đã gần. Ban Thường vụ đề nghị anh chị em tích cực góp ý kiến và tập trung vào những vấn đề ấy.

Riêng về mặt chính sách, Ban Thường vụ đã đề nghị với các cơ quan có trách nhiệm một số chính sách về bản quyền tác giả, về xuất bản, chính sách đối với các đoàn nghệ thuật tư nhân, v.v… Bộ Văn hóa và Bộ Tài chính đã công bố một số điều quy định về thuế xuất bản và thuế các đoàn nghệ thuật tư nhân. Hiện nay, Ban Thường vụ đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách đối với văn nghệ sĩ.

Về mặt tổ chức, Ban Thường vụ đã đề nghị với Ban trù bị Đại hội Văn nghệ Toàn quốc bổ sung thêm một số đại biểu.

Sau khi thu góp ý kiến của anh chị em các ngành, Ban Thường vụ đã tổ chức ban phụ trách của các ngành: Văn, Hội họa và Điêu khắc, Nhạc, Sân khấu, Kiến trúc. Nhiệm vụ của các ban phụ trách này là đôn đốc công việc trong ngành và chuẩn bị cơ sở để các ngành tiến tới thành lập những hội riêng. Riêng ngành điện ảnh, Ban Thường vụ sẽ nghiên cứu thêm với anh chị em thuộc ngành đó.

Mong rằng đối với việc kiểm điểm của Ban Thường vụ và những công việc hiện nay đang tiến hành, anh chị em văn nghệ sĩ sẽ góp thêm nhiều ý kiến để chúng ta tiến tới Đại hội Văn nghệ toàn quốc một cách thắng lợi.

Hà Nội, ngày 2/10/1956

BAN THƯỜNG VỤ HỘI VĂN NGHỆ VIỆT NAM
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 141 (4.10.1956), tr. 3. Lại Nguyên Ân biên soạn.