trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
13.7.2008
Phong Uyên

Cám ơn ông Nguyễn Minh Kiều đã nhận thức là chữ “vong bản” có hơi quá đáng. Bản thân tôi, tuy học theo chương trình Pháp từ tiểu học tới đại học và sống hơn 2/3 đời người ở ngoại quốc nhưng có lẽ vì tự ái nhiều hơn là muốn tránh “vong bản”, nên đã tự học tiếng Việt và gần đây viết được trôi chảy cũng là nhờ các bạn trong Ban biên tập talawas sửa giùm. Đồng thời cũng vì mục đích ấy nên tôi đã cố gắng học hỏi tư tưởng phương Đông để đối chiếu với những gì mình biết được về tư tưởng phương Tây. Cũng xin nói với ông Nguyễn Minh Kiều, chính tôi là người trong nhiều bài viết đã chỉ trích sự lạm dụng những từ ngữ “ý thức quốc gia”, “tinh thần dân tộc” và phân tích rõ ràng ý nghĩa của những từ này tuỳ theo thời đại và ẩn ý của các nhà cầm quyền đã tuyên dương nó. Tất nhiên là ý thức quốc gia thời Triệu Đà không cùng nghĩa với ý thức quốc gia thời bây giờ; hay chả cần nói xa xôi, của người miền Nam hay người miền Bắc trước Đổi mới. Còn chế độ mẫu hệ, phụ hệ cũng chỉ là nhận xét của các nhà xã hội học, nhất là những người theo xu hướng Mác-xít khi phân tích sự tiến triển của xã hội loài người từ thời “cộng sản nguyên thủy”. Platon, Aristote, và Héraclite là những nhà triết học thuần tuý đúng đầu hai xu hướng tồn tại cho tới bây giờ là duy tâm và duy vật, không bao giờ nói về mẫu hệ phụ hệ cả. Heidegger cũng như Hegel, Karl Marx là những người tiếp tục hai xu hướng duy tâm duy vật ấy và Heidegger được coi là người gợi ý chủ nghĩa hiện sinh “hữu thần” khác với Sartre “vô thần”. Thật ra, tư tưởng của các nhà triết học Hi Lạp cũng như của Đức Phật, của Lão Tử, Khổng Tử, là của chung của nhân loại chứ không của riêng gì Tây phương hay Đông phương. Chỉ có khác là người Tây phương có óc phân tích và đặt lại vấn đề nên bao giờ cũng có tiến triển trong tư tưởng, chứ không như người Á đông không dám đụng tới tư tưởng của các vị đã được tôn là thánh hiền. Vả lại, đâu là Tây phương đâu là Đông phương? Người Tây phương là người Ấn - Âu đi từ Ấn Độ tới. Triết học, thần học Hi Lạp có nhiều điểm tương đồng với triết học, thần học Ấn Độ. Hi Lạp là ở phía cực đông Âu châu và các đạo giáo phương Tây đều từ phương Đông tới.