trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
1.8.2008
 
Nội tình bình thường hóa quan hệ Trung - Việt qua Nhật ký của Lý Bằng
Dương Danh Dy sưu tầm và giới thiệu
 
Năm 1989

Ngày 26 tháng 8, thứ bẩy

Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã "rút hết quân đội" khỏi Cămpuchia. Việc này tạo điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề Cămpuchia, cũng vì bình thường hóa quan hệ Trung Việt quét sạch cản trở.


Hội nghị Thành Đô - bước ngoặt của quan hệ Trung Việt

Năm 1990

Ngày 6 tháng 6, thứ tư, trời nắng

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hóa hai nước, hai đảng, đồng thời hy vọng thăm Trung Quốc sớm.

Ngày 26 tháng 8, chủ nhật, trời tối sầm và đổ mưa

Về việc mấy người lãnh đạo chủ yếu phía Việt Nam như Nguyễn Văn Linh v.v... tới Trung Quốc thăm nội bộ, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, đồng chí biểu thị hoàn toàn tán thành.

Ngày 27 tháng 8, thứ hai, trời mưa

Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến Nguyễn Văn Linh, tôi đã báo cáo đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét thấy Á vận hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, mà lần gặp gỡ này liên quan đến bình thường hóa quan hệ hai nước, một công việc trọng đại, để tiện bảo mật, dự định thu xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô.

Ngày 30 tháng 8, thứ năm, trời nắng

Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam đã gửi giấy mời Việt Nam. Bây giờ đợi xem Việt Nam trả lời như thế nào.

Ngày 2 tháng 9, chủ nhật, trời nắng

3 giờ rưỡi chiều, tôi ngồi chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao, khoảng 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi ngồi ôtô đi một đoạn đường khoảng 20 phút thì đến Nhà khách Kim Ngưu, Bí thư tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đã đợi ở đó. Đồng chí Giang Trạch Dân ngồi một chuyên cơ khác tới Thành Đô muộn hơn tôi nửa tiếng. Từ 8 giờ rưỡi tối đến 11 giờ, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.

Ngày 3 tháng 9, thứ hai, trời nắng

Buổi sáng, tại chỗ ở của đồng chí Giang Trạch Dân tôi và đồng chí tiếp tục nghiên cứu phương châm hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.

Khoảng 2 giờ chiều, Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đến Nhà khách Kim Ngưu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ tại phòng khách số 1 tầng trệt. Nguyễn Văn Linh mặc bộ complet mầu cà phê, có chút phong độ học giả. Đỗ Mười trông còn tráng kiện, đầu tóc trắng xóa, mặc bộ complet mầu lam. Hai người đều đã bảy mươi ba, mươi bốn tuổi, còn Phạm Văn Đồng hai mắt có bệnh, thị lực rất kém, mặc một bộ quần áo kiểu cán bộ, giống như một lão cán bộ Trung Quốc.

Buổi chiều, bắt đầu hội đàm, Nguyễn Văn Linh có một bài nói dài. Mặc dù biểu thị nguyện vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề Cămpuchia, và nói, thành lập Ủy ban Tối cao Cămpuchia là việc khẩn cấp trước mắt, không nên loại bỏ bất kỳ phía nào, nhưng lại biểu thị không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Cămpuchia. Xem ra trên vấn đề Cămpuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một động tác biểu thị thái độ nguyên tắc, mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hóa quan hệ Trung - Việt.

Hội đàm kéo dài đến 8 giờ tối, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu tiệc tối. Tại bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm công tác Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.

Ngày 4 tháng 9, thứ tư, trời âm u

Buổi sáng chúng tôi cùng các đồng chí lãnh đạo Việt Nam tiếp tục họp. Đến đây, những vấn đề mà hội nghị đã đề xuất có thể nói là đã tương đối đạt được đồng thuận tương đối trọn vẹn đầy đủ, quyết định khởi thảo một kỷ yếu hội nghị.

2 giờ rưỡi chiều, hai bên Trung - Việt cử hành lễ lý kết tại phòng số 1 nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt do Tổng Bí thư và Thủ tướng ký. Đó là bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Trung - Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân tặng các đồng chí Việt Nam hai câu thơ ngay tại chỗ: "Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ tương phùng nhất tiếu mân ân cừu"(tạm dịch nghĩa: qua hết sóng dữ, anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái là rửa sạch ân oán). Hai câu thơ này là của Lỗ Tấn. Các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất phấn khởi trước việc đó.

4 giờ chiều, chuyên cơ bay về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 đến nơi.


Đại hội 7 Đảng Cộng sản Việt Nam họp

Năm 1991

Ngày 29 tháng 6, thứ bẩy

Đại hội 7 Đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư, Nguyến Văn Linh, Phạm Văn Đồng là cố vấn. Quan điểm cơ bản chung của đại hội 7 Đảng Cộng sản Việt Nam là kiên trì chủ nghĩa xã hội, làm cải cách kinh tế, chủ trương Việt - Xô, Việt - Trung hữu hảo. Tinh thần của hội nghị này có lợi cho việc cải thiện quan hệ Trung - Việt.

Ngày 30 tháng 7, thứ ba, trời nắng

Buổi chiều, tôi hội kiến Lê Đức Anh và Hồng Hà, đại biểu đặc biệt của Trung ương Đảng Việt Nam. Họ yêu cầu cử hành gặp gỡ cấp cao Trung - Việt. Tôi nói, để cho nhân dân hai nước có sự chuẩn bị, các nước ASEAN khác không sản sinh nghi ngờ, Trung - Việt nên tiến hành gặp gỡ cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng ngoại giao trước, còn về gặp gỡ cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng về nguyên tắc không có vấn đề. Ngày mai Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sẽ chính thức trả lời họ. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung - Việt, có thể dưới nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi do các đơn vị cửa khẩu đối diện nhau hiệp thương giải quyết, Trung Quốc đều giữ thái độ tích cực đối với mậu dịch, liên lạc bưu điện, thông đường xá, kết toán ngân hàng, khôi phục giao thông bộ.


Quan hệ Trung Việt thực hiện bình thường hóa

Ngày 5 tháng 11, thứ ba, trời nắng

5 giờ chiều, đồng chí Giang Trạch Dân và tôi, cử hành lễ đón Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc tại quảng trường Đông Môn ngoại, Đại lễ đường Nhân dân. Tiếp đó chúng tôi cử hành hội đàm. Trên vấn đề Đài Loan thái độ Đỗ Mười rõ ràng. Đồng chí Giang Trạch Dân nói, sau khi hai nước trải qua một đoạn quanh co, hôm nay người lãnh đạo hai nước Trung - Việt có thể cùng ngồi với nhau cử hành gặp gỡ cao cấp, là có ý nghĩa trọng đại. Đây là một cuộc gặp gỡ kết thúc quá khứ mở ra tương lai, nó tiêu chí quan hệ hai nước bình thường hóa, tất sẽ sản sinh ảnh hưởng sâu xa tới việc phát triển quan hệ hai nước. Đỗ Mười nói, bình thường hóa quan hệ hai nước Trung Việt phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, cũng có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực này và thế giới. Tiếp đó cử hành tiệc chiêu đãi.

Ngày 6 tháng 11, thứ tư, trời nắng

Chiều, tôi và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hội đàm, không khí rất tốt. Trước hết tôi chỉ ra, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười sáng nay đã tiến hành hội đàm rất tốt, đã trao đổi đầy đủ ý kiến. Trên vấn đề Đài Loan, Võ Văn Kiệt biểu thị rất khá. Trong hội đàm tôi đều nhắc tới các vấn đề như nợ, biên giới, nạn dân v.v... Hai bên đồng ý sau này sẽ bàn nữa. Đối với các tài khoản mới do Việt Nam đề xuất, tôi hứa sẽ khảo sát các hạng mục của Việt Nam trước. Về vấn dề Cămpuchia, tôi chỉ ra, hiệp nghị giải quyết toàn diện vấn đề chính trị Cămpuchia đã ký ở Paris rồi, việc chấp hành hiệp nghị đòi hỏi các bên tiếp tục cố gắng.

Ngày 7 tháng 11, thứ năm, trời nắng

Buổi chiều, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài. Người lãnh đạo đảng, chính quyền hai nước tham dự lễ ký, sau đó, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân từ biệt Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm các nơi như Quảng Châu, Thâm Quyến v.v...
Nguồn: Bản tiếng Trung đăng trên mạng Nhân dân Trung Quốc ngày 5 tháng 1 năm 2008. Bản tiếng Việt của tạp chí XÆ°a & Nay số 311 tháng 7.2008, tr. 60-62.