trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Nghệ thuật
Điện ảnh
  1 - 20 / 103 bài
  1 - 20 / 103 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Nghệ thuậtĐiện ảnh
30.6.2003
Rüdiger Tomczak
Nỗi lo âu về thế giới mà tất cả chúng ta đang sống
Về phim của Đặng Nhật Minh
Trương Hồng Quang dịch
 
 Bản tiếng Đức


Chỉ gần đây tôi mới được xem một số bộ phim mà ở Đức chưa được biết đến nhiều của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Tuy nhiên sự hâm mộ của tôi dành cho Đặng đã bắt đầu từ mấy năm trước đây, khi tôi làm quen với phim Thương nhớ đồng quê (1995) của ông. Giữa chừng, tôi coi đây là một trong những phim hay nhất mà tôi đã xem trong đời mình. Những nhân vật không thể nào quên và những cánh đồng lúa tràn đầy ánh sáng, tất cả đã in sâu vào trí nhớ của tôi đến mức không hiếm khi tôi đã mơ về chúng. Ngoài các phim của đạo diễn Nhật Bản Yasujiro Ozu, tôi chưa thấy những nhân vật điện ảnh nào mà lại gần gũi như trong Thương nhớ đồng quê. Phim này trước kết kể về cảnh nghèo, về công việc đồng áng nặng nhọc, về những người đàn bà và đàn ông cô độc, về sự chia li và cả về cái chết của những người thân yêu. Vậy mà tôi đã có một cảm giác thật đùm bọc trong trong phần thế giới được mô tả một cách trìu mến này. Tất cả những gì mà tôi biết về sự tàn phá của chiến tranh đối với con người, muông thú và cảnh vật ở Việt Nam đã hiện lên một cách thăng hoa trong phim của Đặng. Tình yêu sâu sắc được bộc lộ trong suốt bộ phim đối với tất cả các sinh thể sống đã đẩy lùi những hình ảnh cố hữu trong ý thức của tôi về lịch sử bi đát của Việt Nam.

Tình yêu của Đặng với mọi sinh thể cũng biểu hiện qua tính trực cảm phi thường của phim. Con người, muông thú, cây cối và cảnh quan hiển lộ gần như đến mức người xem phải sởn mình. Những tính cách như Nhâm, cậu bé đang ở độ tuổi trưởng thành (thích mơ mộng và làm thơ), Quyên, cô gái Việt kiều buồn bã hay Ngư, người chị dâu cô đơn, đối với tôi là những nhân vật điện ảnh tuyệt vời nhất mà tôi từng biết cho đến nay.

Bao giờ cho đến tháng mười (1985), bộ phim đầu tiên của Đặng được chiếu ở ngoài Việt Nam, chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Bộ phim trước hết kể về nỗi buồn của một người phụ nữ nông dân trẻ về người chồng đã hy sinh trong chiến tranh. Mặc dù cả Bao giờ cho đến tháng mười lẫn Thương nhớ đồng quê đều lấy bối cảnh ở một làng quê, song chỉ riêng những hình ảnh phim đen trắng buồn tẻ đã nói lên thực tại ngột ngạt của chiến tranh. Những tấm ảnh của các thành viên gia đình đã chết trong chiến trận trên bàn thờ gia tiên cho ta thấy một phần thật buồn của lịch sử thường nhật ở Việt Nam. Các nhân vật của làng quê ở đây cũng được khắc hoạ một cách trìu mến như trong các tác phẩm lớn sau này của Đặng, tuy nhiên đóng vai trò chủ đạo ở đây là là nỗi buồn về cái chết và sự không thể tránh khỏi của nó. Người chồng đã mất của Duyên chỉ hiện lên qua các tấm ảnh trong những trường đoạn hồi tưởng hay trong các giấc mơ. Và những trường đoạn hồi tưởng đó xuất hiện trong phim đột ngột như những bóng ma. Bộ phim trước hết nói về nỗi đau của những người đang sống chia tay với người đã khuất. Trong lúc quan niệm lịch sử chính thức của Việt Nam vẫn đang đề cao chiến thắng của người Việt Nam đối với siêu cường Hoa Kỳ, Đặng đã dành mối quan tâm của mình cho cố gắng vượt qua nỗi đau của những người bình thường mà không hề có một cử chỉ to tát nào. Bao giờ cho đến tháng mười đối vói tôi là một cái gì đó như một Khúc tưởng niệm của điện ảnh Việt Nam.

Cô gái trên sông (1987) cho đến hôm nay vẫn đáng khâm phục cho dù ta chỉ lưu ý đến thái độ phê phán dũng cảm của nó đối với thực tại Việt Nam thời hậu chiến.
Cô gái công nhân bị thương kể lại trong bệnh viện cho một nữ nhà báo về cuộc đời của mình. Trong chiến tranh cô là một cô gái trên sông, một cô gái điếm sống trên những con đò nhỏ. Một lần cô cứu sống một người du kích từ miền Bắc và đem lòng yêu người này. Nhiều năm sau cô gặp lại người yêu, tuy nhiên anh ta, giữa chừng là một cán bộ cao cấp, đã chối bỏ không nhận ra cô. Kể cả nữ nhà báo đang điều tra về cuộc đời của cô gái điếm cũng vấp phải sự chống trả. Bài báo của cô không được phép xuất bản. Đặng đứng về phía người nữ nhà báo đang trên đường đi tìm sự thật và cả về phía Nguyệt, người đang bị xã hội ruồng bỏ. Một chi tiết đặc sắc của câu chuyện là người cán bộ Đảng cao cấp đồng thời cũng là chồng của nữ nhà báo và là người đã dọn đường cho việc cấm in bài báo. Từ một con người sống theo lý tưởng trước đây nay chỉ còn là một đại diện của quyền lực chai lỳ và bất khả xâm phạm.

Trở về (1994) là một phin khác về cuộc sống thường nhật ở Việt Nam thời hậu chiến, lần này là ở các thành phố lớn. Bộ phim tiếp nối mạch của Cô gái trên sông và ở một số phương diện đã báo hiệu trước về tinh thần bi quan trong tác phẩm lớn gần đây nhất của Đặng, phim Mùa ổi. Ở đây phim cũng chủ yếu nói về quá trình tâm lý của một người phụ nữ trẻ kết hôn với một thương gia giàu có. Tuy nhiên lần này nhân vật chính được đặt trong một mạng lưới gồm nhiều nhân vật và mối quan hệ khác nhau. Do xem phim này bằng tiếng Việt không có phụ đề và trước đó chỉ đọc một bản tóm tắt, tôi nhận thấy Đặng đã thể hiện tình cảm của các nhân vật và các quan hệ của họ thông qua các cử chỉ và ánh mắt như thế nào. Với tôi, những thủ pháp này đã đạt tới một sự tinh tế mang tính âm nhạc mà tôi chỉ gặp trong phim của Ozu. Cho dù phim bày tỏ sự bất an của Đặng về những sự thay đổi trong xã hội và trước hết là về sự mất mát của các giá trị, ở đây ta vẫn thấy mối cảm tình sẽ đạt đến đỉnh điểm trong Thương nhớ đồng quê mà ông dành cho các nhân vật của mình. Người phụ nữ trẻ, nhân vật chính, gần cuối phim quyết định bỏ người chồng của mình. Cho dù đây là một quyết định thật táo bạo (mà dường như Đặng Nhật Minh cũng ủng hộ), người phụ nữ này vẫn dành thời gian để cho con chó ăn, khoá cửa căn hộ rồi mang chó sang gửi ở nhà hàng xóm. Cảnh này cho ta cảm thấy một mối quan hệ trìu mến thật kỳ lạ với sinh thể sống. Đối với tôi đấy cũng là một hình ảnh đẹp về mối quan hệ mang tính mâu thuẫn giữa khả năng quan sát chính xác của Đặng về xã hội mà ông đang sống và sự mô tả trìu mến mà ông dành cho đời sống thường ngày ở Việt Nam và những con người của nó.

Mùa ổi bên cạnh Thương nhớ đồng quê là tác phẩm nhiều tầng lớp nhất của Đặng. Và đây cũng là bộ phim buồn nhất của ông. Hoà, người đàn ông đang dần xế tuổi bị coi là mắc bệnh "tâm thần" do khi còn bé bị chấn thương não nặng, hiện lên như là nhân vật đối trọng đã đứng tuổi của nhà thơ trẻ Nhâm. Hoà sống như một vật thể lạ trong một thế giới thực dụng và đã thất bại trong thế giới đó, điều này để lại cho người xem một ấn tượng thật chua chát. Trên nhiều bình diện, Mùa ổi đề cập đến hai khả năng khác nhau của điện ảnh. Trước hết chúng ta thấy những hình ảnh của Hà Nội với tính chất tỉnh táo của phim tài liệu bên cạnh những yếu tố thật nên thơ như cảnh gặp gỡ của Hoà với cô gái bên cánh cổng của ngôi nhà mà anh đã từng sống khiến tôi liên tưởng đến màn cuối trong City Lights của Chaplin. Yếu tố này cũng thể hiện trong sự phân biệt đầy tinh tế giữa những trường đoạn hồi tưởng của người em gái Hoà như là những mốc tự sự căn bản và các hồi ức ngắn ngủi, bột phát của Hoà, chủ yếu là những khoảng khắc đầy tình cảm. Chất thơ điện ảnh được bao hàm bởi hai yếu tố này, câu chuyện kể và cả những khoảng khắc không thể nào quên mang một giá trị tự thân. Và cũng như Đặng đã vẽ nên một hình ảnh hiện thực về cuộc sống thường ngày của Hà Nội mới, trong phim cũng có những khoảng khắc bộc lộ chất huyền diệu của một Laterna Magica. Vào đầu phim ta thấy những bàn chân đang chạy, đang trèo hay đang nghỉ. Và thật lạ lùng, những hình ảnh này khiến tôi nhớ rằng ngay cả một phim hiện thực trước hết cũng dựa vào ảo tưởng thị giác của chúng ta, rằng vận động là kết quả do nhiều hình ảnh riêng lẻ hợp thành.

Hoà làm người mẫu cho sinh viên của một trường đại học mỹ thuật. Anh, một sinh thể sống và có tình cảm, kiếm tiền bằng cách để những người khác dùng mình làm mẫu để vẽ tranh của họ. Về sau này, Hoà bị cưỡng ép đưa vào bệnh viện tâm thần. Người ta dùng thuốc để khiến anh phải im lặng, có nghĩa là cướp đi linh hồn từ thể xác của anh. Cuối cùng anh không còn cảm thấy một điều gì nữa và khả năng hồi tưởng của anh dường như đã bị xoá bỏ. Anh chỉ còn là một người chết vẫn đang sống. Giờ đây anh thực sự đã trở thành một người mẫu hoàn hảo.

Tính thực dụng của xã hội lần đầu tiên trong một bộ phim của Đặng Nhật Minh đã chiến thắng chất thi ca - và điều này báo hiệu một cái gì đó chẳng hề tốt đẹp cho tương lai. Cho dù tôi rất yêu quý bộ phim này, tôi đã bị choáng váng sau khi xem nó. Đặng có lần nói về phim của mình; "Tôi đến từ châu Á, song những lời của Giê Xu vẫn thường xuyên hiện hữu trong tôi: Thật vậy, ta nói với các ngươi, nếu các ngươi không trở thành con trẻ, sẽ chẳng bao giờ các ngươi lên được cõi thiên đường. Ngày nay tôi tin chắc rằng sẽ chẳng bao giờ chúng ta đến được cõi ấy. Và đây là tai hoạ của chúng ta. "

Trong những năm cuối tôi không được xem một bộ phim nào mà ở đó tác giả đã bày tỏ một mối lo âu sâu sắc về thế giới mà tất cả chúng ta đang sống như là trong Mùa ổi.



Rüdiger Tomczak (1959), hiện sống ở Berlin, nhà phê bình điện ảnh, chủ bút tạp chí điện ảnh shomingeki chuyên về điện ảnh châu Á. Ông đặc biệt theo dõi tác phẩm của các đạo diễn: Đặng Nhật Minh (Việt Nam), Yasujiro Ozu (Nhật), Kei Kumai (Nhật) và Hou Hsiao Hsien (Đài Loan). Bài viết này dành riêng cho talawas.

© 2003 talawas


*

Bản tiếng Đức:

Rüdiger Tomczak
Bangen um die Welt, in der wir alle leben
Über Dang Nhat Minh´ Filme

Erst kürzlich konnte ich einige in Deutschland weniger bekannte Filme des vietnamesischen Regisseurs Dang Nhat Minh sehen. Aber meine Bewunderung für Dang begann vor einigen Jahren als ich seinen Film "Thuong nho dong que" (1995) kennengelernt habe. Mittlerweile zähle ich diesen Film zu den schönsten, die ich in meinem Leben gesehen habe. Seine unvergesslichen Charaktere und all die leuchtenden Reisfelder haben sich mir so tief eingeprägt, dass ich nicht selten von ihnen träume. Ausser in den Filmen des Japaners Yasujiro Ozu erschienen mir niemals in einem Film gezeigte Personen näher als in "Thuong nho dong que". Dabei erzählt dieser Film vor allem von Armut, der harten Feldarbeit, einsamen Frauen und Männern, Trennungen und auch vom Tod der geliebten Menschen. Und doch habe ich mich geborgen gefühlt in diesem so liebevoll geschilderten Stück Welt. Alles, was ich weiss von den Zerstörungen des Krieges an Menschen, Tieren und Landschaften in Vietnam, erscheint in Dangs Film sublimiert. Die tiefe Liebe für alles, was lebt, die sich in dem ganzen Film mitteilt behauptet sich in meinem Bewusstsein gegen die Bilder, die sich lange von der tragischen Geschichte Vietnams in meinem Bewusstsein festgesetzt haben.

Die Liebe Dangs zu allem Lebendigen zeigt sich auch in der unglaublichen Sinnlichkeit des Films. Menschen, Tiere, Pflanzen und Landschaften sind auf nahezu unheimliche Weise präsent. All die wunderbaren Charaktere wie den heranwachsenden Nham (der gern träumt und Gedichte schreibt), die melancholische Exilvietnamesin Quyen oder Ngu, die einsame Schwägerin Nhams gehören für mich zu den grossartigsten Charakteren, die ich jemals in einem Film gesehen habe.

In "Bao gio cho den thang muoi" (1985), Dangs erstem ausserhalb Vietnams gezeigtem Film, ist der Krieg noch gegenwärtig. Der Film erzählt vor allem von der Trauer einer jungen Bäuerin um ihren Mann, der im Krieg gefallen ist. Obwohl "Bao gio cho den thang muoi" genau wie "Thuong nho dong que" in einem Dorf spielt, zeugt schon allein die triste Schwazweiss-Fotographie von der beklemmenden Realität des Krieges. Auf den Hausaltaren der Familien stehen zahlreiche Fotographien von im Krieg gestorbenen Familienangehärigen, die auf ein trauriges Stück vietnamesischer Alltagsgeschichte verweisen. Zwar sind die Personen dieser Dorgfemeinschaft so liebevoll gezeichnet wie in seinen späten Meisterwerken, doch dominiert hier vor allem die Trauer über die Unausweichlichkeit des Todes. Duyens gefallener Ehemann ist nur auf Fotographien in Rückblenden oder Traumsequenzen sichtbar. Und diese Rückblenden sind in den Film so eingefügt wie plötzlich auftretende Geistererscheinungen. Der Film handelt vor allem von der Schmerz der Lebenden, die von den Toten Abschied nehem müssen. Während das offizielle Geschichtsbild immer noch den Sieg der Vietnamesen gegen die Übermacht USA feiert, widmet sich Dang ohne jeden Pathos der Trauerarbeit der kleinen Leute. "Bao gio cho den thang muoi" ist für mich so etwas wie das "Requiem" des vietnamesischen Kinos.

" Co gai tren song" (1987) ist auch heute noch allein schon wegen seiner mutigen Kritik am Nachkriegs-Vietnam. bewundernswert.
Die verletzte Strassenarbeiterin Nguyet erzählt in einem Krankenhaus einer Journalistin ihre Lebensgeschichte. Im Krieg gehärte sie zu den Flussmädchen, Prostituierte, die auf kleinen Hausbooten leben. Während des Krieges rettet sie einem Partisanen aus dem Norden das Leben und verliebt sich in ihn. Viele Jahre später glaubt sie ihn wiederzusehen, wird aber von ihm, der inzwischen ein hoher Regierungsfunktionär ist, verleugnet. Auch die Journalistin, die die Lebensgeschichte der ehemaligen Prostituierten Nguyet recherchiert, stösst auf Widerstand. Ihr Artikel soll nicht veröffentlicht werden. Dang ergreift hier Partei für die Journalistin auf der Suche nach der Wahrheit aber auch für Nguyet, die von der Gesellchaft ausgegrenzt wird. Eine Pointe des Films ist, das der jetzige hohe Parteifunktionär auch gleichzeitig der Ehemeann der Journalistin ist, der den Verbot ihres Artikels in die Wege leitet. Aus dem einstigen Idealist ist nur noch der Repräsentant einer dumpfen undurchdringlichen Macht geworden.

"TroVe" (1994) ist ein weiterer Film Über den Alltag im Nachkriegsvietnam, diesmal in den grossen Städten. Der Film knüpft an "Co gai tren song" und nimmt in einigen Momenten schon den Pessimismus von Dangs bislang letztem Meisterwerk "Mua Oi" vorweg. Auch hier geht es vor allem um den Bewusstseinsprozess einer jungen Frau, die mit einem reichen Geschäftsmann verheiratet ist. Doch diesmal ist die Hauptfigur mehr in ein Netz von mehreren Personen und ihren Beziehungen zueinander eingebettet. Da ich den Film im vietnamesischen Original ohne Untertitel geshen habe und nur eine kleine Synopsis gelesen hatte, ist mir vor allem aufgefallen, wie Dang die Gefühle seiner Charaktere und ihre Beziehungen untereinander in Gesten und Blicken darstellt. Für mich hat das fast eine musikalische Eleganz, wie ich es sonst nur aus den Filmen Ozus kenne. Auch wenn der Film mit Dangs Unbehagen Über die Veränderungen der Gesellschaft und vor allem mit dem Verfall von Werten zu tun hat, ist hier schon seine Zuneigung zu den Charakteren zu spüren, die in "Thuong nho dong que" ihre Vollendung finden wird. Die junge Frau, um die Dang seine Erzählung aufbaut, fasst gegen Ende des Films den Entschluss, ihren Mann zu verlassen. So rigoros ihre Entscheidung ist (die Dang Nhat Minh zu begrüssen scheint), lässt sie sich noch Zeit, den Hund zu füttern, die Wohnung zu verriegeln und den Hund dann bei einer Nachbarin abzugeben. Diese Szene vermittelt eine sonderbare Zärtlichkeit für die lebende Kreatur. Für mich ist das auch ein schönes Bild für die Spannung zwischen Dangs genaue Beobachtung der Gesellschaft (aus der er kommt), seinem Unbehagen Über Missstände und seiner liebevollen Schilderung des vietnamesischen Alltags und seiner Menschen.

"Mua Oi" ist neben "Thuong nho dong que", Dangs vielschichtigstes Werk. Er ist allerdings auch sein traurigster Film. Der alternde Mann Hoa, den man als "behindert" einstuft, da er als Kind eine schwere Hirnverletzung hatte, erscheint fast als das Ältere Pendant zum jungen Poeten Nham. Hoa wird an dem Pragmatismus einer Welt, in der er wie ein Fremdkärper erscheint, scheitern - und das lässt nach dem Ende des Films einen bitteren Nachgeschmack zurück.
"Mua Oi" handelt aber auch auf verschiedenen Ebenen von zwei Möglichkeiten von Kino. Zunächst finden wir Bilder von Hanoi mit dokumentarischer Nüchternheit neben sehr poetischen Elementen, wie Hoas Begegnung mit dem Mädchen Loan am Eingang des Hauses, in dem er aufgewachsen ist, die mich an die letzte Szene aus Chaplins "City Lights" erinnert. Das findet sich auch in Dangs meisterhafter Differenzierung der Rückblenden in den Erinnerungen von Hoas Schwester, die erzählerisch tragende Momente sind und Hoas kurzen, spontanen Erinnerungen, die vor allem aus emotionsgeladenen Einzelmomenten bestehen. Die Poesie des Kinos besteht aus diesen zwei Elementen, der Erzählung - aber auch der unvergesslichen Einzelmomente, die für sich stehen. Und so wie Dang auch ein realistisches Bild vom Alltag des neuen Hanoi zeigt, gibt es auch Momente, wo der Film die Magie der Laterna Magica offenbart. Am Anfang sieht man laufende Füsse, Füsse, die klettern, oder sich ausruhen. Und auf eine seltsame Art erinnern mich diese Bilder daran, dass auch ein realistischer Film vor allem auf der banalen Illusion unserer Augen basiert die Einzelbilder zu einer Bewegung verschmilzt.
Hoa arbeitet als Model für die Studenten einer Kunstschule. Er, ein lebendes und fühlendes Wesen, verdient sein Geld, indem sich andere ein Bild von ihm machen kännen.
Später wird Hoa gewaltsam in die Psychatrie eingeliefert. Mit Medikamenten wird er "ruhiggestellt", was in diesem Falle bedeutet, man reisst ihm die Seele aus dem Leib. Am Ende empfindet er nichts mehr und seine Fähigkeit, sich zu erinnern ist wie ausgeläscht. Er erscheint wie ein lebender Toter. Jetzt ist er wirklich zum perfekten Model geworden.

Der Pragmatismus der Gesellschaft hat zum ersten Mal in einem Film von Dang Nhat Minh gegen die Poesie gesiegt - und das verheisst nichts gutes für deren Zukunft. So sehr ich diesen Film liebe, so tief hat er mich im Nachhinein erschüttert. Zu seinem Film hat Dang einmal gesagt: " (...) Ich komme aus Asien, aber die Worte Christi sind mir stets präsent: Wahrlich, ich sage euch, wenn ihr nicht werdet wie die Kinder, werdet ihr niemals in das Himmelsreich eingehen. Heute bin ich der festen Überzeugung, dass wir dieses Reich niemals erlangen werden. Das ist unser Verhängnis."

Ich habe in den letzten Jahren keinen Film gesehen, in dem sein Autor so leidenschaftlich um die Welt, in der wir alle leben, bangt wie in "Mua Oi".

Rüdiger Tomczak (1959), Autor und Filmkritiker, Herausgeber der Filmzeitschrift shomingeki in Berlin, die asiatische Filme zum Schwerpunkt macht. Seine besondere Aufmerksamkeit gilt dem Schaffen der Regisseure Dang Nhat Minh (Vietnam), Yasujiro Ozu (Japan), Kei Kumai (Japan) und Hou Hsiao Hsien (Taiwan).

© 2003 talawas