trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 482 bài
  1 - 20 / 482 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcThơ và Thơ Trẻ
20.4.2004
Nguyễn Văn Thọ
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khích lệ tôi đọc thơ ở Đức
 
Từ khi nước Đức thống nhất, cộng đồng Việt ở Đức trở thành một cộng đồng mạnh về số lượng tại châu Âu và đặc biệt nhất so với mọi cộng đồng người Việt hải ngoại khác: là tập hợp của hai cộng đồng, một ở phía Tây và một ở phía Đông, khác hẳn nhau về hoàn cảnh ra đời, điều kiện phát triển, tập quán, tư duy, mức độ hội nhập với xã hội Đức và quan hệ với xã hội Việt Nam (Xem thêm: Người Việt ở Berlin và bức tường hình trụ, talawas, 22.10.2003. Chúng tôi xin giới thiệu hai bài viết gần đây của tác giả Nguyễn Văn Thọ, từng là công nhân hợp tác tại Cộng hoà dân chủ Đức cũ, nay sống tại bang Brandenburg sát Berlin. Cũng như với những bài đã công bố lần đầu trên các báo chí khác, talawas không biên tập lại chính tả và văn phạm của hai bài này.
talawas
Anh Văn X. thân mến,

Tin Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dẫn đầu đoàn cán bộ cấp cao của nước ta thăm Đức, nhiều người Việt Nam như tôi được biết thông qua báo của Ban Công tác Cộng đồng người Việt và giấy mời dự lễ chào mừng, bao gồm đại diện những đồng bào ta đang sống, làm việc, học tập tại CHLB Đức. Tôi tra bản đồ, danh mục trên mạng, được biết, khách sạn Hilton là nơi Chính phủ Đức bố trí cho đoàn cấp cao nước Việt Nam trong thời gian dừng chân tại đây - loại khách sạn sang trọng bậc nhất ở Berlin, nằm ngay trung tâm thủ đô, kế cận với đại lộ Cây Bồ Đề.

Thú thực với anh, ở thời điểm này công việc của cá nhân tôi đang tràn ngập. Cửa hàng mới của vợ chồng tôi vừa khai trương, đang nườm nượp khách mua hàng, vợ tôi vẫn giục tôi mau mau lên đường, cho kịp thời gian dự lễ đón đoàn. Tôi để lại công việc riêng cho vợ và bạn bè rồi tất tưởi phóng nhanh xe giữa trời xuân tuyết muộn lây phây vượt qua hơn năm chục cây số đường ken đặc xe cộ, lao nhanh về hướng Berlin. Lại vội vã gửi xe, vội vã xốc lại áo quần, bước vào phòng đại lễ, nằm trong sảnh mênh mông của Hilton đã thấy bà con Việt Nam từ nhiều vùng Đông và Tây ngồi chật. Quan sát, tôi nhận ra nhiều nhà khoa học, nhiều người hoạt động văn hóa và xã hội, doanh nghiệp và bà con lao động quen biết đã có mặt ở đây từ khi nào. Cả những gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng như nữ nghệ sĩ dương cầm Tôn Nữ Nguyệt Minh cũng đã cùng chồng chị, một tiến sĩ âm nhạc yên vị. Tôi còn nhận ra mớ tóc xoăn tít của nhà văn Chu Lai, vừa chân ướt chân ráo đến thăm nước Đức cũng có mặt.

Sau lời chào mừng của chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội Vifi - một tổ chức yêu nước kiều bào ta nằm tại phía Tây, trong vùng công nghiệp Rua - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói chuyện thân mật với bà con chúng tôi về tình hình đất nước, về Nghị quyết IX của Đảng, đặc biệt về chính sách mới đối với đồng bào ta ở hải ngoại.

Chẳng giấu gì anh, đây là lần đầu tiên tôi được nghe ý kiến trực tiếp của một người lãnh đạo cao nhất của Đảng; lại ở tâm trạng bấy nay lang thang kiếm sống trên xứ người, nên tâm trạng hơi bất ngờ khi Tổng Bí thư nói về những vấn đề hết sức trọng đại của đất nước, vấn đề đại đoàn kết dân tộc và những tấm lòng hướng về nguồn cội, dân tộc của kiều bào bằng một sự biểu đạt gãy gọn, dễ hiểu. Cách diễn đạt ấy và ánh tươi dịu của cặp mắt ông trước cử tọa, tôi cảm giác thật gần gũi. Nhất là ở đây, cử tọa của ông, đồng bào của ông, dầu tấm lòng ai cũng luôn trông ngóng về nơi bản quán, nhưng khi đã biết bao năm xa cách, không hẳn ai cũng đầy đủ thông tin về tình hình nhiều biến đổi, mọi mặt của đất nước Việt Nam yêu dấu, trên con đường mới, ổn định và phát triển.

Được sự đồng ý của Ban Công tác Cộng đồng và ông Đại sứ Nguyễn Bá Sơn, tôi sẽ phát biểu rất ngắn chào mừng sự có mặt của Tổng Bí thư tại Đức. Tôi đã ý thức rằng, ngoài tình cảm và trách nhiệm công dân trong khối anh em lao động tới đón đoàn, tôi có trách nhiệm của một đảng viên trưởng thành từ thời đạn lửa, dẫu là lang bạt nơi xứ người hơn mười mấy năm, vẫn trung thành với lý tưởng của những người tự nguyện đứng dưới ngọn cờ của Đảng, cả một thời liều chết vì quyền lợi của đất nước, của dân tộc. Nhưng do điều kiện gấp gáp, lại ở xa sứ quán nên tôi không nắm được kế hoạch chính xác khi nào tôi sẽ phát biểu. Tổng Bí thư vừa dứt bài phát biểu, ông cho mang tới một bức tranh khá lớn, khắc họa hình ảnh Khuê Văn Các - Quốc Tử Giám - Hà Nội. Đại sứ Nguyễn Bá Sơn lập tức mời chị Mỹ Hạnh và tôi lên khán đài đỡ bức tranh Tổng bí thư trao tặng. Tôi bước lên lễ đài đỡ lấy bên trái bức tranh. Tổng Bí thư tươi cười chỉ vào tranh nhắc tới lịch sử Quốc Tử Giám và Khuê Văn Các. Đây là trường Đại học đầu tiên của nước ta, là biểu tượng của văn hóa dân tộc. Thực bất ngờ khi Ông kết thúc bằng một câu giới thiệu cho toàn thể bà con xa xứ rằng, chính tại nơi lưu giữ văn bia nhiều người con ưu tú trong nền văn hiến Việt Nam này, năm ngoái và năm nay tại đây đã diễn ra một sự kiện, ông nói, sự kiện mở đầu cho Ngày Hội Thơ Việt Nam tổ chức thường kỳ hàng năm vào dịp lễ Nguyên Tiêu.

Đại sứ Nguyễn Bá Sơn lập tức chỉ vào tôi và giới thiệu, rằng trong số bà con ở đây có tôi là nhà văn, nhà thơ cũng tham gia vào ngày hội thơ đầu tiên bữa ấy ở Việt Nam. Tổng Bí thư quay về tôi và tươi cười nói: vậy thì xin mời đọc một bài thơ cho tất cả cùng nghe. Đây là điều hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Bởi tôi có xuất bản vài bài thơ trong thời gian vừa qua, nhưng so với nhiều nhà thơ trong và ngoài nước thì thơ tôi còn phải học hỏi ở các thi sĩ nổi tiếng rất nhiều. Giá có mặt những thi sĩ nổi tiếng ở đây, có lẽ họ mới chính là người có được quyền vinh dự nhận sự quan tâm của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng hơn tôi. Nhưng dẫu sao, không thể từ chối, tôi bước nhanh về phía cử tọa và lấy lên bốn tập sách có mang theo từ quê nhà sang Đức. Nhiều người không biết rằng, có tới hơn hàng vạn cựu chiến binh Việt Nam đang sinh sống và làm ăn như tôi tại Đức và trong số họ rất nhiều người đã luôn nhớ mãi một thời gian khổ nhưng vinh quang của họ và khó ai có thể quên đi trách nhiệm, tình cảm với Tổ quốc. Chính những quần chúng đã từng một thời chịu nhiều thiệt thòi mất mát, có người đã đổ xương máu nơi chiến hào, dẫu biền biệt quê người vẫn tham gia bằng nhiều hình thức, với tinh thần hướng về Tổ quốc, quê hương; vì thế tôi đã chọn Tổng tập những truyện ngắn hay và được giải của cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội hai năm 2001 -2002 do Tổng cục Chính trị phát động để tặng Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Tổng Bí thư và Phó Thủ tướng Vũ Khoan bấy giờ cùng Đại sứ Nguyễn Bá Sơn mời tôi lên diễn đàn. Tổng Bí thư gỡ chiếc micrô trao cho tôi và ánh mắt tươi cười lấp lánh như khích lệ tôi mạnh dạn đọc thơ. Anh nên nhớ, đây hoàn toàn không nằm trong chương trình nên tôi không thể trình bày những ý kiến định phát biểu. Cử chỉ thân mật của Tổng Bí thư làm tôi cảm động; do vậy tôi quyết định, chỉ một ý kiến ngắn rằng: Thưa đồng chí Tổng bí thư, trong nước người ta ít nhiều biết tới một người viết văn xuôi Nguyễn Văn Thọ, nhưng ít ai biết được là từ năm 1972, tôi đã tự nguyện đứng dưới ngọn cờ để hôm nay dẫu ở xứ người, trong lễ đón tiếp này tôi vẫn được quyền gọi lên từ Đồng chí với Tổng Bí thư. Tôi không có một ngôn từ nào có thể diễn tả hết sự xúc động của tôi hôm nay, vì thế tôi xin kính tặng Đồng chí bốn tập sách này, đặc biệt là cuốn bao gồm tất cả những tác phẩm hay nhất trong hai năm 2001 - 2002 của nhiều nhà văn viết về người lính, cuộc thi truyện ngắn do Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân chủ trương.

Anh Văn. X ạ! Anh có thông cảm cho tôi không, khi trong tâm trạng một người con thường phải xa nhà bấy lâu nay, việc dụng tới văn chương là một công việc tự thân và nhiều tác phẩm của tôi cũng không nhằm nhò gì với rất nhiều nhà văn đi trước, những nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước. Sự kiện một Tổng Bí thư ra nước ngoài quan tâm cả tới Ngày Hội Thơ do Hội Nhà văn tổ chức để kể lại cho bà con xa xứ nghe đã làm tôi tự thấy vinh danh của cái nghề cầm bút nặng nhọc. Không do dự gì cả, tôi cầm lấy micro trịnh trọng đọc bài Hơi thở. Đó là bài thơ nói về tấm lòng của những người con phải lang bạt quê người đã nhận ra đất mẹ chính là nơi không thể nào từ chối và chỉ có nó, nương nhờ vào nó, con người ta mới sống đầy đủ một đời sống tinh thần vẹn tròn của đời sống con người. Bài thơ này đã được báo Văn nghệ in và sau đó báo Tuổi trẻ in lại trước khi tôi quay lại với văn xuôi. Vài bữa sau, gặp nhà văn Chu Lai tại một nhà hàng Việt Nam trong trung tâm Berlin, được hỏi, anh có kể rằng, khi đó Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nghe rất chăm chú và tôi đã đọc thực xúc động. Anh vỗ vai tôi cười bảo, xúc cảm rất thực.

Vâng, ngay sau đó Tổng Bí thư đã thân mật ôm choàng lấy người đọc thơ, tỏ sự cảm thông của Ông với một người viết bình thường như tôi. Có lẽ ông đã nhận ra tiếng nói dẫu còn thô sơ nhưng chân thành của trái tim thơ Hơi thở.

Anh X. ạ, buổi đón tiếp sau đấy còn có ý kiến của một bác sĩ đại diện cho nhiều nhà khoa học nằm ở phía Tây nói lên nguyện vọng của nhiều nhà khoa học muốn cống hiền, quay lại định cư lâu dài tại quê nhà; họ mong muốn có một chính sách cụ thể hơn nữa, những điều kiện làm việc. Theo tôi hiểu, nó bao gồm kể cả việc tạo điều kiến sống, nhằm giảm đi sự chênh lệch để họ bớt đi sự lo nghĩ quá về cơm áo gạo tiền mà tập trung vào khoa học. Tôi cho rằng, đấy là một ý kiến, một nguyện vọng cần thiết mà nhà nước cần quan tâm hơn nữa.

Quay lại chủ đề chính của lá thư tôi muốn trao đổi với anh hôm nay, tôi xin kể thêm rằng:

Tại Đức ngoài rất nhiều nhà khoa học, nhiều nghệ sĩ và nhiều bà con doanh nghiệp lớn và nhỏ đã đóng góp cho tổ quốc hơn tôi trong những mặt khác nhau của tinh thần hướng về cội nguồn; có lẽ, trước là do sự ưu ái cuả ban công tác cộng đồng và cá nhân đại sứ Nguyễn Bá Sơn với cá nhân tôi, tôi đã được một lần đọc thơ trước những cử tọa đặc biệt như vậy. Phải chăng, truy nguyên từ cơ duyên, nếu không có bức tranh Quốc Tử Giám, không có sự nhắc nhớ tới ngày Hội Thơ của Tổng Bí thư thì một người viết thơ thường thường như tôi, mấy khi được đọc thơ cho những cử tọa đặc biệt, bao gồm cả những nhân sĩ Việt Kiều, lại ở nơi cách đất nước Việt Nam tít tận bên kia trái đất!

Cho tới hôm nay, khi tôi đặt bút viết cho anh những dòng này, đoàn lãnh đạo cao cấp của Đảng đang còn công du tại Cuba. Tôi xin chân thành cầu chúc cho chuyến đi của đoàn do Tổng Bí thư dẫn đầu thành công tốt đẹp.

Tháng ba - 2004
Nguồn: Phụ san ThÆ¡ số 10, tháng 4.2004 của báo Văn Nghệ số 14, ngày 03.4.2004