trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 884 bài
  1 - 20 / 884 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
8.6.2004
Bùi Chát
Lời cuối cho cuộc tình
 
Ông Phan Nhiên Hạo, trong bài Ba (khẩu) phần có ý phàn nàn về việc bài thơ Hoảng hốt với một quả lựu đạn trong túi quần mùa thu của tôi giống với Bài mùa thu của ông. Để sáng tỏ việc này, mời quí vị đọc lại nguyên văn hai bài thơ cho rõ thực hư:

*


Phan Nhiên Hạo
Bài mùa thu

Như một chiếc nón lật ngửa lên trời dưới nắng và sự vô dụng của một vật thể ở sai vị trí
Tôi nhận ra tôi không giống cả chính tôi trong những bức ảnh cũ
Trong những bức ảnh mới thì tôi là phiên bản tô màu của một buổi nhạc trình diễn ngoài trời không có ai nghe
cạnh những người anh em không cùng tín ngưỡng
Đó là một ngày nhiều mây và các khuôn mặt được giữ lại bằng đèn flash
tôi đi chậm chạp ra khỏi những cái nhìn

Mùa thu như một người già nhập cư mặc quần áo cũ
lạc lõng và phiền trách các đổi thay
Không phải tôi là một người lắm lời, tôi chỉ không giữ được bí mật
Sự vô vọng của các kết hợp khiến tôi muốn được nghe
tiếng của những chiếc lá rụng vào ngực
một người nằm dài dưới gốc cây
với một quả lựu đạn trong túi quần

Bánh mì làm bằng lúa mạch có pha chút tỏi
Tôi không thích việc vứt thức ăn cho chim bồ câu ở quảng trường
Chúng không làm gì ngoài việc mổ mổ và đạp mái
Những nhà quý tộc thời xưa làm tình thế nào, có giống bồ câu không?
Sách vở mô tả phần đông họ là những tay trác táng
Họ có từng vặt lông chim và chỉ ngón tay lên mặt trăng?
Nếu họ hiếp dâm thì phải mất rất lâu để cởi áo quần
Người ta nói đất nước tôi đã từng bị cưỡng dâm liên tục!

Khi còn bé tôi đã nhổ nước bọt vào bàn tay ngửa ra của một người mù
Bây giờ tôi phải làm gì trong mùa thu?


Bùi Chát
Hoảng hốt với một quả lựu đạn trong túi quần mùa thu*

mùa thu như một người già nhập cư mặc quần áo cũ
lạc lõng và phiền trách các đổi thay
không phải tôi là một người lắm lời, tôi chỉ không giữ được bí mật
sự vô vọng của các kết hợp khiến tôi muốn được nghe
tiếng của những chiếc lá rụng vào ngực
một người nằm dài dưới gốc cây
với một quả lựu đạn trong túi quần

bánh mì làm bằng lúa mạch có pha chút tỏi
tôi không thích việc vứt thức ăn cho chim bồ câu ở quảng trường
chúng không làm gì ngoài việc mổ mổ và đạp mái
những nhà quý tộc thời xưa làm tình thế nào, có giống bồ câu không?
sách vở mô tả phần đông họ là những tay trác táng
họ có từng vặt lông chim và chỉ ngón tay lên mặt trăng?
nếu họ hiếp dâm thì phải mất rất lâu để cởi áo quần
người ta nói đất nước tôi đã từng bị cưỡng dâm liên tục!

khi còn bé tôi đã nhổ nước bọt vào bàn tay ngửa ra của một người mù
bây giờ tôi phải làm gì trong mùa thu?

hu hu hu…


* chú:
đúng ra phải là: hoảng hốt với một cái điện thoại di động trong túi quần mùa thu


Trích bản thảo tập thơ nghĩa địa “Xác ướp trở lại", dự định xuất bản vào năm tới với 333 bài




Khi mới đọc qua 2 bài thơ này tôi cứ tưởng đây là một vụ đạo văn, nhưng đọc kĩ lại thì không phải thế. Bởi chính xác nó là một vụ đạo văn, không còn là ‘tưởng’ nữa. Và tôi hoàn toàn không phủ nhận việc này, thậm chí tôi còn hoan nghênh thái độ thẳng thắn cũng như tinh thần trách nhiệm của ông Phan Nhiên Hạo đối với những “thành tựu" do mình sáng tạo nên, đó là việc vạch trần [truồng] tôi trước hàng triệu độc giả.

Vậy nghĩa là thế nào? Chỉ có một lời giải thích duy nhất: tôi [Bùi Chát] chính là một tên văn tặc, có điều những vụ đạo văn của tôi thường vui vẻ và khác những vụ đạo văn khác ở chỗ, nói theo Lý Đợi trong bài Thơ và chúng tôi không làm thơ là: Công khai đạo văn. Lại nữa Phan Nhiên Hạo không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất được [hoặc bị] tôi ăn cắp, mà còn cả hàng trăm nhà thơ khác. Những bài thơ ăn cắp này tôi đã tập hợp thành một bản thảo thơ nghĩa địa có tên là Xác ướp trở lại dự định xuất bản vào năm tới, và đã công bố một phần trong đó như: bài Rờ loã thể lấy từ bài Tranh loã thể của Bích Khê và chỉ đổi một chữ; bài An toàn là bạn mà [sau này in trên tapchitho.org thành An toàn là bạn mà Sony!]; lấy hầu như nguyên văn bài Chân quê của Nguyễn Bính – 2 bài này in trong tập Xáo chộn chong ngày–rồi Cũng vậy à; Biết sao được lấy của Hồ Xuân Hương và Tú Xương in trên talawas; tiếp theo là Hiện thực huyền ảo thuật – hay là chào nhau 2 phảy cũng in trên talawas lấy nguyên văn bài Hiện thực huyền ảo – hay là chào nhau 2 của Nguyễn Đăng Thường chỉ thêm chữ ‘cũng’ ở đầu bài và câu cuối ‘thế là nhận ra nhau’. Tất cả những bài này tôi đều không chú thích, không phải tôi lười biếng như nhiều người vẫn bào chữa mà bởi chính tôi đang đạo văn một cách công khai [nếu không thì Lý Đợi là người nói điêu nói điêu sao]. Chưa hết, trong bản thảo của tôi còn có một bài tôi ăn cắp nguyên văn-không thêm bớt từ bài thơ Yêu đương khi của Lý Đợi, là một bài thơ sao chép từ văn học dân gian [đã in trên talawas], vậy bài thơ của tôi chính là sao chép lại cái sao chép, xin mời đọc qua:


Yêu đương khi

yêu đương khi lửa tắt cơm sôi
yêu đương khi lợn kêu con kóc
yêu đương khi chồng đòi tòm tem
*
yêu đương khi con đã ngủ êm
yêu đương khi lợn no cơm chín
yêu đương khi tòm tem thì tòm!
*
yêu đương khi cho tới chiều hôm
yêu đương khi ngày năm ba lượt
yêu đương khi anh tòm mãi thôi.
*
yêu đương khi tòm chán chê rồi
yêu đương khi ngày ngày cứ thấy
yêu đương khi mặt tôi là tòm.
*
yêu đương khi đèn tắt tối om
yêu đương khi anh kêu để tối
yêu đương khi nó mom được rồi!
*
yêu đương khi đèn thắp sáng ngời
yêu đương khi anh rằng để sáng
yêu đương khi tòm chơi mới tình!
*
yêu đương khi trời đã bình minh
yêu đương khi anh đòi tòm để
yêu đương khi lưu tình gối chăn.
*
yêu đương khi đang sắp bữa ăn
yêu đương khi anh kêu nó đói
yêu đương khi chúng mình chén sau!
*
yêu đương khi đang tưới vườn rau
yêu đương khi anh đòi tòm đứng
yêu đương khi ôm nhau giữa trời!
*
yêu đương khi may vá đang ngồi
yêu đương khi anh kêu ta thử
yêu đương khi tòm ngồi xem sao!
*
yêu đương khi đang tằm ngoài ao
yêu đương khi anh đòi cắm một
yêu đương khi con sào dưới trăng.

**
yêu đương khi không lẽ nói năng
yêu đương khi chồng thương thử hỏi
yêu đương khi ai rằng không nghe?

***
yêu đương khi nước dâng tràn ngập
yêu đương khi [tràn ngập] bốn bề
yêu đương khi lửa tình càng bốc
yêu đương khi càng mê mẩn tình.

****
yêu đương khi đang lúc bực mình:
yêu đương khi cơm sôi lửa tắt
yêu đương khi con còn khóc ran
yêu đương khi chồng lại hỏi han
yêu đương khi u mày nhà vắng
yêu đương khi thử tòm cái chơi!

*****
yêu đương khi lợn kêu con khóc
[chàng ơi]
yêu đương khi chờ em nhóm bếp
yêu đương khi. . . tí thôi sẽ tòm.

----------
yêu đương khi chú thích chàng ơi:
yêu đương khi bài này xem tại
yêu đương khi Giấy Vụn số 3
yêu đương khi tới đây là hết.

Trích “Xác ướp trở lại"



Vả lại trong bài thơ Hoảng hốt… tôi đã ghi rõ: trích từ bản thảo tập thơ nghĩa địa Xác ướp trở lại… tôi tin chắc với một vốn văn hoá nhất định, bất cứ độc giả nào khi đọc những chữ trên đều biết rằng đây không phải là những bài thơ do tôi sáng tác trọn vẹn, mà là hình thành dựa trên những bài thơ của người khác. Bởi thơ nghĩa địa theo tinh thần hàng nghĩa địa chính là nhặt nhạnh, thêm bớt, lắp ráp, tái chế… nói chung là xài được cái gì có sẵn thì xài, chỗ nào không được thì thay phụ tùng khác vào, không được nữa thì quăng [trường hợp bài Yêu đương khi của Lý Đợi coi như tôi gặp may, không phải thay thế hoặc sửa chữa gì khi lượm được]. Còn Xác ướp trở lại cũng trên tinh thần ấy là làm sống lại những cái xác, tức là những cái có sẵn… bởi thơ ca [theo một phía nào đó mà tôi nhận thấy] sẽ chết ngay khi được thừa nhận do nhà phê bình hoặc một số độc giả của chính nó, và những tập thơ thành công, những tuyển tập uy tín chính là những nghĩa địa chứa vô vàn những cái xác.

Nếu phải nói một lời xin lỗi với Phan Nhiên Hạo vì đã đạo văn của ông, tôi sẽ rất chân thành nói một cách thân mật rằng: “Anh Hạo à! Bài thơ của anh thì anh lấy lại, làm gì mà ầm ĩ giữ dzậy! Cùng lắm là lấy một bài thơ nào đó của tôi mà anh thích [bài Đâm ra chẳng hạn] cho huề là được rồi". Đấy là nói theo kiểu giang hồ chợ búa, còn không thì phải nói thế này: mục đích của tôi đâu phải ăn cắp ‘Bài mùa thu’ của ông & hàng trăm nhà thơ Việt Nam, mà chính là ăn cắp cái hành động ăn cắp của người khác, tiêu biểu là vụ Bảo Chấn vừa rồi. Nói cho dễ hiểu là: Bảo Chấn ăn cắp nhạc của một nhạc sĩ người Nhật, còn tôi thì ăn cắp chính hành động của những người như Bảo Chấn. Đây cũng là vấn đề chính mà tôi theo đuổi cả năm nay cho dự án của mình, và sự phản ứng của Phan Nhiên Hạo cũng là động tác cuối cho dự án này hoàn tất.

Dự án có tên Made in Vietnam [sao chép từ tên tác phẩm của một nhà văn nữ hải ngoại, rồi của một ca sĩ trong nước nữa chứ] được bắt đầu từ đêm 1.1.2004 khi ra mắt tập thơ Xáo chộn chong ngày và kết thúc khi quý vị đọc bài viết này. Đây là một tác phẩm được kết hợp giữa conceptual art và một số nghệ thuật khác, trong đó 3 yếu tố chính làm nên tác phẩm:

  1. những bài thơ nghĩa địa trong tập Xác ướp trở lại

  2. sự kiện Bảo Chấn trong làng nhạc

  3. phản ứng của Phan Nhiên Hạo

Vấn đề trọng tâm thấy được qua tác phẩm này chính là sự thích ứng, hoà hợp với môi trường xung quanh. Đây cũng là một thái độ mang tính tương tác; „nhiễm xạ" từ môi trường copy – bị copy, tôi cũng trở thành vật copy và chính tôi cũng copy. Cụ thể là việc sao chép một cách công khai [khác với lén lút] trong bối cảnh xã hội phức tạp như Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, nếu đặt trong mối tương quan với thời đại hàng hoá – sản xuất hàng loạt này thì toàn bộ tác phẩm [một kiểu tương tự hàng hoá] chỉ là một sự sao chép lung tung, sao chép lẫn nhau đến khôn cùng: tên bài viết này được sao chép từ một ca khúc, ngôn ngữ này, kiến thức này cũng được sao chép từ những cái có sẵn, rồi tên tác phẩm, những bài thơ, tên tập thơ… tất cả đều được sao chép & sao chép lại từ cái sao chép. Thậm chí ngay cả trò chơi này cũng là sao chép từ người khác.

Còn nói một cách tích cực [chưa chắc người viết muốn] thì hành động công khai sao chép, khỏi nhiều lời chắc quí vị cũng dư sức hiểu là nó bi đát và hài hước ra sao, và cũng thấy rằng không hành động tấn công nào hữu hiệu [khi nhắm vào một vấn đề] bằng cách làm theo chính nó một cách công khai và quyết liệt hơn.

Đấy chính là điều tôi cần cám ơn ông Phan Nhiên Hạo! Và cũng là lời cuối cho cuộc tình ngắn ngủi này, buồn bã [trầu cau] thay!



Phụ lục:

Để thấy rõ ăn cắp trắng trợn là thế nào, mời quí vị đọc một số bài thơ được coi là đạo văn của tôi. Còn những bài thơ này được ‘đạo’ từ đâu thì quí vị phải tự tìm hiểu thôi, không thì đọc thơ còn có ý nghĩa gì.


Sấp ngửa

Cái vết thương xoàng mà đưa [mã] viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm sấp/ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng/ngả nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng
Đèo mẹ!


Kết quả cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001-2002 do nhà xuất bản kim đồng tổ chức

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh chưa cam
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: ở tận Hố Nai
Nứng lồn mà chết đến hai ngàn người
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: li biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

Giải nhất* về Nguyễn Ngọc Thuần


Chú thích:
Giải nhất 30.000.000 đồng



Hôn hít thôi mà

Trời đã sanh ra em
Để mà xinh mà đẹp
Trời lại sanh ra anh
Để theo em xách dép

Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải đi đánh dậm

Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn khi bụng làu bàu

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa suối, đồng
Đôi môi tươi rượu đế
Chưa bao giờ để không

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một ý thức hệ



Diêu bông đùa cợt

váy đình bảng buông chùng cửa võng
chị thơ thẩn đi tìm
[như thể tìm chim]
đồng chiều
           cuống rạ
chim bay biển bắc. biển nam
           chị tìm

chị lặng im:
- đứa nào tìm được lá diêu bông
từ nay ta gọi là chồng
[hiểu không!]

hai [ba bốn năm.. gì đó] ngày em tìm thấy lá
chị chau mày: đâu phải là diêu bông

mùa đông sau em tìm thấy lá
chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông

……………
bây giờ chị đã có chồng
như chim vào lồng như cá cắn câu
cá cắn câu biết đâu mà gỡ
chim vào lồng biết thuở nào ra

tổ cha!

Trích bản thảo tập thơ nghĩa địa “Xác ướp trở lại", dự định xuất bản vào năm tới với 333 bài


La Hán Phòng 03.6.2004

© 2004 talawas