trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 235 bài
  1 - 20 / 235 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngChiến tranh nhìn từ nhiều phía
18.9.2004
Nguyễn Bá Chung
Nguyên ủy một vụ kiện
Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam ở Massachusetts và hải ngoại
 1   2 
 
V. Một vài ngộ nhận về Chương trình Rockefeller/UMASS

Vì sự loan truyền rộng rãi của những tin tức thất thiệt trong thời gian qua, có rất nhiều hiểu lầm về Chương trình Rockefeller/UMASS. Chúng tôi xin nêu một vài điểm chính.

  1. Chương trình Rockefeller/UMASS do ai điều khiển? Có phải do những "cán bộ cộng sản" điều khiển không?

    Về phương diện quản lý và tài chánh, Chương trình do Trung Tâm Joiner qua TS Giám đốc Kevin Bowen chịu trách nhiệm với Quỹ Rockefeller. Về đường lối và phương thức, kể cả điều kiện nộp đơn và tiêu chuẩn chọn lựa, Hội đồng thường trực đại diện cho 5 cơ sở nghiên cứu của đại học UMASS hoàn toàn quyết định. HDTT không "mời" ai, không “thuê” ai, không cấp học bổng trực tiếp cho ai: tất cả đều phải nộp đơn tham dự, với tham luận đề án, tiểu sử, chương trình và phương pháp nghiên cứu, và 3 lá thơ giới thiệu. Những đề án nào được đánh giá cao nhất, có tầm cỡ nhất sẽ trúng tuyển.

    Hai nhà nghiên cứu từ Việt Nam chỉ sang nghiên cứu thuần túy với tính cách cá nhân, mỗi người trong thời hạn 6 tháng của niên học 2000-2001. Họ được tuyển chọn trong số các đề án tham dự từ Pháp, Anh, Gia Nã Ðại, Na Uy, và Hoa Kỳ. Họ không điều khiển ai, không có quyền hạn gì đối với Chương trình. Họ sẽ ĐỌC THƠ VĂN CỦA CÁC TÁC GIẢ HẢI NGOẠI xuất bãn từ 1975 tới nay và dựa vào đó viết những bài khảo luận, phê bình. Những nghiên cứu của họ hoàn toàn giới hạn trong lãnh vực văn học.

    Sau khi họ hoàn thành đề án, kết quả nghiên cứu của họ sẽ được HDTT và các chuyên gia cùng ngành thẩm định và đánh giá.

  2. Tại sao Chương trình chỉ "mời" hai học giả từ Việt Nam?

    Trước hết Chương trình không "mời" ai: tất cả đều phải nộp hồ sơ tham dự để HDTT tuyển chọn. Trong niên khóa đầu tiên, có tất cả 4 người được chọn làm đề án:

    1. Michele Janette, GS văn học Mỹ và dân tộc học tại đại học Kansas State University, sẽ thu thập tài liệu, phỏng vấn tác giả, viết bài khảo luận về các tác phẩm viết bằng tiếng Anh của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

    2. Caroline Kieu Linh Valverde, TS dân tộc học đại học UC Berkeley (12/2000), người Mỹ gốc Việt, sẽ chuyển hóa luận án tiến sĩ về căn cước của những người Mỹ gốc Việt đã làm việc ở Việt Nam thành một tác phẩm cho một độc giả rộng rãi hơn.

    3. Hoàng Ngọc Hiến, GS về hưu, nhà phê bình văn học, sẽ đọc các thơ hải ngoại xuất bản từ 1975 tới nay, nhất là đề tài tình yêu & quê hương, so sánh với các bài thơ cùng đề tài trong nước, và viết bài tham luận.

    4. Nguyễn Huệ Chi, GS văn học Việt Nam cổ đại và cận đại, sẽ đọc các tác phẩm hải ngoại viết về triết học và tư tưởng truyền thống Việt Nam - Phật, Khổng, Lão, Vạn Hạnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, v.v., tìm hiểu sự đổi thay, phát triển của những dòng tư tưởng này, so sánh với sự phát triển trong nước, và viết bài tham luận.

  3. Tại sao trong niên khóa 2000-2001 không có nhà nghiên cứu nào từ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn?

    Chính là để các nhà nghiên cứu Việt Nam ở hải ngoại có thể tham dự mà ngay trong giai đoạn soạn thảo đề án, HDTT đã quyết định mọi người có thể nộp đơn và nghiên cứu hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sở dĩ việc tuyển chọn năm đầu tiên đã không có một nhà nghiên cứu sử dụng tiếng Việt nào trong cộng động tỵ nạn hải ngoại (Cô Caroline Kieu Linh Valverde là người Mỹ gốc Việt nhưng sử dụng tiếng Anh) vì đại đa số những người nộp đơn tham dự không thể bỏ công việc đương làm để tới Boston nghiên cứu. Ðây là một diễn tiến bất ngờ, hoàn toàn ngoài dự liệu của HDTT. Khi khám phá ra thì thời hạn nộp đơn đã hết.

    Ðiều kiện "có mặt tại sở" (residency) này áp dụng cho tất cả mọi chương trình Rockefelle hiện đang hoạt động, và từ xưa tới nay, theo chỗ chúng tôi biết, chưa bao giờ có ngoại lệ. HDTT hiện đang nghiên cứu phương án để định nghĩa lại điều kiện này để các nhà nghiên cứu sử dụng tiếng Việt hải ngoại có thể dễ dàng tham dự. Mọi thay đổi đều phải được sự đồng ý của Quỹ Rockefeller.

  4. Có bao nhiêu học giả từ Việt Nam sẽ tham dự Chương trình?

    Chương trình kéo dài 3 năm, mỗi năm tuyển lựa tối thiểu 2 người, tối đa khoảng 4-5 người, tổng cộng tối thiểu 8 người, tối đa 14 người. Dĩ nhiên không ai có thể tiên đoán chắc chắn những ai sẽ được tuyển chọn trong tương lai: điều đó tùy thuộc vào số hồ sơ tham dự, tầm vóc của những đề án, và uy tín của các tác giả.

    HDTT, tuy nhiên, đã tiên liệu ngay từ đầu là số học bổng cho những đề án có tầm cỡ từ Việt Nam sẽ chỉ chiếm một thiểu số. Ða số các học bổng, nhất là trên tỷ lệ tài trợ, sẽ thuộc về các nhà nghiên cứu hải ngoại.

  5. Những người từ Việt Nam có viết lại lịch sử của người Việt tỵ nạn không?

    Hai người từ Việt Nam nghiên cứu những vấn đề thuần túy văn học và triết học (sự phát triển của tư tưởng truyền thống). Họ không phải là sử gia, và chủ đề họ viết không phải là lịch sử cộng đồng.

  6. Có phải những nghiên cứu của các học giả từ Việt Nam sẽ được đem vào giảng dậy trong các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ không?

    Trong hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ, không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền đem bất cứ một tài liệu hay tác phẩm nào vào giảng dậy ở bất cứ đâu: Quyền chọn lựa sử dụng tài liệu gì, tác phẩm nào, đối với các đại học, là do các giáo sư, đối với các trường trung tiểu học, do các uỷ ban học vụ của các tiểu bang, các thành phố hoàn toàn quyết định.

    Tóm lại ở Mỹ không phải một công trình mỗi khi viết ra là đương nhiên được coi là có giá trị. Một công trình, nhất là một công trình nghiên cứu, phải được các chuyên gia trong ngành thẩm định, và chỉ sau khi nó được đánh giá là khách quan, có nhiều đóng góp mới, nó mới có chỗ đứng trên thị trường.

  7. Tại sao đòi hỏi ngăn cấm hai người Việt Nam sang đi ngược lại những nguyên tắc của một cơ sở nghiên cứu?

    1. Vì tổng số tất cả các nhà nghiên cứu chọn lựa trong 3 năm có thể lên tới 12-14 người, mà trong đó chỉ có một THIỂU SỐ có thể từ Việt Nam, đa số những công trình nghiên cứu của Chương trình sẽ do những học giả hải ngoại viết.

    2. Một cơ sở nghiên cứu có trách nhiệm tìm hiểu mọi quan điểm, mọi cách nhìn, mọi nguồn gốc để có thể tiếp cận sự thực một cách toàn diện.

    3. Một cơ sở nghiên cứu có trách nhiệm phải tạo nên những cuộc đối thoại để có thể đào xới vấn đề một cách sâu sắc và rộng lớn, qua đó có thể rút ra những bài học lâu dài.

    4. Chúng ta chỉ có thể phản đối những gì người khác đã viết; chúng ta không thể đòi hỏi ngăn cấm họ tham dự vì những gì họ chưa viết, dựa trên sự tiên đoán chủ quan của chúng ta. Có thể những gì họ viết sẽ hoàn toàn không đúng những gì chúng ta dự đoán. Nhất là dựa trên công trình và tác phẩm quá khứ của họ, chúng ta không có cơ sở gì để chứng minh là họ sẽ viết theo kiểu giáo điều, một chiều, sặc mùi chủ nghĩa. Những đòi hỏi của chúng ta, vì thế, dựa thuần túy trên cảm tính, không có tính cách khoa học, điều mà chúng ta đòi hỏi họ không được quyền vi phạm.

  8. Tại sao Chương trình không thể cam kết với cộng đồng là sẽ và sẽ không tuyển chọn ai?

    Chương trình Rockefeller/UMASS phải tôn trọng luật lệ của nước Mỹ, nhất là về vấn đề chống kỳ thị (anti-discrimination) trong việc tuyển chọn, nghĩa là HDTT không thể tuyên bố là sẽ chọn hay sẽ không chọn nhóm này hay nhóm kia. Sự chọn lựa, theo luật pháp, chỉ có thể dựa trên tầm vóc và tính khả thi của đề án, không được kỳ thị về bất cứ lý do gì - chính trị, ý thức hệ hay tôn giáo; hoặc vấn đề tiến trình hợp quy (due process), nghĩa là mọi sự tuyển chọn phải theo đúng trình tự ở bất cứ công đoạn nào. Thí dụ trước khi quyết định, phải thông báo, thâu đơn, và thẩm định. Sau khi đã chọn xong và đã công bố, không thể hủy bỏ mà không có lý do chính đáng, hợp pháp. Nếu Chương trình hủy bỏ vì lý do áp lực bên ngoài, ngoài việc người bị hủy bỏ có quyền kiện Chương trình, một Chương trình dễ dàng chối bỏ chức năng nghiên cứu của mình như thế không xứng đáng để tồn tại trong cộng đồng nghiên cứu Hoa Kỳ. (Tất cả những điểm này chúng tôi đã giải thích cho một số người liên hệ bên TC CDVN/Mass trước khi CDVN/Mass phát động chiến dịch bất hợp tác.)

    Nhưng vì đây là một Chương trình nghiên cứu quốc tế, nhận hồ sơ tham dự từ khắp thế giới, cả tiếng Anh và tiếng Việt, các học giả từ Việt Nam sử dụng tiếng Việt chắc chắn sẽ chỉ chiếm một thiểu số như sự tiên liệu của HDTT.

  9. Làm sao Chương trình có thể bảo đảm được sự khách quan của các công trình nghiên cứu?

    Cách tốt nhất để bảo đảm được không những sự khách quan mà cả giá trị của các công trình nghiên cứu là giao sự nghiên cứu cho những nhà nghiên cứu có tầm cỡ, đã có quá trình tác phẩm và phương pháp nghiên cứu khách quan và sáng tạo. Chúng tôi tin chắc rằng nếu quý bạn đọc tham khảo những bài viết của GS Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi, quý bạn sẽ đi tới kết luận đó.

    Là một đề án nghiên cứu quốc tế, Chương trình Rockefeller/UMASS phải tránh rơi vào những kiểu nghiên cứu phiến diện, một chiều. Trong mức độ vừa phải, Chương trình phải là nơi tranh luận của nhiều tiếng nói, nhiều quan điểm, nhiều nguồn gốc. Có như thế những thành quả nghiên cứu mới có thể mang tính thuyết phục phổ quát, vượt lên trên những mâu thuẫn nhất thời, đóng góp cho sự phát triển đích thực và lâu dài của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.

    Vì thế đòi hỏi loại trừ tất cả những học giả từ bất cứ đâu, nhân danh bất cứ ý thức hệ nào, chúng tôi thiết nghĩ, là đi ngược lại truyền thống tự do nghiên cứu lâu đời, một niềm hãnh diện to lớn của xã hội dân chủ Hoa Kỳ, mà chỉ những ai thiếu hiểu biết về tổ chức đại học Mỹ mới đặt ra.

    Những người đặt ra những đòi hỏi này đang sống và được hưởng tất cả những quyền lợi của một xã hội tự do dân chủ, nhưng lại không muốn một số người khác cùng được hưởng những quyền ấy. Rất tiếc là họ nêu ra những khẩu hiện "tự do dân chủ" mà không hiểu thế nào là tự do dân chủ, cứ mang chiêu bài cảm tính và những tin tức thất thiệt bắt buộc những cơ sở nghiên cứu không phải do mình lập ra hoặc tài trợ, KHÔNG CÓ BẤT CỨ MỘT THẨM QUYỀN CHUYÊN MÔN GÌ TRONG NGHÀNH, phải tuân theo những ý thích tùy tiện đầy cảm tính của mình. Nếu những người đó thấy chỉ có mình mới xứng đáng thực hiện đề án, thì có một cách giải quyết rất dễ dàng và rất dân chủ: chúng tôi xin đề nghị họ hãy cấp tốc thành lập một Hội đồng thường trực của họ, soạn ra đề án mà họ cho là hoàn chỉnh, và nộp cho những quỹ tài trợ thế giới để họ thẩm định và cấp phát. Như thế họ sẽ có toàn quyền nghiên cứu theo chiều hướng của họ mà chúng tôi tin tưởng là sẽ không có ai phản đối. Chúng tôi sẽ chúc họ tất cả mọi sự may mắn.

    Chúng tôi nghĩ quý bạn đọc cũng đồng ý với chúng tôi là, dựa trên tất cả những sự kiện nêu trên, những người dàn dựng nên tất cả những thủ đoạn chỉ là MỘT THIỂU SỐ trong TC CDVN/Mass, nhưng tự cho mình là tiếng nói của hai triệu người Việt Nam hải ngoại. Chúng tôi tin tưởng rằng một khi tất cả những hành vi ngụy tạo tài liệu, vu khống và chụp mũ tùy tiện của họ được đưa ra ánh sáng, những phù phép trong bóng tối của họ sẽ tan biến như đôi cánh nến của chàng Icarus khi soi trước ánh sáng mặt trời.

    Giữa một xã hội dân chủ, thiểu số này đưa ra những đòi hỏi phi dân chủ, dựa trên những xảo thuật tuyên truyền để kích động đám đông, như những người sống trong mơ lại kêu gọi mọi người phải mau tỉnh thức. Tiếc thay, đó không phải một trường hợp đơn lẻ mà là một hiện tượng khá phổ biến trong lịch sử hiện đại Việt Nam.

    Chúng tôi xin mạn phép quý bạn chấm dứt lá thư ngõ bất đắc dĩ này bằng một bài thơ ngắn trong tập "Tuổi ngàn năm đến từ buổi sơ sinh" xuất bản năm 1999:

    XƯA NAY

    Người xưa mộng biết mình mộng
    Người nay mộng nghĩ mình không
    Ði khắp thế gian đánh thức thiên hạ
    Mộng như mình.

    Một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh là những sai lầm nêu trên, theo sự hiểu biết của chúng tôi, CHỈ DO MỘT THIỂU SỐ, THỰC RA LÀ CHỈ MỘT VÀI NGƯỜI, đã lợi dụng BCH CDVN/Mass để thực hiện một số quan điểm chính trị cá nhân của mình, và các quý vị còn lại chưa hẳn là đã nắm được đầy đủ mọi sự kiện nêu trên. Với lá thư ngỏ này chúng tôi mong mỏi TC CDVN/Mass sẽ có thái độ với vài người đó, để CDVN/Mass có thể đại diện trọn vẹn cho tất cả mọi người Việt ở Massachusetts, trong đó có chúng tôi. Nếu không, vết xe Elian sẽ vẫn tiếp tục quay, thì quả là một điều đáng tiếc.

    Bốn đề nghị của Chương trình, chúng tôi nghĩ, có thể làm cơ sở cho một giải pháp tương nhượng giữa những đòi hỏi của tập thể người Việt tỵ nạn và những nguyên tắc nghiêm túc của một trung tâm nghiên cứu. Dựa trên những đề nghị đó, người Việt tỵ nạn được bảo đảm có tiếng nói với bất cứ những gì các tham dự viên của Chương trình viết hoặc nói. Nếu MỘT SỐ NGƯỜI vẫn tiếp tục hô hào bất hợp tác với Chương trình, khi Chương trình hoàn thành mà tiếng nói của người Việt tỵ nạn hoàn toàn vắng bóng, họ sẽ chịu một phần trách nhiệm.

    Chúng tôi cũng xin ngỏ lời chân thành cám ơn một số nhân sĩ và văn nghệ sĩ ở Massachusetts đã bất đồng ngay từ đầu với những thủ đoạn của một số người trong TC CDVN/Mass, đã góp phần rất lớn bảo vệ cho tính trung thực của TC CDVN/Mass.

    Chúng tôi mong sự cộng tác và ủng hộ của đại đa số những người Việt ở hải ngoại, và đặc biệt là những nhà nghiên cứu Việt Nam có công trình và tâm huyết trong cộng đồng. Vì xét cho cùng, thành quả của Chương trình không phải là những nhãn hiệu, những tên tuổi, những tranh cãi đôi co; thành quả của Chương trình là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc, có ích cho cộng đồng Việt Nam, cho cộng đồng thế giới, và cho những thế hệ tương lai, được cộng đồng nghiên cứu quốc tế trân trọng.


Xin trân trọng kính chào quý vị.
Kính thư

Nguyễn Bá Chung
Giảng viên trường đại học University of Massachusetts Boston
Thành viên Hội đồng thường trực, Chương trình Rockefeller/UMASS Boston, http://www.joinercenter.umb.edu/

© 2004 talawas



Phụ đính

Bài Opinion Poll viết cho lớp “American Studies 688” của Nguyễn Hữu Luyện (khoảng 3/2000)



SPRING 2000
AMERICAN STUDIES 688
LUYEN NGUYEN HUU

OPINION POLL

NOTE: This is my second attempt to sound out the Americans’ views on the Vietnamese American family system and Vietnamese American values. The following story is a very important and interesting case study. All of these handouts and the previous ones will wholly go into my project as appendixex. This is not a problem between myself and Nguyen Ba Chung, but it is a problem between UMASS BOSTON and the Vietnamese American values.

If the story of Nguyen Ba Chung’s family appears in a newspaper or a magazine, or a book, as a personal opinion, certainly I have no problem with that. Here, however, it is an official voice of UMASS BOSTON that has intentionally created a false image of the Vietnamese American family system and Vietnamese American values by turning the extreme situation of Nguyen Ba Chung’s family into the central image of the Vietnamese American family system and Vietnamese values, aiming to typify the relationship between Vietnamese grandparents and their grandchildren. Chung’s malicious intent is to cross the line between culture and politics.

Please be fair when writing your opinion; your fair attitude will lead me to a just action and help me understand how you perceive the situation of ethnic groups. It will help me understand whether you perceive ethnic “facts” or this dishonest individual who cunningly manipulates UMASS BOSTON’s official voice to distort the truth for the sake of his own political ruse. The following is a case study.

The quotation:

“My ten-year old nephew [who was born in the U.S.] had to find out information about the Vietnamese flag for school, so he checked in an encyclopedia and found a picture of it. He was so excited, and brought it over to show his grandpa before copying it for his teacher. But then his grandgfather got really angry and started yelling in Vietnamese “That’s not our flag! Why don’t you know that it’s not our flag!” My nephew still doesn’t really understand why his grandpa was so upset. (Nguyen Ba Chung, 1999)

(Re)Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora - A Conceptual Essay for the 1999 Rockefeller Foundation Humanities Fellowship Program. (P. 2 & 16)

University of Massachusetts Boston’s stance:

“Indeed, there are also the underlying challenges presented by the voices that introduce this essay on page 2. In the opening vignette from Nguyen Ba Chung, the traumatic conflict that erupts between grandfather and grandson is not inherent to their rewlationship with each other. Rather, it follows from the child’s miseducation in school about the context and meaning of AVietnam.” (P. 16)

My analysis of the quotation:

Fairly speaking, to understand this story, the readers need to have some understanding about the Vietnamese parent-child, grandparent-grandchild relationships. In my opinion, generally, the Vietnamese relationship between a grandparent and his grandson is not different form that of Americans in term of tenderness and affection.

In the name of UMASS Boston Chung writes this behavior is not inherent in a relationship between a grandfather and his grandson. I agree with that. I disagree, however, when he asserts that it is the “miseducation” in school about the context and meaning of “Vietnam” that creates the conflict. To display a serious irony and to deride Vietnamese American parents, Chung puts the term Vietnam in quotation marks, and blame the ridiculous idea of MISEDUCATION on Vietnamese American parents while it was Chung himself who fabricated the idea. This is an extremely sophisticated and poisonous strategy of slandering. A university “PROFESSOR” is not allowed to use such a ruse.

I should say that I am working as a highschool counselor in the Bilingual Department of Madison Park High School. One of my (and my colleagues throughout the country) main roles is to create a close relationship between the school and families and to listen to what these parents expect from the school. My job enables me to assert that there is not a single Vietnamese American parent who thinks of that their child is being miseducated in school about the context and meaning of Vietnam as UMASS BOSTON says. My job also enables me to assert that Vietnamese American parents are willing to accept and believe in what the school teaches their children and they are totally happy and proud that their children are being taught by the American educational system.

Vietnamese American parents want to know why UMASS BOSTON uses Nguyen Ba Chung to slander them, and why UMASS BOSTON authorizes Chung to distort the truth. He denies the fact that the Vietnamese American parents and grandparents take care of their children, and contribute many young intellectuals to the mainstream society by projecting the image of grandpa who not only doesn’t take care of his grandsons, but also rudely yells at the innocent ten year old child. He uses this extreme image as a central image of the relationship between Vietnamese American grandpa and grandchildren. Please image how you would feel if someone officially and publicly identified you and your whole generation of old American people with a rude, illogical, irresponsible, bigoted and stupid person like this grandfather. The most heinous thing of all is that he projects this image into the literature of the mainstream society as a symbol of your ethnic group in an attempt to cry for RECONSTRUCTING IDENTITY AND PLACE IN THE VIETNAMESE DIASPORA. This idea is “A Conceptual Essay for the 1999 Rockefeller Foundation Humanities Fellowship Program” What would you think? Nguyen Ba Chung cunningly manipulates UMASS BOSTON, takes advantage of the confidence of American authorities to carry on his political ruse against the Vietnamese American population. Chung creates the worst image of a Vietnamese American family, then turns this dirty family into the central image of the Vietnamese American family system. Then he projects this loathsome image into the minds of the people in the mainstream society. Politics blinds his common sense.

I would like to tell you that the Vietnamese American children have already achieved a lot of success in their education because of the concerns of their parents and grandparents. The story of Nguyen Ba Chung’s family is the worst case among Vietnamese American families with a ratio no more than one in a million. The image of Chung’ s family is completely opposite to the reality of Vietnamese American’s lives in term of family values. Traditionally Vietnamese Americans have been concerned about their children’s homework and have tenderly taken care of them, especially kids around ten years of age. They must know their children’s assignment about the Vietnamese flag and help him do it. On the contrary, Chung’s family let the child alone to do his homework then yelled at him. THIS IS THE CRUX OF CHUNG’S POLITICAL RUSE AIMING TO CREATE THE WORST IMAGE OF VIETNAMESE AMERICAN POPULATION IN THE EYES OF THE MAINSTREAM SOCIETY.

The result of my first attempt, last week, to probe the American’s reaction to this case tells me that while the American social and familial mores don’t accept adults being rude to children, several of you believed that a Vietnamese grandpa could behave so rudely to his grandson and take it for granted! How sad it was!

Kids around ten years of age always ask their parents or grandparents whenever they meet with difficulties or whenever they don’t understand their school assignments. In this point I see a serious contrast in Chung’s story:

* Usually, most of Vietnamese Americans, especially educated Vietnamese American always display somewhere in their houses, a Vietnamese flag next to the American flag. They consider the South Vietnam’s flag to be their meditation of the past, and it is a sacred token of Vietnamese American families. If this grandpa was a man whose political view was so strong that he could crazily yell at a ten years old kid in an extremely rude manner, he probably would have displayed a Vietnamese flag in his house, otherwise, Chung’s story is exactly a blatant fabrication.

* A ten years old boy who knows how to use the encyclopedia, naturally is able to see and knows the things around him. He must’ve seen somewhere around his neighbor hood, in his friend’s houses, or in some grand festival of Vietnamese American, the flag of Vietnam. This is an undeniable fact.

* If Chung had even the smallest knowledge about the Vietnamese American’s family lives, he did not dare to fabricate this story, because most of Vietnamese Americans display the Vietnamese flag in their houses, especially educated family with old men.

In my project, I truthfully expose the flipside of Vietnamese Americans, especially the political activities of the old generation. In so doing, I am trying to make Vietnamese Americans understood in the views of the mainstream people. I never say anything to make Vietnamese American look better than the way they are. I call a spad a spade. I have to fight Nguyen Ba Chung because of his heineous actions against honest people and because Chung distorts the truth, and deceives the American authorities of UMASS BOSTON creating deep wrath in the Vietnamese American population.

In the name pf UMASS BOSTON Nguyen ba Chung signed and sent a letter to the Vietnamese American Community to call for cooperation in the Vietnamese Studies Program. No one responded to this invitation, even though they were informed that the payment is $35,000/year plus other good benefits. This is a strong reaction telling UMASS BOSTON that no one wants to meet and work with Nguyen Ba Chung to establish a Vietnamese Studies program that is potentially based on tricks and slandering like Chung himself.

The American erducation system should be HONEST, as it is. To preserve the prestige of UMASS BOSTON, Nguyen Ba Chung should be kicked out right away.

FEEDBACK: Please mark the opinion most suitable to you, and please don’t say, “I have no opinion”. I really need to know how American readers react to my arguments. Please accept my sincere thanks for your cooperation.

1/ I disagree with you
2/ I agree with you
3/ I am sick of both you and your story
4/ I have no opinion
5/ Other ...



Bản tường trình của ông Nguyễn Hữu Luyến [1] trước cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts về kết quả cuộc hội kiến của ông với trường đại học UMass Boston trong ngày 11.11.2000



Lời toà soạn: Bản tường trình sau đây được gửi đến báo Thăng Long qua email. Vì vấn đề hai bên chưa được giải đáp thoả đáng, chúng tôi tôn trọng nguyên bản báo cáo của ông Nguyễn Hữu Luyến để hy vọng làm sáng tỏ vấn đề. Nếu những người có tên liên hệ cần có những vấn đề cần thanh minh hoặc giải thích, chúng tôi sẵng sàng đăng tải những bài viết có liên hệ. Trân trọng.

Kính thưa ông Chủ Tịch và Ban Lãnh Đạo Cộng Đồng Việt Nam;
Kính thưa quý vị Đại Diện các đoàn thể;
Kính thưa quý vị quan khách,

Sau giai đoạn chuẩn bị và hội bàn, tôi được ông chủ tịch và ban lãnh đạo Cộng Đồng Việt Nam ủy thác liên lạc với các giới chức có thẩm quyền trong chương trình nghiên cứu về văn hoá và lịch sử Việtnam của trường Đại học UMASS Boston để giải quyết vấn đề nghiêm trọng sau đây:

Vạch mặt tên lưu manh chính trị Nguyễn Bá Chung, giáo sư tại trường Đại Học UMASS Boston, y đã mượn danh nghĩa trường Đại Học UMASS Boston để nhục mạ hệ thống gia đình của người Việtnam tại Hoa Kỳ, mô tả thế hệ già của người Việtnam tỵ nạn như một bọn cuồng tín ngu xuẩn và thô lỗ. Tên lưu manh chính trị này chủ trương gây một ấn tượng xấu xa trong cách nhìn của người Hoa Kỳ đối với người Việtnam tỵ nạn.

Câu chuyện sau đây là điển hình quan trọng để phơi bày một chiến lược chính trị thâm độc của bọn Việt Cộng. Chúng chủ trương đánh gục thế hệ già của cộng đồng Việtnam, kẻ thù của chúng bằng cách in vào tâm trí người Mỹ và thế hệ trẻ Việtnam những hình ảnh bỉ ổi của một lớp người già cuồng tín về chính trị đến nỗi mất hết lương tri.

Nếu câu chuyện của Nguyễn Bá Chung được đăng tải trên báo chí hoặc sách vở, tôi tuyệt nhiên không có ý kiến gì hết, vì đó là câu chuyện của gia đình Nguyễn Bá Chung. Nhưng ở đây, câu chuyện trở thành tiếng nói chính thức của trường UMASS BOSTON với dụng ý biến một câu chuyện bỉ ổi của gia đình Nguyễn Bá Chung thành một điển hình cho người Việtnam tỵ nạn. Sau đây là một hoá tiết độc đáo của Chung được dựng lên để xin ngân khoảng của Rockfeller Foundation để nghiên cứu và thiết lập chương trình Văn hoá và Lịch sử Việtnam để giảng dạy tại trường Đại Học UMASS BOSTON.

„Đứa cháu mười tuổi của tôi sinh ra ở Mỹ, phải tìm tài liệu về lá cờ Việtnam cho nhà trường, cháu tự tìm kiếm trong cuốn tự điển bách khoa và thấy lá cờ. Cháu mừng quá và đem khoe với ông trước khi làm một copy đem vào cho thầy giáo. Cháu không ngờ ông nổi giận và thét lên: ‚Đây không phải là lá cờ của chúng ta! Tại sao mày không biết rằng đây không phải lá cờ của chúng ta!’ Đứa cháu tôi còn thật sự chưa hiểu tại sao ông của nó nổi giận đến thế này.“ (Nguyễn Bá Chung, Trang 2)

Đây là Vietnamese Identity giới thiệu với người Mỹ bởi Nguyễn Bá Chung. Chữ này dịch ra tiếng Việt là ĐẶC TRƯNG CUẢ NGƯỜI VIỆT NAM. Với nét đặc trưng này, Chung xây dựng một chương trình giảng dạy về văn hoá và lịch sử của Việtnam được giải thích trong văn kiện như sau:

„Thật vậy, đây là những thử thách cơ bản được trình bày trong bài viết ở trang 2. Trong đó hoạt cảnh mở đầu của Nguyễn Bá Chung, sự xung đột gay gắt không phải là hành động vốn có trong mối quan hệ Ông-cháu, đúng hơn là sự giáo dục sai lầm của nhà trường về bối cảnh và ý nghĩa về „VIỆT NAM“ (trang 6).“

Nhân danh Umass Boston Nguyễn Bá Chung nói rằng sự xung đột kể trên không phải là một hành vi cố hữu trong quan hệ ông cháu, tôi đồng ý như vậy. Tuy nhiên tôi không thể nào bỏ qua cái dụng tâm nham hiểm của Chung về tình trạng giáo dục sai lạc về của nhà trường về bối cảnh và ý nghĩa của „Việtnam“. Để làm nổi bật sự mỉa mai và chế diễu phụ huynh học sinh, Chung đã đặt tên nước Việtnam trong ngoặc kép để giễu cợt việc sử dụng tên nước Việtnam của chúng ta như một hiện tượng hài hước lố bịch và Chung gán ghép cái gọi là „giáo dục sai lầm“ cho phụ huynh người Việtnam, gây ác cảm của người Mỹ đối với phụ huynh người Việtnam về vấn đề này, trong khi đó thì chính Chung nặn ra cái ý đó. Đây là hành vi ném đá giấu tay, một thủ đoạn vu khống hiểm độc và tinh vi mà lương tri của một giáo sư đại học không bao giờ cho phép làm như vậy.

Tôi biết rõ vấn đề này vì hiện nay tôi là counselor cho chương trình song ngữ tại trường Madison Park high school. Một trong những nhiệm vụ chính của tôi cũng như các đồng nghiệp khác trên nước Mỹ là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và học sinh, đồng thời lắng nghe phụ huynh học sinh mong đợi ở nhà trường.

Nhiệm vụ của tôi cho phép tôi khẳng định rằng phụ huynh Việtnam không bao giờ có ý nghĩ rằng con em của họ đã bị giáo dục sai lầm vể vấn đề Việtnam. Ngoài ra các phụ huynh Việtnam tỏ ra hài lòng và tin tưởng vào những gì nhà trường đã dạy dổ con em họ, và hoàn toàn vui vẻ hãnh diện vì con em họ được giáo dục bởi nhà trường Hoa Kỳ.

Giới phụ huynh Việtnam muốn biết vì sao Umass Boston lại dùng Nguyễn Bá Chung để vu khống họ, và tại sao Umass Boston lại ủy quyền cho Chung bóp méo sự thật như vậy? Chung đã chối bỏ sự thật là cha mẹ và ông bà người Việtnam đã chăm sóc giáo dục con cháu của họ và đã đóng góp biết bao trí thức trẻ cho xã hội Hoa Kỳ bằng cách phóng lên một hình ảnh của một người ông chẳng những đã không chăm lo việc học hành của đứa cháu 10 tuổi, để nó tự đi tìm kiếm tài liệu rồi lại còn quát mắng chỉ vì lòng cuồng tín về chính trị. Chung biến câu chuyện phi lý này thành một hình ảnh tiêu biểu cho mọi quan hệ Ông cháu trong hệ thống trong gia đình của người Việtnam tỵ nạn.

Trên thực tế thì biết bao nhiêu con em các gia đình Việtnam đã thành đạt vẻ vang trên con đường học vấn vì có sự chăm sóc ân cần của ông bà và cha mẹ. Câu chuyện của gia đình Nguyễn Bá Chung là một tệ nạn xấu nhất trong cộng đồng Việtnam, với một tỉ lệ hoàn toàn không đáng kể nếu đó là có thật. Hình ảnh gia đình của Chung hoàn toàn trái ngược với thực tế của đời sống gia đình người Việtnam tỵ nạn.

Theo truyền thống giáo dục con em, các gia đình Việtnam rất quan tâm đến các bài tập đem về nhà làm của các cháu nhỏ, nhất là các cháu nhỏ 10 tuổi. Phụ huynh phải biết những bài tập của con cái họ và giúp đỡ chúng để làm các bài tập đó. Ngược lại gia đình Chung thì bỏ bê đứa nhỏ, để tự nó lo bài tập một mình rồi la hét vào mặt nó nữa! ĐẤY CHÍNH LÀ MẤU CHỐT TRONG ÂM MƯU CHÍNH TRỊ CUẢ CHUNG ĐỂ TẠO RA MỘT HÌNH ẢNH XẤU XA NHẤt TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CUẢ NGƯỜI VIỆTNAM TỴ NẠN TRƯỚC CON MẮT QUAN SÁT CUẢ NGƯỜI MỸ.

Gần đây, Rockfeller Foundation đã cho tiền, và Chung được ủy nhiệm mời 5 học giả để nghiên cứu chương trình trong khoảng 3 năm. Chung mời hai người từ Việtnam qua, hai nhà văn do y lựa chọn trong số những người tỵ nạn và một phụ nữ Mỹ gốc Việt có bằng tiến sỹ tại Hoa Kỳ. Có lẽ Chung muốn cân đối lực lượng, hai cộng sản, hai không phải là cộng sản, và một phụ nữ Mỹ gốc Việt có thể được coi là cán cân quân bình giữa hai lực lượng.

Nhận được tin này, Cộng Đồng Việt Nam mau chóng hành động để ngăn chặn việc làm của Chung. Tôi được giao trách nhiệm vào trường đại học UMASS BOSTON để thảo luận về 4 đề nghị cũa cộng đồng Việtnam. Chiều thứ ba mồng 4 tháng tư, năm 2000, tôi gặp ban giám đốc chương trình cao học American Studies và giáo sư Peter Kiang là người trực tiếp có trách nhiệm trong nhiều mặt của vấn đề này nhằm giải quyết các đề nghị của cộng đồng Việtnam.

Trong đời tôi chưa có bao giờ gặp một tình trạng vô cùng khó xử như lần này. Giáo sư Peter Kiang là vị giáo sư mà tôi có lòng ngưỡng mộ cao nhất. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Judith Smith là thày dạy tôi ngày đầu từ buổi ban đầu tại bậc cao học. Lòng kính trọng các thày dạy hầu như là một tình cảm cao nhất trong quan niệm sống của tôi. Tôi luôn nhớ lời cha ông chúng ta: „không thầy dạy dỗ, đố mày làm nên.“

Mở đầu cuộc bàn luận, tôi bày tỏ lòng kính trọng của tôi đối với hai vị giáo sư này. Tôi nhìn thẳng vào giáo sư Peter Kiang và nói: Thưa giáo sư, trước đây khi tôi trình bày về quan niệm tình thày trò trong truyền thống giáo dục của Việtnam theo tinh thần Khổng giáo, tôi có đưa Ông xem hình thày Nguyễn Đức Hiếu, là thày dạy tôi khi còn nhỏ, và đây là hình thày Hiếu. Nay thày tôi còn sống tại California. Trong lòng tôi, Ông đứng ngang hàng với thày dạy học củ của tôi. Tôi quay sang giáo sư Judith Smith và nói: Bà và tất cả các giáo sư của trường đại học UMASS BOSTON đã từng dạy tôi, mãi mãi là thày tôi.

Hôm nay, tôi vô cùng buồn và thấy đáng tiếc trong cảnh ngộ này, tôi phải đối đầu với hai vị giáo sư mà tôi rất kính trọng để giải quyết một vấn đề mà tôi phải đứng vào tư thế đối kháng với hai vị. Tôi phải làm việc này vì lý do là xứ mạng của toàn thể người Việtnam tỵ nạn đã giao phó cho tôi, nó mang ý nghĩa cao cả hơn bản thân tôi.

Tôi xin tóm tắt nội dung những vấn đề tôi đã trình bày với giáo sư Judith Smith và giáo sư Peter Kiang. Trước hết tôi nói về những phẫn nộ sục sôi của những người tỵ nạn Việtnam về âm mưu xảo quyệt của tên Chung. Sau đó trình bày bốn điểm của Cộng Đồng Việt Nam. Sau hơn một giờ thảo luận, giáo sư Peter Kiang chấp nhận các đề nghị sau đây:

  1. Đuổi tên Nguyễn Bá Chung ra khỏi trường đại học UMASS BOSTON. Giáo sư Peter Kiang nói rằng Chung thuộc WILLIAM JOINER CENTER, tuy nhiên ông đồng ý ghi nhận ý kiến này để giải quyết, nhưng giải quyết như thế nào thì bây giờ chưa biết được.
  2. Ngưng việc xúc tiến chương trình nghiên cứu theo khuynh hướng hiện tại.
  3. Không cho người Việtnam Cộng Sản từ Việtnam sang đây để dự vào công cuộc nghiên cứu.
  4. Tuần lễ đầu tháng năm trường UMASS BOSTON sẽ chính thức mời cộng đồng và các cơ quan truyền thống cùa Việtnam vào trường UMASS BOSTON để công bố về chương trình nghiên cứu này.

Khi buổi họp kết thúc, tôi xác định lại một lần chót là chừng nào tên Nguyễn Bá Chung còn ở trong trường UMASS BOSTON, thì không một người Việtnam nào có thể tin tưởng vào trường UMASS BOSTON được hết.

Trước khi rời phòng họp, tôi có nói là tôi sẽ lên TV tường trình ngay kết quả của buổi họp này cho toàn thể cộng đồng Việtnam được rõ. Nhưng rất tiếc, TV của chúng ta chỉ có vào tối thứ Ba mỗi tuần nên hôm nay mới có dịp trình bày trước toàn thể cộng đồng. Với tư cách là đại diện của Cộng Đồng Việtnam tại trường UMASS BOSTON để giải quyết những bất đồng trong việc nghiên cứu chương trình văn học Việtnam tại đây, tôi xin thành thật cảm tạ trường Đại Học Umass Boston, trong 25 năm qua, kể từ đợt tỵ nạn đầu tiên của người Việtnam, trường đã đào tạo biết bao nhiêu con em của các gia đình Việtnam tỵ nạn, tạo cơ hội cho cộng đồng Việtnam cống hiến những trí thức xuất sắc, những tài năng kỹ thuật trẻ tuổi cho quê hương thứ hai của những người tỵ nạn Việtnam. Xin ơn trên phù hộ cho trường UMASS BOSTON để tiếp tục trách nhiệm cao cả đó. Các chi tiết tường trình đã đầy đủ, nếu các vị có câu hỏi, xin cho biết.

Nguyễn Hữu Luyến


[1]Đây là bản đánh máy nguyên văn bản in trên báo Thăng Long (xem bản scan). Chúng tôi nhận thấy bản in này có nhiều lỗi chính tả, tên ông Nguyễn Hữu Luyện bị viết sai, ngày tháng cũng không chính xác, song vì tính chất nguyên bản, chúng tôi không thể chữa lại. (chú thích của talawas)

Nguồn: Bản tường trình trÆ°á»›c BCH CDVN/MASS ngày 25 tháng 4, 2000 trên VietTV và đăng lại trên báo cá»™ng đồng địa phÆ°Æ¡ng ngày 9 tháng 5, 2000.