trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 482 bài
  1 - 20 / 482 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcThơ và Thơ Trẻ
22.2.2005
Ða Cháy
Quyền tự do KHÔNG làm thơ
(Trích đoạn phỏng vấn Buồi Chét)
 
Người phỏng vấn (NPV): Ồ, xin lỗi ông, nhưng độc giả vẫn tưởng hai tác giả Buồi Chét và Bùi Chát chỉ là một?

Buồi Chét (BC): Không thể nhầm lẫn như thế. Tôi là một thực thể khác, luôn ám ảnh Bùi Chát chẳng khác một giấc mơ (đúng hơn, một ác mộng!), còn hắn, tự biết không đời nào đạt được giấc ác (mơ) mộng này, đã “gào tên tôi thảm thiết”, còn đòi “giết tôi cho hả giận”.

NPV: Vì sao? Ông đã làm gì?

BC: Tôi đã làm một việc mà ở đây (?) những kẻ khác chưa ai làm hoặc chưa ai làm đến nơi: Hạ bệ tượng đài Thơ. Và tôi đã làm việc này với một phong cách hồn nhiên nhất, “diễn mà như không diễn”.

NPV: Nếu chúng tôi không lầm, trước 75 ở đây đã có hai người, Bùi Giáng và Nguyễn Ðức Sơn, từng phá phách trong Thơ? Vậy việc ông làm không có gì mới?

BC: Chưa thật chính xác. Bùi Giáng còn làm duyên làm dáng lắm, và Nguyễn Ðức Sơn cũng còn chưng cất ít nhiều í tứ, và hiển nhiên cả hai đã chủ í làm thơ, sáng tác thơ. Tôi không thế: Tôi không làm duyên làm dáng, không ấp ủ í tứ nào hết, và quan trọng nhất, tôi KHÔNG làm thơ.


bùi chát
cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn]



Giấy Vụn xuất bản 12/2004 tại saigon
chịu trách nhậm: bùi chát
bìa 1: độc giả tuỳ nghi trình bày trên hình nền của đinh linh (vẽ thơ lý đợi)
in 40 bản photo tại nhà in giang mai. khổ 14 x 20 cm (tuy nhiên, khổ sách có thể xê dịch nhỏ to tuỳ theo cảm hứng của người xén, hoàn toàn không liên quan đến người biếu)
số lượng bài: 39
độ dày: 68 trang
hoàn thành giữa tháng 12/2004
địa chỉ liên lạc: buichat@yahoo.com



NPV: Rồi chúng ta sẽ trở lại câu hỏi ông có làm hay không làm thơ; vấn đề ông hiện đang khẳng định là ở đây chưa ai ngoài ông đã làm hoặc làm đến nơi điều ông gọi là hạ bệ tượng đài Thơ?

BC: Chính xác. Ðọc thiên hạ, tôi thấy ngay họ đang (a) đắp tượng đài cho Thơ, hay/và (b) đắp tượng đài cho mình, hoặc (c) làm ra vẻ hạ bệ tượng đài Thơ, song thực chất vẫn là đang hì hục tô đắp, sơn phết. (Mặc thây họ!) Tôi lập lại, đúng, chỉ có tôi đang làm cái việc hạ bệ Thơ xuống khỏi tượng đài.

NPV: Hạ bệ Thơ? Lí do? Thơ có đáng bị đối xử như thế không?

BC: Thật đơn giản. Với tôi, văn chương thơ phú gì thì chẳng qua cũng chỉ là những sản phẩm như bao sản phẩm khác con người ta bài tiết ra. Không thế mà các vị vẫn bảo “Văn ai vừa mũi người nấy”? Có khác chăng là, với một bên, thiên hạ thường dội nước cho kì sạch, còn với bên kia, lại hí hửng đem bôi lên các trang sách báo đủ loại, hoặc trét lên các trang web cũng đủ loại. Tôi không thấy tại sao phải ưu ái những phạm trù chất thải phi vật thể này một cách quá đáng so với các món chất thải rắn, lỏng, và khí nọ, - những sản phẩm bài tiết vật thể, của con người. Tôi kêu gọi xóa bỏ phân biệt đối xử.


bùi chát

vần “inh”

tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thuỷ tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
[í quên, bùi chát chớ!]
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
boong! boong!
tôi xin một chỗ quì thầm kín
cho đứa em nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói màu nâu
sủa
gâu! gâu! [1]

tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi thét tên tôi cho nguôi giận
bùi chét! bùi chét!
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang
nhưng rất đường hoàng

tôi thèm giết tôi
loài sát nhơn muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
buồi chét! buồi chét! bù ù ù ồ ồ ì ì ì ché é é t t t !
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh

vợ tôi hôm nay bất ngờ có kinh…


chú:
[1]
chó sủa mặc chó sủa
đường ta ta cứ đi
chó cắn ta ta méc chủ nhà
[thêm thắt: nếu chủ nhà lờ thì goánh bỏ mẹ]



cái lồn què

là cái lồn có kinh, ngoài ra có thể hiểu như sau:

ngày xưa, cách đây thật nhiều nhiều năm. các loài đều chung sống, đối đãi với nhau như bạn bè, riêng đàn bà & lồn là 2 loài ăn chơi đàn đúm & nhậu nhẹt bê tha hơn cả

vì mắc nợ một món tiền khá lớn, lồn buộc phải ở đợ cho đàn bà. suốt ngày quanh quẩn trên cơ thể, làm lụng vất vả: từ chăm sóc sắc đẹp cho đến vệ sinh các thứ…

một hôm. nhớ giang hồ không chịu nổi, lồn bỏ trốn vài ngày. chính thế mà đàn bà biết, loài đàn ông yêu thương, đắm đuối mình cũng chỉ vì lồn

để giữ lồn lại bên mình. đàn bà tìm mọi cách giăng bẫy, đánh đập lồn tàn nhẫn đến què cả hai chân…sau đó xiềng luôn ở háng

từ đó, phần bị thiên hạ đàm tiếu, phần vì đi đứng không tiện. chẳng ai biết lồn ở đâu

duy bọn trẻ lúc nào cũng nghĩ: đàn bà & lồn, nhất định là một

bình:
thế mới dại dội


ném tiền

vào những ngày rảnh rỗi & buồn
phiền, nó thường ném tiền qua cửa
sổ. khi thật sự không còn gì
trên tay để có thể ném, nó
tự cười một mình. rồi lật đật
bò khỏi gác, nhặt tiền ném trở
lại. bất ngờ có tiếng nói [hình
như của doi] làm nó giật mình:
muốn ném bi nhiêu thì bi, nhưng
để rách tiền, mụ chủ nhà không
thèm lấy thời bỏ mẹ!


bí kíp

mỗi lần vấp ngã/ tao
chống cặc gượng dậy



NPV: Ðã kém ưu ái các văn nghệ phẩm như thế, sao thỉnh thoảng ông vẫn không ngần ngại kí tên mình vào dưới những tác phẩm của người khác? Hẳn ông cũng biết, hành vi ấy vẫn bị xem là plagiarism, đạo văn?

BC: Hành vi của tôi không là plagiarism, thưa ông; tên gọi đúng của nó phải là PLAYgiarism, CƯỚP văn (để) CHƠI! Và việc này cũng vậy, với tôi, chẳng khác gì hơn những trò tiêu khiển trong toa lét công cộng, nơi không hiếm kẻ lười dội nước cho sạch đi, và cũng chẳng hiếm người buồn tay thọc que vào một bãi sản phẩm của ai đấy, vẽ rồng rắn, hay kí tên mình ngay bên cạnh, chẳng xin phép ai, chẳng sợ ai kiện. Sao lại sợ? Tôi tin tác giả của những sản phẩm gốc kia chẳng ai mặn mà chuyện bảo vệ tác quyền hết. Mà tôi cũng rất công bằng đấy chứ? Chẳng đã từng công khai tuyên bố thiên hạ ai muốn làm thế đối với bất kì sản phẩm nào của tôi thì xin cứ tự nhiên, tôi cam đoan sẽ không thưa kiện sao?

NPV: Trở lại vấn đề ban nãy, ông tuyên bố mình không làm thơ? Nhưng người ta vẫn gọi đấy là thơ của ông, và không ngớt xỉ vả ông với tư cách nhà thơ?

BC: Tôi lập lại, tôi KHÔNG làm thơ. Tôi BÀI TIẾT! Bài tiết là một nhu cầu không thể thiếu, đồng thời là một thú vui tao nhã của mỗi cá thể. Tuy nhiên, có hẳn một khác biệt lớn có tính kách mệnh giữa Buồi Chét và phần còn lại của thế giới là ở chỗ một bên biết rõ mình đang làm gì, trong lúc bên kia thì không, và vẫn còn đang hoặc là kính cẩn, nghiêm trọng, hoặc là khệnh khạng, vênh váo, gọi ấy là “sáng tạo nghệ thuật”. Việc thiên hạ gọi sản phẩm tôi là thơ là một sự cố ngoài í muốn tôi. Nhưng cũng chẳng sao: Rốt cuộc, nó cũng đem lại một cơ hội không tồi để người ta đặt lại câu hỏi truyền kiếp “Thế nào là Thơ?” Ðóng góp của tôi, nếu có thể gọi thế, chính là nong rộng khái niệm “Thơ” trong nhận thức của thiên hạ. Và các vị cũng thừa biết, đây không phải lần đầu khái niệm này được nong cho rộng ra. Chiến dịch “nong thơ” đầu tiên, ai cũng đoán được, đã giúp giải tỏa vùng cấm địa “không vần” trong khái niệm “thơ” từng tồn tại trước đó; tiếp đấy, những vùng cấm khác cũng lần lượt được giải tỏa, đem lại cho mọi người nhiều tự do hơn. Như thế chẳng là đáng mừng?


bùi chát
cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn]

trang 3




NPV: Theo ông thì như thế? Nhưng tuyệt đại đa số chúng ta đã quen với quan niệm “Thơ là phải thế này, không được phép là thế nọ, thế kia”?

BC: Với tôi, chỉ có một điều duy nhất “phải”: Tự Do. Cái quan niệm chung “chỉ được tự do làm điều này, không được tự do làm điều nọ”, dù tỏ ra rất hữu dụng trong nhiều lãnh vực, lại hóa vô dụng, thậm chí vô nghĩa trong “sáng tạo nghệ thuật” (xin mạn phép sử dụng thuật ngữ của các vị). Trong lãnh vực đặc thù này, Tự Do thực sự, vâng, đòi hỏi bao hàm cả tự do làm điều hay, điều tốt, điều đẹp, lẫn tự do làm điều dở, điều xấu, bất kể chúng có quái dị (hợm) đến đâu: Tất cả những điều ấy đều phải được xem bình đẳng, ở đấy. Các vị không ngớt kêu gào Tự Do, Bình Ðẳng, Dân Chủ (và những gì nữa? thật cảm động và đáng ngưỡng mộ!), song cùng lúc lại dường như không chịu hiểu ra, những điều cảm động và đáng ngưỡng mộ ấy, nếu đã không thể thể nghiệm được trước hết trong “sáng tạo” hay “nghệ thuật”, thì chúng ta cũng hãy thôi đừng nên mơ tưởng đến việc thực hiện chúng ở bất kì lãnh vực nào khác trên đời này, nếu không muốn tự mâu thuẫn với chính mình, mâu thuẫn đến tội nghiệp.

NPV: Liệu sẽ có được bao nhiêu kẻ trong thiên hạ chia sẻ quan điểm của ông?

BC: Tôi ít thắc mắc có ai chia sẻ quan điểm với tôi, mà chỉ quan tâm xem trước sau nó có nhất quán hay không thôi, thưa ông. Tuy nhiên, nếu câu hỏi của ông là nghiêm túc, tôi cũng có thể nghiêm túc trả lời rằng, con số những kẻ hâm mộ tôi đã kịp phì đại một cách đáng suy gẫm. Từ ban đầu chỉ dăm người trong một nhóm tự xưng là Mở Miệng, đã nhanh chóng lây nhiễm sang những Inrasara, Như Huy, Ðỗ Kh., Khánh Hòa, Vương Văn Quang, vân vân, (xin lưu í để ông an tâm, không vị nào trong số vừa nêu có chỉ số IQ dưới 214 cả!), và nay, theo những nguồn tin bi quan nhất, đã xấp xỉ mươi vạn. (Sao lại không?) Riêng trường hợp Vương Văn Quang là rất cá biệt: Thoạt cứ dẫy lên như đỉa phải vôi, không tiếc lời xỉ vả, song đã rất khẩn trương ngộ ra, lại tranh thủ không hết lời tán tụng; tính lại từ đầu đến cuối, quá trình vị này bỏ từ bến mê sang bờ giác chỉ vỏn vẹn vài tháng, một thời hạn kỉ lục!

NPV: Nếu quả vậy, xin ch.....

. . .

Sài Gòn, 15.02.2005

© 2005 talawas