trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Nghệ thuật
Âm nhạc
  1 - 20 / 123 bài
  1 - 20 / 123 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Nghệ thuậtÂm nhạc
10.3.2005
Bùi Văn Phú
Văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ-ngụy hay văn nghệ xã hội chủ nghĩa
 
[1]

Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mộ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi

Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây
Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời
Ðể bao giờ trời đất yên vui
Xin cho tôi xin lại cuộc đời

Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hòa bình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn dòng máu trong tim anh
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó Tôi yêu em

Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
Xin cho tôi quên phận tù đày
Xin cho tôi là thoáng rượu cay
Xin cho tôi xin cả cuộc đời
Một hôm nào trẻ hát trong nôi
Xin cho tôi xin chỉ một ngày

(Xin cho tôi [2] , Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng cuối thập niên 1960, cung Rê thứ [Dm], điệu nhạc rời rạc, than thở, chỗ điệp khúc thì ngân cao, gào thét?


Phụ bản của Bửu Chỉ




*


Ta đã thấy gì trong đêm nay
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Rừng núi loan tin đến mọi miền
Gió Hòa bình bay về muôn hướng
Ngày vui con nước trôi nhanh
Nhịp sống bao la xóa bỏ hận thù
Gặp quê hương sau bão tố
Giọt nước mắt vui lay lòng gỗ đá

Ta đã thấy gì trong đêm nay
Bàn tay muôn vạn bàn tay
Những ngón tay thơm nối tật nguyền
Nối cuộc tình Nối lòng đổ nát
Bàn tay đi nối anh em
Về suối quê hương tắm gội nhục nhằn
Mười năm đêm trong tiếng súng
Ruộng lúa bãi dâu qua cơn kinh hoàng

Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên
Một đoàn tầu đi nhả khói ấm hai bên đường
Một đàn gà cao tiếng gáy đánh thức bình minh

Ta đã thấy gì trong đêm nay
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Ðường phố hôm nay sáng rực đèn
Sáng rực đèn trong làng trong xóm
Người đi như nước qua đê
Mặt đất ưu tư đã nở nụ cười
Hàng cây xanh thay áo mới
Người bước bước nhanh như rừng đi tới

Ta đã thấy gì trong đêm nay
Ðèn soi trăm ngọn đèn soi
Mặt đất rung rinh bước triệu người
Phá ngục tù đi dựng ngày mới
Rạng đông soi sáng tương lai
Giòng máu anh em đã nhuộm mặt trời
Cùng xương khô lên tiếng nói
Ðòi sống ấm êm nhân danh con người

(Ta thấy gì đêm nay [3] , Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng cuối thập niên 1960, cung Mi thứ [Em], điệu nhạc hùng tráng)


*

Chế độ Mỹ ngụy kềm kẹp nhưng cho hát, cho in nhạc Trịnh Công Sơn vô tư.


Trang cuối của tập nhạc Kinh Việt Nam, Sài Gòn 1968


*

30 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, báo Tiền Phong điện tử, thứ Hai 7 tháng 3, 2005 có đưa tin:

"Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa phê duyệt một danh sách gồm 99 bài hát (danh sách bổ sung các bài hát sáng tác trước năm 1975 và sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam định cư ở nước ngoài) được phép sử dụng... Cố nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn được bổ sung 2 bài (Ta thấy gì đêm nayXin cho tôi)... Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Cường - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD)

Một số người trong giới biểu diễn cho rằng con số tác phẩm ca nhạc trước năm 1975 được cấp giấy phép là quá ít so với số lượng khổng lồ của nó. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Ðúng là nếu chỉ nhìn về mặt số lượng hàng nghìn tác phẩm đã sáng tác trước năm 1975 và so với con số những tác phẩm hiện được cấp phép thì quả là có sự chênh lệch đáng kể. Song nếu xét trên bình diện chất lượng thì con số những tác phẩm được cấp phép là hợp lý bởi không phải tất cả những tác phẩm được sáng tác đều có chất lượng tốt, đấy là chưa nói đến những tác phẩm có nội dung không lành mạnh, mang tư tưởng phản động, chống phá cách mạng."

Không biết hai bài hát trên và còn nhiều sáng tác nữa của Trịnh Công Sơn - một nhạc sĩ được nhà nước nâng niu, che chở - có tư tưởng phản động, nội dung không lành mạnh, chống phá cách mạng ở chỗ nào mà phải đến 30 năm mới được những người làm văn hóa nghệ thuật tại Việt Nam cho phép hát.

Rồi mai đây tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mưa hay cho bão tố có kéo qua đây...

là bài Niệm khúc cuối của Ngô Thụy Miên. Xin hỏi ông Lê Ngọc Cường là chất lượng của bài hát này kém đến độ nào mà bây giờ mới được phép hát? Hay nó phản động, làm nản lòng bộ đội? chống phá cách mạng?

Còn "phù thuỷ âm nhạc" Phạm Duy nữa, cả gần nghìn bài hát của ông đến giờ vẫn còn „phản động“, „chống phá cách mạng“, „chất lượng kém“, „không lành mạnh“. Nhưng sao rất nhiều người Việt của ba thế hệ qua lại mê nhạc Phạm Duy?

"Nhạc của tôi đi vào lòng người thì dễ, nhưng đi vào lòng ông Ðỗ Mười sao khó thế" (Phạm Duy phát biểu trong buổi nói chuyện tại Ðại Học Berkeley, California, 1995)

© 2005 talawas




[1]Xin mượn tên một cuốn sách phê bình sinh hoạt văn hoá văn nghệ miền Nam trước 1975 của Trần Trọng Đăng Đàn, xuất bản trong nước hơn 20 năm về trước.
[2]Trong tập nhạc Thần thoại quê hương / „Tình yêu và thân phận“
[3]Trong tập Kinh Việt Nam, xuất bản tại Sài Gòn năm 1968