trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 103 bài
  1 - 20 / 103 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngTôn giáo
Loạt bài: Tưởng niệm Giáo hoà ng John Paul II (1920-2005)
 1   2   3   4   5   6   7   8   9 
9.4.2005
St. Petersburg Times
John Paul II, nhà lãnh đạo tâm linh
Huy Vũ dịch
 
John Paul II: nhà lãnh đạo tâm linh được yêu mến này đã để lại dấu ấn sâu đậm lên lịch sử bằng niềm thấu cảm và nhân đạo, nhưng ông lại kiên quyết chống việc giải phóng Giáo hội.

Quan điểm đạo đức không khoan nhượng của ông suốt 26 năm ở chức vụ Giáo hoàng là một nỗ lực nhằm thay đổi ở bên ngoài giáo hội Công giáo Roma hơn là ở bên trong giáo hội. John Paul II, vừa qua đời hôm thứ Bảy vừa qua thọ 84 tuổi, là một người cấp tiến trong những phạm vi như luật tử hình, giải trừ quân bị, sự nghèo đói và tự do con người. Ông có thể phê phán chủ nghĩa tư bản như ông đã phê phán chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông là một người bảo thủ cứng rắn về những vấn đề thuộc giáo lý Công giáo như ngừa thai, tu sĩ độc thân và vai trò phụ nữ trong giáo hội. Tuy thế, kể cả những kẻ chỉ trích ông cũng phải thừa nhận là John Paul đã ban cho một tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới điều mà họ cần – đó là một nền giáo lý minh bạch. Ông đã không để lại một nghi ngờ gì về lập trường của Giáo hội hay điều trông đợi đối với tín đồ.

Vị lãnh đạo tinh thần phi thường và đáng mến này đã sử dụng sức thu hút của ông vào việc hữu dụng, du hành đến 129 quốc gia và gây ảnh hưởng tới hàng triệu con người ở những nơi mà trước đó chưa có một Giáo hoàng nào đặt chân tới với một thông điệp đơn sơ rằng sinh mệnh của họ có giá trị. Ông tập trung sự chú ý của thế giới về nạn buôn bán trẻ con ở châu Á và trẻ con chết vì đói và bệnh tật ở châu Phi. Như một diễn viên chính trên sân khấu quốc tế, vị Giáo hoàng người Ba Lan đầu tiên sẽ được nhớ đến về vai trò của ông trong sự sụp đổ của chế độ Soviet và chủ nghĩa cộng sản ở Âu châu. Trong bài thuyết giáo đầu tiên ở cương vị Giáo hoàng, ông nói: "Đừng sợ!" và mọi người đã hiểu ý.

Ông tha thứ cho tên sát thủ là kẻ suýt bắn chết ông và để lại những vết thương gây biến chứng suốt đời ông, là tấm gương đạo đức vượt trội đức tin. Ông đến với tín đồ Do thái và Hồi giáo trong tinh thần hoà giải và ở những năm cuối của cuộc đời Giáo hoàng, ông chính thức xin lỗi cho những việc làm sai trái của Giáo hội trong những thế kỷ trước, kể cả sự bất khoan dung đối với những tôn giáo khác và sự bất công đối với phụ nữ và người nghèo trong quá khứ.

Tuy vậy, với toàn bộ niềm thấu cảm của mình, vị Giáo hoàng này lại không chịu khoan dung cho sự bất đồng quan điểm trong Giáo hội. Ông xem sự nới rộng tự do sẽ gây ra những gì đối với Giáo hội như thuyết hư vô đã và đang gây ra đối với xã hội thế tục. John Paul II đã tái khẳng định lập trường truyền thống của Giáo hội về những vấn đề xã hội, và chung quanh ông là những kẻ bảo thủ để thi hành lòng trung thành cho giáo lý. Với ông, câu hỏi được đặt ra về việc lên án ngừa thai nhân tạo có mâu thuẫn với quan tâm của Giáo hội về những nạn nhân mắc bệnh AIDS ở Phi châu không đã quên một điều cơ bản: sự thánh thiện của đời sống. Cũng cái đề giải duy tinh thần ấy đã củng cố cho ý kiến của Giáo hoàng về vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ con là một vấn đề Giáo hội, chứ không phải vấn đề hình luật.

Mặc dù với những giá trị bảo thủ của ông, John Paul II không hẳn xa cách giới trẻ, nước Mỹ và những kẻ chỉ trích Giáo hội. Những diễn đàn về giới trẻ của ông rất được phổ biến. Ông được hưởng danh tiếng như một ngôi sao nhạc rock và ông biết cách để xoay ánh đèn của giới truyền thông về phía quá độ của nền văn hoá đại chúng. Ông là một lực sĩ trượt tuyết, một nhà ngôn ngữ học, diễn viên, nhà văn - một học trò đa dạng của thế giới và một con người hoàn toàn hiện đại nhưng bất đồng với những giá trị hiện đại (của xã hội) quan tâm đến chất lượng của đời sống hơn là sự thánh thiện của đời sống.

Ngay cả đến cuối đời, khi vị Giáo hoàng này thể xác đang đau đớn rõ rệt, ông đã thấy có nhu cầu duy trì chân dung của mình trong quần chúng, đứng vững như một chứng nhân sống, rằng đời sống, dù yếu đuối thế nào, cũng có chút gì đó để góp phần. Đấy là sự tiếp nối của cuộc hành trình mà Karol Wojtyla đã khởi đầu thuở còn niên thiếu ở Ba Lan, nơi ấy ông đã chứng kiến những điều khủng khiếp thời Đức Quốc Xã chiếm đóng. Ở tuổi thơ, ông đau khổ chịu sự mất mát người ruột thịt, bạn bè và quê hương, và có những lúc cả sức khoẻ và tự do của chính ông. Mối hoạn nạn ấy tồn tại cùng với vết thương là điều ông nói tới trong suốt thời gian trị vì. Cung cách can đảm mà ông đối diện với cái chết của mình đã khép lại một cuộc đời đầy cảm hứng.


© 2005 talawas