trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 497 bài
  1 - 20 / 497 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Xã há»™i dân sá»±
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18 
30.6.2005
Marcia A. Weigle, Jim Butterfield
Xã hội dân sự trong các chế độ cộng sản đang đổi mới: Logic xuất hiện
4 kì
Lâm Yến dịch
 1   2   3   4 
 
Các phân tích về sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự trong các chế độ kiểu Soviet được bắt đầu trong giai đoạn Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan năm 1980-81. Khi đó, các học giả bắt đầu tìm cách giải thích mô thức của sự tham dự xã hội độc lập (independent social participation) trong điều kiện xã hội nói chung bị chỉ đạo bởi nhà nước [1] . Từ năm 1985, khi hàng chục ngàn nhóm và chính đảng không chính thức xuất hiện ở USSR sau các chương trình cải cách glasnost perestroika của Gorbachev, khái niệm xã hội dân sự lại được dùng để mô tả các vận động xã hội tích cực. [2] Mặc cho việc khái niệm này được sử dụng phổ biến ở cả Trung Âu và USSR, ít ai chịu so sánh sự phát triển của xã hội dân sự ở các chế độ kiểu Soviet, chủ yếu vì USSR là một trường hợp quá độc đáo do điều kiện lịch sử đặc biệt và sự phát triển bản địa của chủ nghĩa Mác - Lê nin ở đây. [3] Tuy vậy, dù có những khác biệt hiển nhiên giữa các quốc gia, một sự so sánh như thế vẫn có ích, khi mà nền khoa học chính trị phương Tây đang cố gắng lắp ghép các mảnh puzzle hậu toàn trị lại với nhau (từ các thông tin về hành vi nhóm và hành động tập thể) bằng cách khuyến khích các phân tích mang tính hệ thống hơn về các nguyên nhân và các hình thức tham dự xã hội trong các nhà nước Cộng sản đang chuyển đổi. [4]

Trong khi những diễn biến nhanh chóng và phức tạp ở Trung Âu và USSR không cho phép một sự phân loại chặt chẽ, chúng tôi dựa phân tích của mình trên các xu hướng khá rõ ràng trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự ở Trung Âu và so sánh chúng với các xu hướng ở Liên Xô (cũ). Kinh nghiệm ở Trung Âu cho thấy có bốn giai đoạn trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự: tự vệ- các cá nhân và nhóm độc lập [đấu tranh] với nhà nước để bảo vệ quyền tự chủ một cách chủ động hoặc bị động; xuất hiện- các nhóm và phong trào độc lập theo đuổi các mục tiêu giới hạn trong một không gian công đã được mở rộng (kết quả của sự nhượng bộ hoặc thừa nhận của nhà nước-đảng đang trong quá trình đổi mới); động viên- các nhóm và phong trào độc lập làm xói mòn tính chính đáng của đảng-nhà nước bằng cách giới thiệu các hình thức quản lý nhà nước mới cho xã hội (khi đó đã được chính trị hóa); và được thể chế hóa- các lãnh đạo (được công chúng ủng hộ) luật hóa các luật bảo đảm tính độc lập cho các hoạt động xã hội, dẫn tới quan hệ khế ước giữa nhà nước và xã hội cuối cùng được điều chỉnh bằng các cuộc bầu cử tự do.

Chúng tôi cho rằng trong 2 giai đoạn đầu (tự vệ và xuất hiện), xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR có thể được so sánh trên cơ sở kiểu chế độ. Có nghĩa là, các chế độ Cộng sản trong các hệ thống xã hội hậu toàn trị đã định hình một mô hình phát triển đặc biệt của xã hội dân sự: Trong các chế độ kiểu Soviet, những cuộc khủng hoảng có hệ thống, trong bối cảnh hậu toàn trị, đã đem lại một kiểu phát triển xã hội dân sự đặc biệt trong 2 giai đoạn đầu tiên, khi mà các nhà hoạt động xã hội nỗ lực bảo vệ sự tự chủ của mình khỏi sự thâm nhập của nhà nước-đảng và, khi có cơ hội thích đáng, sẽ bày lợi ích và yêu sách của họ trong một không gian công mở rộng. Sự mở rộng của các hoạt động độc lập sẽ ngày càng mâu thuẫn với nền tảng của tính chính đáng và quyền lực của một đảng cầm quyền, dẫn tới sự chấm dứt nền cai trị của Cộng sản. Một khi các nhà hoạt động xã hội trong các xã hội dân sự đang xuất hiện ngồi lại với nhau, nhằm đưa ra các phương pháp quản lý xã hội mới (và bằng các phương pháp mới đó, họ tìm cách thể chế hóa những thành quả mà xã hội độc lập đã đạt được), [thì khi đó], mô thức phát triển của xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR bắt đầu phân hóa. Trong 2 giai đoạn sau của diễn trình phát triển xã hội dân sự, các đặc trưng của xã hội dân sự mang tính độc đáo với từng nước, phụ thuộc phần lớn vào lịch sử, văn hóa chính trị (đặc biệt là khuynh hướng tự tổ chức của xã hội và quan hệ giữa các giai cấp xã hội khác nhau), các hình thái chủ nghĩa dân tộc nhất định, và bối cảnh xã hội cho sự phát triển thể chế.

Trong bài báo này, chúng tôi so sánh 2 giai đoạn đầu của diễn trình phát triển xã hội dân sự trong các nước Ba Lan, Hungary và Czechoslovakia với diễn trình ở USSR trên cơ sở kiểu chế độ, và với mục đích làm rõ logic xuất hiện của xã hội dân sự trong các chế độ kiểu Soviet. Hai giai đoạn cuối (trong đó các đặc điểm xã hội và văn hóa trở nên quan trọng hơn kiểu chế độ trong việc quy định sự phát triển của xã hội dân sự) sẽ là chủ đề của nghiên cứu tiếp theo. Ở đây, chúng tôi bắt đầu bằng cách làm rõ bối cảnh của “kiểu chế độ” và “xã hội dân sự” và nối tiếp bằng phần so sánh.


Bối cảnh: Hậu toàn trị

Các chế độ “hậu toàn trị” có được tên gọi của mình (với tư cách là một dạng chế độ chuyên chế đặc biệt) trong một tiểu luận nổi tiếng của Juan Linz. [5] Lý luận của Linz là: các chế độ chuyên chế-kiểu-hậu toàn trị khác với các chế độ chuyên chế khác ở chỗ hậu toàn trị ít nhất cũng có mong muốn trở thành “toàn” xét về cơ sở tồn tại (raision d’etre) của nhà nước Stalinist. Mô hình nhà nước hậu toàn trị được đặc trưng bởi: (1) một quá trình chính trị xung đột hoàn toàn được cách ly với các yêu sách của các nhóm xã hội độc lập; (2) quá trình vận động và động viên tham dự xã hội chưa hoàn chỉnh; (3) sự khẳng định của nhà nước-đảng về tính chính đáng của họ dựa trên các nền tảng học thuyết và thành tích lãnh đạo, và (4) đảng khẳng định độc quyền đại diện cho các giá trị và lợi ích.

Các đặc trưng của hệ thống hậu toàn trị nhấn mạnh vào sự thống trị của đảng-nhà nước trong các quá trình xã hội và không chấp nhận các hoạt động xã hội độc lập, trong khi thừa nhận rằng các phương pháp thống trị và áp bức của nhà nước theo kiểu Stalinist (cái dẫn tới việc nguyên tử hóa xã hội) đã không còn đứng vững trong điều kiện xã hội đang hiện đại hóa và tính đa dạng của dân tộc. Trong khi các chế độ toàn trị kiểu Stalinist nhấn mạnh đến việc động viên tập trung [các nguồn lực] để thực hiện các mục tiêu xã hội và ý thức hệ theo sự lãnh đạo của đảng; thì các chế độ Cộng sản hậu toàn trị buộc phải hạn chế động viên [nguồn lực] bằng cách giảm kiểm soát các quá trình xã hội, trao quyền tự chủ rộng rãi hơn cho một số nhóm. [6]

Việc các chế độ hậu toàn trị giải phóng [một phần] bằng cách chấp nhận sự tự chủ của xã hội và (ở một mức độ lớn hơn là) dân tộc đã là chủ đề chính của nhiều nghiên cứu về quá trình chính trị trong các xã hội kiểu Soviet trong những năm cuối thập kỷ 1960 và 1970. Khi phân tích các hậu quả của sự tham dự xã hội rộng rãi, một số phân tích gia đã lập luận rằng các nhà nước kiểu Soviet đã vận động theo một phiên bản của mô hình lợi ích nhóm. [7] Đảng-nhà nước thừa nhận một số lợi ích thể chế là chính đáng, nhưng cũng nỗ lực kết hợp và kiểm soát các lợi ích này trong khuôn khổ các thể chế do nhà nước thống trị. [8] Trong khi diễn trình chính trị hậu toàn trị được đặc trưng bởi sự tổng hợp lợi ích, xung đột và giải pháp, và bị giới hạn trong các tham số của cơ chế nhà nước-đảng, thì quá trình chính trị vẫn được cách ly khỏi các lợi ích xã hội phi nhà nước và liên kết tự do. Trong những năm 1980, hiện tượng mô hình này không còn thỏa mãn được nhu cầu của chế độ (cũng như khát vọng của dân chúng) đã trở thành vấn đề trung tâm trong lĩnh vực [nghiên cứu] tham dự của công dân. Quá trình chuyển từ sự tham dự [do bị] động viên sang tự do liên kết và phát biểu lợi ích đã thúc đẩy các nghiên cứu về các xã hội dân sự đang xuất hiện tại Trung Âu và USSR. Trước khi khảo sát bản chất của quá trình này, chúng tôi muốn trình bày tiếp về bối cảnh của xã hội dân sự.


Xã hội dân sự

Thuật ngữ “xã hội dân sự” đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Âu và USSR bởi cả các học giả và các nhà vận động (activists). Trong khi thuật ngữ này không được áp dụng có hệ thống bởi cả hai nhóm, có một điểm hiển nhiên là: chủ đề xã hội dân sự trong quan hệ với các chế độ Cộng sản chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của các hoạt động xã hội dựa trên việc tự do liên kết (chứ không phải tham dự bắt buộc) và phát biểu các lợi ích cả từ bên dưới và bên trên. Tại điểm này, cần làm rõ xã hội dân sự được hiểu là gì, và từ góc độ lý thuyết, làm thế nào nó có thể xuất hiện trong bối cảnh chủ nghĩa hậu toàn trị.

Chúng tôi dùng một phiên bản định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu gần đây về Trung Âu: một hình thái tự tổ chức độc lập của xã hội, trong đó các nhân tố cấu thành của nó tự nguyện tham gia vào các hoạt động công nhằm tìm kiếm các lợi ích cá nhân, nhóm và dân tộc trong phạm vi quan hệ nhà nước-xã hội được pháp luật quy định. Theo định nghĩa này, xã hội dân sự gồm 2 phần. Phần đầu là khung pháp lý cho phép [tồn tại] hình thái tự tổ chức của xã hội và quy định tính chất của quan hệ giữa nhà nước-xã hội, vì thế, bảo đảm quyền tự chủ của các nhóm xã hội. Đó là nền tảng thể chế cho xã hội dân sự, một điều kiện cần thiết phổ quát, nhưng cũng là cái mang nhiều nét khác biệt giữa các nước, tùy theo bối cảnh hình thành các thể chế và bộ luật ở từng nước. Phần hai là bản sắc của các nhà hoạt động xã hội và mục tiêu trong các hoạt động của họ. Những yếu tố này quy định thêm đặc điểm và hình thức tổ chức của xã hội dân sự. Chúng tôi gọi nó là định hướng của xã hội dân sự, và nó khác nhau khá nhiều giữa các xã hội, phụ thuộc vào các giá trị ẩn bên dưới các hoạt động độc lập trong không gian công. [9]

Sự khác biệt giữa nền tảng thể chếđịnh hướng của xã hội dân sự là điều kiện ban đầu để hiểu sự hình thành của xã hội dân sự trong các điều kiện lịch sử và quốc gia cụ thể đã diễn ra như thế nào. Các học giả đầu tiên của thuyết khế ước xã hội (contractarians) nhấn mạnh đến nền tảng thể chế của xã hội dân sự, đó là, một khế ước xã hội ràng buộc các thành viên của một cộng đồng tự nguyện vào các tập tục chung “nhằm cùng bảo vệ Cuộc sống, Tự do và Tài sản…” [10] Khi xây dựng một mô hình hữu cơ hơn về các quan hệ giữa nhà nước-xã hội, Hegel đã xóa nhòa ranh giới giữa sự tồn tại về pháp lý của xã hội dân sự với các căn bản hoạt động diễn ra trong nội bộ của nó bằng việc khẳng định rằng nhà nước bao gồm cả xã hội dân sự, do vậy, trong khi các hoạt động độc lập diễn ra trong vương quốc xã hội dân sự, [thì] phương hướng của các nhà hoạt động xã hội lại tuân theo định hướng của các lãnh đạo nhà nước, gây ra tính duy lý tuyệt đối trong quan hệ nhà nước-xã hội. [11] Khi nói đến mô hình hữu cơ của Hegel, Marx đã xóa hoàn toàn mọi khác biệt giữa sự tồn tại về pháp lý của một không gian công độc lập và phương hướng của các nhà hoạt động của nó. Tức là, mọi khung pháp lý về xã hội dân sự được thiết kế bên trong bối cảnh các quan hệ xã hội tư sản sẽ không thể không bị thống trị bởi các hành vi công hướng tới việc thỏa mãn các lợi ích tư sản. Các phương hướng khác của các nhà hoạt động xã hội, ví dụ, hướng tới lợi ích của [giai cấp] công nhân, sẽ không bao giờ trở thành hiện thực trong khung thể chế tư sản. Trong khi chính trị hóa Marx, Gramsci nhận thấy có nhiều khả năng để đạt được các lợi ích đối lập hơn ngay cả trong các khung khổ các quan hệ xã hội và cấu trúc pháp luật [mang tính] bóc lột. Các nhóm đối lập có thể thúc đẩy các lợi ích của mình, nếu họ [chịu] đối mặt với quyền lãnh đạo của các giai cấp thống trị bằng cách tiến hành một cuộc “chiến tranh vị trí” trong việc truyền bá lợi ích của họ trong đa sống công cộng. [12] Xã hội dân sự của Gramsci có thể vận hành theo cách mà xã hội dân sự của Marx không thể. Trên đấu trường bày tỏ quan điểm, phát biểu lợi ích, và hoạt động liên kết, xã hội dân sự có thể được giai cấp lao động sử dụng để dần dần tạo dựng quyền lãnh đạo của chính nó về các lợi ích, các phương hướng văn hóa, quan điểm ý thức hệ, để đánh dấu khúc dạo đầu cho sự thống trị của chính nó đối với nhà nước, và cuối cùng hấp thu nhà nước vào trong [chính cái] xã hội dân sự bị thống trị bởi lợi ích của giai cấp lao động.

Trong khung cảnh sự cầm quyền của Cộng sản theo kiểu hậu toàn trị ở Trung Âu, cách tiếp cận khế ước với hành vi công cộng độc lập (independent public activity) hoàn toàn không khả thi. [13] Không thể lựa chọn đại diện của mình vào bộ máy nhà nước, và do đó không thể có ảnh hưởng chính sách và không thể theo đuổi các lợi ích tư nhân trong một không gian công được luật pháp bảo vệ, những cá nhân trong xã hội không chấp nhận sự thống trị của nhà nước về liên kết và tham dự công cộng đành phải hoặc là rút về cuộc sống cá nhân và gia đình, hoặc xây dựng một cái thay thế - một mạng lưới liên kết và tham dự ngầm. Một cuộc cách mạng lật đổ, hoặc một sự thay đổi triệt để bộ máy nhà nước hoặc cơ sở xã hội cho quyền lực của nó, là chuyện không thể. Kinh nghiệm năm 1856 ở Hungary và năm 1968 ở Czechoslovakia đã cung cấp cho các nhà vận động độc lập và các đảng viên cải cách một bài học xương máu. Khi công chúng ngày càng hình thành rõ cho mình lộ trình cải cách trong những năm 1970 và 1980, lựa chọn duy nhất cho các tham dự độc lập là chấp nhận các ranh giới hệ thống của Cộng sản cầm quyền, và [chấp nhận] sự kiểm soát của chế độ đối với chính trị tầm cao, trong khi bày ra càng nhiều quyền tự chủ càng tốt trong không gian độc lập của các hoạt động công. [14] Theo cảm quan của Gramsci, những đường nét cơ bản của xã hội dân sự vì thế sẽ được hình thành ngay trong bối cảnh một nhà nước đàn áp. [15] Nói cách khác, các nhóm xã hội sẽ hình thành trên cơ sở các mục tiêu và lợi ích nhóm được phát biểu độc lập, tự giới hạn mục tiêu của mình trong các lĩnh vực không đe dọa đến quyền lực hay tính chính đáng của chế độ. Việc diễn dịch và bày tỏ lợi ích sẽ được theo đuổi độc lập (mặc dù vẫn liên hệ) với cấu trúc nhà nước thống trị và các quan hệ kinh tế. [16]

Vì thế, các thành phần hoạt động độc lập ở Trung Âu từ đầu những năm 1970 bắt đầu giả định rằng xã hội dân sự có thể xuất hiện bên trong các tham số của nhà nước hậu toàn trị. Sự xuất hiện này là khả thi thông qua việc bảo vệ quyền tự chủ của các nhà hoạt động xã hội, những người thông qua việc tham dự có phối hợp sẽ dần hình thành một cuộc “chiến tranh vị trí” chống lại các lợi ích của nhà nước Cộng sản, trong khi vẫn hoạt động trong các phạm vi được chế độ chấp nhận và không đe dọa đến tính chính đáng của nó. Kết quả có thể là sự cân bằng quyền lực giữa nhà nước bị thống trị bởi một đảng duy nhất đang giữ vững sự kiểm soát trên các lộ trình kinh tế-chính trị rộng lớn, và một xã hội ngày càng độc lập được phép tự hình thành các lợi ích tư nhân hoặc địa phương (cái sẽ được hiện thực hóa thông qua các hình thức “tự quản lý” hoặc “tự quản trị”). Sáng kiến cho sự dàn xếp độc đáo này được hóa thân trong “chủ nghĩa tiến hóa mới” của Adam Michnik, là sản phẩm của các nhà hoạt động chính trị ở Ba Lan. Công thức này, nhìn từ một góc độ khác, được áp dụng dưới hình thức “nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa” của Gorbachev ở USSR.

Việc khảo sát tập hợp tình huống cụ thể (mà trong đó đã hình thành các xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR), cũng như diễn trình hoạt động của nó, cho thấy sự cân bằng tân-Gramsci (giữa một nhà nước thống trị và một xã hội ngày càng tự chủ hơn) là điều kiện cần cho sự phát triển của các xã hội dân sự ở các nước này, nhưng cũng là cái mang tính bất ổn định nội tại, và vì thế, chỉ có tính ngắn hạn. Ở Trung Âu, nền tảng tính chính đáng của chế độ vốn yếu kém, và xã hội có những nguồn lực để đưa ra các phương pháp quản lý xã hội mới thay thế. Ở USSR, nơi mà tính chính đáng của chế độ Cộng sản được cột chặt với (một vài dạng cá biệt của) chủ nghĩa dân tộc Nga, và các nhóm độc lập tỏ ra kém cố kết hơn trong hoạt động phản kháng của họ chống lại chế độ, thì giai đoạn bất ổn định còn kéo dài hơn nữa. Tuy nhiên, cuối cùng thì căng thẳng ẩn chứa sẵn trong quá trình chuyển giao quyền lực từ một nhà nước-đảng đang đổi mới sang một xã hội đang kiểm tra các giới hạn tham gia của mình sẽ phải được giải quyết, hoặc bằng việc nhà nước thu lại các đặc quyền tham gia [mà nó đã nhượng bộ], hoặc quá trình động viên của lực lượng đối lập sẽ [mạnh dần lên và] đủ khả năng đưa ra các hình thức quản lý xã hội mới. Các mẫu hình phát triển của xã hội dân sự đem đến nghịch lý về một đảng duy nhất tiếp tục cầm quyền trong bối cảnh các hoạt động xã hội ngày càng độc lập và phát triển theo khuynh hướng chính trị hóa. Tại điểm này, chúng tôi đã đi đến nghịch lý đó thông qua việc khảo sát các giai đoạn đầu của xã hội dân sự, từ chỗ nó bắt đầu tự bảo vệ mình chống lại sự thâm nhập của nhà nước, và sau đó xuất hiện với sự bùng phát các hoạt động thách thức lại đảng cầm quyền.




[1]Andrew Arato, "Civil Society against the State: Poland 1980-1981," Telos, 47 (1981), 23-47; Andrew Arato and Jean Cohen, “Social Movements, Civil Society, and the Problem of sovereignty," Praxis International, 4 (1984), 266-283; Z. A. Pelczynski, "Solidarity and the Rebirth of 'Civil Society,'" in John Keane, ed., Civil Society and the State (London: Verso, 1988), pp. 361-380; Zbigniew Rau, "Some Thoughts on Civil Society in Eastern Europe and the Lockean Contractarian Approach," Political Studies, 35 (1987), 573-592.
[2]Xem, ví dụ, Moshe Lewin, The Gorbachev Phenomenon: A Historical Perspective (Berkeley: University of California Press, 1988); Gail W. Lapidus, "State and Society: Toward the Emergence of Civil Society in the Soviet Union," in Seweryn Bialer, ed., Politics, Society, and Nationality inside Gorbachev's Russia (Boulder: Westview Press, 1989), pp. 121-147; S. Frederick Starr, "Soviet Union: A Civil Society," Foreign Policy, 70 (Spring 1988), 26-43.
[3]H. Gordon Skilling, Samizdat and an Independent Society in Central and Eastern Europe (Columbus: Ohio State University Press, 1989).
[4]Sidney Tarrow, "Aiming at a Moving Target: Social Science and the Recent Rebellions in Eastern Europe," PS: Political Science and Politics, 24 (March 1991), 12-20.
[5]Juan Linz, "Totalitarianism and Authoritarianism," in Fred I. Greenstein and Nelson W. Polsby, eds., The Handbook of Political Science, 3: Macropolitical Theory (Reading: Addison Wesley, 1975), pp. 336-350.
[6]Ibid., p. 340.
[7]Xem Gordon Skilling, "Interest Groups and Communist Politics," World Politics, 18 (April 1966), 435-451; Gordon Skilling and Franklyn Griffiths, eds., Interest Groups in Soviet Politics (Princeton: Princeton University Press, 1971); Jerry Hough, "Petrification or Pluralism?," Problems of Communism, 21 (March-April 1972), 25-45, Các phê phán về cách tiếp cận này dựa trên lập luận rằng bất kì một mô hình đa nguyên nào cũng đều không khả thi trong bối cảnh thể chế kiểu Soviet, nơi không có sự tham gia xã hội độc lập. Xem Andrew Janos, "Group Politics in Communist Society: A Second Look at the Pluralist Model," in Samuel P. Huntington and Clement H. Moore, eds., Authoritarian Politics in Modern Society (New York: Basic Books, 1970), pp. 437-450, and William Odom, "A Dissenting View on the Group Approach to Soviet Politics," World Politics, 28 (July 1976), 542-567.
[8]Valerie Bunce and John Echols, "Soviet Politics in the Brezhnev Era: 'Pluralism' or 'Corporatism'?," in Donald Kelley, ed., Soviet Politics in the Brezhnev Era (New York: Praeger Publishers, 1980).
[9]Maria Markus discusses this as the "framework" and "content" of private activities in "Overt and Covert Modes of Legitimation in East European Societies," in T. H. Rigby and Ferenc Feher, eds., Political Legitimation in Communist States (New York: St. Martin's Press, 1982), p. 86.
[10]John Locke, Two Treatises of Government (New York: Cambridge University Press, 1963), p. 395. Xem thêm Rau, pp. 582-583.
[11]Norberto Robbio, "Gramsci and the Conception of Civil Society," in Chantal Mouffe, ed., Gramsci and Marxist Theory (London: Routledge & Kegan Paul, 1979), p. 22.
[12]David Forgacs, ed., An Antonio Gramsci Reader (New York: Schocken Books, 1988).
[13]Rau, p. 584, lý luận rằng “các nhóm độc lập trỗi dậy như là hiệu ứng của khế ước xã hội kiểu Locke; và…, với tư cách là các cộng đồng đạo đức, là các xã hội dân sự kiểu Locke.” Mặc dù cách lập luận này có thể đúng với các nhóm -như là các cộng đồng đạo đức, nó xem nhẹ thực tế là các nhóm độc lập không cầu viện đến các phân xử pháp lý trong các xung đột giữa các nhóm với nhà nước, hay các chủ thể xã hội độc lập khác; mà cũng chẳng có bất kì những đảm bảo về mặt thể chế cho sự tự trị của các nhóm và cá nhân.
[14]Trong cách phân loại của Seweryn Bialer, "chính trị bậc cao" nói đến "các vấn đề chính trị chính yếu của xã hội, các ý tưởng và ngôn ngữ trừu tượng của chính trị học, các quyết định và hoạt động của các nhà lãnh đạo xã hội,” trong khi "chính trị bậc thấp" bao gồm “các quyết định trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của công dân, các vấn đề của đa phương, và các điều kiện ở nơi làm việc." Xem
Seweryn Bialer, Stalin's Successors: Leadership, Stability, and Change in the Soviet Union (Cambridge: Cambridge University Press, 1980), p. 166.
[15]Muốn khảo sát những năm tháng phát triển đầu tiên của xã hội dân sự ở Ba Lan, xem Jacques Rupnik, "Dissent in Poland, 1968-1978: The End of Revisionism and the Rebirth of Civil Society," in Rudolf L. Tokes, ed., Opposition in Eastern Europe (Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1979), 60-112. For a distinction between civil and political society, Xem Pelczynski.
[16]Andrew Arato, "Civil Society, History and Socialism: Reply to John Keane," Praxis International, 9 (April-July 1989), 133-151, esp. 141 and 146.