trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 56 bài
  1 - 20 / 56 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Gửi bài này cho bạn bè
14.12.2005
 
Giải quyết vấn đề xã hội của bệnh cúm gia cầm
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 10 – Ngày 14 tháng 12 năm 2005


Sự thần kỳ của trang điểm



Giải quyết vấn đề xã hội của bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm hoành hành từ hai năm nay đã làm nhiều hộ nông dân khuynh gia bại sản. Đặc biệt, tại một số tỉnh như Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Nam, nhiều làng xã đã bị đẩy tới tình trạng túng quẫn, kiệt quệ do bắt buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm, trong nhiều trường hợp là nguồn kiếm sống duy nhất của các gia đình.

Nhận thức được vấn đề xã hội do cúm gia cầm gây ra, gần đây, chính quyền địa phương các cấp tại nhiều nơi đã chủ động đưa ra các biện pháp khác nhau để giúp nông dân có được một kế sinh nhai khác. talaCu xin giới thiệu một số biện pháp đã được tiến hành một cách hiệu quả nhất.

Tỉnh Quảng Nam tổ chức cho các gia đình nông dân có con gái dễ coi, tuổi từ 16 tới 22, vay tiền để học massage và các kỹ năng làm việc trong nhà hàng karaoke và bia ôm. Các hộ nông dân có con gái trên 22 tuổi hoặc khó coi cũng có thể đăng ký vay tiền, nhưng lãi suất sẽ cao gấp đôi.

Anh Nguyễn Văn Thành ở Quảng Nam hy vọng dành đủ tiền để hai cô con gái không xinh xắn lắm vẫn có thể đi học lớp massage do tỉnh tổ chức.
Tỉnh Nghệ An đi thêm một bước: sau các khoá học, chính quyền tỉnh tổ chức xe khách chở các nữ học sinh tới thẳng những địa điểm có tiềm năng việc làm lớn như Đồ Sơn hay Sầm Sơn. Qua những “Ngày hội giao lưu”, các nhà nghỉ tại những địa điểm này đã có điều kiện tiếp xúc và gặp gỡ trực tiếp các đối tượng tìm việc. Riêng với Đồ Sơn, khoảng nửa năm trở lại đây, thành phố nhỏ ven biển này đã khởi sắc, tuổi trung bình của hàng giảm từ 19 xuống còn 17, chất lượng dịch vụ tăng đáng kể, giúp Đồ Sơn khẳng định vị trí của mình là nơi thư giãn được ưa thích nhất của các cán bộ nhà nước Hà Nội.

Tỉnh An Giang mở các lớp đào tạo nghiệp vụ caddy (kéo túi gậy phục vụ khách đánh golf). Giá thành đào tạo tương đối cao nên các lớp này nhắm tới các gia đình nông dân chưa hoàn toàn khánh kiệt. Bù lại, đây được coi là một loại hình lao động “quý tộc”, được mặc quần áo đẹp, công việc đơn thuần chỉ là kéo túi gậy nặng mấy chục ký đi bộ cả ngày dưới trời nắng.

Tỉnh Thái Bình và Nam Định quyết định tạm ngưng dự án “Chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” do tổ chức phi chính phủ Oxfam Quebec thực hiện. Dự án sẽ được nối lại khi dịch cúm gia cầm qua đi. Oxfam Quebec đã đồng ý trao cho lãnh đạo và Hội phụ nữ của hai tỉnh toàn bộ ngân hàng dữ liệu về các đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc và Campuchia mà họ thu thập được trong hai năm qua để phía Việt Nam sử dụng.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần nhiều hơn nữa những chương trình tương tự. talaCu sẽ tiếp tục đăng tải về những biện pháp sáng tạo giúp nông dân vượt qua những khó khăn do bệnh cúm gia cầm gây ra. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin có thể viết thư tới tòa soạn, hay liên lạc điện thoại tới số sau: (04) 8254231.
Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.

Say rượu

Một gã say rượu nôn mửa ngay trước tượng Lenin. Khách qua đường thấy vậy, tới gần và hỏi:

“Nếu đã không chịu được, sao cậu còn ngắm lão ấy làm gì?”
Dân chủ

Ivan và Joe tranh luận xem giữa Nga và Mỹ, ở đâu có dân chủ hơn.

“Bất cứ lúc nào, tớ cũng có thể ra trước tòa Bạch ốc và chửi rủa tổng thống và chính phủ!”

“Thế thì đã ăn thua gì! Bất cứ lúc nào, tớ cũng có thể ra Hồng trường và ị ngay cạnh lăng Lenin và điện Cẩm Linh.”

Joe nhận thấy không thể thắng Ivan, thành thử anh ta đành thú nhận sự thật:

“Nói vậy thôi, chứ tớ cũng chẳng dám gào thật to đâu, chỉ lẩm nhẩm khe khẽ thôi.”

Ivan đáp:

“Thì tớ cũng có bảo là tớ tụt quần ra đâu!”
Bộ trưởng và ruồi thời "cải tổ"

“Bộ trưởng và một con ruồi khác nhau thế nào?”

“???”

“Ngày nay thì chả có gì khác nhau cả. Có thể đập chết cả hai bằng một tờ báo.”
Nông dân quên liềm

Một nông dân Nga trong nông trang tập thể chuẩn bị đi làm đồng. Anh ta lẩm nhẩm xem đã mang đủ mọi thứ cần thiết chưa: "Thẻ Đảng, Pravda, vốt-ca." Ra đến cánh đồng, anh chợt cảm thấy thiếu một cái gì đó. Anh điểm lại những thứ đã mang: "Thẻ Đảng, Pravda, vốt-ca... À, hóa ra mình quên cái liềm! Lần thứ bao nhiêu rồi không biết!"

(Hoàng Linh sưu tầm)
Khởi thuỷ của xã hội tiêu thụ


(Glenn & Gary McCoy)
talaCu trả lời bạn đọc

Chao cac anh chi,

Talacu rat zdui zde. Neu duoc, de nghi cac anh chi gom rieng talacu thanh mot so, vi du, tu so 1-10 thanh mot thu talacu 1-10, gui cho doc gia. Nhu vay, chung toi de be luu tru hon.

Trong mot so talacu gan day co de cap toi bao Nhan Dan, trong do co noi cu the toi hai so bao ND, toi muon biet, hai so do co noi dung gi.

T. (Thành phố Hồ Chí Minh)

Bạn T. thân mến,

Trước hết, từ dzui dzẻ tới hài hước là một bước dài, chúng tôi vẫn luôn luôn cố gắng. Mong bạn báo cho chúng tôi biết khi chúng tôi tới đích.

Để thoả mãn nhu cầu lưu trữ của độc giả, chúng tôi sẽ tách talaCu ra khỏi Thư talawas, và gửi riêng thành Thư talaCu, vào thứ Tư hàng tuần. Đáng tiếc chúng tôi không gộp nhiều số talaCu lại được, bởi file sẽ có kích thước rất lớn, không cho phép chúng tôi gửi qua thư điện tử.

Bạn cũng có thể truy cập trực tiếp talawas, và tự tải xuống các số talaCu theo địa chỉ sau:
http://anon.free.anonymizer.com/talaDBFront.php

Về câu hỏi thứ hai của bạn, chúng tôi đã liên lạc với báo Nhân Dân, và đây là câu trả lời của ông Đinh Thế Huynh, tổng biên tập báo Nhân Dân.

“Bạn T. thân mến, như talaCu đã đăng, hai số báo Nhân Dân 15 tháng Năm 2003 và số 23 tháng Bảy 1999 đã được chúng tôi chọn vào vòng cuối để chọn làm nội dung chuẩn cho báo Nhân Dân trong tương lai. Chúng tôi chọn hai số báo này vì chúng đã phản ánh hiện thực (nhiệm vụ hàng đầu của báo chí) qua cái nhìn của Đảng (nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi) một cách trung thực nhất. Ngoài ra, hai số này cũng có ít lỗi chính tả nhất. Nếu bạn không thể chờ tới ngày 1 tháng Giêng 2006 (ngày Nhân Dân cố định nội dung báo), bạn có thể ra phố mua một gói xôi, và giở tờ báo gói xôi ra đọc. Nếu tờ báo gói xôi không là báo Nhân Dân, bạn sẽ thấy được 80%, nếu là Nhân Dân, bạn sẽ thấy được 95% của nội dung của hai số báo bạn đang quan tâm.

Sang năm mới, chúng tôi hy vọng bạn sẽ là một độc giả trung thành của chúng tôi.”
Giây phút định mệnh của người dậy xiếc thú

(Dave Coverly)
Tư duy sáng tạo

Giờ toán, cô giáo hỏi Johnny:

“Johnny, trên cây có năm con chim, em bắn rụng một con, vậy còn bao nhiêu con?”

“Không còn con nào ạ”, Johnny trả lời, “bởi chúng sẽ bay đi hết.”

“Câu trả lời là còn bốn con”, cô giáo trả lời. “Nhưng cô thích cách tư duy của em.”

Johnny nói: “Em có một câu hỏi cho cô. Ba phụ nữ ăn kem trong tiệm. Một người liếm cây kem, một người cắn cây kem, một người mút cây kem, vậy người nào đã có gia đình?”

“Hm,” cô giáo thận trọng trả lời, “tôi đoán là người mút kem?”

“Câu trả lời là người đeo nhẫn cưới”, Johnny nói, “Nhưng em thích cách tư duy của cô.”
Tinh trùng đối thoại

Một tinh trùng hỏi tinh trùng kia:

“Bao giờ thì chúng ta tới bụng?”

“Lâu đấy, trước tiên chúng ta phải đi qua cuống họng đã.”
Lịch sự

Thầy giáo đang dạy cách cư sử lịch sự và hỏi một sinh viên:

“Nếu em đang hẹn với một người phụ nữ trong một tiệm ăn sang trọng mà em cần đi vệ sinh, em sẽ nói với người phụ nữ thế nào?”

“Đợi tôi tí, tôi phải đi tiểu.”

“Thật là quá bất lịch sự, không chấp nhận được! Còn em sẽ nói sao?” Thầy giáo hỏi sinh viên thứ hai.

“Tôi xin lỗi, tôi phải vào nhà vệ sinh, tôi sẽ quay lại ngay.”

“Đỡ hơn một chút, nhưng vẫn chưa hẳn là lịch sự, em vẫn dùng chữ nhà vệ sinh bên bàn ăn. Còn em, em sẽ nói sao?” Thầy giáo hỏi sinh viên thứ ba.

“Em sẽ nói: Xin quá bộ thứ lỗi cho tôi mấy phút, tôi cần phải bắt tay với một người bạn rất thân mà tôi hy vọng chị sẽ gặp anh ấy sau bữa tối.”