trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 235 bài
  1 - 20 / 235 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ngôn ngữ
3.6.2006
Nguyễn Văn Hiệp
Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt
 1   2   3 
 
Trong một cố gắng tương tự, muốn dùng những lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại để miêu tả cú pháp tiếng Việt, Dương Thanh Bình (1971) đã áp dụng bộ máy khái niệm và thao tác của ngữ pháp Tagmemic. Trong công trình so sánh cấu trúc câu tiếng Anh và tiếng Việt (“A Tagmemic comparison of the structure of English and Vietnamese sentences”), tác giả đã trình bày một cách phân tích đi từ cấp độ câu đến cấp độ từ và cho rằng có 4 cấp độ như vậy, ứng với 4 lĩnh vực (sectors).

Cấp độ thứ nhất, hay cấp độ câu (sentence level) gồm một thân câu (Trunk), với tư cách là nòng cốt của câu, được bổ nghĩa bởi những tiền trạng ngữ và hậu trạng ngữ (Front and End Adverbials). Cấp độ này có thể được biểu diễn:



Ví dụ:



Sáng hôm qua tôi về Saigon.

Tôi về Saigon sáng hôm qua.

Cấp độ thứ hai, hay cấp độ thân câu, gồm những vị trí của chủ ngữ (Subject) và cụm Vị ngữ (Predicatid Cluster). Cấp độ này có thể được biểu diễn:



Ví dụ:



Cấp độ thứ ba, hay cấp độ cụm vị ngữ, gồm một hạt nhân vị ngữ (Predicatid Nucleus), được bổ nghĩa bởi những bổ tố đứng trước hay đứng sau. Có 3 vị trí bổ tố, được gọi tên là M1, M2 và D. Những đơn vị ở các vị trí M1, M2 và D có thể bị lược bỏ, và chúng không thể hoán chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Cấp độ này có thể được biểu diễn:



Ví dụ:



Cấp độ thứ tư, hay cấp độ hạt nhân vị ngữ, gồm 4 vị trí, lần lượt được gọi là vị ngữ (Verbal position), tiểu ngữ (Particle position), tân ngữ (Object position) và bổ ngữ (Complement position). Có thể biểu diễn cấp độ này như sau:



Ví dụ:



Bốn cấp độ này được biểu diễn tầng bậc như sau:



Chúng cũng có thể được biểu diễn đơn nhất trên tuyến tính như sau:



Chú thích các kí hiệu:

B: the B Sector (for particles)
C: the C Sector (for complements)
D: the D (i.e droppable) Sector
E: the End Sector
F: the Front Sector
K: Cluster
M1: the M1 position
M2: the M2 position
O: the Object Sector
S: the Subject Sector
T: Trunk
U: the Sentence Level
Pd: Predicatid
+/- : optional

(Dương Thanh Bình 1971, tr. 66-69)

Có thể thấy Tagmemic rất gần với chủ nghĩa miêu tả Mĩ, với những sơ đồ và mô hình trừu tượng, thường là cân đối nhưng cũng thường phức tạp đến nỗi chúng ta phải tự đặt câu hỏi: Tại sao ngôn ngữ được mọi người bản ngữ, không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn... sử dụng một cách dễ dàng mà lại có một cấu trúc phức tạp, một cơ chế vận hành rắc rối đến như vậy?

Nguyễn Ðăng Liêm (1972) lại chọn con đường kết hợp ngữ pháp Tagmemic với mô hình của ngữ pháp Cách để miêu tả câu tiếng Việt, tức thừa nhận các cấp độ phân tích trên đây, đồng thời thừa nhận những quan hệ về cách (role relations) giữa các danh ngữ khác nhau với động từ vị ngữ. Sử dụng lại những quan hệ về cách do Fillmore khởi xướng (1968), Nguyễn Ðăng Liêm cho rằng có thể nói đến 12 quan hệ về cách trong tiếng Việt. Ðó là cách tác nhân (agentive case), cách đối tượng (objective case), cách tặng thể (dative case), cách lợi thể (benefactive case), cách liên đới (comitative case), cách công cụ (instrumental case), cách vị trí (locative case), cách phương hướng (directional case), cách thời gian (time case), cách nguồn (source case), cách đích (goal case), cách tầm hoạt động (extent case). Trong số 12 cách này, tác giả cho rằng chỉ có cách tác nhân và các đối tượng là nằm trong hạt nhân của câu, tặng cách, cách lợi thể và cách công cụ là những cách bán-nòng cốt (semi-nuclear) theo nghĩa chúng chỉ được đăng dẫn bởi những lớp động từ nào đó, còn các cách còn lại đều đóng vai trò vệ tinh ở chỗ chúng xuất hiện với hầu hết các động từ, trừ những động từ được đánh dấu theo một cách khác (Nguyễn Ðăng Liêm, 1972, tr 775) [1] .

Nguyễn Phú Phong (1975, 1976) không trực tiếp tranh luận những vấn đề liên quan đến việc miêu tả cấu trúc câu tiếng Việt, tuy nhiên, tác giả đã vận dụng một cách nghiêm ngặt các tiêu chí định lượng và định tính trong việc nghiên cứu loại từ và chỉ thị từ, vấn đề phủ định v.v. từ đó góp một tiếng nói có trọng lượng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.

Trong những năm 70, 80 xu hướng hình thức hoá trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt càng được khẳng định, thể hiện rõ rệt nhất qua một số nghiên cứu của nhà Việt ngữ người Nga Panfilov về thành phần câu tiếng Việt. Có lẽ Panfilov đã chịu ảnh hưởng từ những nghiên cứu trước đó của Jakhontov về thành phần câu tiếng Hán, mà tinh thần chủ yếu là xây dựng những thủ pháp phân xuất, nhận diện các thành phần cấu trúc trong câu một cách nghiêm ngặt. Panfilov đã xây dựng “những khái niệm xuất phát” để có thể phân tích và miêu tả câu tiếng Việt một cách có hệ thống và không mâu thuẫn. Chẳng hạn, tác giả đã cố gắng hình thức hoá các thao tác để xác định các quan hệ ngữ pháp trong câu, phân biệt quan hệ ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa, xem đó là cơ sở để có thể phân tích và miêu tả đúng đắn cấu trúc của câu tiếng Việt. Luận điểm mấu chốt là: các quan hệ ngữ pháp bao giờ cũng thể hiện một quan hệ ngữ nghĩa nào đó, hay nói cách khác, đằng sau một quan hệ ngữ pháp bao giờ cũng tồn tại một quan hệ ngữ nghĩa nào đó, nhưng điều ngược lại thì không đúng, tức tồn tại những từ, ngữ có quan hệ ngữ nghĩa với nhau, nhưng giữa chúng không tồn tại quan hệ ngữ pháp. Theo đó trong câu : “Tôi khuyên anh nghỉ”, tác giả chỉ thừa nhận quan hệ ngữ pháp tồn tại trong các kết hợp “tôi khuyên”, ‘khuyên anh”, “khuyên nghỉ”... Giữa “anh” và “nghỉ” không tồn tại quan hệ ngữ pháp, mặc dù quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng là rất rõ ràng [Panfilov 1984,66]. Với một sự phân tích như vậy thì câu trên đây sẽ được phân tích theo mô hình thành phần câu có hai bổ ngữ là:



Tương tự với những gì mà Jakhontov đã làm trong tiếng Hán, Panfilov cũng cố gắng “hình thức hoá” khái niệm “tính trọn vẹn”, xem đấy là cơ sở để xác định nòng cốt câu. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã khẳng định rằng người bản ngữ nào cũng có cảm thức về tính trọn vẹn của câu, tuy nhiên việc xác định nó một cách hiển ngôn lại không hề là một việc dễ dàng. Jakhontov và Panfilov đã chọn một cách làm hết sức độc đáo khi định nghĩa “tính trọn vẹn” thông qua khái niệm “tính không trọn vẹn”. Có thể giới thiệu một cách tóm tắt qui trình này như sau:

- Trước tiên, như một tiên đề, toàn bộ các câu được chia làm 2 loại là câu trọn vẹn và câu không trọn vẹn.

- Câu không trọn vẹn là câu:

a) Không độc lập với ngữ cảnh, tức chỉ có thể được hiểu đúng khi dựa vào ngữ cảnh.



b) Có thể biến thành một câu độc lập với ngữ cảnh nhờ việc thêm (một cách có lí do) vào câu một thành phần cấu trúc nào đó.

Những câu tỉnh lược, câu rút gọn v.v. đáp ứng được cả hai tiêu chí này, nên là những câu không trọn vẹn.

Tuy nhiên, những câu như “Hồi đó, tôi đã đến đấy”, “Bấy giờ, nó đã làm thế” chỉ đáp ứng được tiêu chí a) mà không đáp ứng được tiêu chí b), cho nên chúng không thuộc vào số những câu không trọn vẹn, và do đó phải thuộc vào số những câu trọn vẹn. Với cách làm như vậy, có thể nói khái niệm "tính trọn vẹn" của câu đã được hình thức hóa một cách rất độc đáo.

Khái niệm câu trọn vẹn như vậy là cơ sở lí thuyết cho những thủ pháp hình thức (thủ pháp lược, kết hợp với các thủ pháp khác như: thay thế, bổ sung...) mà Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp đã sử dụng để xác định nòng cốt câu tiếng Việt (Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp 1998, in lại 2004).

Cần nói thêm là Panfilov (1980), cũng như nhóm Nguyễn Tài Cẩn, N. Xtankevich, Bưxtrov trước đó (1975) đã đề cập đến cái gọi là cấu trúc “phân đoạn thực tại” hay “phân đoạn thông tin” khi phân tích câu tiếng Việt. Khái niệm này vốn được trường phái Ngôn ngữ học chức năng Praha nêu ra từ những năm 30 (theo đó, câu được chia làm 2 phần, hay 2 phân đoạn thông tin khác nhau là Phần nêu và Phần báo, hay Cái cũ/Cái đã cho và Cái mới) cho đến nay vẫn là một trong những tâm điểm chú ý của các nhà cú pháp học. Trong văn liệu tiếng Việt, Lý Toàn Thắng cũng có một bài viết đề cập đến vấn đề này (1981). Bài viết này hiện nay vẫn được trích dẫn tham khảo trong các luận văn đại học và sau đại học.

Xu hướng hình thức hoá trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt đã được Nguyễn Minh Thuyết thực hiện một cách triệt để đối với chủ ngữ của câu. Tác giả cho rằng những tiêu chí về trật tự và hư từ không đáng tin cậy để phân biệt các nhãn hiệu hình thức trong cấu trúc câu, bởi vậy trong một giải pháp tổng thể, tác giả đã xây dựng một bộ các thủ pháp hình thức, gồm có phép lược, phép thế, phép bổ sung, phép cải biến, phép nguyên nhân hoá nhằm làm bộc lộ những khác biệt hình thức của các thành phần cấu trúc của câu. Trong luận án tiến sĩ “Chủ ngữ trong tiếng Việt” (1981), tác giả đã đưa ra những tiêu chí hình thức để phân biệt chủ ngữ với các thành phần câu khác, đặc biệt phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, là vấn đề ít được quan tâm trước đó trong Việt ngữ học. Tiêu chí phân biệt chủ ngữ và bổ ngữ là thái độ cú pháp khác nhau của hai thành phần câu này khi nòng cốt được đưa vào khuôn kiến trúc nguyên nhân (thủ pháp nguyên nhân hoá), với vị từ trung tâm là các động từ khiên động như bắt, buộc, khiến, sai, nhờ... hoặc các động từ đánh giá, nhận thức như cho (là), coi (là)... Chỉ có chủ ngữ mới có thể làm bổ ngữ thể từ tính, hay nói cách khác, chỉ có chủ ngữ mới có thể đứng sau vị từ trung tâm của khuôn kiến trúc nguyên nhân. Việc áp dụng một cách nhất quán các tiêu chí hình thức như vậy đã đem lại những kết quả thú vị. Chẳng hạn, tác giả thừa nhận tư cách chủ ngữ của các ngữ đoạn chỉ chỉ vị trí, nơi chốn trong các câu như “Trên đồn im như tờ”, “Trong nhà ra mở cửa”, hoặc thừa nhận kiểu câu “Tôi còn tiền” có hai loại chủ ngữ khác nhau là chủ ngữ chủ đềchủ ngữ ngữ pháp... Hướng đi của Nguyễn Minh Thuyết rất đáng được ghi nhận, bởi lẽ hướng đi này mang tinh thần của ngôn ngữ học hiện đại. Như mọi người đều biết, thực chất của cách phân chia loại hình học cú pháp, đối lập các ngôn ngữ đối cách (accusative) và các ngôn ngữ chủ cách (ergative) chính là dựa trên sự đối lập hình thức nhằm phân biệt chủ ngữ và bổ ngữ trong câu [2] . Nói như T. Givón, có thể xem “việc xác định một cách hình thức chủ ngữ trong câu chỉ là một phần của việc phân biệt chủ ngữ và bổ ngữ” [1984, 145].

Bên cạnh xu hướng hình thức, ở giai đoạn này cũng có tác giả muốn tìm một cách tiếp cận khác cho ngữ pháp tiếng Việt. Chẳng hạn, Phan Ngọc đã nêu ra một thứ ngữ pháp vận hành dựa trên sự tương hợp ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong câu và gọi đó là ngữ pháp tương hợp hay ngữ pháp ngữ nghĩa. Ông minh hoạ ngữ pháp này qua việc phân tích hai câu:

a) Con cò mổ con cá;
và b) Chị tôi mổ con cá.

Tác giả cho rằng đối với câu a) thì ‘bất cứ người Việt Nam nào nghe câu này cũng đều hình dung rằng có một vật hữu sinh (con cò) ăn một vật hữu sinh khác (con cá) bằng cách lấy mỏ chạm vào nó. Ðó là vì ‘mổ’ với nghĩa ‘lấy mỏ chạm mạnh vào vật nào đó’ có một nét nghĩa ‘chạm bằng mỏ’ có chung giữa hai từ mổ. Mặt khác, giữa vị ngữ ‘mổ’ và tân ngữ ‘con cá’ cũng có một nét nghĩa chung là ‘ăn’, mổ là một hành động con cò làm để ăn, và con cá ở đây là thức ăn của con cò’ (Phan Ngọc 1983, tr. 211). Trong khi đó, khi nghe câu b), ‘chỉ thay đổi chủ ngữ thôi mà người Việt Nam lập tức hiểu khác’. Tác giả cho rằng chính sự tương hợp ngữ nghĩa đã đưa đến sự hiểu khác nhau này: ‘Mổ ở đây bỗng nhiên không có nghĩa là ‘lấy mỏ mà chạm mạnh’ như trong câu thứ nhất mà có nghĩa là ‘lấy dao phanh’. Tại sao thế? Bởi vì nét nghĩa ‘lấy mỏ chạm mạnh’ không thể tương hợp với nghĩa của chủ ngữ. Chủ ngữ là một con người, chị tôi không có mỏ, cho nên không thể nào mổ như con cò được’ (Phan Ngọc 1983, tr 212). Tác giả cho rằng một câu tiếng Việt sẽ ‘gồm những từ được tổ chức lại bởi những ý nghĩa ngữ pháp nằm ngoài từ do vị trí của từ qui định’, do đó có những câu ‘ngó bên ngoài như nhau nhưng nếu xét quan hệ ngữ pháp thì lại rất khác nhau, bởi vì sự tương hợp ngữ nghĩa khác nhau. Tôi ăn bátNgười làm xiếc ăn bát ngó hệt nhau, nhưng trong câu thứ nhất, bát là trạng ngữ chỉ công cụ, còn trong câu thứ hai nó lại là tân ngữ. Bởi vì trong câu thứ nhất không có sự tương hợp ngữ nghĩa giữa hành động ăn với thức ăn [...] Trái lại, trong khái niệm người làm xiếc đã chứa đựng ngầm một nét nghĩa là anh ta làm được những điều người thường không làm nổi, cho nên anh ta có thể ăn cái bát với tính cách thức ăn của anh ta. Cũng vậy ‘Tôi ăn bàn’ thì bàn là trạng ngữ nơi chốn, còn Con mọt ăn bàn thì ‘bàn là tân ngữ’ (Phan Ngọc 1983, tr. 214).

Phan Ngọc đã đề cập đến vấn đề tương hợp ngữ nghĩa, một vấn đề dẫn chúng ta đi vào lĩnh vực ngữ nghĩa ngữ pháp, vì nó có liên quan đến tính khả chấp của những kết hợp ngữ pháp. Tuy nhiên, những trình bày trên đây mới chỉ là sự diễn giải kinh nghiệm của chúng ta về thế giới. Thật khó lòng xem đấy là bóng dáng, đường nét của một thứ ngữ pháp. Hiện nay có một số trường phái ngữ pháp dựa vào từ vựng, như Ngữ pháp dựa trên căn cốt của từ (Word-Grammar) của Hudson (1992), nhưng cách tiếp cận này chủ yếu là dựa vào ngữ trị của vị từ trung tâm (do bản chất từ vựng-ngữ pháp của vị từ quyết định) để tính toán những kết hợp khả dĩ với các danh ngữ trong câu, và do đó, có thể nói, là một cách tiếp cận gần với quan niệm của Tesnière trước đó.

Trong giai đoạn những năm 70, 80 cần ghi những những phát hiện khác về cơ cấu câu tiếng Việt cùng những đặc trưng ngữ nghĩa-chức năng của chúng. Diệp Quang Ban (1981) và Trần Ngọc Thêm đã thấy được vai trò không thể thiếu được của thành phần vẫn được gọi là trạng ngữ trong câu tồn tại. Ðây là luận cứ quan trọng để đi đến sự thừa nhận rằng trạng ngữ trong câu tồn tại thực chất là một loại bổ ngữ bắt buộc của câu, là diễn tố thứ hai của vị từ tồn tại trung tâm (diễn tố thứ nhất là danh ngữ đứng sau vị từ tồn tại). Những nghiên cứu theo lý thuyết kết trị của Tesnière trước đó và nghiên cứu của các nhà ngữ pháp chức năng về các kiểu sự tình sau này đều khẳng định nhận định này. Sự phân biệt của Diệp Quang Ban giữa lõi câu và khung câu cũng là một sự phân biệt tinh tế. Trong những năm 90, trong ngôn ngữ học thế giới, một số nhà ngôn ngữ theo hướng ngữ pháp ngữ nghĩa như S. Dik, Van Valin cũng chủ trương một sự phân biệt tương tự như vậy khi phân tích câu.

Nếu như trước đây, cặp khái niệm chủ chốt dùng để miêu tả cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt là chủ ngữ và vị ngữ thì giai đoạn này ghi nhận sự xuất hiện của cặp khái niệm mới là Ðề và Thuyết. Có lẽ do chịu ảnh hưởng của “Lý thuyết phân đoạn thực tại” cùng những nghiên cứu về cái gọi là “Phối cảnh chức năng” của câu, Lưu Vân Lăng và sau đó Trần Ngọc Thêm (1985) đều dùng các khái niệm Ðề, Thuyết để miêu tả nòng cốt câu tiếng Việt. Từ những năm 70, Lưu Vân Lăng đã chủ trương phân tích câu theo ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân, với lõi câu là Ðề và Thuyết. Ý tưởng của tác giả, sau đó, được trình bày cụ thể như sau: “nòng cốt câu do thành tố nòng cốt (đề tố, thuyết tố) tạo nên. Hạt nhân đề tố, thuyết tố đều có thể phát triển thêm các phụ tố. Hạt nhân vị từ phát triển thêm bổ tố và trạng tố... Ngoài nòng cốt chỉ là những bộ phận thêm gọi là gia tố... Trước hết đây là những bộ phận có tính biệt lập như chú giải, hô ngữ (than gọi)... Lại có những bộ phận không biệt lập như: chuyển tiếp, dẫn khởi... Trên thực tế các gia tố như dẫn khởi, chuyển tiếp, hô cảm thường đặt ở đầu câu. Nhưng có khi gia tố (như chú giải, hô cảm...) không những đứng ở cuối mà còn chen vào giữa... Nên khi phân tích câu, cần phân biệt nòng cốt với gia tố, để thấy rõ phần đề, phần thuyết” [1987,18-19]. Tác giả tóm tắt các thành tố cú pháp trong một câu đơn như sau:



Như có thể thấy, cặp khái niệm Ðề/Thuyết của Lưu Vân Lăng dùng để phân tích cấu trúc cú pháp của câu thực chất chẳng khác gì cặp khái niệm chủ ngữ/vị ngữ của truyền thống. Chúng khác xa với cặp khái niệm Ðề, Thuyết được Cao Xuân Hạo dùng sau này. Trong khi đó, tuy cũng dùng cặp khái niệm Ðề-Thuyết, nhưng Trần Ngọc Thêm vẫn công khai giữ mối liên hệ với truyền thống bằng cách dùng lại những khái niệm thành phần câu quen thuộc như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ ... Tác giả cho rằng câu tiếng Việt có 4 loại nòng cốt như sau:

Nòng cốt đặc trưng: CN V
Nòng cốt quan hệ : CN V-B
Nòng cốt tồn tại : TrN V-B
Nòng cốt qua lại : xAN yB

Như vậy, quan hệ đề-thuyết mà Trần Ngọc Thêm dựa vào để xác định nòng cốt câu không đồng nhất với quan hệ chủ vị, cũng không đồng nhất với quan hệ nêu-báo thường được dẫn ra trong phân tích phân đoạn thực tại câu. Tác giả cho rằng: “Cấu trúc của mọi câu đều chia làm 2 phần: một phần là trung tâm ngữ pháp (trung tâm tổ chức) của câu, gọi là phần đề...: còn phần kia là trung tâm ngữ nghĩa của câu, gọi là phần thuyết... nó luôn luôn đứng sau phần đề” [1985, 50]. Có thể thấy rằng định nghĩa này không cung cấp những tiêu chí hình thức cho phép nhận biết các thành phần đề, thuyết và điều đáng nói hơn là, ta không rõ tác giả đã thực sự đứng ở địa hạt nào để xác định nòng cốt câu, và có vẻ như tác giả quan niệm nòng cốt câu là sự kết hợp của một trung tâm ngữ pháp (Ðề) với một trung tâm ngữ nghĩa (Thuyết). Ðó là một quan niệm, mà theo chúng tôi, khó có thể cho là nhất quán, vì không dứt khoát đứng trên địa hạt ngữ pháp hay ngữ nghĩa. Tuy nhiên, với cố gắng nối kết cú học với nghĩa học (theo nghĩa rộng), Trần Ngọc Thêm đã tỏ ra có cái nhìn chức năng trong việc nghiên cứu câu.

Những thành tựu nghiên cứu cú pháp tiếng Việt cùng với sự hình thành đội ngũ những nhà nghiên cứu ngữ pháp đã dẫn đến sự ra đời của công trình tập thể Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam vào năm 1983. Có thể đánh giá công trình này theo nhiều cách khác nhau. Có thể cho rằng đây là một công trình rất sâu sắc nhưng giản dị, dễ hiểu và dễ vận dụng. Tuy nhiên, cũng có thể thấy tính chất thoả hiệp, cố gắng dung hoà các ý tưởng khác nhau được thể hiện một cách không thực sự nhuần nhuyễn trong công trình này. Chẳng hạn, việc gạt bỏ bổ ngữ ra khỏi danh sách thành phần câu (xem chúng chỉ là thành phần của cụm từ) là dấu ấn của lý thuyết từ tổ trong phân tích cú pháp. Việc sử dụng cặp tên gọi Ðề-Thuyết để miêu tả nòng cốt câu là ảnh hưởng của lý thuyết “Phân tích câu theo tầng bậc hạt nhân” (do Lưu Vân Lăng khởi xướng). Còn việc biểu diễn cấu trúc các đoản ngữ (gồm các thành tố phụ đằng trước và đằng sau quây quần quanh trung tâm) là phản quang của những thành tựu nghiên cứu cấu trúc đoản ngữ tiếng Việt.


Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp, PGS. TS. Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội



[1](Of these twelve cases, only the agentive and objective cases are nuclear in the clause; the dative, benefactive, and instrumental cases are semi-nuclear in the sense that they can be hosted only by certain verb classes; and the rest of the cases, the comitative, locative, directional, time, source, goal, and extent are satellite in that they occur with most verbs exept those otherwise marked) (Nguyen Dang Liem, 1972, tr 775)
[2]Việc phân biệt hai loại ngôn ngữ này, theo chúng tôi, có nguyên nhân sâu xa từ nguyên lí tiết kiệm. Có thể trình bày tóm tắt như sau:
Gọi V là vị ngữ, S là chủ ngữ trong câu có vị ngữ V là động từ nội động, A là chủ ngữ trong câu có vị ngữ V là động từ ngoại động, O là bổ ngữ, ta có 2 mô hình câu cơ bản là :
S V
A V O
Ðiểm mấu chốt là cần phân biệt O với A, vì S không thể nhầm lẫn với O (do chỗ S không bao giờ đi cùng với O) nên ngôn ngữ có hai lựa chọn :
a)S và A được đánh dấu giống nhau về hình thức, phân biệt với O. Ta có : S,A ≠ O
b)S và O được đánh dấu giống nhau về hình thức, phân biệt với A. Ta có : S,O ≠ A
Nếu một ngôn ngữ chọn chiến lược a), nó sẽ được gọi là ngôn ngữ đối cách (accusative) (như tiếng Anh)
Nếu một ngôn ngữ chọn chiến lược b), nó sẽ được gọi là ngôn ngữ chủ cách (ergative) (như một số ngôn ngữ ở Trung Á và châu Phi)
Như vậy, đằng nào thì cũng phải phân biệt cho được chủ ngữ và bổ ngữ, hay nói cách khác sự phân biệt giữa chủ ngữ và bổ ngữ trong câu là tối quan trọng, là một trong những mục đích của hệ thống đánh dấu hình thức. Vấn đề đặt ra là cần bao nhiêu dạng thức khác nhau để dánh dấu sự phân biệt này. Ngôn ngữ là chọn một chiến lược tiết kiệm, là chỉ dùng hai dạng thức (về sự phân biệt này, xin xem M. Tallerman 1998).
Nguồn: Tạp chí Ngôn ngữ, Hà Ná»™i, số 10/2002. Bản đăng trên talawas đã được tác giả sá»­a chữa và bổ sung.