trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
4.9.2002
Phạm Thị Thanh
Bàn Tròn Talawas về Ðồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
Không phải là vấn đề của mình
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20 
 
Tôi không thể viết dài như Thy Vân (TV) được, vì không phải là vấn đề của mình, nên không có những trăn trở, thao thức như TV. Tôi có đọc qua hai bài của TV và bài trả lời của Nguyễn Anh Cơ. Tôi thấy TV thành thật, tuy nhiên hơi có bất thường (có lẽ vì là ÐTLA), type người như TV tôi không hợp ở ngoài đời. Bạn gái tìm đến nhau dễ dàng, và cảm thấy an toan vì dễ trút bầu tâm sự mà không sợ...mang bầu! Có lẽ vì thế mà dần dà trở nên ÐTLA chăng? Ở VN tôi quen biết và chơi nhiều với bạn gái, ngày còn bé không kể, chứ sang bên này chỉ nắm tay thôi đã thấy khó chịu, huống chi là "chuyện đó". Vậy là những người ÐTLA phải có một nhu cầu và cảm tính khác mà xã hội phải chấp nhận nhưng không khuyến khích. Ðại khái ý tưởng của tôi về vấn đề này là thế.

Ðồng tính luyến ái, hay cùng phái yêu nhau, là một bước đường cùng, một chọn lựa bất đắc dĩ của phần lớn những người giàu tình cảm nhưng yếu thể xác. Họ, nói chung, rất đa tài và phần lớn đều lương thiện. Có lẽ, bởi thế, về mặt pháp lý, riêng ở một vài tỉnh bang ở Canada, gần đây đã có đạo luật hợp thức hóa hôn nhân giữa những người cùng phái. Nghĩa là: cũng xe hoa, cũng dắt tay vào nhà thờ, cùng trao nhẫn cưới rồi cùng hôn nhau giữa những tiếng vỗ tay của mọi người tham dự. Họ được hưởng tất cả quyền lợi của những cặp vợ chồng bình thường khác như bảo hiểm sức khỏe, quỹ hưu bổng, tiền tử tuất, giảm thuế, v.v... Họ được quyền có con cái, hoặc con nuôi, hoặc con của một trong hai người, chỉ khác là đứa bé sẽ có hai cha hoặc hai mẹ.

Tuy nhiên, dưới cái nhìn của riêng tôi thì đây là một kết hợp phản thiên nhiên, một lứa đôi không đẹp mắt. Ðã gọi là luyến ái thì phải có làm tình, đúng không ạ? Vậy giữa hai người cùng "có" giống nhau như vậy thì làm cách nào, có "đến nơi đến chốn" được không?

Cho đến hôm nay, tôi đã đọc một số bài của Thy Vân, Trần Thiện Huy, Anh Cơ, Tre Xanh, Ðỗ Kh. và Faith. Và bài của Nguyễn Ðức Tùng: đúng, giải thích rất khoa hoc. Ngoài Ðỗ Kh. hơi lạc đề khi nói đến ăn thịt chó, còn phần lớn thì là bàn cãi một vấn đề đã gần như được bàn và giải quyết rồi trong xã hội Tây phương. Có lẽ chỉ còn lại vấn đề đối với người VN thôi. Dần dà chắc mọi người đều thấy là bình thường, tuy chưa quen "nhìn". ÐTLA là một thiểu số, có nhu cầu và sở thích khác mà xã hội không được kỳ thị.

Nhưng, xin hỏi: Thật nguy hiểm, nếu mà người phái Nữ mê người ÐTLA phái Nam thì sẽ ra sao? DịTLA mê ÐTLA thì sẽ phải... "nàm thao"? Ngày trước, các bà các cô mê Xuân Diệu, Huy Cận thì như thế nào nhỉ? Cùng quá thì thành " tình sầu" phải không?
Về văn chương: Ðúng đấy, đọc mãi văn chương tả mối tình nam-nữ bình thường đâm nhàm nên khi đọc văn Mai Ninh, hay thơ của Lê Nghĩa Quang Tuấn thì thấy lạ. Tuy nhiên, riêng tôi, không cảm thấy rung động mà thấy "nổi da gà gai ốc và dựng tóc gáy"! Tôi đọc quyển Ðêm của Ngô Nguyên Dũng, thấy những đoạn tả cảnh ân ái giữa hai chàng rất văn chưong, còn Lê Nghĩa Quang Tuấn thì lối hành văn khác, hiện thực hơn.


Bàn tròn Talawas ÐTLA http://groups.yahoo.com/group/ta_round