trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 7412 bài
  1 - 20 / 7412 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Nghệ thuậtBàn tròn "Mĩ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu"
24.10.2002
Veronika Radulovic, Mai Chi
Bàn tròn Talawas "Mỹ thuật Việt Nam đang ở đâu?"
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33 
 
Veronika Radulovic: Cám ơn Nora, và cũng xin lỗi là tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi, mà tôi lại muốn trả lời càng nhanh càng tốt. Hy vọng là mọi điều sẽ rõ ràng. Đúng, trước hết Việt Nam bắt đầu sự cởi mở về chính trị, và sau đó người ngoại quốc nhìn ra là ở đây có một scene mỹ thuật. Điều này có thể giải thích cái nhìn mang tính chính trị và quốc gia của chúng ta khi nói về mỹ thuật Việt Nam chăng? Mọi thứ đều có nhiều mặt và phức tạp. Tôi nhớ lại lúc Hungary hoặc Liên Xô mở cửa. Lúc đó có nhiều mỹ thuật Hungary và mỹ thuật Glasnost của Liên Xô và gì gì nữa. Tên tuổi của các nghệ sĩ này hầu như đã bị lãng quên. Ngày nay, miêu tả Kabakov là một họa sĩ Nga nghe sẽ thật kỳ cục. Và có khi nào chúng ta nói Picasso là một họa sĩ Tây Ban Nha?
Còn ở Việt Nam? Ngay cả trong buổi thảo luận ngắn này, chúng ta cũng ít nêu lên tên tuổi của các nghệ sĩ, những cá tính, cái độc đáo, những cách tân. Chúng ta chủ yếu nói về một đám đông của những cá nhân gọi là nghệ sĩ Việt Nam, mà không phân biệt.

Anh Kaomi, anh đề cập đến Philip Morris. Tuy nhiên, anh có tin rằng giải thưởng này được coi trọng không, và không lẽ các họa sĩ Việt Nam không thấy sự khác nhau giữa những cuộc triển lãm do các curators tổ chức và những chiến dịch quảng cáo sao? Dĩ nhiên điều này có thể là đề tài cho một cuộc thảo luận thú vị. Có nhiều nhận xét tiếu lâm và chê bai ngay cả trong những sinh viên đại học mỹ thuật Hà Nội về giải thưởng này. Đối với một số họa sĩ nó là một thử thách, vài họa sĩ tham gia, vài người không tham gia. Nhưng không phải do lo ngại cửa ải quốc gia. Mục đích của giải thưởng này rất rõ ràng. Mọi người đều biết cả. Và anh cũng không cần phải giải thích cho các nghệ sĩ Việt Nam bóng đèn điện hoạt động như thế nào. Họ có đủ đầu óc phê phán và phân tích.
(23.10.02)

Mai Chi: Tới giờ một loạt các vấn đề quan trọng đã được nêu lên. Chúng ta sẽ lần lượt bàn cụ thể tới những vấn đề này trong qua trình thảo luận. Đặc biệt, tôi hy vọng rằng nhữnh đánh giá thẳng thắn của chị Natasha và anh Kaomi về chất lượng và nhân cách của nghệ sĩ Việt Nam sẽ tạo ra một trao đổi sôi động và lý thú.

Mặc dù vẫn dùng cụm từ "mỹ thuật Việt Nam", tôi muốn nhận xét rằng với tôi, cái gọi là "mỹ thuật Việt Nam" không có một ranh giới rõ ràng. Ai làm nên mỹ thuật Việt Nam? Những nghệ sĩ sống ở nước ngoài, như chị Trần Thị Minh Hà ở ví dụ trước, hay anh Nguyễn Đại Giang, khách bàn tròn của chúng ta, có đóng góp cho mỹ thuật Việt Nam không? Mặt khác, những nghệ sĩ nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam có thuộc về mỹ thuật Việt Nam không? Tôi nhớ có lần thăm một triển lãm về mỹ thuật hiện đại Mexico, trong đó một phần tư số nghệ sĩ tham dự là người nước ngoài sống ở Mexico.

Chị Natasha có nêu khái niệm "Vietnameseness" hay "chất Việt Nam". Tôi nghĩ chúng ta nên dừng một chút để xem xét kỹ hơn về khái niệm này. Khái niệm này được sử dụng bởi nhiều người và nhóm người ở Việt Nam, nên tôi cho rằng có những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của nó. Có lẽ chúng ta nên cụ thể hơn và định nghĩa "Việt Nam tính" trong bối cảnh của chúng ta là gì. Và tại sao dùng những "chủ đề Việt Nam" lại làm cản trở sự sáng tạo những tác phẩm có chất lượng. Liệu nó có liên quan gì tới cái tư duy "văn hoá làng" mà Kaomi đã nói đến không. Tôi nghĩ những câu hỏi này cũng liên quan tới câu hỏi về "giá trị quốc tế", hay "giá trị tổng quan" như chữ dùng của chị Nora, của mỹ thuật.

Hy vọng mọi người trên bàn tròn, đặc biệt các anh chị người Việt, chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
(23.10.02)

© Talawas 2002