trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 3021 bài
  1 - 20 / 3021 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
14.9.2006
TTL
Nhận xét của ông Huỳnh Phan trong bài “Chúng tôi đã “bị động” tham gia cuộc chiến” thật quá ngây thơ. Tôi rất đồng ý với ông khi ông viết “... việc tham gia phe này hay phe kia trong cuộc chiến vừa qua của mỗi người chủ yếu là do hoàn cảnh, môi trường, cuộc sống cá nhân đưa đẩy...” Toàn bài viết, và ngay cả cái tựa, chủ ý của ông muốn chứng minh rằng chúng ta không có quyền tự do để chọn lựa. Tuy nhiên, đoạn kết của bài viết “Cũng với cách nhìn như trên thì rõ ràng việc đào xới lại quá khứ để kết án hoặc chứng minh rằng phe này hay phe kia là chính nghĩa (hay chính nghĩa hơn) sẽ không bao giờ đi đến kết quả mà chỉ làm rộng thêm hố ngăn cách mà chúng ta đang muốn san bằng.” thì quá bất công cho Trần Trung Đạo.

Tôi không hề quen biết ông Trần Trung Đạo. Tôi chỉ là một độc giả bình thường. Tôi tự hỏi có bao giờ ông Huỳnh Phan đã từng đề nghị như vậy với Đảng Cộng sản chưa? Khi mà nhà nước và Đảng Cộng sản vẫn cứ xem những người thua cuộc là Mỹ ngụy, những kẻ làm việc với chế độ miền Nam là “có nợ máu với nhân dân”, và còn bắt con em chúng ta phải học “môn học mà trò không muốn học và thày không muốn dạy” thì những bài của Trần Trung Đạo thật là cần thiết để con em chúng ta có thể thấy được vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau. Ông thừa biết rằng những người trong nước đang “được giáo dục và thông tin một chiều” thì tại sao lại không cho họ có cơ hội đọc những thông tin từ những nguồn khác nhau? Tôi chỉ tiếc những bài viết như vậy quá ít ỏi để có thể cân bằng với độc quyền giáo dục và thông tin một chiều ở trong nước. Tôi không nghĩ rằng khi chúng ta viết về một quá khứ thì chỉ để “đào xới lại quá khứ để kết án”. Sự thật nên được phơi bầy để mọi người được thấy. Người viết lịch sử là người biết tìm ra đâu là chân lý trong một mối tơ vò những biến cố đã xảy ra.

Lối so sánh với cuộc chiến thời Trịnh-Nguyễn cũng không được chuẩn xác. Những con cháu của Trịnh-Nguyễn không ai còn thắc mắc có họ hàng huyết thống với Chúa Nguyễn hay Chúa Trịnh, còn các ông “Mỹ ngụy” vẫn còn sống với con cháu họ thì làm sao con cháu họ không thể không biết lý lịch “Mỹ ngụy”? Hơn nữa, đất nước vẫn còn đặt nặng vấn đề lý lịch thì vết nhơ “Mỹ ngụy” là một cản trở lớn cho sự thành công xã hội của con em họ.

Ai cũng biết rằng “vấn đề tìm kiếm, tranh đấu cho một tương lai mới, một tinh thần mới, một ngọn cờ mới cho đất nước mới là điều cần thiết hơn hết, thực tế hơn hết”, nhưng phải hiểu thêm rằng mỗi người đều làm công việc khác nhau trong việc xây dựng đất nước sao cho dân giầu, nước mạnh, tùy theo hoàn cảnh và khả năng riêng, mà người viết lịch sử hay làm giáo dục có những đóng góp riêng biệt không kém phần quan trọng.