trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 482 bài
  1 - 20 / 482 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcThơ và Thơ Trẻ
31.3.2007
Bùi Chát
Thêm một thông tin về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
 
Ngoài việc được giới thiệu trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam và tại Văn Miếu thời gian gần đây. Năm 1993, một bài thơ của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền còn xuất hiện trong Tuyển tập thơ Việt Nam hiện đại tập I của Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Tuyển thơ này gồm hai tập do Ngô Văn Phú và Vân Long sưu tầm, ban tuyển chọn gồm: Tế Hanh, Ngô Văn Phú, Vân Long. Tập I dày 553 trang (chưa kể 3 trang Bảng ghi tên), gồm 186 tác giả. In lần thứ nhất: 1000 bản, in xong và nộp lưu chiểu tháng 7-1993.

Để có cái nhìn bao quát về tuyển tập này, quý vị có thể xem Lời nói đầuMục lục của tuyển tập được dẫn nguyên văn sau đây.


*


Lời nói đầu

Thơ Việt Nam hiện đại là một thành tựu trong nền văn học của nước nhà. Nhiều tác giả, nhiều bài thơ hay với sáng tạo, tìm tòi của nhiều thế hệ tài năng đã để lại những dấu ấn trong lòng người đọc trong và ngoài nước…

Thế kỷ XX sắp khép lại, thơ chuẩn bị hành trang bước vào thể kỷ XXI, thế kỷ của biết bao điều kỳ diệu sẽ diễn ra…

Lo cho một tuyển tập thơ của thế kỷ này, là một công việc phải tính đến.

Tuyển thơ Việt Nam hiện đại như thế nào đây? Ban tuyển thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã bàn bạc, trao đổi nhiều lần. Thơ Đường có 300 năm. Một phong trào thơ ca, có cả nền lẫn đỉnh, từ Sơ Đường, Thịnh Đường đến Tàn Đường, đã để lại cho nhân dân Trung Quốc và nhân loại những giá trị tinh thần vô giá… Một tuyển thơ Đường dù tuyển cũ (cựu tuyển) hoặc tuyển mới (tân tuyển) cũng chỉ trọn có 300 bài (tam bách thủ), thậm chí có 100 bài (nhất bách thủ). Mà trong 300 bài ấy, thì Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, mỗi ông chiếm đến hàng chục bài…

Thơ tuyển của các nước văn minh hiện đại cũng khá đa dạng, dày mỏng khác nhau, sở thích, cách làm cũng khác nhau, nhưng cái đích, sự thuyết phục của việc tuyển chọn, vẫn phải là những bài thơ tiêu biểu…

Tuyển thơ Việt Nam hiện đại nên chọn bao nhiêu tác giả và bao nhiêu bài? Mốc thời gian bắt đầu từ đâu? Từ năm 1900 ư?

Sau nhiều lần tham khảo, bàn luận với các nhà thơ từng tham gia chọn thơ cho nhiều tuyển tập và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thân thiết, chúng tôi đi tới quyết định, chọn mốc thơ Việt Nam hiện đại tập I, bắt đầu từ những năm ba mươi, những năm có nhiều sự kiện lớn về chính trị và xã hội, cũng là thời kỳ xuất hiện phong trào Thơ Mới. Thời điểm kết thúc tập I là năm 1975. Tập II của thơ Việt Nam hiện đại chủ yếu dành cho các nhà thơ xuất hiện sau 30-4-1975, mà thi phẩm của họ gắn với công cuộc đổi mới trong sự nghiệp cách mạng của cả nước…

Để tỏ lòng tôn kính và để có những dấu nối với thơ ca truyền thống trước thơ Việt Nam hiện đại, mở đầu tập thơ Việt Nam hiện đại tập I, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc bốn nhà thơ lớn: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Trần Tuấn Khải và Tản Đà…

Vào tuyển, trước hết phải là thơ hay (trơ trữ tình). Sau khi đọc và tham khảo các tuyển tập đã xuất bản ở từng thời kỳ, và do sự hạn hẹp về tài chính không thể in dày, chúng tôi đã chọn mỗi người, nhiều nhất là bốn bài, ít nhất là một bài. Thơ chọn của từng tác giả là những bài hay dọc một đời làm thơ… Những bài thơ được nhiều người thuộc để lại những dấu ấn của một thời kỳ lịch sử như “Tiếng hát quốc ca”, “Lên miền Tây”, cũng được chú ý, cân nhắc kỹ lưỡng… Với mỗi tác giả, chúng tôi lấy thời kỳ được bạn đọc quen biết và công nhận làm mốc. Mốc xuất hiện của những tác giả được ghi nhận bằng các bài thơ hoặc tập thơ được người đọc lưu ý ở thời điểm đó. Khi chọn bài, nếu không có bài đầu tay hay, thì sẽ chọn một hay nhiều bài hay ở bất cứ thời điểm, giai đoạn nào của từng nhà thơ.

Cách sắp xếp không theo thứ tự a, b, c, tuổi tác, thứ bậc mà theo dòng thời gian xuất hiện của các thế hệ tác giả. Sự sắp xếp này sẽ giúp cho bạn đọc có thể theo dõi quá trình chuyển giao và biến động cả về lượng và chất, nội dung và hình thức của sự phát triển, đổi mới của thơ Việt Nam hiện đại… Có thể có một số tác giả xuất hiện trong thời kỳ trước 1975 nhưng chưa có mặt ở tập I này, bởi vì, sự nghiệp thơ của họ khởi sắc và định hình hơn, ở những năm sau 1975…

Để tiện cho việc tìm và tra cứu, chúng tôi có làm bảng chỉ tên theo a, b, c ở cuối sách.

Làm tuyển tập không phải là độc quyền. Tuyển tập thơ Việt Nam hiện đại của chúng tôi, chỉ là một công trình khiêm nhường, muốn góp một tiếng nói, một cách tuyển trong nhiều cách tuyển chọn của những nhà xuất bản hoặc những cơ quan khác… Do không có điều kiện liên lạc, chúng tôi gặp khó khăn trong việc sưu tầm, chọn thơ của các tác giả hiện ở hải ngoại, cho nên cũng chỉ chọn được một vài người.

Với những nhà thơ trước đây ở bên kia vĩ tuyến 17, thời kỳ 1954-1975, bước đầu, chúng tôi cũng xin được chọn một số nhà thơ, với ý nghĩ làm cho thơ Việt Nam hiện đại có đủ màu vẻ trong không gian và thời gian mà nó đã sinh ra và phát triển.

Chúng tôi đã hết sức cố gắng chọn tuyển, để khỏi bỏ sót những tác giả, những bài thơ đáng đứng trong tuyển tập. Nhưng, làm sao có thể hoàn hảo được. Chắc rằng những thiếu sót ấy, sẽ được các nhà biên khảo, các nhà thơ làm những tuyển tập sau này, bổ khuyết cho…

Chúng tôi mong được bạn đọc gửi thư góp ý hoặc yêu cầu in ấn, để có thể bổ sung, hoàn thiện cho những lần tái bản sau…

Nhà xuất bản Hội Nhà văn


Mục lục (tập I)

Lời nói đầu

  1. Hồ Chí Minh (4 bài) [1] : Thuỵ bất trước, Học dịch kỳ, Cảnh khuya, Đăng sơn
  2. Phan Bội Châu (4 bài): Hải ngoại huyết thư (trích), Từ giã bạn bè lần cuối cùng, Đọc tập thơ Cao Bá Quát, Vào thành
  3. Trần Tuấn Khải (3 bài): Tiễn chân anh khoá xuống tàu, Lên chợ giời, Vào chùa Hương
  4. Tản Đà (4 bài): Thăm mả cũ bên đường, Thề non nước, Muốn làm thằng Cuội, Mỵ Châu, Trọng Thuỷ
  5. Thế Lữ (3 bài): Nhớ rừng, Tiếng sáo Thiên Thai, Cây đàn muôn điệu
  6. Huy Thông (1 bài): Tiếng địch sông Ô
  7. Lưu Trọng Lư (4 bài): Tiếng thu, Nắng mới, Thơ sầu rụng, Ngò cải đơm hoa
  8. Nguyễn Nhược Pháp (1 bài): Chùa Hương
  9. Nam Trân (1 bài): Đạp và thơ
  10. Vũ Đình Liên (1 bài): Ông đồ
  11. Lan Sơn (1 bài): Vết thương lòng
  12. Phạm Hầu (1 bài): Vọng hải đài
  13. Thái Can (1 bài): Chiều thu
  14. Xuân Diệu (4 bài): Tương tư chiều, Vội vàng, Nguyệt cầm, Biển
  15. Huy Cận (4 bài): Ngậm ngùi, Đi giữa đường thơm, Tràng giang, Trò chuyện với Kim tự tháp
  16. Quách Tấn (2 bài): Đà Lạt đêm sương, Tình xưa
  17. Thanh Tịnh (1 bài): Mòn mỏi
  18. Vân Đài (2 bài): Tiếng đêm, Trà Vinh thương nhớ
  19. Hằng Phương (2 bài): Tiễn biệt, Hồng Côn con yêu của mẹ
  20. Tế Hanh (4 bài): Lời con đường quê, Những ngày nghỉ học, Nhớ con sông quê hương, Bài thơ tình ở Hàng Châu
  21. Đoàn Phú Tứ (1 bài): Màu thời gian
  22. Đông Hồ (1 bài): Trong đôi mắt Huế
  23. Mộng Tuyết (1 bài): Giá gạo Tràng An
  24. Yến Lan (2 bài): Bến My Lăng, Lại về tỉnh nhỏ
  25. Nguyễn Xuân Sanh (2 bài): Buồn xưa, Trước xuân thăm Chùa Hương
  26. Nguyễn Bính (4 bài): Chân quê, Người hàng xóm, Giời mưa ở Huế, Sao sáng
  27. Bàng Bá Lân (2 bài): Trưa hè, Cổng làng
  28. Đoàn Văn Cừ (2 bài): Chợ Tết, Đường về quê mẹ
  29. Anh Thơ (3 bài): Bến đò ngày mưa, Chiều xuân, Con chim tu hú
  30. Hàn Mặc Tử (4 bài): Bẽn lẽn, Đây thôn Vỹ Dạ, Ave Maria, Mùa xuân chín
  31. Chế Lan Viên (4 bài): Xuân, Trưa đơn giản, Đọc Kiều, Từ thế chi ca
  32. Bích Khê (2 bài): Duy tân, Xuân tượng trưng
  33. Nguyễn Vỹ (2 bài): Gửi Trương Tửu, Sương rơi
  34. Vũ Hoàng Chương (2 bài): Mười hai tháng sáu, Phương xa
  35. Đinh Hùng (1 bài): Kỳ nữ
  36. T.T.Kh (1 bài): Hai sắc hoa ti gôn
  37. Thâm Tâm (2 bài): Tống biệt hành, Chiều mưa đường số 5
  38. Trần Huyền Trân (2 bài): Mưa đêm lều vó, Hải Phòng
  39. Hồ Dzếnh (2 bài): Màu thu năm ngoái, Chiều
  40. Ngân Giang (1 bài): Trưng Nữ Vương
  41. Huyền Kiêu (2 bài): Tương biệt dạ, Sông Hồng
  42. Sóng Hồng (2 bài): Đi họp, Nha Trang
  43. Lê Đức Thọ (1 bài): Điểm tựa
  44. Xuân Thuỷ (1 bài): Không giam được trí óc
  45. Tố Hữu (4 bài): Tiếng hát sông Hương, Từ ấy, Việt Bắc, Em ơi Ba Lan
  46. Nguyễn Đình Thi (3 bài): Nhớ, Đất nước, Cách mạng
  47. Thôi Hữu (1 bài): Lên Cấm Sơn
  48. Chính Hữu (3 bài): Đồng chí, Ngọn đèn đứng gác, Sáng hôm nay
  49. Trần Mai Ninh (1 bài): Nhớ máu
  50. Hồng Nguyên (1 bài): Nhớ
  51. Hoàng Cầm (2 bài): Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông
  52. Hoàng Trung Thông (3 bài): Bài ca vỡ đất, Đến cổng trời, Mời trăng
  53. Quang Dũng (2 bài): Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây
  54. Hữu Loan (2 bài): Đèo cả, Màu tím hoa sim
  55. Bàn Tài Đoàn (1 bài): Bài thơ mười hai tháng
  56. Nông Quốc Chấn (2 bài): Từ rừng xuống biển, Dọn về làng
  57. Cầm Biêu (1 bài): Cầu vào bản
  58. Văn Cao (2 bài): Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Phố Phái
  59. Hoàng Minh Châu (1 bài): Gặp ở chợ giời
  60. Hoàng Tố Nguyên (1 bài): Gò Me
  61. Khương Hữu Dụng (2 bài): Lên Côn Sơn, Quê ong
  62. Bàng Sĩ Nguyên (1 bài): Vợ chồng đi chợ xuân
  63. Phạm Hổ (2 bài): Qua Bạch Đằng, Những ngọn cây cao
  64. Cẩm Lai (1 bài): Tơ tằm
  65. Trần Hữu Thung (2 bài): Thăm lúa, Mấy bài thơ nhỏ không đề
  66. Minh Huệ (1 bài): Đêm nay Bác không ngủ
  67. Trần Lê Văn (2 bài): Góc kỷ niệm con tôi, Bạn
  68. Trinh Đường (2 bài): Bài thơ nhờ đồng bào Phước Sơn đặt tên, Trên doi ông Thọ
  69. Vũ Cao (2 bài): Núi Đôi, Chuyện dân gian
  70. Xuân Hoàng (2 bài): Phủ định, Đồng Hới
  71. Lê Đạt (2 bài): Cha tôi, Xuân Yên Kỳ
  72. Trần Dần (1 bài): Bài thơ Việt Bắc
  73. Nguyễn Viết Lãm (1 bài): Hạ Long, đêm bốc vác
  74. Đào Xuân Quý (1 bài): Đi trên đường phố quê hương
  75. Hoàng Lộc (1 bài): Viếng bạn
  76. Lương An (1 bài): Cô lái đò
  77. Lưu Quang Thuận (1 bài): Thành phố quê hương
  78. Nguyễn Hải Trừng (1 bài): Mã Pì Lèng
  79. Phác Văn (1 bài): Đập lúa đêm trăng
  80. Vĩnh Mai (1 bài): Lên Vĩnh Yên
  81. Vương Linh (1 bài): Con ra đi
  82. Lê Đại Thanh (1 bài): Tôi yêu chuyện cổ tích nước tôi
  83. Lưu Trùng Dương (1 bài): Mây biên giới
  84. Phùng Quán (1 bài): Hôn
  85. Bảo Định Giang (1 bài): Tình Tháp Mười
  86. Huỳnh Văn Nghệ (1 bài): Tiếng hát quốc ca
  87. Xuân Miễn (1 bài): Nhớ miền Đông
  88. Bạc Văn Ùi (1 bài): Em tắm
  89. Cầm Vĩnh Ui (1 bài): Nhớ vợ
  90. Xuân Thiêm (1 bài): Cô gái Bạch Long Vĩ
  91. Phạm Văn Ký (1 bài): Bác Hồ
  92. Thu Trang (1 bài): Nói sao cho vợi
  93. Cầm Giang (1 bài): Núi Mường Hung, dòng sông Mã
  94. Nguyễn Bao (1 bài): Hoa chanh
  95. Lữ Giang (1 bài): Lại về sông Thị
  96. Hải Bằng (1 bài): Tình yêu
  97. Vân Long (1 bài): Vào tranh
  98. Tạ Hữu Yên (1 bài): Ghi chép về chiến sĩ xe tăng
  99. Ngô Quân Miện (1 bài): Cánh chim
  100. Băng Sơn (1 bài): Tiếng nước Hưng Yên
  101. Xuân Sách (1 bài): Ráng chiều
  102. Tạ Vũ (1 bài): Gặp bạn
  103. Phan Xuân Hạt (1 bài): Thời đã qua
  104. Thái Giang (1 bài): Vào đêm
  105. Nguyễn Bùi Vợi (1 bài): Qua Thậm Thình
  106. Bùi Minh Quốc (2 bài): Lên miền Tây, Đất quê ta mênh mông
  107. Trần Nhật Lam (1 bài): Qua vùng quan họ
  108. Hải Như (1 bài): Chúng con canh giấc bác ngủ Bác Hồ ơi!
  109. Phạm Ngọc Cảnh (2 bài): Sư đoàn, Lý ngựa ô ở hai vùng đất
  110. Hoài Anh (2 bài): Bức tranh gà, Nhớ ngày thủ đô kháng chiến
  111. Ngô Văn Phú (2 bài): Làng cọ, Hoa trắng tình yêu
  112. Võ Văn Trực (2 bài): Chị, Tìm trong ký ức
  113. Lữ Huy Nguyên (1 bài): Đêm ở Đồng Đăng
  114. Quang Huy (1 bài): Nỗi niềm Thị Nở
  115. Nguyễn Xuân Thâm (1 bài): Trống và lửa
  116. Hoàng Thị Minh Khanh (1 bài): Chiều mưa
  117. Giang Nam (1 bài): Quê hương
  118. Thanh Hải (2 bài): Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ
  119. Viễn Phương (2 bài): Viếng lăng Bác, Còn gì cho quê hương
  120. Lê Anh Xuân (2 bài): Nhớ mưa quê hương, Dáng đứng Việt Nam
  121. Thu Bồn (2 bài): Mong em về trước cơn mưa, Bài ca chim Chơ-rao
  122. Liên Nam (1 bài): Chiều An Ninh
  123. Nguyễn Khoa Điềm (2 bài): Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Lặng lẽ
  124. Trần Quang Long (1 bài): Thưa mẹ, trái tim
  125. Xuân Quỳnh (3 bài): Gió Lào cát trắng, Hoa cỏ may, Lời ru trên mặt đất
  126. Bằng Việt (2 bài): Bếp lửa, Về hoả tuyến thăm con
  127. Lưu Quang Vũ (1 bài): Vườn trong phố
  128. Tô Hà (1 bài): Chuyện không có trong thư
  129. Vũ Quần Phương (2 bài): Phăng-xi-păng ta lên tới đỉnh, Cô ca sĩ Sài Gòn hát bài hát Trường Sơn
  130. Triều Ân (1 bài): Đường Bảo Lạc
  131. Lương Quy Nhân (1 bài): Gió
  132. Vương Trung (1 bài): Núi, mây và đàn bò
  133. Vương Anh (1 bài): Cơm Mường Vó, lúa Mường Vang
  134. Phạm Tiến Duật (2 bài): Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Lên núi Ba Vì
  135. Nguyễn Đức Mậu (2 bài): Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc, Một vị tướng về hưu
  136. Nguyễn Duy (2 bài): Hơi ấm ổ rơm, Đò Lèn
  137. Nguyễn Mỹ (1 bài): Cuộc chia ly màu đỏ
  138. Vương Trọng (1 bài): Bên mộ cụ Nguyễn Du
  139. Trần Đăng Khoa (2 bài): Hạt gạo làng ta, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn
  140. Vũ Đình Văn (1 bài): Nửa sau khoảng đời
  141. Việt Phương (1 bài): Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương
  142. Phan Thị Thanh Nhàn (2 bài): Hương thầm, Không đề
  143. Hoàng Hưng (1 bài): Người yêu miệt biển
  144. Trúc Cương (1 bài): Khi chia xa đồng đội
  145. Thanh Tùng (1 bài): Thời hoa đỏ
  146. Đào Cảng (1 bài): Sáu cửa lò
  147. Trịnh Hoài Giang (1 bài): Mưa đền cây
  148. Thi Hoàng (1 bài): Ở giữa cây và nền trời
  149. Vũ Duy Thông (1 bài): Con hươu rứt quả muội sao
  150. Lâm Thị Mỹ Dạ (1 bài): Chuyện cổ nước mình
  151. Ý Nhi (2 bài): Người đàn bà ngồi đan, Dương Bích Liên – mùa đông 1988
  152. Hoài Vũ (1 bài): Vàm Cỏ Đông
  153. Lê Giang (1 bài): Tiếng sáo
  154. Lê Chí (1 bài): Tản mạn mùa lá rụng
  155. Chim Trắng (1 bài): Tháng năm không tuyết
  156. Nguyễn Bá (1 bài): Đất Viên An
  157. Diệp Minh Tuyền (1 bài): Ý nghĩ bất chợt trong nghĩa trang chiều
  158. Cảnh Trà (1 bài): Đưa dâu qua cầu Bến Hải
  159. Thanh Thảo (2 bài): Bài ca ống cóng, Cái nhìn của tương lai
  160. Hữu Thỉnh (2 bài): Phan Thiết có anh tôi, Hỏi
  161. Thuý Bắc (1 bài): Sợi nhớ sợi thương
  162. Bế Kiến Quốc (1 bài): Chiều Văn Xương Các
  163. Thạch Quỳ (1 bài): Lục bát về thông
  164. Trúc Thông (1 bài): Người ấy chiều giáp tết
  165. Trần Nhuận Minh (1 bài): Tinh chất
  166. Mã Giang Lân (1 bài): Một tình yêu như thế
  167. Anh Ngọc (1 bài): Thị Màu
  168. Nguyễn Trọng Định (1 bài): Nước vối quê hương
  169. Trần Mạnh Hảo (1 bài): Phỏng vấn Chí Phèo
  170. Trần Vũ Mai (1 bài): Vâng, Hà Nội
  171. Trần Ninh Hồ (1 bài): Trăng Trường Sơn
  172. Nguyễn Phan Hách (1 bài): Làng quan họ
  173. Trần Nhật Thu (1 bài): Ông lão mù quốc đất
  174. Yên Đức (1 bài): Thung lũng than
  175. Chử Văn Long (1 bài): Người gánh rơm đi vào thành phố
  176. Lệ Thu (1 bài): Viết cho con
  177. Trần Mạnh Thường (1 bài): Năm hoà bình trên xe qua Khu Bốn
  178. Anh Chi (1 bài): Thuyền than lại đậu bến than
  179. Lý Phương Liên (1 bài): Ca bình minh
  180. Hoàng Nhuận Cầm (1 bài): Xúc xắc mùa thu
  181. Lâm Huy Nhuận (1 bài): Tự xông đất
  182. Văn Lê (1 bài): Người dưng
  183. Bùi Giáng (1 bài): Gauguin
  184. Tần Hoài Dạ Vũ (1 bài): Giã từ quá khứ
  185. Nguyên Sa (1 bài): Áo lụa Hà Đông
  186. Thanh Tâm Tuyền (1 bài): Chim

*


Bài được chọn của Thanh Tâm Tuyền là bài “Chim” trong tập Tôi không còn cô độc, nhưng bản in trong tuyển tập này không có dòng đề tặng Nguyễn Sỹ Tế và không chia thành 4 khổ như nguyên bản của lần in đầu (Người Việt xuất bản, Sài Gòn, 1956).

Cũng như tất cả các tác giả trong tập, Thanh Tâm Tuyền được giới thiệu ngắn gọn như sau:

Thanh Tâm Tuyền
Sinh năm 1936
Tên thật: Dư Văn Tâm
Quê quán: Nghệ An

© 2007 talawas



[1]Phần trong ngoặc ghi số lượng bài là của tác giả bài viết thêm vào.