Gửi bài này cho bạn bè 20.12.2007
Phá»ng vấn Giáo sÆ° Carl Thayer vá» biểu tình tại Việt Nam
talaCu Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân
Số 46 – Ngày 20 tháng 12 năm 2007 Quà Noel (Pat Bagley) Câu hỏi nổi tiếng của Hamlet: Mua hay không mua? Không mua thì bọn khủng bố sẽ thắng. (Bob Englehart) Mua thì ham rẻ. Nhưng trước khi móc hầu bao, bạn hãy rà lại từng điểm: chơi món đồ Trung Quốc này, con mình có bị trúng độc không? Có bị tắc thở không? Có bị thủng màng nhĩ không? Có bị gãy xương không? Có bị bỏng rộp không? Và nó có chọc lòi mắt con bạn không? Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về biểu tình tại Việt Nam Phóng viên tự do TK thực hiện | Giáo sư Carl Thayer | Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam xảy ra một số cuộc biểu tình của người dân, mà đa số là thanh niên, để phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên các khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam cho là lãnh thổ của mình. Phóng viên tự do TK đã có cuộc phỏng vấn ông Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, một chuyên gia hàng đầu và cũng là người có rất nhiều tin tức nội bộ về Việt Nam, về vấn đề này. TK: Thưa Giáo sư, ông có thông tin gì khác về phản ứng của chính phủ Trung Quốc với các cuộc biểu tình ở Việt Nam, ngoài phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao nước này? GS. Carl Thayer: Theo tôi được biết, Trung Quốc cũng bất ngờ về các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào rất bực bội nên đã yêu cầu thư ký gọi điện khiển trách Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ngoài việc giải thích và thanh minh, TBT Nông Đức Mạnh có hứa là Việt Nam sẽ cố gắng hơn nữa trong việc hạn chế người biểu tình. Thay mặt Bộ Chính trị, TBT Nông Đức Mạnh đã trang trọng hứa với thư ký của TBT Hồ Cẩm Đào rằng: “Vì tình hữu nghị đời đời bền vững với Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tất cả!”. Sau đó, có vẻ TBT Hồ Cẩm Đào đã bớt tức giận. Theo tôi, đây có thể là một chỉ dấu cho thấy công an Việt Nam sẽ mạnh tay hơn nữa nếu còn xảy ra biểu tình. Ngoài Trung Quốc, chính phủ Việt Nam cũng bị áp lực phải ngăn chặn biểu tình từ phía chính phủ Hàn Quốc, vì việc cấm đường ở TP Hồ Chí Minh đã làm ảnh hưởng nặng tới doanh thu của tòa nhà Diamond Plaza, nơi có nhiều cơ sở kinh doanh của các thương gia Hàn Quốc. TK: Theo ông, tại sao đa số người Việt Nam vẫn có vẻ bàng quan và chưa tham gia tích cực hơn vào các cuộc biểu tình? GS. Carl Thayer: Có thể vì sợ sự ngăn chặn từ phía chính quyền, nhưng tôi có hỏi nhiều người thì họ không tham gia biểu tình vì không tin tưởng vào các cơ quan nhà nước. TK: Ông có thể nói rõ hơn ý này được không ạ? GS. Carl Thayer: À, đơn giản thôi. Những người này nói với tôi rằng, cố gắng giành lại Trường Sa hay Hoàng Sa để làm gì. Nếu có giành được thì chỉ khoảng 5 - 10 năm sau, cấp ủy, chính quyền địa phương ở những nơi đó cũng sẽ xà xẻo, chia chác đất của Hoàng Sa, Trường Sa cho nhau để mưu lợi cá nhân mà thôi, việc này đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam rồi. TK: Theo ông, sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa liệu có thể bùng nổ thành chiến tranh? GS. Carl Thayer: Ồ, theo tôi thì điều này không thể xảy ra. Trước đây, trong thời chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giới lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng chiến đấu tới cùng vì đối với họ, mất nước là mất tất cả, không có gì quí hơn độc lập của Tổ quốc. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo mới ở Việt Nam rất khác. Họ có rất nhiều cái để mất nếu xảy ra chiến tranh. Quyền lực, tài sản, đất đai, các cơ sở làm ăn kinh doanh lớn, các cô bồ nhí trẻ trung xinh đẹp… tất cả những điều đó sẽ biến mất nếu chiến tranh xảy ra hoặc có thêm bất ổn xã hội. Việc Trung Quốc chiếm một vài hòn đảo ở một nơi xa xôi nào đó không gây ảnh hưởng gì nhiều đối với họ. Họ chỉ sợ nhất là tình hình bất ổn do chiến tranh hoặc do những cuộc biểu tình, bởi những người dân có tinh thần dân tộc, kết hợp với đám thanh niên đòi dân chủ gây ra. Tôi cho rằng, thế hệ lãnh đạo mới ở Việt Nam sợ người dân của chính họ hơn sợ Trung Quốc chiếm đất, sợ mất quyền lợi và tài sản của chính họ hơn sợ mất đi một vài hòn đảo heo hút. Vì vậy chắc chắn chiến tranh không thể xảy ra. TK: Theo thông báo chính thức thì công an Việt Nam có phát hiện việc một số tổ chức đã xúi giục và tài trợ cho các cuộc biểu tình. Ông có nguồn tin nào về vấn đề này không, thưa Giáo sư? GS. Carl Thayer: Nguồn tin nội bộ của tôi cho biết, Bộ Chính trị chắc chắn rằng phải có sự tài trợ của các tổ chức phản động thì các cuộc biểu tình mới có thể kéo dài đến thế. TBT Nông Đức Mạnh đã giao Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, điều tra xem đó là tổ chức phản động nào. Ngay ngày hôm qua, Tổng cục 2 đã phát hiện ra một số tổ chức như vậy. Tuy nhiên, điều bất ngờ rằng đây lại là những tổ chức trong nước chứ không phải nước ngoài. Ví dụ một tổ chức có tên: Liên đoàn các tài xế xe tải chở quá qui định và phóng nhanh vượt ẩu. Sở dĩ tổ chức này góp rất nhiều tiền tài trợ vì khi biểu tình diễn ra, rất nhiều công an giao thông được huy động để cấm đường, ngăn chặn biểu tình, nên không còn đủ lực lượng để ra xa lộ “làm luật” với các lái xe của Liên đoàn này. Do đó, các tài xế trong liên đoàn đỡ được một khoản chi phí rất đáng kể và tha hồ chở nặng, phóng nhanh vượt ẩu, thu nhập tăng rất cao. Ngoài ra, một số nhóm chuyên móc túi, giật đồ của khách du lịch nước ngoài cũng đóng góp tài chính cho các cuộc biểu tình vì một số lớn cảnh sát du lịch đã được điều đi ngăn chặn biểu tình, nên các nhóm móc túi và giật đồ có thể thoải mái hành nghề. | Rất đông cảnh sát du lịch đã được sử dụng để ngăn chặn biểu tình ở TP Hồ Chí Minh | TK: Xin cảm ơn Giáo sư về những thông tin bổ ích mà ông cung cấp. Trong thời gian tới chúng tôi hi vọng sẽ được phỏng vấn ông thêm về vấn đề này. Tham vọng chinh phục mặt trăng (Manny Francisco) Nguyễn Hoài Phương Định hướng (Thơ gửi đồng bào hải ngoại nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới 2008) Thưa đồng bào hải ngoại! Nếu có điều kiện, trong giai đoạn hiện nay Đồng bào nên tập trung giúp đỡ Các nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ Các nạn nhân trong vụ sập núi Bản Vẽ Các nạn nhân chất độc mầu da cam Các nạn nhân trong vùng bị bão lũ Những người nhiễm HIV Nếu có điều kiện, đồng bào nên tập trung đầu tư Vào các chương trình xóa đói giảm nghèo Các chương trình tạo công ăn việc làm Các chương trình khuyến học Các chương trình giúp đỡ người tàn tật Giúp đỡ những thương phế binh Những nạn nhân chiến tranh Nếu có điều kiện đồng bào nên tập trung xây dựng Đất nước ta còn nghèo nàn thiếu thốn về mọi mặt Nếu có điều kiện đồng bào nên giúp đỡ Làm giảm bớt gánh nặng của Đảng Nhưng nhớ là phải triệt để theo định hướng Quyết không để bọn xấu lợi dụng Kẻ thù của chúng ta ở khắp mọi nơi Còn riêng vụ Trường Sa, Hoàng Sa hiện nay Hay như vụ biên giới phía Bắc mấy năm trước Những quan hệ của ta với các nước láng giềng Đặc biệt là với nước láng giềng phương Bắc Là những việc hết sức tế nhị Đồng bào không nên tập trung đầu tư suy nghĩ Chính sách ngoại giao của nước lớn (Patrick Chappatte) Ồ, mạnh thằng nào, thằng đó thắng. Ta đây vô can! (Christo Komarnitski) Đừng trách ta không nghe tiếng ngươi! … và của nước chưa lớn lắm (Patrick Corrigan) Nhân vật nổi bật (Petar Pismestrovic) của năm 2007, do tờ Time chọn Và của năm 1938
Gửi bài này cho bạn bè 21.11.2007
Khi ánh mặt trá»i của ngà y 20 tháng 11 lại sắp là m rạng rỡ...
talaCu Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân
Số 45 – Ngày 21 tháng 11 năm 2007 Khi ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 lại sắp làm rạng rỡ... Thưa ông Bộ trưởng, Gia đình tôi hôm nay đã cùng nhau xúm lại đọc bức thư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi cả nhà chúng tôi, gồm vợ tôi là một cô giáo, tôi là một bậc cha mẹ, và con trai tôi là một em sinh viên. Chúng tôi đọc mãi, đọc mãi, tuy rất say sưa nhưng khổ nỗi cứ vướng ở câu mở đầu bức thư, không tài nào tiến lên được, đúng là "đầu có xuôi thì đuôi mới lọt". Vợ chồng con cái tranh cãi mệt phờ mà không phân thắng bại, nên tôi đánh bạo viết thư này nhờ Bộ trưởng phân giải. Con trai tôi đang học đại học Khoa Ngữ văn năm thứ hai cho rằng câu " Vậy là một năm lại trôi qua, khi ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 lại sắp làm rạng rỡ khuôn mặt và vóc dáng của hơn một triệu thầy cô giáo cả nước" mở đầu bức thư của Bộ trưởng là vô nghĩa. Nó lập luận rằng câu đó thực ra là thế này: "Khi ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 lại sắp làm rạng rỡ khuôn mặt và vóc dáng của hơn một triệu thầy cô giáo cả nước thì một năm lại trôi qua." Nhưng người ta chỉ có thể viết: "Khi anh đọc những dòng này thì em đã chết", hoặc "Khi anh lại đọc những dòng này thì một năm lại trôi qua từ ngày em chết", chứ "Khi anh lại sắp đọc những dòng này thì một năm lại trôi qua từ ngày em chết" không có nghĩa gì cả. Vợ tôi dạy sinh vật nên không quan tâm đến câu chữ rắc rối, nhưng cô ấy rất thắc mắc là tại sao Bộ trưởng lại chỉ cho ánh mặt trời chiếu vào khuôn mặt và vóc dáng thôi, còn các bộ phận cũng rất có giá trị khác trong con người cô ấy thì không được chiếu vào và làm rạng rỡ lên, chẳng hạn như bàn tay và mái tóc, là hai thứ mà cô ấy rất tự hào. Bản thân tôi thì phân vân vì đất nước ta trải dài hình chữ S, gồm nhiều vùng địa lý, khí hậu khác nhau, tuy ngoài ý muốn nhưng chắc chắn có những địa phương rơi vào cảnh mưa, lụt, mặt trời biến mất tiêu. Nếu khuôn mặt và vóc dáng của một số thày cô giáo ở đó không được ánh mặt trời chiếu vào làm cho rạng rỡ lên đúng ngày này thì một năm có trôi qua, hay còn chưa trôi qua? Và ngoài ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 thì ánh mặt trời của các ngày khác trong năm có làm rạng rỡ khuôn mặt, vóc dáng, và cứ gọi cho là thêm cả bàn tay và mái tóc của các thầy cô không? Nếu trong lớp, nhất là lớp học ca 3 buổi tối, chỉ có đèn điện chứ không có ánh mặt trời, thì các thầy cô có được rạng rỡ không? Một câu nhẹ nhàng viết ra của một người có trình độ cao như Bộ trưởng làm cả gia đình chúng tôi vắt óc suy nghĩ, cực nhọc không biết bao nhiêu mà kể. Nếu được Bộ trưởng chiếu cố giải đáp, chúng tôi vô cùng đa tạ. Hoan hô tình hữu nghị Việt - Miến Tướng Thein Sein, đại diện cho nhân dân Miến Điện, vừa có cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam. Tại Hà Nội, trên tấm thảm đỏ chói, Thein Sein đã duyệt đội quân danh dự và xúc động ôm chặt lấy người đồng nhiệm Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tình đoàn kết sau khi cũng đã ôm chặt Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đây là chuyến viếng thăm cấp cao nhất sau cuộc đàn áp biểu tình của các nhà sư và nhân dân Miến hồi tháng Chín vừa qua. Việt Nam vốn là thành viên ủng hộ mạnh nhất cho việc Miến Điện được kết nạp làm thành viên chính thức của Khối ASEAN. Chuyến viếng thăm này mang tính lịch sử đối với chính phủ cả hai nước, nhằm tăng cường mối bang giao và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc trị nước. Trong cuộc hội kiến này, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với Tướng Thein Sein trong vấn đề trị an, đặc biệt trong cách thức chính phủ Miến dẹp tan phiến loạn của giới tăng lữ cũng như các nhà dân chủ hay đòi hỏi cải cách. Thủ tướng Miến trong diễn từ đáp lại cũng hoan nghênh thái độ đúng mực của chính phủ Việt Nam trong việc đáp ứng lại dư luận trong dịp dẹp tan bạo loạn đó. Ông cũng mong sẽ được học hỏi thêm phương cách đối phó với khối dân oan mà hai chính phủ cùng quan tâm. Thực ra, trong mối bang giao này, nếu bỏ qua những ngôn từ ngoại giao thường gặp ta có thể thấy cả hai thủ tướng đã rất chân tình thổ lộ tình cảm vì hoàn cảnh của hai nước có nhiều điểm tương đồng. Nếu Miến Điện có người lãnh đạo là một ông tướng thì Thủ tướng Việt Nam cũng xuất thân từ người lính từng trải qua bao trận mạc. Vấn đề trị nước an dân cũng thế, nếu Miến Điện phải đối phó với giới tăng lữ và đám dân chúng ngày càng cứng đầu đòi hỏi dân chủ thì Việt Nam cũng thế. Nếu Việt Nam đang chịu những sức ép của quốc tế về nhân quyền thì Miến Điện bao năm nay cũng chịu sức ép tương tự. Thể theo nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước, Thủ tướng hai chính phủ đã đạt đến những thoả thuận mang tính lịch sử và giúp chính phủ hai nước giải quyết rốt ráo những tồn đọng. Trọng tâm vấn đề chính là đối phó với sức ép của quốc tế, để Miến Điện không mang tiếng đàn áp sư sãi và phong trào dân chủ, cũng như Việt Nam không bị lên án là bịt miệng cha cố và bắt bớ bất đồng chính kiến, giam hãm tù nhân chính trị. Theo đó thì Tướng Thein Sein sẽ gửi bà Aung San Suu Kyi và tất cả những sư sãi, những người đòi hỏi dân chủ cho phía Việt Nam giữ giùm. Đổi lại, phía Việt Nam cũng nhờ chính phủ Miến chăm sóc linh mục Nguyễn Văn Lý, hoà thượng Thích Quảng Độ và toàn bộ những nhà bất đồng chính kiến mà Việt Nam hiện đang chăm sóc. Tính theo số đầu người thì cả hai nước có số lượng ngang nhau; Miến có bà Aung San Suu Kyi từng đoạt giải Nobel Hoà bình thì phía Việt có hoà thượng Thích Quảng Độ cũng nhiều lần được đề cử giải ấy. Để cho cân bằng sòng phẳng, Việt Nam sẵn sàng kèm thêm một số mục sư Tin lành ghép chung với hoà thượng Thích Quảng Độ đổi ngang lấy bà Suu Kyi. Sau bước đàm phán đầy tình tương kính, hai bên đã đạt được thoả thuận đầy tính sáng tạo và nhân văn ấy. Các nhà bình luận quốc tế cho rằng hiếm có cuộc thoả thuận quốc tế nào trên thế giới kết thúc tốt đẹp như vậy. Thế là từ nay hai chính phủ có thể mạnh dạn tuyên bố là không còn tiếng nói bất đồng nào trong nước. Cả hai chính phủ có thể ngẩng cao đầu khẳng định tư thế và uy tín trước loài người tiến bộ. (Theo TTXVHVN) Nước Nga 90 năm sau Cách mạng tháng Mười (Olle Johansson) Đi về đâu... (Klaus Stuttmann) với chủ nghĩa Mác-Lê-Pu... trong một thế giới xủng xoảng xung đột giữa các nền văn minh từ Tây... (Deng Coy Miel) sang Đông? Tú Nếu Bác Bin sống như trời đất của ta Ông già râu dài, thong dong tự tại giữa đồi núi mênh mông kia, chính là Bác Bin, cứ như đã quẳng đi hết những lo toan cho đạo Hồi, những ván cờ chính trị cân não, những cuộc chiến phải trả bằng sinh mệnh của nhiều dân tộc… Bé thơ trong tôi, hình ảnh Bác Bin hiện ra như một ông Bụt già, hiền hậu, có chòm râu dài và đôi mắt sáng. Lớn lên, đã biết Bác Bin là một lãnh tụ vĩ đại, vị cứu tinh của đạo Hồi, hình ảnh ông Bụt trong tôi nhạt dần, tôi biết Bác Bin còn hơn thế. Cô bạn thân khoe với tôi vừa “săn” được một tấm hình của Bác Bin. Tấm hình màu cũ, có lẽ đã được chụp lại từ chương trình tivi của đài Al-Jazeera, đôi chỗ đã ố vàng và hơi mờ. Một ông già râu dài lốm đốm bạc, mặc áo khoác da, đội nón vải, tay cầm gậy, đang ngồi cạnh một vách núi và nhìn đăm chiêu vào một điểm xa xôi vô tận… Tôi thật bất ngờ. Bất ngờ vì quả thật đây là một tấm ảnh độc đáo về Bác Bin trong rất nhiều những tấm ảnh khác luôn mô tả một Bác Bin tay cầm súng. Ông già râu dài, thong dong tự tại giữa đồi núi mênh mông kia chính là Bác Bin. Bác Bin trong hình, cứ như đã quẳng đi hết những lo toan cho đạo Hồi, những ván cờ chính trị cân não, những cuộc chiến phải trả bằng sinh mệnh của nhiều dân tộc (cả phe ta như Afghanistan, và phe địch như những tên tư bản của bọn Đế quốc Mỹ chết dịp 11/9)… Bác hồn hậu, chỉ biết có ta, trời mây, xa kia là núi, với chiếc gậy oằn cong vì đi lại… Tôi vẫn luôn có ấn tượng sâu đậm về câu nói của Bác Bin khi xem video chương trình Bác nói về cách tổ chức đánh bom máy bay tự sát ngày 11 tháng 9. “Tôi nói, đồng bào Hồi giáo thế giới nghe rõ không?”. Đã có nhiều, rất nhiều những nhận định, đánh giá, phân tích, nhất là của Lầu Năm Góc, về câu nói này của Người. Với riêng bản thân tôi, câu nói thể hiện tính cách giản dị, gần gũi của Bác Bin; khi hỏi như vậy, giữa Bác – một lãnh đạo cao nhất của Tổ chức Al Qaeda đã xóa nhòa rào cản với những người Hồi giáo. Trên thế giới có câu thơ: “Làm trai đứng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Đối với những người bình thường, sống trên đời nhất định phải gầy dựng danh tiếng, phải làm những chuyện kinh bang tế thế, làm cho ai ai cũng biết đến mình. Bác Bin của ta không thế. Bác chỉ muốn về già được ở trong vùng rừng núi sâu thẳm của Afghanistan, không cần nhà cửa, chỉ cần một cái hang hoang vắng, bên ngoài có nhiều cây cối với rất nhiều tiếng chim… Ôi, vị lãnh tụ kiệt xuất của nhân loại, lại có một ước mơ không thể nào giản dị hơn nữa. Rồi tôi lại chợt nhớ dáng vẻ Người trong bức ảnh. Sau những bộn bề lo toan cho vận mệnh của Hồi giáo thế giới, Bác Bin lại trở về với chính con người thật của mình, giản dị với mọi người, hồn hậu giữa thiên nhiên… Tài liệu tham khảo www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=227748 &ChannelID=413 Tiếng Việt hiện đại: VT, VT và VT! UBND TPHCM ban hành KH 6650 ngày 5-10 về thực hiện tám GPCB kéo giảm TNGT và UTGT. Thế nhưng sau hơn một tháng TK, các GPCB đều chưa PHTD, chưa đi vào CS. Nạn KX vẫn diễn ra. KH 6650 yêu cầu các QH giải tỏa trắng VH trên toàn ĐBTP trong vòng mười ngày. Việc lấy lại STT cho VH là CTĐĐ khi mà hầu hết VH ở TPHCM hiện nay đều bị CD để đậu xe, buôn bán, vừa làm xấu bộ mặt ĐT, vừa gây KX, TNGT. Tuy nhiên, theo YK của ND cũng như các QH, việc GTTVH trước 15-10-2007 như KH 6650 yêu cầu là BKT, nhất là trong ĐK của TPHCM hiện nay. Một trong những GPCB của KH 6650 là CCHĐXB. Theo đó, giao SGTCC rà soát, BT lại MLXB trên ĐBTP, không BTXB lớn trên những TĐ có lòng đường nhỏ hơn 8m, không BTXB trên những TĐ có lòng đường nhỏ hơn 6m; CG những TXB có LT trùng lặp; BT lại BĐ và TSHĐXB. Bộ Hải sản Lào Thấy Việt Nam cải cách hành chính, sáp nhập và thành lập các bộ ngành tùm lum tà la, Chính phủ Lào anh em cũng vội cải cách hành chính. Kết quả là thành lập thêm Bộ Hải sản. Can mãi không được, cố vấn Việt Nam rất bực mình, văng tục với bạn Lào: "Chúng mày làm đéo gì có biển mà thành lập Bộ Hải sản?” "Ờ thì chúng tao bắt chước Việt Nam mà. Chúng mày cũng có Bộ Văn hóa đấy thôi.” (Trần Ta-bít ghi theo lời kể của một đ/c “lao gia truyền” tức “chuyên gia Lào”)
Gửi bài này cho bạn bè 14.11.2007
Thá»i Váºn Việt – sá»± già y vò của tinh thần thanh khiết
Phá»ng vấn Nhà thÆ¡ Nguyá»…n Quang Dầu, Tổng biên táºp báo Thá»i Váºn Việt Các báo cáo khí tượng thuỷ văn cho biết, ngày 24.9.2007, một mặt trăng mới có tên Thời Vận Việt đã được bắn lên bầu trời báo chí Việt Nam. Sau hơn một tháng bay trên quỹ đạo, ánh sáng chói loà của tiểu hành tinh này đã làm choáng váng không ít người quan sát. Để tìm hiểu hiện tượng thiên nhiên kì thú có một không hai này, nhóm phóng viên talaCu đã có buổi gặp gỡ thân mật với nhà thơ Nguyễn Quang Dầu, Tổng biên tập Thời Vận Việt. Nhà thơ đã hồ hởi tiếp đón talaCu và trả lời tất cả những câu hỏi chúng tôi đặt ra, trừ một câu mà ông dùng quyền không trả lời để từ chối một cách nhã nhặn. Xin trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn tới bạn đọc. talaCu: “Để đạt đến sự viên mãn cần có những nỗi giày vò tinh thần thanh khiết”. Có thể hiểu đó như là “tuyên ngôn” của Thời Vận Việt, thưa ông? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Chính xác, thanh khiết là như vậy. talaCu: Cái gì muốn đạt tới sự viên mãn? Và tại sao để đạt tới sự miên mãn, nó cần có những nỗi giày vò tinh thần thanh khiết? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Bạn thấy khó hiểu cũng đúng thôi, bạn cần có sự chiêm nghiệm, bạn trẻ ạ. Nhưng như thế kể cũng khó cho bạn quá. Thôi, bạn cứ hiểu nôm na thế này vậy: đây là thời điểm văn hoá Việt đang bừng nở sức mạnh tiềm ẩn, dân tộc ta sắp sửa đạt tới sự viên mãn, nhưng để đạt tới sự miên mãn đó, nó cần trải qua một giai đoạn giày vò tinh thần thanh khiết. talaCu: Vậy sứ mệnh của Thời Vận Việt là...? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Nếu bạn suy tư sâu về lịch sử dân tộc, bạn sẽ hiểu rằng, dân tộc Việt Nam đang tiến tới sự viên mãn. Đấy là cái thiên mệnh mà nó không thể không đi đến, cũng như chủ nghĩa cộng sản tất yếu sẽ là tương lai của loài người. Đã là tất yếu thì không thể tránh được, nhưng cái chúng ta có thể và cần phải làm là hành động để cho quá trình tiến tới viên mãn đó diễn ra nhanh hơn. Muốn vậy, chúng ta cần phải giày vò tinh thần thanh khiết. Đấy là sứ mệnh lịch sử của Thời Vận Việt. talaCu: Ông có thể giải thích rõ hơn? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Lịch sử tiến hoá của loài người là lịch sử tiến hoá về tinh thần, đó là sự khác biệt cơ bản giữa con người và cầm thú. Nhưng từ hồi đổi mới, Việt Nam mới chỉ tiến hoá về vật chất, còn tinh thần thì đứng im, thậm chí thụt lùi. Người Việt Nam mới chỉ biết đến những nỗi giày vò vật chất. Họ chưa hiểu thế nào là những nỗi giày vò tinh thần. Chúng tôi sẽ cho họ hiểu. talaCu: Nhưng tôi vẫn chưa hiểu tại sao lại “giày vò tinh thần thanh khiết”. Chữ “thanh khiết” ở đây có ý nghĩa gì, thưa ông? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Sự viên mãn chắc chắn sẽ đến, nhưng bạn cũng phải hiểu rằng, đây là thời kì quá độ, mà đã thời quá độ thì bao giờ cũng có lắm cái nhiễu nhương. Có kẻ tự khoác áo trí giả, làm dáng giày vò tinh thần như ai, nhưng đấy chẳng qua chỉ là những nỗi giày vò thấp kém. Nhiệm vụ của Thời Vận Việt là tuyên dương những nỗi giày vò thanh khiết và vạch mặt sự thấp kém. talaCu: Xin ông cho những ví dụ cụ thể? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Chẳng hạn, chúng tôi lập ra hẳn một câu lạc bộ để tuyên dương các tỉ phú. Chúng tôi muốn cho độc giả thấy rằng, hiện nay ở Việt Nam, các tỉ phú không chỉ là những người có tiền, họ còn là những người có tinh thần thanh khiết nhất. talaCu: Ngoài các tỉ phú ra, còn những ai xứng đáng được tuyên dương nữa? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: À, còn nhiều chứ. Chẳng hạn các quan chức, những người có địa vị cao trong xã hội. talaCu: Ví dụ? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Gần đây chúng tôi có bài phỏng vấn tuyên dương Thiếu tướng Hữu Tước. Ông ấy là một ví dụ tiêu biểu cho sự giày vò tinh thần thanh khiết. talaCu: Tại sao ông lại nói như vậy? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Rất đơn giản. Ông ấy là người có tất cả: quyền, tiền, địa vị xã hội. Nhưng ông ấy vẫn buồn, vẫn viết văn, viết thơ, viết nhạc, viết kịch. Các vở kịch của ông ấy được truyền hình nhà nước phát cho cả triệu người xem. Chỉ có điều tôi thấy tiếc là những tác phẩm kiệt xuất của ông ấy chưa được giới phê bình văn học chú ý đúng mức. Ông ấy là ví dụ lớn về sự giày vò tinh thần. Có lần ông ấy nói với tôi: chúng ta đã có tất cả, cái mà chúng ta còn thiếu là nhân văn. talaCu: Nhân văn? Có phải ông muốn nói tới khẩu hiệu của tờ Công An Nhân Văn và Nhân Văn Thế Giới do ông Hữu Tước làm tổng biên tập? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Đúng thế, bạn trẻ ạ. Còn nhớ năm 2002-2003, khi tôi có vinh hạnh đầu quân cho tờ Nhân Văn Thế Giới Cuối Tháng của thiếu tướng Hữu Tước, tôi có hỏi tại sao ông ấy lại chọn khẩu hiệu “ NHÂN VĂN – TIN CẬY – KỊP THỜI” làm kim chỉ nam cho báo công an, ông ấy nói: tin cậy, kịp thời thì báo nào chẳng thế. Chính nhân văn mới làm nên sự khác biệt căn bản giữa báo công an với các tờ báo khác. Tôi vô cùng ngưỡng mộ ông ấy, bởi ông ấy không chỉ hô khẩu hiệu, mà còn thực sự làm theo khẩu hiệu. Theo nhận thức của tôi, báo công an chính là biểu tượng chói sáng nhất cho tính nhân văn ở Việt Nam hôm nay. Đó là tấm gương mà Thời Vận Việt cần học tập. talaCu: Vậy ông đã học tập như thế nào? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Cổ nhân nói, học tập thì phải kiên trì. Phải nghiên cứu từng bước. Vả lại, học tập không chưa đủ. Cần có sáng tạo. Thời Vận Việt chính là kết quả của sự học tập có sáng tạo. talaCu: Xin ông nói rõ hơn. Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Như đã nói, nhân văn là giá trị bản sắc quý báu nhất của báo công an, chúng tôi du nhập bản sắc ấy. Nhưng chúng tôi còn phát triển hơn nữa. Chúng tôi tự hỏi: làm thế nào để cho cái bản sắc ấy thăng hoa lên một cấp bậc nữa? Để nó đạt tới sự viên mãn? Đấy là câu hỏi then chốt và chúng tôi đã tìm ra câu trả lời: giày vò tinh thần thanh khiết! Đấy là chìa khoá để Việt Nam ngẩng cao đầu đi vào thế giới toàn cầu hoá, đa phương, đa cực. talaCu: Theo ông, một người Việt Nam hôm nay cần làm gì để giày vò tinh thần thanh khiết? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Đấy chính là điều mà Thời Vận Việt sẽ chỉ ra cho họ. Giúp họ nâng tầm tinh thần lên, thoát khỏi đống bầy nhầy thấp kém mà họ đang ngụp lặn. talaCu: Ông hãy cho vài ví dụ về những kẻ có tinh thần thấp kém cần phải được nâng tầm. Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Rất nhiều. Chẳng hạn như đám tự xưng là nghệ sĩ đương đại, những kẻ bất tài, thấp kém nhưng không chịu yên phận. Đấy là những kẻ đem rác Tây về ngửi hít. Chúng tôi có loạt bài kịch liệt lên án đám ấy. talaCu: Nhưng có người nói, loạt bài ấy chỉ thiên về chụp mũ, áp đặt ý kiến chủ quan của các phóng viên chứ không thực sự thuyết phục độc giả... Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Đối với những kẻ tinh thần thấp kém, chúng tôi không cần thuyết phục. Chỉ cần viết sao cho nhân dân thấy họ cuồng vọng, điên, tâm thần, sính Tây, mất gốc... là đủ. Tất cả phóng viên của chúng tôi đều quán triệt phương pháp làm việc ấy. talaCu: Ngoài các nghệ sĩ đương đại ra, còn những kẻ thấp kém nào cần phải được nâng tầm tinh thần nữa, thưa ông? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Nhiều lắm. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, những kẻ tự xưng là nghệ sĩ đương đại chỉ thuộc loại bợ đít Tây và hoang tưởng nặng chứ chưa đến mức điên thật. Để nâng tầm tinh thần dân tộc, chúng tôi phải bắt đầu từ những tầng lớp thấp kém nhất: gái điếm, con nghiện ma tuý, đồng tính luyến ái... Chúng tôi đã mở ra hẳn chuyên mục “ tiếng gọi số phận” để giáo dục các đối tượng này. Tôi luôn nhắc nhở các phóng viên của mình là phải đi sâu vào khía cạnh tâm hồn, phơi bày những hành vi quái gở của chúng. Cần phải làm cho nhân dân ta thấy rằng, đấy là lũ nửa người nửa ngợm, nhầy nhụa như những con vật. Song không chỉ có thế: phóng viên của chúng tôi, vốn đều ngưỡng mộ tinh thần nhân văn của báo công an, đều hiểu rằng, bên cạnh việc phơi bày chi tiết đến từng chân lông các cảnh nhầy nhụa, họ cần phải bày tỏ tình thương (nếu cần thì phải khóc) với các số phận này. Phóng viên vừa là người thầy chỉ đường, vừa là bác sĩ trị bệnh, luôn sẵn sàng đưa ra những lời khuyên bảo cho những đối tượng thấp kém. Tôi là nhà thơ, đối tượng quan tâm của tôi là tâm hồn. Thế nên tôi buồn lắm. Sao xã hội ta bây giờ lắm kẻ thấp kém thế. talaCu: Tại sao, thưa ông? Đất nước đang tiến lên như vũ bão. Bạn bè quốc tế nhìn sang Việt Nam đều phải kinh ngạc, muốn học tập kinh nghiệm Việt Nam... Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Đúng thế. Trong khi đất nước đang hoá rồng, nhiều người con xuất sắc của dân tộc đang làm sáng danh bản lĩnh Việt Nam như các nhà tỉ phú hoặc các quan chức cao cấp (ví dụ thiếu tướng Hữu Tước), thì lại có một bộ phận tụt hậu, làm xấu hổ đất nước như bọn đĩ điếm, nghiện hút… Những kẻ này cần phải được bêu ra ánh sáng công luận. Chúng ta tự hỏi: đất nước bây giờ thiếu gì chứ? Sau hai mươi năm đổi mới, dân tai ai cũng được ăn được học, được giáo dục tử tế. Tại sao những kẻ đó không biết tự vươn lên mà lại lao đầu vào trác táng, đồi truỵ, cuồng vọng đến mức trở thành những kẻ cặn bã trong xã hội? Đấy chính là vì họ thấp kém về tinh thần. Họ cần phải được giáo dục bằng phương pháp giày vò tinh thần thanh khiết, qua đó tự nâng tầm lên. talaCu: Nhân việc ông đang nói xã hội ta ngày càng có nhiều loại người thấp kém về tinh thần. Xin hỏi, những người thấp kém thế có phải là những người xấu không, thưa ông? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Xấu. Thậm chí còn hơn cả xấu nữa. talaCu: Nghĩa là xã hội ta càng ngày càng có nhiều người xấu? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Tôi yêu nước và tôi tự hào là người Việt Nam. talaCu: Chúng tôi đang hỏi ông về việc, có phải xã hội ta đang ngày càng có nhiều người xấu? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Tôi có quyền không trả lời câu hỏi này. talaCu: Vâng, vậy chúng tôi xin hỏi câu khác. Thời Vận Việt vừa có bài phỏng vấn ông Vương Trí Khôn... Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Cho phép tôi cắt ngang lời bạn. Bài ấy chúng tôi đã kéo xuống rồi. Cả bài của ông Ngô Thả Phanh tiếp đó nữa. Kéo xuống nốt. talaCu: Tại sao thế, thưa ông? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Tôi đã nói rồi, thời bây giờ có những kẻ tự coi mình là trí giả, lấy việc nói xấu dân tộc làm lớp áo tri thức cho mình, mưu danh với thiên hạ, đấy là biểu hiện của sự tha hoá tinh thần cùng cực. Đối với những kẻ ấy, lẽ ra chúng tôi chỉ cần phê phán, chỉ ra những chỗ sai trái của họ như chúng tôi đã làm với đám nghệ sĩ đương đại là đủ, chứ không nên để cho họ phát biểu, bôi bẩn diễn đàn. Sau hai ngày đăng bài phỏng vấn, chúng tôi nhận ra đó là một sai lầm, vì vậy đã kéo xuống. talaCu: Không một lời giải thích với độc giả? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Bạn hỏi sao? talaCu: Các ông kéo bài xuống nhưng không giải thích gì với độc giả? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Vâng. Thì sao? talaCu: Chúng tôi tưởng... Ở các nước phương Tây, họ không làm thế. Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Anh tưởng cái gì? Anh thấy ở Việt Nam có báo nào kéo bài xuống mà thông báo lý do với độc giả chưa? Đừng tưởng cái gì cũng bắt chước Tây. Rác của Tây cũng hít lấy hít để. Người Việt Nam phải biết mình là ai. Mỗi quốc gia có luật pháp riêng, anh hiểu chưa? talaCu: Vâng, có lẽ buổi phóng vấn đã dài. Xin đặt thêm một câu hỏi nữa: Thời Vận Việt sẽ làm gì nếu những người có tinh thần thấp kém bị các ông phê phán vẫn không tỉnh ngộ? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Chúng tôi sẽ có những biện pháp thích hợp, từng bước giúp các tinh thần thấp kém hiểu rằng, để thành người tốt, họ hãy ngước mắt lên mà nhìn các tinh thần thanh khiết. Bởi vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì tiến hành song song hai biện pháp: thứ nhất, chúng tôi tuyên dương những tinh thần thanh khiết (ví dụ những tỉ phú hoặc những người có quyền như thiếu tướng Hữu Tước) để mọi người nhìn thấy mà học tập; thứ hai, chúng tôi vạch mặt các tinh thần thấp kém (mà tiêu biểu là những kẻ tự xưng là trí giả, tự xưng là nghệ sĩ đương đại, bọn gái điếm, bọn nghiện hút, bọn đồng tính luyến ái...) để mọi người biết mà tránh... Tóm lại, chúng tôi đóng vai trò quan toà lương tâm. Anh hãy đọc kĩ tuyên ngôn của chúng tôi. Nhiệm vụ của Thời Vận Việt là: “... chỉ ra những loại mầm cây nào sẽ cho hoa trái, những loại kén nào sẽ nở thành những cánh bướm.” talaCu: Rất hình ảnh. Rất thơ mộng, thưa ông. Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Bạn trẻ ơi, cuộc đời thì nhuộm nhoạm, nhưng hãy tin tôi: Thơ sẽ cứu rỗi đời sống thấp kém này của chúng ta. Chỉ có thơ thôi. Thơ sẽ đưa chúng ta “ vượt lên khỏi tầm rừng thấp”, để mỗi chúng ta trở thành Một, thành Riêng, thành Duy nhất... talaCu: Thời Vận Việt - một sự kết hợp chưa từng có... Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Sự kết hợp hoàn hảo giữa lý tính được thể hiện qua sức mạnh tư bản và công nghệ của Vi-En-En, đạo đức nhân văn sâu sắc du nhập từ báo công an, và mỹ học dân tộc đúc kết trong biểu tượng của vầng trăng phương Đông... talaCu: Ngắn gọn: Thời Vận Việt = Tư bản + Đạo đức công an + Mỹ học thuần khiết Việt Á Đông. Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Vậy là bạn đã ngộ ra rồi đấy, bạn trẻ ạ. talaCu: Và đó là công thức cho sự giày vò tinh thần thanh khiết? Nhà thơ Nguyễn Quang Dầu: Tôi chỉ sợ các bạn trẻ hôm nay không hiểu đúng triết lý của chúng tôi. Bạn hiểu thế là tôi yên tâm rồi. Vậy nhé, hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi: Thời Vận Việt – hành trình của một mặt trăng mới. talaCu: Xin cảm ơn ông. (Nhóm phóng viên talaCu) © 2007 talaCu
Gửi bài này cho bạn bè 7.11.2007
Nghiêm khắc rà soát lại quy chế cấp giấy phép hà nh nghỠnói xấu dân tộc
talaCu Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân
Số 44 – Ngày 07 tháng 11 năm 2007 Nghiêm khắc rà soát lại quy chế cấp giấy phép hành nghề nói xấu dân tộc Dịch SARS mới qua, dịch vịt gà H5N1 chưa dứt, dịch "chim vành khuyên" chưa trừ tận gốc, lại đến dịch Blog dịch mắm tôm tiêu chảy tràn lan, nay sang dịch nói xấu dân tộc, virus mang tên khoa học THTXCNV! (Vè chống dịch của Bộ Y tế) Không thể nhắm mắt nhìn giang sơn gấm vóc, nước non ngàn dặm của cha ông ta, đặc biệt là của đại thi hào Nguyễn Du, rơi vào nanh vuốt của virus hiểm nghèo THTXCNV, nhóm phóng viên của tờ báo mạng nổi tiếng VieTimes gồm một nam phóng viên không xưng danh, đại diện cho đội ngũ canh giữ truyền thống dân tộc, hàng chục độc giả đại diện cho nhân dân Việt Nam, và nhà hoạt động kịch nghệ lỗi lạc Ngô Thảo, đại diện cho giới trí thức tinh hoa, đã khẩn thiết đề nghị Bộ Y tế nghiêm khắc rà soát lại quy chế cấp giấy phép hành nghề nói xấu dân tộc. Để tránh những hoảng loạn tập thể do virus THTXCNV cực nguy hiểm và hiện chưa có thuốc chữa thực sự hữu hiệu gây ra, sau 3 ngày hội thảo công khai, Bộ Y tế và các thành phần tham gia đã quyết định rút vào họp kín. Kết quả cuối cùng còn chưa được công bố, nhưng theo một số nguồn thạo tin thì những điểm sau đã được nhất trí thông qua: - Giấy phép hành nghề nói xấu dân tộc chỉ được cấp vĩnh viễn cho các cá nhân có bằng chứng nhận là một bậc Thánh, là thành viên của Hội các Thần Thánh Việt Nam. (Ban chấp hành Hội này gồm bốn vị thánh "Tứ bất tử" và Đức Thánh Trần, họp 99 năm một lần. Đơn xin gia nhập Hội gần đây nhất của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện chưa được xét.)
- Trường hợp chưa phong Thánh có thể được cấp giấy phép ngắn hạn, tuy nhiên người muốn hành nghề này phải chứng minh rằng mình không uyên bác quá hoá khùng (cơ quan giám định: Tạp chí Nghệ thuật Sân khấu do ông Ngô Thảo là Tổng Biên tập); bản thân mình, đặc biệt là tâm địa mình, và gia đình cùng họ hàng gia tộc ba đời không nhiễm virus THTXCNV (cơ quan giám định: báo điện tử VieTimes).
- Người muốn hành nghề này cũng phải ký vào một bản cam đoan không hành nghề này nhằm mục đích mưu danh với thiên hạ, không thực hiện nghề này với tất cả niềm tự tin, không được có cảm hứng với công việc, không được có thái độ nghiêm túc mà bắt buộc phải có thái độ hài hước, và không được đem mình làm mồi cho chủ nghĩa phát xít.
- Những điều kiện khác cũng được quy định tỉ mỉ, chẳng hạn:
- phải nêu rõ nguồn gốc khoa học của mỗi thói hư tật xấu: đó là của người Kinh, người Mèo, người Êđê, của loài người nói chung hay của loài vật, của một hoàn cảnh cụ thể hay của Tổng thống Pháp, Tổng thống Mỹ, của một dân tộc trưởng thành rồi hay của một đất nước có những người đang gồng mình giữ biên cương hải đảo.
- không được phép sử dụng thông tin của loài cá dưới nước để đánh giá về loài chim trên trời. Tất cả những gì mà người nước ngoài khen Việt Nam đều đúng và nên truyền bá, vì đó là cái nhìn khách quan từ bên ngoài. Tất cả những gì mà người nước ngoài chê Việt Nam đều sai và nghiêm cấm sử dụng, vì thiếu cái nhìn khách quan từ bên trong.
- mỗi lần nêu một thói hư tật xấu đều phải kèm theo tất cả các truyền thống tốt đẹp, nét hay tính tốt của dân tộc, đặc biệt là Nguyễn Du với Truyện Kiều và các anh hùng hào kiệt.
- …
Cuối cùng là một quy định có thể giúp thanh lọc ngay lập tức số người đang rắp tâm theo đuổi nghề này: Theo yêu cầu của Nhóm phóng viên VieTimes, khi hành nghề nói xấu dân tộc, người hành nghề phải rùng mình. Ai không rùng mình, yêu cầu đi làm nghề khác. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 Hồ Cẩm Đào: Tôi xin tuyên bố khai mạc đại hội cổ đông của chúng ta hôm nay. (Chappatte) Dân chủ của dân đen (Tác giả: Tindung. Tú Nếu sưu tầm) Tên phản động Nguyễn Phương Anh lấy cớ hoạt động chính trị nên hành xử như kiểu quý tộc đặc quyền. Theo thông tin chính thức của công an, hôm 30/10/2007, trên đường đi Lạng Sơn y đã va quệt làm đổ một xe đạp thồ của một người bán rau. | Nguyễn Phương Anh trước khi đi Lạng Sơn |
Y cậy thế là hoạt động nhân quyền nên không ai dám giữ vì sợ y lu loa lên. Công an đã giải thích cho bà cụ nhà quê đó là không động vào tay này được, y có đội dân chủ bên ngoài mạnh lắm. Nhưng dân tình thấy tay dân chủ này ngứa mắt, chưa thành công đã có đặc quyền ngoại giao bất khả xâm phạm, nên tẩn cho một trận để hiểu rằng dân chủ của dân đen rất đơn giản. | Nguyễn Phương Anh sau khi quyền “dân chủ của dân đen” được thực thi |
Bài học cho những người hành nghề dân chủ: Công an hứa sẽ không động vào quý vị. Cần để ý những người không mặc đồng phục công an. Khi đi đường quý vị nên đội mũ bảo hiểm và nhớ mang theo một túi bông băng y tế kèm theo thuốc đỏ để trị chấn thương ở đầu. Tin, bài liên quan: www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/ 2007/10/071031_vietdissident.shtml Ai lịch lãm hơn ai? Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Israel Olmert đều muốn nhường ưu tiên cho đồng nghiệp Tôi có cái may của cái ngu Những lời vàng ngọc sau đây có thể là của ai? Một diễn viên? Một chính khách? Một cầu thủ? Một bác nông dân? Một bà nội trợ? Một nhà văn? Một doanh nhân? Một vị tướng? Một nhà báo Tôi học hành ít. Nhưng tôi rất phản đối những người đi học mà mài chữ ra làm trăm mảnh rồi ghép lại. Tôi có cái may của cái ngu. Thế thì cái trình độ học nói lên điều gì? Đấy chỉ là một lối nói khinh bỉ những người nhà quê, khinh bỉ những người ít học. Tài năng đâu phải cứ học là được! Thôi thì tôi cứ nhận là tôi vô học, tôi mù chữ... nghĩa là tôi ngu. Chính vì tôi ngu nên tôi không bị ảnh hưởng của người khác nên tôi may mắn không là con khỉ bắt chước… Cái may nhất của tôi là đã không trở thành thằng lưu manh. Học mà đi ăn cắp thì học làm gì? Nếu không đoán được, mời bạn tìm lời đáp tại đây: http://vietnamnet.vn/giaitri/2006/04/555919/ Bí mật của Dumbledore Điều quan trọng hé ra từ tập cuối của bộ Harry Potter không phải là chuyện Dumbledore đồng tính, mà là việc Dumbledore không thuộc Đảng Cộng hoà! (Jeff Danziger) Chung thuỷ
Vợ chồng nhà nọ có sáu đứa con, nay thêm đứa thứ bảy. Thấy chồng mặt mũi đăm chiêu cáu kỉnh, vợ gặng hỏi. Gặng mãi, chồng không nhịn được, đành thú thật rằng mình khổ sở vì không chắc thằng Nhỏ có đúng là con mình không. Vợ đáp: “Anh yên tâm đi. Riêng thằng Nhỏ thì em biết chắc nó là con anh.”
*
Nàng là một phụ nữ rất quyến rũ mà chồng lại thường xuyên đi công tác xa. Một bữa chồng đi vắng, nàng đang buồn chán thì một đồng nghiệp của chồng ghé chơi. Anh này đã nhiều phen đánh tín hiệu, nhưng nàng vẫn một mực chung thuỷ. Lần này cũng vậy, bao nhiêu cám dỗ đều vô hiệu, mãi đến khi anh ta đưa 10 triệu thì nàng xiêu lòng.
Hôm sau chồng về, hỏi ngay: “Hôm qua thằng ấy đưa cho em 10 triệu phải không?”
Nàng vừa đáp “vâng”, vừa run rẩy định sụp xuống chân chồng xin tha tội thì chồng nói tiếp: “Hôm kia nó vay anh 10 triệu, nó hứa sống hứa chết là một ngày sau sẽ đem tiền đến nhà ta trả. Đúng là thằng biết giữ lời.”
Gửi bài này cho bạn bè 24.10.2007
Tát tai cùng ngà y mai phát triển
talaCu Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân
Số 43 – Ngày 24 tháng 10 năm 2007 Đức Dalai Lama tại Washington Bush đã thuộc bài học luân hồi: “Ngài là Đức Dalai Lama, còn tôi là hoá kiếp vòng hai của Bush.” (Chappatte) Tú Nếu Tát tai cùng ngày mai phát triển Nhằm từng bước nâng cao, tiến tới hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ và lập thành tích chào mừng sự kiện Việt Nam vừa được bầu vào ghế uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bộ Công an Việt Nam sẽ áp dụng chương trình “Tát tai cùng ngày mai phát triển” kể từ ngày 01/01/2008. Do nhận thấy phương pháp “phê và tự phê” hiện không còn hiệu quả trong thời kỳ hội nhập, (“tự phê” nay đã chuyển thành “tự quảng cáo”), Bộ Công an sẽ đẩy mạnh công tác “phê”. Nói cách khác, người có lỗi phải được các đồng chí của mình giúp đỡ để nhận ra sai lầm mà phát triển. Mô hình mà Bộ Công an sắp áp dụng được rút kinh nghiệm từ một sáng tạo của ngành công an tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 07/09 vừa qua, trung uý Phạm Văn Hùng, khi thấy cậu bạn Nguyễn Văn Đắc của mình vi phạm lỗi giao thông, đã không ngần ngại “tát anh Đắc với mong muốn nhắc cậu bạn không được uống rượu, để đầu trần phóng xe máy” (trích nguyên văn). Trung uý Hùng sau đó tuy đã nhận kỷ luật và đồng ý chuyển công tác, nhưng may mắn là kỷ luật chưa được thực hiện vì công an Hà Tĩnh “chưa biết chuyển trung uý Hùng về đơn vị nào” (trích nguyên văn) và sau khi nghiên cứu vấn đề một cách khoa học, Bộ Công an đã nhận thấy đây là một mô hình tốt cần được nhân rộng. Mỗi chiến sĩ công an cần nhớ kỹ câu thứ hai trong “6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân” ( Trong quan hệ với đồng sự, với đồng chí của mình thì phải có tinh thần thân ái, giúp đỡ), coi tiến bộ của người là tiến bộ của bản thân mình, đó là quan hệ giữa cái đức và cái tài trong quan hệ công tác giữa các đồng sự. Kể từ ngày 01/01/2008, khi nhận thấy đồng nghiệp và nhân dân có các lỗi/sai phạm, các chiến sĩ có nhiệm vụ phải ngay lập tức tát cho người đối diện một cái thật đau để người này mau chóng nhận sai lầm. Khi người đối diện đã công khai nhận lỗi (lời nói hoặc văn bản cùng có tác dụng tương đương), chiến sĩ công an có nhiệm vụ phải giải thích một cách từ tốn cho người đối diện biết họ đã phạm vào lỗi gì. Trung uý Hùng tát tai anh Đắc ngay khi thấy bạn có lỗi . Khi bạn đã nhận lỗi, trung úy Hùng từ tốn giải thích cho bạn nghe lỗi của bạn là gì. Vừa có tin trung uý Hùng đã được đích thân giám đốc công an Hà Tĩnh phát bằng khen và phần thưởng trị giá mười triệu đồng do phát hiện của mình. Cũng nói thêm là ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an, khi trả lời báo chí, đã cho biết Bộ sẽ thực hiện chương trình này cùng một số dự án tương tự khác với tổng số vốn 16.000 tỉ đồng (1 tỉ đô la Mỹ) theo phương châm “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 Hồ Cẩm Đào: Trung Quốc dự tính sẽ có một số cởi mở về chính trị chừng nào Trung ương Đảng vẫn giữ trọn toàn bộ quyền lực. Trung Quốc cũng sẵn lòng thúc đẩy tính công khai và tính minh bạch mà chất lượng không khí Trung Quốc cho phép. (Tom Toles) Nguyên tắc thông tin từ trên xuống Tổng giám đốc chỉ đạo cho giám đốc phân xưởng: "Đúng 9 giờ sáng mai sẽ có nhật thực. Mấy chục năm mới có một lần, vậy đồng chí cho công nhân ăn mặc chỉnh tề ra xem. Tôi sẽ đích thân đứng ra thuyết minh. Trường hợp trời mưa không quan sát được thì tập trung về hội trường." Giám đốc phân xưởng chỉ đạo cho trưởng ca: "Theo chỉ thị của đồng chí tổng giám đốc, đúng 9 giờ sáng mai sẽ có nhật thực. Trường hợp trời mưa mà ăn mặc chỉnh tề thì không quan sát được, công nhân phải đích thân tập trung về hội trường thuyết minh cho mặt trời biến mất mấy chục năm một lần." Trưởng ca chỉ đạo cho trưởng nhóm: "Theo chỉ thị mấy chục năm một lần của đồng chí tổng giám đốc, việc mặt trời biến mất tại hội trường sẽ diễn ra đúng 9 giờ sáng mai, toàn thể công nhân phải ăn mặc chỉnh tề có thuyết minh. Đồng chí tổng giám đốc sẽ đích thân quyết định về việc trời mưa hay không mưa." Trưởng nhóm thông báo cho công nhân: "Sau mấy chục năm, 9 giờ sáng mai mà trời mưa một lần trong hội trường thì đồng chí tổng giám đốc sẽ ăn mặc chỉnh tề và đích thân biến mất." Công nhân bảo nhau: "9 giờ sáng mai là tổng giám đốc biến. Sao mấy chục năm vừa rồi không thế luôn cho được việc nhỉ?" Người kế nhiệm của Putin đã sẵn sàng (Clay Bennett) Ngô Quốc Phương Bạn đã thử một lần quan tâm đến khảo cổ học dưới biển? Những người đầu tiên chạy ma-ra-tông đến từ một quốc gia cổ xưa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Gần đây, các nhà khảo cổ học dưới biển vừa cho công bố kết quả khai quật một trầm tích dưới lòng biển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Người ta đã phát hiện ra rằng, cách đây khoảng trên 40.O00 năm, ở một mảnh đất giờ đã chìm sâu dưới đáy biển, có một quốc gia đặc biệt với tên gọi là Ba-ka-sa. Quốc gia này chẳng có hay ít có bất cứ một đặc điểm gì nổi bật mà ngày nay ta hay gọi là "thành tích phát triển" so với các quốc gia, cộng đồng, tộc người cùng thời với nó, nhưng Ba-ka-sa lại có một thành tích khác thường: công dân của họ có khối lượng vận động chạy đường dài và thời gian chạy việt dã suốt đời lâu nhất . Một cuốn sách cổ khắc chữ Ba-ka-sa trên xương cá voi còn ghi lại, một cụ già 77 tuổi đã chạy suốt 24/24 tiếng đồng hồ, và 7/7 ngày trong suốt nhiều năm từ khi còn trẻ tới lúc gần đất xa trời. Nhiều lúc, cụ còn luyện tập chạy từ toà nhà trụ sở của Đảng Cá Voi sang toà nhà của Lưỡng Viện "Cá chim và cá ba-sa", trong lúc xin ý kiến sửa đổi đạo luật cao nhất của đất nước Ba-ka-sa. Cũng theo cuốn sách cổ vừa nói, cụ cứ chạy hết cửa bên này, lại đến cửa bên kia của hai toà nhà nói trên, không ngơi nghỉ trong suốt đời cụ, trong tay vẫn cầm bản dự thảo đề xuất sửa đổi đó. Sau khi cụ mất , con cháu cụ vẫn tiếp tục phương pháp luyện tập qua thực tế này và đã đạt được nhiều thành tích thể thao xuất sắc. Các nhà khảo cổ học tính toán là cụ đã chạy ít nhất hết quãng đường gần 10 vòng trái đất. Tuy nhiên rất tiếc, do thời gian tàn phá, trong cuốn sách khắc trên xương cá voi nói trên không còn bất cứ thông tin nào ghi lại đích đến của cuộc chạy việt dã (mà ngày nay gọi là chạy siêu ma-ra-thông) của cụ. Cuối cùng, các nhà khảo cổ học dưới biển cũng cho biết , dân xứ sở Ba-ka-sa có đốt sống cổ phát triển theo kiểu hươu cao cổ, có thể do dành quá nhiều thời gian nghển cổ theo dõi các vận động viên về đích nên chiều dài các đốt sống cổ đó mới đạt kích thước như vậy. Trong lúc tôi đang ghi những dòng này thì được biết hội thảo quốc tế liên ngành sử học - khảo cổ học và nhân học thế giới sắp tới sẽ yêu cầu các sách giáo khoa lịch sử sửa lại chi tiết, theo đó, quốc gia có nghị viện đầu tiên trên thế giới không phải ở bất cứ nơi nào khác, mà ở chính xứ sở Ba-ka-sa. Các bạn có thể vào bên cạnh đường dẫn (link) sau đây để tham khảo thêm về kết quả nghiên cứu của nhóm khảo cổ học: http://vietnamnet.vn/service/printversion.vnn?article_id=992642 Miệng dân "Cán bộ Nam kỳ tui không sợ, Bắc kỳ tui cũng không sợ. Chỉ sợ nhất mấy cán bộ... chơi kỳ." "Còn tui, cán bộ chống Tây tui không sợ, cán bộ chống Mỹ cũng không sợ. Chỉ sợ nhất mấy cán bộ... chống nạnh." "Còn tớ, cán bộ đầy tớ nhân dân tớ không sợ, cán bộ đầy tớ Đảng tớ cũng không sợ. Chỉ sợ nhất mấy cán bộ... đầy đọa tớ." (NTM sưu tầm) Con chim chần chừ Có một con chim nhỏ và lười nhác, đến mùa phải bay về phương Nam nó không chịu bay đi mà cứ ở lại. Chẳng bao lâu mùa đông đến, trời rét và thức ăn trở nên khan hiếm. Chim ta bắt buộc phải bay đi trốn cái rét. Không may cho nó, trong khi bay cánh nó bị lạnh cóng không vỗ được nữa, chim ta rơi xuống một bãi chăn bò. Trong khi chim vừa nằm vừa run, một con bò đi qua và ị lên đó một bãi. Chim ta tưởng đời mình thế là đi tong, nhưng nằm một lúc trong đống cứt bò lại thấy rất ấm áp. Nó khoái chí và cất tiếng hót. Một con mèo đi ngang qua, nghe tiếng chim hót, bèn lại gần, lôi chú chim ra khỏi đống cứt bò và chén ngay tức thì. Những bài học rút ra: - Chần chừ quá lâu thì sẽ bị bỏ mặc trong giá rét.
- Kẻ ị lên đầu anh không nhất thiết là kẻ thù của anh.
- Kẻ lôi anh ra khỏi đống phân không nhất thiết là bạn của anh.
- Đang ngập sâu trong đống phân mà lại cảm thấy ấm áp và hạnh phúc thì tốt nhất là nên câm miệng lại.
(Độc giả lùn)
|