© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐời sống hiện đại
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
9.6.2007
Nguyễn Hữu Vinh
Mò mẫm làng báo chí
 
“... Nếu bắt tôi phải quyết định chọn giữa một chính phủ không có báo chí hay báo chí mà không có chính phủ, thì tôi sẽ không do dự lấy một phút khi quyết định lựa chọn điều thứ hai,” [1] tổng thống đời thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson đề cao vai trò truyền thông bằng một kiểu ví von rất “Mẽo” như vậy cách đây 220 năm. Và 50 năm sau đó, một tờ báo đã dám miệt thị tổng thống, rằng “… ngôn ngữ của Jackson là thứ ngôn ngữ của kẻ chuyên chế... Tham vọng là tội ác của ông, và ông sẽ bị trừng phạt vì nó... sớm muộn ông sẽ phải trả lại những gì ông đã kiếm chác được...” [2] Vào thời đó, ở xứ Đại Việt - Việt Nam, những khái niệm “chính phủ”, “báo chí” chưa hề xuất hiện.

Cho đến hôm nay, cách nhìn báo chí của nước Mỹ vẫn không thay đổi nhiều. Nhưng ở Việt Nam, kể từ tờ Gia Ðịnh báo ra đời cách đây ngót gần thế kỷ rưỡi, đã có những biến đổi kỳ diệu, dù mới thiên về hình thức. Duy có điều, ở Việt Nam hiện nay, báo chí và chính phủ tuy hai mà một. Nhưng không thể vì không có báo chí tư nhân mà có thể để làng báo bao năm nay tiếp tục mang cái vẻ “bình chân như vại”, nửa như những cơ quan công quyền, nửa giống mậu dịch bán hàng thời bao cấp. Theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc “không được tư nhân hoá báo chí” là “phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta”. [3] Ðiều này có nghĩa ta cũng cần dự liệu sớm thời điểm khi “điều kiện” cho phép, để khỏi lâm vào cảnh “nước đến chân mới nhảy”.

Trên cả nước, có khoảng 600 tờ báo, tạp chí, 60 đài phát thanh truyền hình, cùng 12000 nhà báo. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của một số báo điện tử, báo ảnh, nhiều kênh truyền hình cùng những sô giải trí, clip quảng cáo. Mặc dù chuyện tham nhũng, tội phạm, oan trái của người dân… được đưa thoải mái hơn, nhưng những yêu cầu đổi mới căn bản về chất dường như vẫn chập chờn lúc tiến, lúc lùi. Báo chí nói tới những trì trệ, tiêu cực của mọi ngành, địa phương, nhưng có mấy khi làng báo tự kiểm, tự nói về mình?

Trong bài viết ngắn này, tôi thử mày mò thâm nhập để khơi gợi chút gì, hòng giúp những người đang nắm cái vũ khí được mệnh danh là “quyền lực thứ tư” này có ít phút nhìn lại mình.


1. Mạnh

2. Yếu
Tóm lại, hầu như báo chí vẫn đang phải tự “bơi” trong hoàn cảnh ngày càng khắc nghiệt.
Khi được hỏi về những thách thức trước thực tế là những trang báo điện tử ở nước ngoài, nhiều lợi thế hơn hẳn trong nước, nhưng lại có những thông tin không có lợi, thậm chí chống lại nhà nước Việt Nam, đang ngày càng phát triển, trong khi đó, quản lý chặt thông tin trên báo trong nước thì dễ, nhưng trên trang web ở nước ngoài thì không thể, nên rõ ràng là biện pháp quản thông tin đang trở nên ít tác dụng, thứ trưởng bộ Văn hoá - Thông tin Đỗ Quý Doãn nói: “... điều quan trọng nhất chính là chúng ta giáo dục ý thức và thẩm mỹ của con người. Để chính mỗi con người có thể lựa chọn đúng nhất việc làm của họ.” Ông còn nói, “Ta không thể ngăn chặn mà ta phải đưa ra quan điểm của ta có tính thuyết phục cao...” Rồi ông gợi ý, “... phương thức cung cấp thông tin của nhiều trang web, tờ báo hay những hãng thông tấn nước ngoài là rất giỏi... Chính vì thế mà chúng ta chủ trương cải tiến cách đưa tin, giảm bớt những thông tin lễ tân”. [5] Ðây là một cách nhìn nhận khá khoáng đạt, mạnh dạn, ít nhiều góp phần khích lệ các nhà báo, cũng là lời tự nhắc nhở nhau của những nhà quản lý cần tránh sử dụng biện pháp cứng nhắc, dễ thành phản tác dụng, hạn chế vai trò của truyền thông.

Nhưng đã 3 năm trôi qua, có vẻ như những ý kiến cởi mở đó vẫn chưa được thể hiện mấy trên thực tế. Chúng ta cần những đồng thuận cao hơn, rộng rãi hơn nữa.

© 2007 talawas


[1]Xem Deborah Potter, Hướng dẫn nghề làm báo độc lập, Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin 2006, trang 12.
[2]Xem Tocqueville, Nền Dân trị Mỹ, Nhà xuất bản Tri thức 2007, Quyển 1, trang 365.
[3]Xem “Giao lưu trực tuyến của Thủ tướng với nhân dân”, báo Tuổi Trẻ ngày 9-2-2007.
[4]Luật Báo chí 1989, và (sửa đổi bổ sung) 1999.
[5]Báo Văn nghệ số 23, ngày 5-6-2004. Phần chữ in đậm là do người viết muốn nhấn mạnh.