© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcLý luận phê bình văn học
7.4.2008
Đoàn Cầm Thi
Nữ phê bình ắt phải nghiên cứu các tác giả nữ?
 
Ý kiến của Mỹ An quả thực bất ngờ với tôi. Trước hết xin cám ơn nhận xét của bạn về phong cách tiểu luận của tôi: "nghênh ngang và hài hước". "Nghênh ngang" thì tôi không rõ Mỹ An định nói gì, nhưng "hài hước" là cả một niềm ưu ái.

Bất ngờ thứ hai, là khi Mỹ An cho rằng chỉ các tác giả nam mới làm tôi quan tâm. Để trả lời cho nhận xét "đường đột" này của Mỹ An, tôi đành lòng mà mở lý lịch (nghề nghiệp) của mình. Đương nhiên, hành động này có nguy cơ đánh mất chút "nữ tính truyền thống" còn sót lại trong tôi. Nhưng xin Mỹ An hiểu cho, tôi không có cách nào khác.

1. Nhà văn mà tôi theo đuổi ròng rã mười hai năm (1988 - 2000) là một người đàn bà: George Sand. Mười hai năm đó kết thúc bằng một luận án tiến sĩ (1997), một cuốn sách (Cam-Thi Doan Poisson, Poétique de la mobilité, Amsterdam/Atlanta, Rodopi, 2000) [1] và một “Lời tựa” cho Histoire de ma vie, khi công trình đồ sộ nhất của George Sand được Christian Pirot tái bản năm 2000 và mời tôi tham gia hội đồng biên soạn.

2. Tác giả Pháp đầu tiên mà tôi chọn dịch và giới thiệu là Marguerite Duras, qua tiểu thuyết La Douleur (Nỗi đau, NXB Phụ nữ, 1998).

3. Hai tác giả Việt Nam mà tôi vừa dịch là Thuận và Nguyễn Ngọc Tư. Tiểu thuyết Chinatown (nhà xuất bản Seuil in) sẽ ra mắt độc giả Pháp vào cuối năm nay. Còn tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận thì đang nằm trong tay công ty môi giới Andrew Nurnberg Assoc Ltd. tại Luân Đôn.

4. Tác giả Việt mà tôi đọc nhiều nhất là một phụ nữ: Phạm Thị Hoài. Xin tạm kể sau đây một số bài của tôi:
5. Bài viết cuối cùng của tôi là “Dang Thuy Tram: a variable and an unknown. Opening The Diary of Dang Thuy Tram 40 years later” sẽ in trong Journal of Vietnamese Studies, University of California Press, Volume 4, tháng 6 năm 2008.

6. Tôi thường được mời tham gia các séminaires và hội thảo với tư cách là chuyên gia nghiên cứu “văn học nữ”. Ví dụ:
Tuy nhiên, tôi không cho rằng đã ở hải ngoại thì chỉ đọc văn học lưu vong, hễ là người Việt thì chỉ viết về văn học Việt, đã là nữ phê bình thì ắt phải nghiên cứu các tác giả nữ, hễ nói về đàn bà thì phải hô khẩu hiệu nam nữ bình quyền,... Văn chương nghệ thuật như đại dương mênh mông, tại sao không vẫy vùng mà lai chui vào đáy giếng để ngồi?

Mặt khác, trong các tham luận về cái (tạm) gọi là "văn học nữ", tôi từ chối nhai lại những luận điểm nữ quyền hình thành từ những năm 1960 và hôm nay trở nên "lão hoá". Theo tôi, sẽ không bao giờ thiết lập được biên giới tuyệt đối giữa văn học nữ và văn học nam. Có những đề tài và hiện tượng thường gặp (chứ không phải chỉ gặp) trong các tác phẩm nữ. Đòi công nhận đặc thù của một cách viết nữ, chính là giam cầm các tác giả "phái yếu" trong một biệt cư, từ đó dẫn đến những cách đọc giản lược, méo mó. Từ Phạm Thị Hoài đến Đỗ Hoàng Diệu có biết bao nhiêu là khoảng cách?

Ở những tác giả như Phạm Thị Hoài, chủ đề "tình mẫu tử" chỉ là một cái cớ, để rất nhanh tôi bị cuốn theo âm tiết và nhạc điệu của văn chị. Trong "Kiêm ái", cách diễn đạt duyên dáng của nhân vật nữ xưng em luôn gợi cho tôi một cảm xúc không bình thường: "Trong căn buồng - ga tàu treo của hai mẹ con, cái gì cũng chuẩn bị nhổ neo, không yên một chỗ, cái gì cũng phấp phới bay, nhất là bức bình phong vải phin hoa nội địa ngăn giữa nơi tiếp khách của mẹ và góc học tập của em, cái gì cũng mang tinh thần không rõ ngày mai trôi dạt phương nào, trừ những cuống vé của đám hành khách đàn ông". "Man nương" độc đáo trước hết bởi tiết tấu của nó. Một nét buồn trầm trầm dịu dàng nhưng miên man mơn man: "Man nương, tôi gọi em như vậy những buổi chiều bốn mét nhân bốn mét rưỡi nhân hai mét tám màu xanh lơ trong căn phòng trống rỗng tầng ba có hai nhành xanh một thứ cây nào đó tôi không bao giờ biết tên."

Tương tự, ở một tác giả như Thuận, mô-tip ngoại tình (ra vào tấp nập trong các tác phẩm nữ) chỉ là dịp để cô chạy theo một tứ văn lạ: "Ngày mai Sáng sẽ đến. Tám giờ. Không làm gì. Không nói gì. Ngồi mười lăm phút trên cái ghế đẩu rồi lại đi. Trước khi đi thế nào cũng sang quán giải khát bên cạnh mang về cà phê và bánh mì kẹp bơ. Nhưng Cô biết Sáng sẽ chẳng bao giờ còn hỏi What do you like for your breakfast để Cô còn có dịp trả lời Coffee and bread and butter” ("What do you like for your breakfast").


*

Cuối cùng, các nhà văn nữ Việt Nam có cần được “bảo vệ” hay không? Để biết, chỉ cần đọc “Second Hand” (1992) của Phạm Thị Hoài:

Em ơi si đa, anh chỉ vào một phút là ra…”

Rút ra cho vào cái đếch gì. Lỗ mãng bỏ mẹ.”


Paris ngày 6 tháng 4 năm 2008

© 2008 talawas


[1]Toàn bộ cuốn này có thể đọc trong Books.google:
http://books.google.fr/books?id=gP8YmB-YTdoC&pg=PA7&lpg=PA7&dq=%22cam-thi+doan+poisson%22&
source=web&ots=3P53UjJGhF&sig=_BbccUMCDt2GfeUZEI1UiAKsYig&hl=fr

Sau đây là một số bài viết về cuốn sách này:
  1. Anne Szabó, in Revue d’Etudes françaises, Budapest, N°5, 2000: (http://cief.elte.hu/Espace_recherche/Budapest/REF5_articles/27COMPTES__RENDUS.PDF
  2. Michèle Hecquet, in Revue d'histoire littéraire de la France, Paris, vol 102, 2002/3:
    http://www.cairn.info/revue-d-histoire-litteraire-de-la-france-2002-3-page-461.htm
  3. Annabelle M.Rea, in French Review, Montana State University, 2/2002
  4. Marielle Caors, in La Lettre d’Ars, Château d’Ars, Centre du romantisme, n°18, 6/2000