© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ý kiến ngắn
30.5.2008
Tôn Văn
thu3005085
 

Đọc bài viết của Tiến sĩ Lê Minh Khôi, tôi – chia sẻ với một bạn đọc tuanvietnam.net – cũng rất tâm đắc. Chỉ xin góp ý với 1 trong 2.135 chữ: “hằng hà sa số” là thành ngữ chỉ số nhiều không kể hết ra được, nghĩa là “số cát sông Hằng (Ấn Độ)”; viết thành “hằng hà vô số” thì có phải “cập nhật (update)” hơi bị sớm chăng?

Về chuyện dạy và học, xin không dám lạm bàn vì cũng là cư dân “sống ở ngoại ô” của giáo dục. Nhân có người bạn nhờ giúp con anh đang học lớp 9 trường Gymnasium (từ lớp 5 đến lớp 12 tại Đức), tôi có tìm đọc và dịch ít dòng từ Wikipedia, xin gửi talawas để góp (chuyện) vui.

Xin có lời xin lỗi trước về khiếm khuyết trong trình bày.

Bậc học năm lớp 5

Việc chuyển từ trường Phổ thông Cơ sở (PTCS) lên Gymnasium (Phổ thông trung học bậc chuyên?) đưa đến cho học trò nhiều thay đổi to lớn: Các em bước vào ngôi trường mới với nền nếp còn chưa quen thuộc cùng các bạn cũng mới được quen. Thường thì như vậy cũng đưa đến những thay đổi trong hội bạn. Thêm vào nữa là việc các em phải điều chỉnh cách học hoàn toàn khác trước cho các môn học thay đổi từng giờ và những thày cô với những đòi hỏi khác nhau đối với việc chuẩn bị bài vở, tham gia học hỏi và cách thức học tập. Chỉ khi đã trải qua một phần năm học các trẻ mới có được sự vững vàng nhất định trong việc tổ chức học tập và sinh hoạt.

Các học sinh thường cho thấy rõ ràng lòng ham biết, niềm vui khi khám phá, hứng khởi cao và sẵn sàng tham gia hoạt động. Tuy nhiên trong đó, tính kiên trì và sự tập trung vẫn còn hạn chế.
Đối với lớp học này cần có những cung cách sư phạm sau:
tạo cho các em làm quen và tự tin trong môi trường sống và học tập mới mẻ;
giới thiệu cách thức học tập và làm việc cơ bản, cũng như chỉ ra các khả năng (cách) tổ chức việc học, thí dụ cách ghi chép vở học, cách xử lý bài tập về nhà, cách xử thế trong giờ kiểm tra, kỹ thuật học từ;
Thúc đẩy niềm hứng khởi phát kiến và niềm say mê học hỏi, thí dụ trong việc nhận thức sự vật, trong tìm tòi, thực nghiệm;
Đòi hỏi sự tập trung tư tưởng trong làm việc;
tạo môi trường cho những nhu cầu vận động, thí dụ trong những giờ chơi;
giới thiệu cho làm quen với các công cụ trợ tác khác nhau, thí dụ computer, từ điển bách khoa, biểu-bản đồ và giới thiệu thư viện của nhà trường;
hướng dẫn cách thức giản đơn việc lập hồ sơ tài liệu và trình bày kết quả công việc;
làm cho các em tự tin và dũng cảm;
Bậc học năm lớp 6
Khác với bậc học năm trước, các học sinh đã tin tưởng vào sinh hoạt nhà trường và những tiến trình học đường, đó là điều làm các em càng tự tin hơn. Nói chung thì từ đây, tập thể lớp học - cả trong quan hệ với các nhóm riêng rẽ - càng ngày càng có ý nghĩa hơn đối với các em; đồng thời việc chuyển dịch thành viên giữa các nhóm này cũng diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên việc đưa thêm vào chương trình các môn học mới, nhất là ngoại ngữ thứ 2, cũng đặt thêm cho các em những đòi hỏi mới. Điều này, cũng như trước đây, đem lại cho các em sự tò mò và khát khao hiểu biết cũng như khả năng hứng khởi đối với những điều mới mẻ, nhưng cũng là gánh nặng chồng thêm lên vai các em.

Những kích thích đa dạng và mới mẻ làm tăng thêm nhận thức về thế giới đời sống.
Đối với lớp học này cần có những cung cách sư phạm sau:

tận rèn cung cách ứng xử phù hợp trong tập thể lớp học, thí dụ các quy tắc hội thảo, cung cách cư xử lịch sự, giao tiếp với các bạn gái / bạn trai;

hỗ trợ khả năng cộng tác và nhóm tổ;

hoàn thiện và phát triển kỹ năng học tập và làm việc, thí dụ cách thức riêng trong học tập, cách phân bổ thời gian;

tập cách tiếp cận truyền thông và khuyến khích áp dụng có ý thức và mục đích;

giới thiệu cách thức sắp xếp thông tin và trình bày phù hợp lứa tuổi;

Bậc học năm lớp 7
Phần nhiều học sinh bậc tuổi này đang trong tuổi dậy thì hoặc bắt đầu thời kỳ phát triển. Điều này tác động lên các quan hệ giữa các bạn trẻ với nhau trong phạm vi trường lớp và cả trong phạm vi riêng tư, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tác phong và thái độ đối với những người trưởng thành. Nếu trong lớp tuổi này đôi khi có những dao động mạnh mẽ về tính tình hoặc thể hiện thụ động thì đó là sự phản ánh tâm trạng do dự trong giai đoạn chuyển đổi.

Đồng thời ở nhiều em cũng diễn ra bước quá độ từ tư duy trực giác sang tư duy trừu tượng, điều tạo cho chúng tiếp cận càng ngày càng có hệ thống những vấn đề và nhu cầu được đặt ra, cũng như cho phép các em nhận thức dễ dàng hơn các tính chất quy luật và tái hiện chúng.
Tính kiên trì và khả năng tập trung tư tưởng bắt đầu thể hiện rõ ràng hơn.
Đối với lớp học này, cần có những cung cách sư phạm sau:

tạo ý thức cho những thay đổi do sự phát triển nhân cách đưa đến: ý thức về thể hình, xác định vai trò cá nhân, tự ý thức;

hỗ trợ tư duy trừu tượng cũng như tập rèn cách đặt suy nghĩ trong các mối quan hệ;

trợ giúp khả năng phê phán xây dựng và cách biểu hiện phù hợp;

So sánh (cân nhắc) các cách thu nhận thông tin, thí dụ tài liệu tham khảo, thư viện, internet;

hướng dẫn cách xây dựng và trình bày các quan hệ và tiến trình đơn giản;
Bậc học năm lớp 8
Trong năm học của lớp này người ta thường thấy bức tranh không nhất quán ở các thanh niên. Những khác biệt trong phát triển, nhất là giữa các thanh niên nữ và nam, càng ngày càng dễ thấy theo các phương diện tự chủ, phát triển thể chất cũng như trưởng thành về cảm tính và xã hội.
Nhiều học sinh tỏ ra mạnh mẽ hơn trong dịch chuyển (cá tính) và bản ngã, không hiếm trường hợp cũng thể hiện cung cách ứng xử không bình thường. Chúng bắt đầu đặt những câu hỏi một cách cơ bản những cái cho tới nay đã được chấp nhận cũng như bắt đầu phát triển và thể hiện những quan điểm riêng. Nhiều khi thấy rõ sự quan tâm càng nhiều đến những quan hệ nhân quả và những cách đặt vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Đối với các học sinh lớp này, nên có các phương thức sư phạm sau:

dạy cách tư duy biện chứng (lô-gíc) và chặt chẽ cũng như thúc đẩy những hứng thú đối diện với những tương quan phức tạp;

đòi hỏi khả năng giải quyết tranh chấp / mâu thuẫn; đánh thức tinh thần sẵn sàng đặt mình vào cương vị người khác;

sẵn sàng giúp đỡ cho những chuyển dịch (tư duy), thí dụ trong những vấn đề ý nghĩa (cuộc sống).
Bậc học năm lớp 9
Phần lớn các học sinh bậc học này phát triển khả năng tăng trưởng phản xạ/ứng và như vậy tiến dần tới mức tăng vượt khả năng luận lý/chứng lô-gích.

Trong tư chất thường vẫn còn dao động, nhiều thanh niên lứa tuổi này có khuynh hướng, thí dụ do thiếu hụt sức chịu đựng của cơ thể bản thân, thể hiện tính nết và cung cách đối xử dường như mâu thuẫn: một mặt các em muốn tỏ ra nghiêm túc, muốn góp tiếng nói và thể hiện có nhiều nỗ lực để tự mình giải quyết những vấn đề nảy sinh, và tìm ra cách thức giải quyết vấn đề. Mặt khác, tinh thần sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của học đường, tuỳ thuộc khynh hướng cá nhân, thường được điều chỉnh sao cho có lợi nhất để thoả mãn các nhu cầu ngoài học đường. Những giá trị truyền thống và tính tự chủ thường được đem ra cân nhắc nhiều hơn; sự phân giới với thế giới những người trưởng thành còn thấy rõ ràng. Hứng thú đối với những vấn đề thế giới quan và chính trị học càng ngày càng phát triển.
Đối với bậc học này cần có những cung cách sư phạm sau:

hướng dẫn cho những tri thức về giá trị bản thân và các giá trị từ ngoại cảnh, trong đó ủng hộ việc hình thành một phương thức tự chủ và cách sống thực tế và làm cho mạnh mẽ thêm cảm tính tự thân giá trị của cá nhân;

động viên khả năng nhận lãnh trách nhiệm đối với hành động của mình; chỉ ra những khả năng nhận chân trách nhiệm cá nhân trong xã hội;


nâng cao sự thẩm định truyền thông và thúc đẩy khả năng diễn trình: thu thập, sắp xếp, đánh giá và trình bày các thông tin
Bậc học năm lớp 10
Trong bậc tuổi này, những người trẻ tuổi càng ngày càng ý thức nhiều hơn về những hậu quả hành động của mình; ý thức trách nhiệm của họ tiếp tục hoàn thiện. Việc hoà nhập vào nhóm bạn còn đóng vai trò quan trọng, nhưng có ý nghĩa hơn là chuyển dịch tới những quan hệ cặp bạn. Những thay đổi này thường ảnh hưởng đến hứng thú học tập ở nhà trường. Sự va chạm với những uy lực cũng là phương tiện cho tự thân kinh nghiệm. Sự (kiên định) đối với biện giải lô-gíc cũng như hứng thú (quan tâm) tới những tương quan phức hợp và khai mở ý nghĩa càng ngày càng tăng cùng với sự độc lập tư duy: các ưu tuyển được đặt ra theo các thang giá trị riêng nhiều hơn là hình thái đôi khi gắn liền với sự đánh giá bất cập, ngay cả với bản thân mình.
Đối với bậc học này cần có những cung cách sư phạm sau:

Đưa ra các hướng dẫn cách thức xê dịch trong việc làm chủ tình thế khủng hoảng và chuyển đổi; thí dụ trong những cuộc trao đổi và tranh luận về những văn bản và đề tài văn, triết, tôn giáo và đạo đức, vân vân;

trợ giúp hình thành bản lĩnh chế ngự thông tin và văn hoá tranh luận và dắt dẫn ứng xử với những bức xúc hứng khởi;

trợ giúp tăng trưởng bản lĩnh tự chủ trong những phạm vi rộng mở cá nhân; thí dụ tiếp tục đảm lãnh trách nhiệm trong các hội thảo học đường, trong các sinh hoạt và chương trình tập thể, cũng như ứng xử với tinh thần trách nhiệm trong lễ tiệc.