© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
5.7.2008
Trần Tử
Alexandre Soljenitsyne: Tác phẩm – Con người và Cuộc đời
 1   2   3 
 
Phần 2:
Thư gửi Đại hội Liên hiệp các nhà văn Xôviết

“Lịch sử nước Nga chúng ta chưa bao giờ đẹp hơn nhờ chủ trương chặn ngòi bút của nhà văn.”
A. Soljenitsyne

Kính gởi Chủ tịch đoàn và các đại biểu Hội Liên hiệp Các nhà văn Liên Xô

Kính gởi quý vị biên tập viên các tạp chí và nhựt báo

Không được sử dụng diễn đàn hội nghị, tôi yêu cầu đại hội nghiên cứu các vấn đề sau: “Chúng nó chỉ biết yêu thương người chết rồi”.

Hội Liên hiệp Các nhà văn Liên Xô, trong tương lai, phải quyết liệt chống đối lại chủ trương kiểm duyệt, hàng chục năm vẫn nô lệ hoá nền văn nghệ của chúng ta một cách không thể tha thứ được. Vốn không được hiến pháp ưng thuận, chủ trương kiểm duyệt rõ ràng có tính chất bất hợp pháp. Tuy vậy, kiểm duyệt – nấp sau danh hiệu mập mờ là cơ quan văn hoá Glavit và không được đưa ra công khai – vẫn đè nặng lên nền văn nghệ của xứ sở. Nhân viên kiểm duyệt – vô học về văn chương – vẫn chi phối được tư tưởng của các nhà văn.

Là sản phẩm thời Trung cổ dai dẳng đến ngày nay, chủ trương kiểm duyệt đã đem tàn tích của tổ tiên xa xưa chụp lên đầu nhân loại bên bờ thế kỷ (XX). Mang bản chất phá hoại và chí chóe nhưng kiểm duyệt lại giành lấy khả năng phân biệt những tác phẩm có và không có giá trị một trong thời gian vô cùng. Nó không thừa nhận cho nhà văn có quyền phát biểu và trình bày những nhận xét lớn cả về đời sống tinh thần và đời sống luân lý của con người và của xã hội; không cho nhà văn giải thích một cách độc lập những vấn đề xã hội, những kinh nghiệm lịch sử được đánh dấu một cách sâu đậm trong đời sống của xứ sở chúng ta.

Tác phẩm nào phản ảnh được những âu lo và những ý nghĩ chín chắn của quần chúng, tác phẩm nào có tác dụng đối với những dân trên địa hạt tinh thần hoặc trên sự tiến hoá của lương tâm nhân loại nhất thiết phải kiểm duyệt cấm chỉ hoặc đàn áp vì những lý do ích kỷ, ngắn hạn, bất chấp đến những đòi hỏi nội tại của đời sống quần chúng.

Đã có nhiều tác phẩm giá trị của nhiều nhà văn trẻ, không tên tuổi bị các tòa soạn từ chối vì “sách không qua kiểm duyệt”. Nhiều hội viên của Hội, kể cả một số đại biểu hiện diện tại Đại hội này hiểu rõ mức tai hại của sự đầu hàng kiểm duyệt như thế nào.

Phải nghe theo kiểm duyệt về nội dung và hình thức; phải thay đổi các chương của các tác phẩm, phải đổi và chọn một tiêu đề vô thưởng vô phạt v.v…

Nghĩa là tác giả phải phá hỏng tác phẩm hoàn toàn hết mong sửa chữa… chỉ để được ấn hành. Quy luật của văn chương sẽ làm cho tác phẩm mất hết giá trị chỉ vì sự sửa chữa này… khi tác giả của nó là một cây bút có tài. Ngược lại, tác phẩm của những cây bút hạng bét sẽ không bị hư hỏng gì hết vì sự sửa chữa này. Kết quả: phần tinh hoa của văn chương Nga chỉ được chào đời sau khi đã chịu một sự sửa chữa cắt xén như vậy của kiểm duyệt! Có gì thê thảm hơn?

Phải! Thực là thê thảm, cái lý do thông thường của kiểm duyệt viện ra “có hại về ý thức hệ” bệnh hoạn chỉ là những lý do chỉ có một giá trị ngắn hạn, cục bộ và đổi thay cũng vì quan điểm chính trị của con người.

Đã có thời người ta cấm cả Dostoievski, nhà văn đã làm cho văn chương của nhân loại bừng sáng rực rỡ! Ngay cả trong tác phẩm của “Đốt”, đâu đã được in đủ. Dostoievski vẫn bị loại ra khỏi công trình giáo dục của học đường, khỏi các thư viện quần chúng.

Không những thế mà thôi, văn hào còn bị bôi nhọ đủ thứ tội! Ngoài “Đốt”, còn khối nhà văn khác cũng bị áp dụng một chế độ khốc liệt.

Esenin trong bao năm qua, chẳng đã bị coi là một tên “phản cách mạng” là gì? Những người đọc và giữ sách của Esenin nào thoát khỏi lỗi thời?

Rồi Maiakovsky trước đây là gì ngoài nhãn hiệu “tên vô chính phủ khốn kiếp”?

Còn nhiều nữa: Thơ của nữ sĩ Akhmatova và bị coi là “chống chế độ Xôviết” trong mấy chục năm liền… Mười lăm năm trước, các cố gắng rụt rè nhằm vận động cho thơ của nữ sĩ thiên tài Tsvetaeva bị coi là một sai lầm chính trị lớn lao!

Bây giờ thì những nhà văn nhà thơ bị bôi nhọ đã được phục hồi danh dự một phần. Bounine Boulgakov và Platonow đã được trả lại chỗ ngồi… chậm vài chục năm! Mandelstam, Volochine và Kljonew ngày nay đã được phục hồi giá trị dễ dàng, không bị ngăn cản nữa. Và cuối cùng, ngày Zanjatire và Kumizev trở lại văn đàn cũng không còn xa nữa!

Những người nói trên được phục hồi trong những điều kiện vào ngày nhắm mắt của nhà văn bị bôi nhọ là một thời gian quan trọng: Chỉ có khi lìa đời rồi, nhà văn chống chế độ mới được phục hồi danh dự, sớm hay muộn tùy theo lúc có thể đưa ra một luận vụ về sự sai lầm của người quá vãng! Cách đây chưa lâu, ai dám nhắc đến Pasternak, sách của ông được in và có khi còn được bình trong các cuộc hội họp văn nghệ! Đúng như Louchkine đã tiên đoán: “Chúng nó chỉ yêu được người chết rồi”.

Giấy phép “phục hồi danh dự” sách được xuất bản của nhà văn đã chết có tên kể trên đâu có gì bù đắp nổi những thiệt hại về xã hội và văn nghệ mà dân tộc này phải chịu chỉ vì chủ trương để chậm quái gở kia, vì chủ trương nô lệ hoá lương tâm nghệ thuật (những nhà văn đàn anh trong chu kỳ thập niên thứ hai của thế kỷ này như Pilnjak Platonov và Mandelstam đã tố cáo chủ trương nô lệ hoá văn nghệ ngay khi những mầm mống của chủ trương thần thánh hoá cá nhân, tính chất bất thường, nơi cá tính Staline mới bắt đầu lộ liễu. Nhưng họ bị thanh toán ngay hoặc bị bịt chặt miệng tức khắc, có ai nghe được họ?).

Văn chương không thể phát triển được khi bị phân loại “loại chấp nhận được’, “loại phải loại bỏ” khi “phải viết về cái này”, “không được viết về cái kia”! Một nền văn chương không phải là khí trời của thời đại, không dám truyền đến cho xã hội những đau khổ và khát vọng của nhân loại, không tiếp nhận kịp thời những nguy cơ về xã hội và luân lý đang đe dọa con người, sẽ không xứng đáng là văn chương. Nó sẽ không được quang cảnh tin cậy. Sách vở của văn chương này đâu có phải viết để đọc; nó chỉ đáng đem hủy đi mà thôi.

Văn chương Nga ngày nay đã đánh mất vai trò dẫn đạo cho văn chương của nhân loại như nó đã giữ được trong thế kỷ vừa qua và đầu thế kỷ này. Nó cũng mất luôn tính chất thực nghiệm phong phú – yếu tính văn chương đã khiến cho nó sáng chói trong thời gian từ 1920 trở về trước. Sinh hoạt văn chương của chúng ta xuất hiện trước thế giới quá nghèo nàn với loại tác phẩm sản xuất hàng loạt đồng đều, một màu sắc hình thức, trông còn tồi tàn hơn sinh hoạt thực tế của nó. Đây là một sự thực để chứng minh vô cùng: văn chương Nga sẽ khởi sắc ngay khi nó không bị đàn áp, hạn chế.

Văn chương Nga nghèo nàn làm cho văn chương nhân loại nghèo nàn thêm và mặt khác nó càng làm cho dư luận thế giới có một định kiến nặng nề về xứ sở chúng ta. Tôi dám quyết rằng nếu khai thác được thành quả của văn chương Nga, giải thoát nó khỏi những móng vuốt kìm hãm, văn chương của nhân loại sẽ thu thập được những kinh nghiệm tinh thần và trí thức của chúng ta sâu xa hơn. Bước tiến nghệ thuật của nhân loại sẽ rẽ theo một bước ngoặt, được tất cả sinh lực để đạt tới một bình diện mới của sự phát triển.

Bởi vậy tôi tha thiết đề nghị Đại hội – bằng lối đầu phiếu - đi đến chỗ dẹp bỏ mọi hình thức kiểm duyệt – công khai và mật – đối với mọi sáng tạo nghệ thuật và cho các nhà xuất bản cái quyền được in mà khỏi phải trình báo và xin phép bất kỳ cơ quan nào.


1. Bao nhiêu tài năng đã tiêu ma trong tù ngục?

Nội quy của Hội Liên hiệp các Nhà văn Xôviết không nêu lên rõ ràng và chính xác bổn phận của Hội đối với các hội viên như: “Bảo vệ tác quyền của nhà văn”, “bảo vệ quyền lợi khác của nhà văn” v.v… nên chúng ta đã có một kinh nghiệm đau xót trong ba mươi năm vừa qua.

Chúng ta đã có một Hội Liên hiệp của các Nhà văn Xôviết không bảo vệ quyền lợi của các nhà văn: Hội đã không chú ý đến tác quyền và cũng không thèm bảo vệ các quyền lợi khác của các nhà văn bị đàn áp.

Rất nhiều nhà văn như Boulgakov, Akhmatova, Platonov, Alexandre, Grine, Zoshchenko, Tsvetaeva, Pasternak và Vassili Grossman, hồi sinh thời, đã bị bôi nhọ trong các trang báo, các diễn đàn công cộng mà không được cấp một phương tiện để tự vệ nào. Hội Liên hiệp các Nhà văn đã không cho họ sử dụng các cơ quan ngôn luận của Hội để biện minh chống đỡ mà còn phụ họa với kiểm duyệt chính các nhân vật lãnh đạo Hội đã là những người đi đầu trong hàng ngũ những người đã đàn áp họ. Những nhà văn nhà thơ đã làm cho văn học và nghệ thuật Nga thế kỷ XX có quyền kiêu hãnh đã bị khai trừ, bị ngăn cản nhưng không được gia nhập Hội. Các nhà lãnh đạo Hội vì hèn nhát đã bỏ rơi hội viên, để cho họ bị lưu đày tù tội và chết chóc: Pavel Vassitiev, Mendestam, Artem Vassely Lilnjak, Babel Tabidze Fabolotsky… và nhiều người khác nữa. Tôi nói nhiều, rất nhiều từ Đại hội XX đến nay đã có hơn sáu trăm nhà văn và nhà thơ hoàn toàn vô tội vẫn bị Hội Liên hiệp các Nhà văn – quá ngoan ngoãn với chính phủ – bỏ rơi trong tù và trên đất lưu đày!

Danh sách những người bất hạnh này chắc phải dài hơn nữa. Chắc chắn là đoạn chót còn dài hơn nữa, ngoài sự hiểu biết của chúng tôi. Tôi chỉ nắm được nơi đây tên tuổi của các nhà văn và nhà thơ trẻ mà tôi được quen biết một cách tình cờ, tài năng bị tiêu ma trong ngục tối, tác phẩm nằm chết trong căn phòng của cảnh sát chính thời Yagoda-Ezhov-Beria Abalaounov.

Các nhà lãnh đạo hội mới được bầu lên đâu có bị bắt buộc phải che giấu tội trạng của những nhà lãnh đạo Hôi tiền nhiệm, đâu có phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra trước nhiệm kỳ này.

Tôi xin đề nghị Đại hội hãy vạch ra một cách rõ ràng và cụ thể những sự bảo đảm về quyền tự vệ mà Hội sẽ dành cho các hội viên nạn nhân của những hành động bôi nhọ, những đàn áp phi lý và bất công ngõ hầu tiêu diệt những tệ đoan này trong tương lai, nơi chương XXII của nội quy.

*


Nếu Đại hội không muốn làm ngơ trước những gì trình bày trong xã hội này, tôi xin yêu cầu Đại hội nghiên cứu về những biện pháp cấm đoán và đàn áp mà bản thân tôi bị nếm trải.
  1. Cuốn Nhóm thứ nhất (Le premier Cercle) của tôi đã bị cảnh sát chính trị cưỡng đoạt cách đây hai năm và ngăn cản không cho nó được ấn hành theo thủ tục thông thường… Rồi nó được ấn hành trong một lần “xuất bản đặc biệt, không thương mãi” ngoài ý muốn của tác giả, không được thông báo gì hết.

    Như vậy qua kỳ xuất bản đặc biệt này, sách in cho một số người đặc biệt, các phần tử cạo giấy của văn chương đọc mà thôi, và đã bị cấm đoán không được ra mắt đa số các nhà văn chân chính, nói gì đến quần chúng.

    Tôi không có phương tiện đưa cuốn tiểu thuyết này ra thảo luận tự do trước Hội Liên hiệp các Nhà văn và cũng bị bó tay không ngăn cản được những hành vi lợi dụng đạo văn.

  2. Một số bằng hữu viết từ mười lăm đến hai mươi năm nay, nhiều tác phẩm viết không để xuất bản cũng bị cưỡng đoạt nốt! Rồi người ta đã đem ra trích với một dụng ý rõ rệt, rồi đem in thành một ấn phẩm “xuất bản đặc biệt, không thương mãi” cho những người đặc biệt nói trên đọc.

    Trong tập này, có một bản bi kịch thơ tên là Bữa tiệc của những người chiến thắng. Bi kịch này do tôi viết lúc đầy uất hận tại tập trung, bắt tù nhân mang số hiệu trước ngực, sau lưng, trên mũ, cánh tay, nghĩa là nơi chúng tôi bị xử tử cho chết dần bằng cách bỏ đói, bị xã hội bên ngoài bỏ quên, không một ai lên tiếng tố cáo sự đàn áp chúng tôi trong tù. Tác phẩm này đã bị tôi bỏ sau Đại hội XX của Đảng nhưng bây giờ lại được gắn cho nhãn hiệu “sáng tác mới nhất của Soljenitsyne”.

  3. Đối với tôi, người đã tham gia chiến đấu trên cương vị một pháo đội trưởng của quân chủng pháo, được gắn huân chương quân công ngay tại chiến trường, người ta đã đối phó bằng một chiến dịch bôi nhọ kéo dài từ ba năm nay với những lập luận vô nghĩa nào là “Soljenitsyne bị bắt vì tội tư pháp”, nào “Soljenitsyne đã nhảy sang hàng ngũ Đức, hoạt động bên cạnh người Đức, phản bội tổ quốc” v.v…

    Người ta phải đưa những lập luận nói trên mới giải thích được việc giam giữ và lưu đày tôi trong mười một năm liền vì tội chỉ trích Staline. Tôi được biết rõ ràng rằng trong các lớp huấn luyện hoạt động đảng viên của Đảng, trong các cuộc họp, nhiều nhân vật có thẩm quyền của Đảng đã thừa nhận các lập luận bôi nhọ này.

    Để biện minh và tự vệ, tôi đã khẩn thiết yêu cầu Hội Nhà văn và báo chí giúp tôi minh oan. Báo chí không đăng bài trả lời của tôi, các nhà lãnh đạo Hội cũng làm thinh không trả lời cho tôi. Ngược lại, dựa vào bản thảo cưỡng đoạt được, đem về sửa lại với chủ ý xuyên tạc, năm nay người ta lại tổ chức một chiến dịch bôi nhọ mạnh mẽ gấp đôi trước kia từ những diễn đàn cao đẳng hơn mà không cho tôi một phương tiện trả lời nào hết, và nhắc nhở!
  4. Phần thứ nhất cuốn tiểu thuyết Trại ung thư – được phân bộ tiểu thuyết của Phân hội các Nhà văn Mạc Tư Khoa chấp nhận – chỉ được trích in rời rạc. Năm tạp chí đã từ chối (như JuesdaProstor chẳng hạn) hoặc không in đúng với nguyên tác như Novy Mir

  5. Bi kịch Con hươu và nàng kỹ nữ của nhà tù, được kịch viên Sovremenik chọn lựa trình diễn từ năm 1952, đến nay vẫn không được phép đưa lên sân khấu.

  6. Chuyện phim Chiến xa xung kích biết sự thực, bi kịch Ánh sáng ở trong người… và những truyện ngắn “nho nhỏ” của tôi không tìm ra đạo diễn và nhà xuất bản mặc dầu nhiều người muốn.

  7. Truyện của tôi đăng trên tạp chí Novir bị cắt nát ra, không thể tập trung thành một cuốn truyện. Ngoài ra, các cơ quan văn nghệ, tỉ dụ như: Sovietsky, Pisatel, Goslitzzdat, Bibliotheka Ovonyka… đều không được phép phổ biến tác phẩm của tôi. Do đó, mọi tác phẩm của tôi không đến tận quảng đại quần chúng.

  8. Mặt khác, tôi bị tước đoạt hết mọi biện pháp tiếp xúc với độc giả. Như những buổi đọc truyện của tôi trên đài phát thanh chẳng hạn, trước đây đã được ấn định là 10 buổi trong tháng 11 năm 1966 đã bị cúp đến 9 lần vào giờ chót.

    Ngoài ra, việc cho người khác đọc và chép lại một thủ bản tác phẩm – vốn là một việc làm tự do cách đây 5 thế kỷ dưới thời Nga hoàng dành cho giới chép sách – bây giờ lại là một việc làm phạm pháp, tại xứ sở này, riêng với tôi. Do đó, việc sáng tác của tôi bị bóp chết cứng, cá nhân bị giam hãm và bôi lọ đủ điều.
Tôi không hiểu rằng trước sự vi phạm thô bạo tác quyền và các quyền khác nữa của nhà văn, Đại hội lần thứ tư của Hiệp hội các Nhà văn liên bang Nga có lên tiếng bênh vực và bảo vệ nạn nhân – là tôi – hay không?


2. Tôi đã sẵn sàng chết cho sự thực sống và tiến lên

Một quyết định như vậy hết sức quan trọng. Nó sẽ có một tác dụng quyết định đối với sự nghiệp văn chương của một số đại biểu tại đại hội này trong tương lai.

Về phần đông tôi hoàn toàn yên tâm vì tôi biết chắc rằng tôi sẽ làm tròn thiên chức của nhà văn trong mọi hoàn cảnh. Tôi biết riêng sứ mạng của nhà văn và như tôi sẽ được hoàn tất một cách rõ ràng đầy vinh quang khi tôi không còn có mặt ở cõi đời nữa.

Nhưng không có một ai ngăn cản được sự thực xuất hiện; riêng cá nhân tôi, tôi rất sẵn lòng chết cho sự thực sống và tiến lên…

Hy vọng rằng những bài học đã nhận được sẽ làm cho chúng ta biết rõ rằng không nên chặn ngòi bút của nhà văn lúc sinh tồn…

Vì chưa bao giờ lịch sử của ta đẹp hơn lên vì chủ trương ấy.

Alexandre Soljenitsyne

16-5-1967

*



Phần 3: Thư gởi thư ký đoàn Hội các Nhà văn

Kính gởi Thư ký đoàn Hội Liên hiệp các Nhà văn

Kính gởi quý vị thư ký

Lá thư của tôi gởi Đại hội Liên bang Nga lần thứ IX của Hiệp hội các Nhà văn đã không có một tiếng vang, một lời phúc đáp nào dù nó được hơn một trăm nhà văn tán thành. Chỉ có một lập luận, một giọng “đồng ca” cùng cất lên để trấn an quần chúng, phù hợp với một khẩu lệnh duy nhất do “trên” đưa xuống.
Nhưng, như quý vị đã biết, đấy chỉ là tưởng tượng, dựng đứng hoàn toàn.

Các vị thư ký của Ủy ban Lãnh đạo Hội C. Markov, K.V. Voronkov, Sartakov và L. Solobev, trong buổi họp ngày 12 tháng 6 năm 1967, còn tuyên bố với tôi rằng Ủy ban Lãnh đạo quan niệm rằng Ủy ban có bổn phận phải lên án những lập luận bôi nhọ hạ cấp và sự xuyên tạc bẩn thỉu nhắm vào cá nhân và quá khứ quân sự của tôi. Vậy mà sự thanh minh của Ủy ban chưa ai thấy đâu hết mà sự bội nhọ lại gia tăng mạnh mẽ hơn nhiều.

Ngay trong các cuộc hội thảo của lớp đầu tạo đảng viên hoạt động, người ta còn đẻ ra một luận điệu ngu ngốc mới để đem ra phổ biến: “Alexandre Soljenitsyne sắp chuồn sang Ai Cập hoặc sang Anh”.

Tôi xin quý vị tác giả của luận điệu trên yên tâm vì cơ hội để chuồn ra ngoại quốc, tôi đâu có sẵn như quý vị!

Hơn nữa, các nhân vật tai to mặt lớn còn biểu lộ một cách hăng hái và ồn ào sự thất vọng nặng nề của họ khi tôi không chết trong nhà ngục mà lại được trả tự do.

Các luận điệu bôi nhọ lại càng được phổ biến một cách nặng nề và hăng hái sau khi cuốn Một ngày trong đời Ivan Denissovitch xuất bản. Bây giờ thì cuốn sách ấy đã được rút ra khỏi các thư viện công cộng một cách kín đáo.

Cũng chính các vị thư ký trên đã hứa sẽ chú trọng đến vấn đề, ít nhất cũng làm cho cuốn Trại ung thư được ấn hành. Nhưng ba tháng đã trải qua trong im lặng, chẳng thấy có gì hết. Trong ba tháng ấy, cả bốn mươi hai vị thư ký của Hội cũng mặc kệ, không ủng hộ tác giả để cuốn truyện được xuất bản. Vì thế, người ta thấy được một hiện tượng kỳ cục: thái độ thiếu nhiệt tình cấm in nó quân bình với nhau suốt cả một năm dài và đưa đến kết quả: sách không thể ra đời! Ngay trong hiện tại, tạp chí Novy Mir muốn đăng truyện Trại ung thư nhưng không được phép.

Phải chăng Thư ký đoàn muốn dùng biện pháp lần khân kéo dài tình trạng dùng dằng này để cho tác phẩm chưa biết bao giờ mới được ra đời rồi cuối cùng sẽ xé lẻ ra và bẻ gãy đi khiến cho nó không thành được chỗ đứng trong văn học sử!

Trong thời gian này, tác phẩm Trại ung thư đã gặt hái được nhiều thành quả hiển nhiên, đặc biệt hơn cả là thành quả nó thu hoạch được với giới văn nghệ. Có hơn một trăm bản đánh máy được độc giả tự phổ biến cho nhau ra ngoài. Do đó, trong cuộc họp ngày 12 tháng 6, tôi đã khuyến cáo Thư ký đoàn về tính chất cấp thiết của việc ấn hành cuốn Trại ung thư, ấn hành thực gấp rút. Nếu không chúng tôi sẽ phải chứng kiến cuốn Trại ung thư xuất bản lần thứ nhất sẽ không phải là sách viết bằng tiếng Nga vì chúng ta bất lực không có đủ quyền hạn để ngăn cản Tây phương xuất bản nó – nếu tình trạng này kéo dài. Vì sự lo lắng nói trên cho phép tôi chấm dứt thái độ im lặng nhẫn nhịn mà tôi đã cố giữ trong mấy tháng vừa qua. Tôi thấy đã đến lúc phải tuyên bố rằng:

“Nếu để cho cuốn tiểu thuyết Trại ung thư được xuất bản lần thứ nhất không phải là sáng tác viết bằng tiếng Nga, xuất bản ở Nga thì đấy là lỗi lầm (hay ý muốn thầm kín?) của Thư ký đoàn Ủy ban Chỉ đạo Hội Liên hiệp các Nhà văn Liên Xô.”

Bởi vậy, tôi xin nhấn mạnh lần chót rằng cuốn truyện này phải được ấn hành gấp rút, tức khắc.

Ngày 12 tháng 9 năm 1967
Nguồn: Trần Tá»­. Alexandre Soljenitsyne: Tác phẩm – Con người và Cuá»™c đời. Tủ sách Nhân Loại Má»›i, 1971. K.D. số 1001, 15.3.71 btt. Giá 150Ä‘. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.