© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngLịch sử
20.10.2008
Hồ Bạch Thảo
Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc qua các cuộc xâm lăng nước ta
 
Một nông dân sống nơi hẻo lánh, thường bị trộm cướp viếng thăm, ắt phải nghĩ cách rào dậu vườn nhà, đề phòng cẩn mật. Một nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử bị kẻ thù truyền kiếp tiếp tục dòm ngó xâm lăng, thì những người lo việc quân sự hoặc thiết tha với tiền đồ đất nước cần phải biết trong quá trình lịch sử quân giặc đã từ ngõ ngách nào tới. Nhắm ôn chuyện cũ để biết việc hiện tại, bài viết này đề cập đến những điều thiết yếu, mà những người có trách nhiệm không thể không quan tâm.

Qua lịch sử, phần lớn các cuộc tiến công xâm lăng nước ta đều sử dụng con đường dịch trạm chiến lược được Trương Phụ mô tả khi tâu lên vua Minh Thành Tổ, nhân đánh thắng nhà Hồ mang quân khải hoàn về nước:

Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [4/7/1408]

Tân Thành hầu Trương Phụ tâu rằng thời gian bình định Giao Chỉ các nha môn được thiết lập, triều đình sai sứ đến, cùng các ty tấu báo đều qua dịch trạm. Tại các phủ Quế Lâm, Liễu Châu, Nam Ninh, Thái Bình thuộc tỉnh Quảng Tây nên lập thêm 19 trạm dịch bằng ngựa và đường thủy. Từ trạm Đông Giang phủ Quế Lâm đến huyện Bằng Tường phủ Tư Minh, các trạm dịch bằng ngựa trước sau có tất cả 31 trạm; chỗ nào đường xa nên lập trung trạm; từ phủ Nam Ninh đến Long Châu đường thủy dài, nên tăng trạm dịch cho thuyền, cùng đặt sở vận chuyển… [1]

Nhắm dễ hiểu, hãy dùng tên đất và đơn vị đo lường ngày nay để mô tả con đường này:

Xuất phát từ Quế Lâm cách biên giới nước ta khoảng 500 km, đi xuống phía tây nam 150 km đến Liễu Châu, nơi mất của văn hào nổi tiếng đời Ðường, Liễu Tông Nguyên; tiếp tục theo hướng tây nam 200 km đến Nam Ninh (Ung Châu), thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Tại nơi này cách biên giới khoảng 150 km, vị trí gần như tâm vòng tròn, mà biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh là cung của vòng tròn; nên có thể sử dụng nhiểu đường xâm nhập vào nước ta [2] :
Dựa vào lịch sử, có thể phân ra những hướng xâm nhập vào nước, ta qua các thời như sau:


1. Hướng Lạng Sơn


2. Hướng Cao Bằng

3. Hướng Hà Giang

Cùng phối hợp với đạo quân Tôn Sĩ Nghị theo thế ỷ dốc, cánh quân Vân Nam do Ô Ðại Kinh chỉ huy vào biên giới nước ta [1788] qua xứ Ðô Long, rồi từ thượng nguồn sông Lô, trên đường tiến đến thành nhà Lê [Hà Nội].


4. Hướng Lào Cai
5. Hướng đường biển tỉnh Quảng Ninh

6. Hướng Chiêm Thành cũ

*


Xét về sự thể xưa nay, núi sông địa hình tuy có bồi lở lệch dòng, nhưng vẫn còn đó; riêng phương tiện giao thông thì đã thay đổi rất nhiều. Ngày xưa đường bộ tính bằng ngày đường, nhật ký của Thượng thư Hoàng Phúc sang làm quan tại nước ta dưới thời Minh thuộc, ghi về đoạn đường biên giới Lạng Sơn như sau:

Sáng sớm từ ải Pha Lũy tại biên giới đi ngựa đến giờ Ngọ đến đồn Khâu Ôn.

Ngày hôm sau khởi hành từ sáng tại Khâu Ôn đến giờ Ngọ đến ẢI Lưu, tiếp tục đến chiều đến đồn Kê Linh [Lăng]. Đi tiếp 2 ngày đến đồn Cần Trạm…

Quân Mông Cổ vào cửa ải nước ta tại vùng Lai Châu, dò mực nước nông sâu để phi ngựa vượt sông, bằng cách giương cung, lắp tên, bắn xuống nước; nếu tên cắm xuống nước không nổi lên, tức mực nước cạn; nếu tên không xuống được đến đáy nên nỗi bềnh lên, tức nước sâu. Về việc đi biển thì phải chờ tháng gió mùa, có những lúc đứng gió, thuyền như bị mắc bẫy giữa đại dương, suốt ngày này qua ngày khác.

Ngày nay ra khỏi biên giới Việt – Trung, đường xe lửa, đường cao tốc, tốc độ 100km/giờ; tại các địa danh đã được đề cập như Nam Ninh, Long Châu v.v… đều có phi trường lớn nhỏ; ngoài biển, chiến hạm với tốc độ vài chục hải lý giờ, khiến Biển Ðông cơ hồ nhỏ lại như một cái ao!

Tuy nhiên trong sự biến cũng có thể rút ra những điểm chung. Qua phần lớn các cuộc chiến tranh xâm lăng nước ta từ xưa đến nay, Trung Quốc thường dùng Nam Ninh (châu Ung) làm điểm tập trung quân, kho dự trữ lương thực. Thời nhà Tống, Tể tướng Vương An Thạch sai viên Tri châu Thẩm Khởi huấn luyện quân man động, tu sửa thuyền bè chuẩn bị sang đánh nước ta; tướng Lý Thường Kiệt nhà Lý ra tay trước, vây đánh thành Ung hơn 40 ngày, cuối cùng hạ được. Nhờ viên Tri châu Tô Giam liều chết tử thủ, nên nhà Tống kịp thời chuẩn bị. Ðề cập đến vị trí chiến lược quan trọng của thành Ung [Nam Ninh]; vua Thần Tông nhà Tống, gọi con Tô Giam là Nguyên đến an ủi tại triều điện, đã tiết lộ như sau: “Nếu Ung châu không được cha ngươi thủ ngự, để mất như hai châu Liêm, Khâm, thì giặc có thể thừa thắng đuổi dài, các vùng Tân, Tượng, Quế (tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây) không thể nào giữ nổi.” [14]

Ngày nay hãy nhìn qua thành phố Nam Ninh (Ung Châu), vẫn là nơi đô hội. Không kể đến xe lửa và hàng không, đường cao tốc, xa lộ nơi đây chằng chịt; phía đông bắc chạy đến Hồ Nam, Hồ Bắc, Bắc Kinh; phía đông đến Quảng Châu, Hồng Kông; phía nam đến Lạng Sơn, Cao Bằng; phía tây đến Vân Nam, rồi đến Lào Cai, Hà Giang nước ta; phía tây bắc đến Quí Châu, Tứ Xuyên. Về đường thủy thì hạ lưu con sông tại Nam Ninh chảy xuống Quảng Châu, Ma Cao, Hồng Kông; thượng lưu nối sông Tả giang, ngọn nguồn đến tận các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng nước ta. Nếu chiến tranh Trung - Việt xẩy ra, Nam Ninh cách biên giới nước ta khoảng 150 km, ngoài tầm bắn của các loại đại pháo; là nơi tập trung an toàn cho lương thực, quân đội, để thuận tiện điều đi các mặt trận; về mặt chiến lược, nơi này vẫn xứng đáng là một đại bản doanh.

Riêng kế hoạch xâm lăng nước ta từ hướng nam đã có từ thời nhà Tống. Lúc bấy giờ [1076] Quách Quì mang đại quân xuống Ung châu (Nam Ninh) chuẩn bi tấn công biên giới phía bắc nước ta, lại sai Mân Hòa và Dương Tùng Tiên đem quân theo đường biển, nhắm hợp quân với Chiêm Thành để đánh miền nam, nhưng cuối cùng kế hoạch này bị bãi bỏ [15] . Như đã đề cập ở phần trên, trải qua các đời Nguyên, Minh; việc mang quân đánh từ Chiêm Thành ra Bắc đã được tiếp tục thực hiện. Ngày nay hải quân kỹ thuật hơn hẳn ngày xưa, thì việc đổ bộ để chia cắt phần “đòn gánh”, chiều ngang dưới 100 km thuộc miền Trung nước ta, chắc vẫn nằm trong sự tính toán của những nhà cầm quân đại Hán!

© 2008 talawas




[1]Minh thực lục q. 11, tr. 1069-1070; Thái Tông q. 80, tr. 3a-3b
[2]Tham khảo bản đồ Wikimapia
[3]Ðại Việt sử ký toàn thư, tập 1, trang 220
[4]La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 2, Lý Thường Kiệt, trang 418
[5]Lê Trắc, An Nam chí lược, q. 4.
[6]Minh thực lục, Thái Tông, Tuyên Tông
[7]Hồ Bạch Thảo, Thanh thực lục, nxb. Hà Nội, Hà Nội, trang 29
[8]Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tập 2, trang 416
[9]Hồ Bạch Thảo, sách đã dẫn, trang 53
[10]Lê Trắc, sách đã dẫn, q. 4
[11]Minh thực lục, Thái Tông, Tuyên Tông
[12]Hậu Hán thư, Liệt truyện, Mã Viện
[13]Ðại Việt sử ký toàn thư, tập 2, trang 55
[14]Hồ Bạch Thảo, Những nét đặc trưng về lịch sử Việt Nam, tr. 65
[15]Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tập 2, trang 413