© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ngôn ngữ
Loạt bài: Vấn đề chính tả
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21 
19.5.2004
Hoài An
Thư gửi ông Lương Thư Trung
 
Thưa ông,

Nhân may mắn được đọc bài viết của ông Thầy tôi và việc tu chỉnh văn tự (talawas, 28.2.2004) chúng tôi cảm thấy vô cùng thích thú nên muốn cảm ơn ông và tỏ lòng ngưỡng mộ đối với cụ Hoài Nguyên nay đã 89 tuổi mà cụ vẫn còn quan tâm đề nghị "tu chỉnh lại văn tự chữ quốc ngữ".

Trong hăng say áp dụng thực hành đề nghị dùng các phụ âm thay thế "để loại những phức tạp gây khó khăn vô ích cho trí nhớ và khiến chính tả ngắn gọn hơn"chúng tôi đã có những hân hoan, những thắc mắc, cũng như những khó khăn mà chúng tôi nêu ra sau đây để được chỉ giáo thêm.

Chúng tôi hân hoan thích thú thay đ bằng d; thay gh bằng g; và thay ngh bằng ng. Khi thay thế ph bằng f, chúng tôi thấy khoái lắm vì đã thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm, tuy không quên rằng làm như thế là chấp nhận thêm một chữ mới f, trong bảng các chữ cái của tiếng Việt.

Việc thay thế chữ d lẫn gi bằng z không gây thắc mắc gì cho chúng tôi vì trong phương ngữ chúng tôi dùng cách đọc d không có gì khác biệt với cách đọc gi. Ðiều chúng tôi tự hỏi là liệu những người có cách đọc d khác với gi thì quí vị có thấy trở ngại nào không. Chúng tôi lại còn biết rằng chấp nhận thay thế dgi bằng z là chấp nhận để cho tiếng Việt tạo thêm nhiều đồng âm hơn trước nữa. Thí dụ các đồng âm mới là: vừa có nghĩa là , zây vừa là dây và cũng là giây; zỗ vừa là dỗ và cũng là giỗ; zấu vừa là dấu và cũng là giấu; v.v…Chúng tôi chỉ hy vọng con số các đồng âm mới này không quá nhiều đến độ làm mất sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta.

Ðề nghị dùng k thay cho cả cq làm cho chúng tôi có nhiều suy tư và gặp một số khó khăn cần đến sự chỉ giáo thêm của quí vị. Trước hết là khó khăn: khi chúng tôi thay thế q bằng k trong chữ quí thì chúng tôi có kúi; thay thế c bằng k trong chữ cúi chúng tôi có kúi, xem như giống nhau, nhất là khi viết tay, không biết đánh dấu sắc (') cho chính xác vào u hay vào i. Ðến khi áp dụng cho hai chữ cúôc mà thường viết là cuốcquốc thì cả hai chữ đều cho ra kuốc, thật tai hại vì phải chờ đặt lại chữ kuốc vào trong câu thì mới rõ nghĩa để có thể đọc đúng được là cuốc hay là quốc.

Ðến đây, chúng tôi tình cờ nhận thấy chính tả đã lan rộng ra cả cách đánh dấu. Thật vậy, nếu có qui ước rõ ràng thì kúôc là chánh tả của cuốckuốc là chính tả của quốc.

Tiếp tục nêu những khó khăn thắc mắc của chúng tôi: áp dụng thay thế q bằng k vào chữ quít chúng tôi có kuít, nhưng đồng thời chúng tôi cũng biết rằng chữ huýt có chứa một nhị trùng âm giống như chữ quít, do đó chúng tôi thắc mắc không biết viết chính tả kuýt cho quít thì có được hay không.

Sau đây là một vài suy nghĩ của chúng tôi liên quan đến đề nghị dùng k thay thế cho c q: đành rằng trong phiên âm quốc tế chữ cái k được dùng để biểu hiện cho âm "cờ", nhưng chữ quốc ngữ đã lỡ dùng chữ cái c rồi, đó là điều không may, tuy nhiên vấn đề của chúng ta ở đây là sự lựa chọn giữa k c. Theo thiển ý của chúng tôi thì nên lựa chọn c hơn k để thay thế cho âm "cờ" trong tiếng Việt vì lý do c đã được dùng rất nhiều rồi, cho nên nếu đồng ý có sự thay thế thì dùng c sẽ gây ít xáo trộn hơn dùng k. Trong tiếng Việt hiện nay, k chỉ được dùng trước 3 nguyên âm i/y, êe (thí dụ: kín/kỳ, kềm, kẹp) mà c cũng đã được dùng trước ư, ơ, a, u, ô, o, ă, â (thí dụ: cứ, cơm, càng, cúc, cộng, con, cắn, câu) và c cũng đã được dùng làm phụ âm cuối trong rất nhiều chữ rồi (thí dụ như trong hực, nhạc, măc, bâc, luc, nôc, khoc, chiêc, cươc, luộc, quôc, v.v…)

Liên quan đến đề nghị viết ik thay cho ich, chúng tôi có suy nghĩ sau đây: nếu chấp nhận thì vô hình chung chúng ta đã phá vỡ cả một hệ thống; thật vậy phụ âm cuối biểu hiện bằng ch được dùng sau các nguyên âm i, ê, e (tich, chêch, trach; xin chú ý chữ a trong trach chỉ là lối viết của âm "e" mà thôi) còn phụ âm cuối biểu hiện bằng c được dùng sau nguyên âm ư, a, ă, â, u, ô, o (thưc, nhạc, hăc, bậc, cuc, lộc, toc). Cũng về mặt hệ thống, ich, êch, ach làm thành một hệ song song với hệ tạo ra bởi phụ âm cuối nh trước i, ê, e (nghĩa là inh, ênh, anh, thí dụ tính, lệnh, cành). Tóm lại viết ik hay ic thay cho ich không có lợi ích thiết thực, trái lại còn phá vỡ một hệ thống hoàn chỉnh khả dĩ giúp chúng ta dạy các em viết chính tả hợp lý hơn.

Kính thưa ông Trung,

Bài viết của ông còn đề cập đến nhiều điều hấp dẫn khác nữa mà chúng tôi nâng niu thu nhận. Có ba điều mà chúng tôi nóng lòng được biết thêm: định nghĩa của tự và từ; qui luật viết liền các chữ vào nhau (thí dụ fanhphui); và qui luật dùng gạch nối các chữ (thí dụ khách-khứa).

Cũng để chứng tỏ chúng tôi đã cẩn trọng đọc bài viết của ông đến mức độ nào chúng tôi dám mạo muội chỉ ra một lỗi chính tả mà cụ Hoài Nguyên khả kính đã mắc phải khi viết bài thơ "Gom sưk lớn" của cụ. Ðó là chữ "gì" trong câu "chính trị kậy gì trong miệng chén?" Âu cũng là một biểu hiện cho sức ép nặng nề của thói quen.

Xin đa tạ ông và mong chờ ngày xuất bản quyển sách của cụ Hoài Nguyên.

Perth, Australia
Tháng 5. 2004

© 2004 talawas