© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Dịch thuật
25.5.2004
Đinh Linh
“!”
Phan Nhiên Hạo dịch
 
Trên báo Công Nhân ngày 10 tháng 10 năm 2000 có một bản tin gây tò mò về một bác sĩ giả. Một ả Ngô Thị Nghê nào đó đã thực hành y khoa suốt mười năm với một mảnh bằng giả mà ả đoạt được, người ta đoán, bằng việc sát hại chính khổ chủ của mảnh bằng đó. Ả có đầy đủ trang thiết bị y khoa, một bộ áo choàng trắng, ống nghe, bô ỉa, ống chích, một đống thuốc, nhưng tuyệt đối không có kiến thức y khoa trường học. Thậm chí ả chưa học hết lớp 8. Tuy vậy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong của ả, so với những bác sĩ khác, không cao hơn, và ả còn được biện hộ bằng chính vài bệnh nhân, sau khi chuyện bị phanh phui, về việc cứu mạng sống của họ. "Một vị bác sĩ nhân ái", một lão già đã nói như vậy.

Có quá nhiều chuyện lừa bịp thời nay đến nỗi chuyện giả mạo trên đây chẳng gây chú ý gì đặc biệt. Ngày nào cũng có những bài tường thuật chuyện luật sư giả, kiến trúc sư giả, giáo sư giả, và những nhà chính trị giả làm ăn không giấy phép. Trường hợp đáng chú ý nhất gần đây, tuy vậy, là trường hợp Hồ Mười, người đã bị buộc tội làm thầy dậy Anh văn dỏm. Sau khi thu nhặt kỹ lưỡng từ nhiều nguồn báo chí, tôi có thể xếp đặt lại câu chuyện như sau:

Hồ Mười sinh năm 1952 ở làng Kỳ Ðổng. Gia đình hắn sống bằng nghề làm pháo cho đến khi pháo bị cấm vì chiến tranh. Chẳng bao lâu sau đó bố hắn trở nên nghiện rượu rồi bỏ nhà ra đi. Mặc dù lúc đó Hồ Mười chỉ lên sáu, hắn đã đủ trí khôn để thề rằng sẽ không bao giờ nhắc đến tên bố hắn nữa. Mẹ hắn nuôi năm đứa con bằng nghề gánh nước và gánh phân bắc ban đêm, một nghề cực nhọc gãy lưng đã làm bà ta lùn đi mất vài phân. Thỉnh thoảng bà cũng làm bánh khúc để bán trong những ngày hội.

Làng Kỳ Ðổng nổi tiếng vì ngày hội mồng năm tháng giêng, tưởng niệm một vị tướng truyền thuyết của một vị vua thần thoại chống lại một kẻ thù có thực cách đây hai ngàn năm. Ngày hội bao gồm trò bắt vịt, trò đấu vật cho con trai, một cuộc thi làm bánh khúc cho con gái, và, cho đến khi bị cấm đoán bởi chiến tranh, một cuộc rước pháo.

Những người từng chứng kiến rước pháo mô tả một quang cảnh trong đó con trai, con gái, và những tên bóng múa may những hình nộm thú vật và dương vật treo trên cọc tre, giữa đám khói và tiếng nổ đinh tai của hàng triệu quả pháo.

Nhưng niềm vui hội hè chỉ đến mỗi năm một lần. Thời gian còn lại suốt năm, người ta phải đương đầu với nỗi buồn chán và lo lắng của đời sống thường nhật. Hầu hết thanh niên bị động viên vào bộ đội, bị gởi đi xa và chẳng bao giờ trở về làng. Nhưng chiến tranh chưa bao giờ trực tiếp đến làng Kỳ Ðổng.

Khi Hồ Mười lên 10, mẹ hắn cho hắn đến trường. Hắn rất chậm nên phải mất một năm mới học xong bảng chữ cái. Hắn chẳng bao giờ làm được toán cộng trừ. Tệ nhất là môn địa lý. Chẳng thể nào thuyết phục nổi hắn là có hàng trăm quốc gia trên thế giới, mỗi nước với một ngôn ngữ khác nhau. Mỗi một từ trong vốn ngôn ngữ của hắn là một chân lý, đến nỗi hắn nghĩ sẽ là một tội ác chống lại tự nhiên nếu gọi một con bò hay một con chim bằng một tên gì khác.

Thầy giáo của Hồ Mười là một nhân vật rất phức tạp gốc Hà Nội. Người duy nhất trong vòng bán kính năm mươi dặm từng đọc báo hoặc sở hữu một cuốn sách. Người thậm chí tự coi mình là một nhà thơ trong lúc nhàn rỗi. Y không lấy làm phiền chuyện phải dạy dỗ một lũ ngốc trong làng, vì chính việc này đã tránh cho y bom mìn mà những người cùng trang lứa phải đương đầu. Buổi tối y thường đọc tiểu thuyết Nga trong căn phòng tù mù. Y thấp lùn, gầy gò, và có thói quen nhắm nghiền mắt lại, mỏ chu ra mỗi khi tập trung tư tưởng. Nhưng cũng lạ là y chẳng hấp dẫn nổi bất cứ cô gái nào trong cái làng hầu như vắng hẳn thanh niên này.

Mỗi khi cảm thấy bực mình với học trò, người thầy giáo này thường phát ra một tiếng kêu "!" mà chẳng ai hiểu ý nghĩa hay là thứ tiếng gì, nên nó luôn bị bỏ qua như một cái nhảy mũi hay hắng giọng.

Lúc 12 tuổi, chuyện sau đây xảy ra đã thay đổi đường hướng cuộc đời của Hồ Mươi. Hắn đang trên đường từ trường về nhà thì trông thấy một đám đông vây quanh ba người đàn ông cao ít nhất hai cái đầu hơn người bình thường. Những người đàn ông này có nước da hồng hào, gần như đỏ, và tóc thì màu cam sáng hoặc màu vàng trắng. Họ thân thiện đến mức cho phép mọi người kéo cả những chùm lông rậm rạp trên cánh tay. "Thật là những sinh vật tuyệt vời", Hồ Mười nghĩ thầm trong khi nhìn chăm chăm vào họ. Một trong những người đàn ông thấy Hồ Mười và bắt đầu nói một điều gì đó. Những tiếng nói nhanh, gần như nguyền rủa, nhưng người đàn ông mỉm cười trong khi nói. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Hồ Mười. Vài người bắt đầu phá lên cười và hắn cũng muốn cười với họ nhưng không được. Bỗng nhiên mặt hắn đỏ lên và hắn cảm thấy một niềm căm ghét đối với những người nước ngoài này. Nếu có một khẩu súng thì hắn đã bắn những tên này rồi. Không nghĩ ngợi gì cả, hắn phun ra tiếng "!" rồi bỏ chạy.

Về đến nhà rồi mà tim Hồ Mười vẫn còn đập mạnh. Cảm giác khích động của việc phát ra cái từ kỳ diệu đó, một từ mà hắn không biết ý nghĩa, tràn ngập tâm hồn hắn. Hắn cũng nhớ lại cái nhìn kinh ngạc trên khuôn mặt người đàn ông khi từ ấy thoát ra khỏi miệng hắn. Hắn lập lại "!" vài lần và mỗi lần đều cảm thấy sức mạnh của từ đó.

Nhiều năm sau Hồ Mười vẫn còn nghĩ về vụ nàỵ Hắn nhớ lại là hắn đã bị chọc giận bởi một tràng tiếng nước ngoài, rồi hắn cũng có một từ nước ngoài để mà trả đũa. Trong đầu hắn, tiếng nước ngoài trở nên đồng nghĩa với một quyền lực khủng khiếp. Hắn không bao giờ suy ra rằng chính ngôn ngữ của hắn cũng là một ngoại ngữ đối với một người ngoại quốc.

Chuyện xảy ra cũng biến Hồ Mười thành một nhân vật tiếng tăm. Người trong làng nhắc lại với niềm hãnh diện chuyện một người trong chính bọn họ, một đứa trẻ mười hai tuổi, đã "dám đương đầu với người nước ngoài", mắng thẳng vào mặt tên đó bằng chính ngôn ngữ của hắn. Nhiều người ngạc nhiên vì óc thông minh của đứa trẻ biết thốt ra một câu ngoại ngữ. Họ thậm chí đề nghị tay thầy giáo dậy cho "cậu bé thần đồng" toàn bộ những từ nước ngoài trong những cuốn tiểu thuyết Nga của y.

Người thầy giáo chẳng bao giờ có thời gian làm điều này. Y bị động viên vào bộ đội chẳng bao lâu sau đó, đi Nam, rồi không bao giờ còn được nghe nói tới nữa. Về phần Hồ Mười, hắn đã đi đến một sự tự tin rằng, nếu có cơ hội, hắn có thể học một cách nhanh chóng bất cứ ngoại ngữ nào. Một cơ hội như vậy đã đến với Hồ Mười sau khi chính hắn bị động viên vào bộ đội.

Tiểu đoàn của hắn đóng quân ở cao nguyên Trung phần, dọc dãy Trường Sơn, bảo vệ đường tiếp vận. Họ ít khi chạm mặt kẻ thù, nhưng nếu có đụng trận, bao giờ Hồ Mười cũng lẩn trốn thảm hại. Hắn thường co rúm lại và phải bị đá đít vào trận, đúng theo nghĩa đen. Nhưng điều mà các đồng chí của hắn cho là hèn nhát thật sự không phải là sự sợ hãi đau đớn thể xác, mà là nỗi kinh hoàng rằng hắn sẽ không có cơ hội hoàn tất thiên mệnh của hắn.

Chiến tranh là một sự bỉ ổi, Hồ Mười nghĩ, không phải vì chiến tranh cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi ngày, già, trẻ, và những kẻ chưa kịp ra đời, nhưng bởi vì chiến tranh có thể kết liễu những kẻ sinh ra với một thiên mệnh như hắn. Mặt khác hắn hiểu rằng chiến tranh cũng đem lại những bài học cho kẻ sống sót. Chiến tranh là trường đại học của người lao động. Nhận thức như vậy, hắn cảm thấy gần như là biết ơn.

Hồ Mười có một niềm mê tín (hay cảm hứng) rằng nếu chiến tranh tiêu trừ một cuốn sách khỏi mặt đất, đó sẽ là một mất mát còn to lớn hơn cả việc phí phạm hàng ngàn nhân mạng. Giá trị của một xã hội được đo bằng số lượng sách mà xã hội đó sản xuất ra. Một niềm tin như vậy, từ một con người chưa bao giờ đọc một cuốn sách. Hồ Mười đã trông thấy quá ít sách, hắn không phân biệt được giữa cuốn này với cuốn kia; chúng đều bình đẳng như nhau trong đầu óc hắn. Hắn chẳng hề ngờ rằng chiến tranh chính là một động lực chủ yếu của sách. Chiến tranh là trường đại học của kẻ sĩ.

Vào khoảng năm 1970 hay 1971, sau một cuộc đụng độ ngắn ngủi, đơn vị hắn bắt được một lính Mỹ và giữ tên này trong khoảng ba mươi ngày. Tên tù binh bị giải đi cùng với tiểu đoàn của Hồ Mười cho đến khi ngã bệnh rồi chết (tên này không bị thương nặng gì cả). Người tù binh này được cung cấp cùng khẩu phần tục phàm như những người khác nhưng thức ăn không hạp với y. Một lần họ còn cho y ăn thêm phần thịt đười ươi đỏ, nghĩ rằng thức ăn này sẽ làm cho y hồi phục.

Lúc người tù binh rơi vào cơn mê sảng, mặt y tái nhợt đi nhưng mắt long lên. Y nói lảm nhảm hàng giờ liền. Chẳng có ai chú ý đến y ngoại trừ Hồ Mười. Trong cuốn sổ tay nhỏ xíu hắn cố gắng ghi lại càng nhiều càng tốt tất cả những lời lảm nhảm của tên tù binh. Những ghi chú ký âm này trở thành tài liệu cho những bài học Anh ngữ của Hồ Mười sau chiến tranh. Tôi đã nhìn thấy những trang sổ tay này, đầy dẫy những câu chạy suốt từ góc này đến góc kia. Ðây là một câu tiêu biểu: "hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home."

Cuốn sổ tay cũng đầy những phác họa chân dung người Mỹ. Mỗi chân dung được dùng như một minh họa cho ý nghĩa của những từ chi chít xung quanh đó. Nhưng tài nghệ họa sĩ của Hồ Mười quá tồi nên khuôn mặt hắn phác họa bao giờ cũng như nhau, khuôn mặt của một người đàn ông trẻ, thậm chí như bất cứ ai, đã hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài.

Hồ Mười hy vọng đơn vị hắn sẽ bắt được ít nhất một lính Mỹ nữa để hắn tiếp tục bài học Anh văn, nhưng tiếc thay, người này đã không hiện hữu.

Mặc dù toàn bộ vốn liếng Anh ngữ của Hồ Mười chỉ gói gọn trong một cuốn sổ tay, Hồ Mười vẫn không nản chí. Người tù binh Mỹ chắc chắn đã phải dùng tất cả những từ ngữ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của y, hắn lý lẽ, trong những đêm mê sảng đó. Còn những từ nào chưa biết thì sẽ được diễn dịch ra từ những từ đã biết.

Từ ngữ cũng như những con số vậy, hắn suy diễn, một hệ thống khép kín với một hệ số nhỏ những quy luật tổng quát. Và những từ dàn trải ra trên giấy cũng giống như một bức tranh buồn chán, đơn điệu vậy. Nếu người ta có thể nhìn vào một bức tranh kỳ quặc nhất và sớm muộn gì cũng hiểu được những nguyên tắc bố cục của nó, thì tại sao người ta không thể làm điều tương tự với từ ngữ?

Khởi đầu mọi sự đều có vẻ hỗn loạn, nhưng chẳng có gì hỗn loạn cả. Người ta có thể đọc được mọi điều: những con kiến bò trên mặt đất, mụn trứng cá trên mặt, cây trong rừng. Mọi bề mặt đều có thể được giải mã. Toàn bộ thế giới, nhìn từ máy bay, chỉ là một bề mặt cong oằn.

Người ta có thể tưởng mình đang vẽ một bức tranh trừu tượng, nhưng chẳng có tranh trừu tượng nào, chỉ có những hình thể được (hay bị) trừu tượng hoá. Mỗi mặt phẳng nằm ngang là một phong cảnh bởi vì chúng biểu lộ một chân trời. Mỗi màu sắc đều có những liên hệ chung và cá nhân. Màu đỏ có thể gợi nên sự kinh hoàng trong một nền văn hóa này, hay một hứng khởi trong một nền văn hóa khác, nhưng màu đỏ vẫn là màu đỏ, vẫn là máu. Màu xanh lục luôn gợi đến hình ảnh của cây lá và một chiếc áo dài xanh lục xinh đẹp.

Hồ Mười cũng tin rằng tất cả những gì chế tạo bởi con người đều có thể được sao chép: một chiếc ghế, một khẩu súng, một ngôn ngữ, với điều kiện người ta có vật liệu, như hắn có vật liệu là một cuốn sổ tay với các ghi chú ký âm. Nếu người ta có thể tháo ra rồi lắp lại các bộ phận của một chiếc đồng hồ thì người ta cũng có khả năng chiên xào các ký từ âm thanh thành các món mới, và như vậy rốt cuộc sẽ tạo nên không chỉ một ngôn ngữ, mà cả một nền văn chương.

Vào thời điểm Hồ Mười bị bắt, hắn đang dạy Anh văn cho vài trăm học sinh từ vỡ lòng cho đến trung, cao cấp, mỗi tuần ba đêm. Suốt hai mươi lăm năm, hắn đã truyền thụ cho các học sinh của hắn hàng triệu từ vựng. Hắn đã kiên nhẫn giải thích cho họ sự rối rắm và không đồng nhất nội tại của văn phạm tiếng Anh. Hắn thậm chí đưa thơ và truyện ngắn bằng tiếng Anh (viết bởi chính hắn và các học sinh lớp cao cấp) cho học sinh đọc. Tuy vậy, lúc bị thẩm vấn tại đồn công an, vị giáo sư Anh văn của chúng ta đã biểu lộ một sự dốt nát ngay cả đối với các kiến thức cơ bản nhất của ngôn ngữ này. Hắn không biết động từ "to be" hay "to do". Hắn không biết các động từ Anh ngữ có dạng quá khứ. Hắn chưa bao giờ nghe tên Shakespeare và không biết rằng dân Úc Ðại Lợi và dân Ăng Lê cũng dùng Anh ngữ.

Trong thứ tiếng Anh chế tạo bởi Hồ Mười, không phải chỉ có năm mà đến hai mươi bốn nguyên âm. Các sắc thái phát âm mới này buộc học sinh phải luyện tập lỗ tai thẩm âm của một nhạc sĩ xuất sắc nhất. Có vô số từ vựng cho "đau đớn" và "tre" nhưng không hề có một từ tương đương cho "phô-mát". Mọi tĩnh từ có thể được dùng như một động từ. "Tao sẽ nóng mày," chẳng hạn như vậy, hay "Ðừng đỏ tao". Có hàng đống đại từ nhân xưng, mỗi từ dùng một cách chính xác cho từng quan hệ giữa người nói và người nghe, mà ngay cả những học sinh thông minh nhất cũng không thể nắm vững hết được.

Một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, một vài từ trong thứ tiếng Anh chế tạo bởi Hồ Mười trùng hợp y chang với tiếng Anh thật. Trong hệ thống của hắn, một con mèo cũng được gọi là mèo; xe máy kéo cũng là xe máy kéo; một bông hồng, có lẽ không tránh khỏi, cũng là một bông hồng.

Một vài sáng chế khá kỳ lạ của hắn bao gồm từ "cái mền" để biểu nghĩa một người chồng; "cái chậu" để biểu nghĩa một người vợ; "cây kim dùi": một đứa con trai; "cái vòi rỉ": một đứa con gái.

Sự mê muội của Hồ Mười tuyệt đối đến nỗi, sau khi bi tuyên án hai mươi lăm năm tù vì tội "lừa bịp nhân dân," hắn đã yêu cầu được phép mang vào tù một bộ từ điển Anh ngữ và một bộ từ điển các từ lóng tiếng Anh, hai bộ sách do chính hắn biên soạn, "để được tiếp tục cuộc đời học tập".

Nghe đồn rằng các cựu học trò của hắn đã tụ tập lại với nhau để tiếp tục các lớp học tiếng Anh. Bị công an theo dõi, bọn họ phải nhóm họp ban đêm trong các hầm ngầm dưới đất, thắp bằng đèn dầu. Những âm tiết kỳ lạ này, được mang đi bởi những cơn gió thất thường, quét qua khắp các đồng quê.

Nhưng tại sao bọn họ vẫn tiếp tục? Bạn có thể hỏi. Họ không biết rằng họ đang học một thứ ngôn ngữ sai lạc sao?

Là một ngôn ngữ toàn cầu-trong thời điểm này- tiếng Anh đại diện cho cả thế giới đối với các học sinh này. Chúng cũng biết rằng Việt Nam, trong thời điểm này, không nằm trong thế giới. Bám víu vào một thứ tiếng Anh tuy giả mạo cũng là khẳng quyết cho một thực tại khác.

Một thứ tiếng Anh dỏm còn hơn không có tiếng Anh nào, và thậm chí còn tốt hơn cả tiếng Anh thật, vì nó chẳng liên hệ với một thực tại Anh hay Mỹ nào.
Hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home.


Trích trong tập "Máu và xà phòng", Seven Stories Press xuất bản, New York, 2004




Nguyên bản tiếng Anh:


Đinh Linh
"!"

In The Workers newspaper of October 10, 2000, there was a curious item about a fake doctor. A certain Ngo Thi Nghe had been practicing medicine for over ten years on a false degree, which she procured, it is speculated, by killing its original owner. She had all the accoutrements of medicine, a white suit, a thermometer, a bedpan, a syringe, many bottles of pills, but no formal knowledge of medicine. In fact, she had never gotten out of the eighth grade. The mortality rate of her patients, however, was no higher than usual, and she was even defended by some of her clients, after all the facts had come out, for saving their lives. "A most compassionate doctor," said one elderly gentleman.

There are so many scams nowadays that this case drew no special attention. Every day there are news reports of fake lawyers, fake architects, fake professors, and fake politicians doing business without the proper license or training. A most curious case in recent memory, however, is that of Ho Muoi, who was accused of being a fake English teacher. From perusing innumerable newspaper accounts, I was able to piece together the following:
Ho Muoi was born in 1952 in Ky Dong village. His family made firecrackers until they were banned because of the war. Thereafter the father became an alcoholic and left the family. Although Ho Muoi was only six at the time, he knew enough to swear that he would never mention or even think of his father's name again. His mother supported the children, all five of them, by carrying water and night soil for hire, a backbreaking labor that made her shorter by several inches. She also made meat dumplings that she sold on special occasions.

Ky Dong Village is known for a festival, held every January 5th, in honor of a legendary general of a mythical king who fought against a real enemy two or three thousand years ago. The festival features a duck-catching demonstration, a wrestling tournament for the boys, a meat dumpling making contest for the girls, and, until it was banned because of the war, a procession of firecrackers.

Those who've witnessed this procession of firecrackers describe a scene where boys and girls and gay men jiggle papier-mâché animals and genitals strung from bamboo sticks amid the smoke and din of a million firecrackers.

But the excitement from the festival only came once a year. For the rest of the time, the villagers were preoccupied with the tedium and anxieties of daily life. Most of the young men were drafted into the army, sent away and never came back, but the war never came directly to Ky Dong Village.

When Ho Muoi was ten, his mother enrolled him in school for the first time. He was slow and it took him a year to learn the alphabet. He could never figure out how to add or subtract. His worst subject, however, was geography. It was inconceivable to him that there are hundreds of countries in the world, each with a different spoken language. Every single word of his own language felt so inevitable that he thought it would be a crime against nature to call a cow or a bird anything different.


Ho Muoi could not even conceive of two countries sharing this same earth. "Countries" in the plural sounds like either a tautology or an oxymoron. "Country," "earth" and "universe" were all synonymous in his mind.

Ho Muoi's teacher was a very sophisticated young man from Hanoi. He was the only one within a fifty-mile radius who had ever read a newspaper or who owned even a single book. He even fancied himself a poet in his spare time. He did not mind teaching a bunch of village idiots, however, because it spared him from the bombs and landmines that were the fate of his contemporaries. In the evening he could be found in his dark room reading a Russian novel. The teacher was short and scrawny and had a habit of shutting his eyes tight and sticking his lips out when concentrating. Still, it was odd that he managed to attract no women in a village almost entirely emptied of its young men.

Whenever this teacher was exasperated with his charge he would shout "!" but no one knew what the word meant or what language it was in so it was dismissed as a sort of a sneeze or a clearing of the throat.

At twelve, something happened to Ho Muoi that would change his whole outlook on life. He was walking home from school when he saw a crowd gathering around three men who were at least two heads taller than the average person. The men had a pink, almost red complexion and their hair varied from a bright orange to a whitish yellow. They were not unfriendly and allowed people to tug at the abundant hair growing on their arms. "Wonderful creatures," Ho Muoi thought as he stared at them, transfixed. One of the men noticed Ho Muoi and started to say something. The words were rapid, like curses, but the man was smiling as he was saying them. All eyes turned to look at Ho Muoi. Some people started to laugh and he wanted to laugh along with them but he could not. Suddenly his face flushed and he felt an intense hatred against these foreign men. If he had a gun he would have shot them already. Without premeditation he blurted out "!" then ran away.

When Ho Muoi got home his heart was still beating wildly. The excitement of blurting out a magical word, a word he did not know the meaning of, was overwhelming. He also remembered the look of shock on the man's face after the word had left his mouth. He repeated "!" several times and felt its power each time.

Ho Muoi would think about this incident for years afterward. He recalled how he was initially enraged by a series of foreign words, and that he had retaliated with a foreign word of his own. In his mind, foreign words became equated with a terrible power. The fact that his own language would be foreign to a foreigner never occurred to him.

The incident also turned Ho Muoi into a celebrity. The villagers would recall with relish how one of their own, a twelve-year-old boy, had "stood up to a foreigner" by hurling a curse at him in his own language. Many marveled at the boy's intelligence for knowing how to use a foreign word, heard maybe once or twice in passing, on just the right occasion and with authority. They even suggested to the schoolteacher that he teach "the boy genius" all the foreign words from his Russian novels.

The schoolteacher never got around to doing this. He was drafted soon after, sent south, and was never heard from again. As for Ho Muoi, he became convinced that, given the opportunity, he could quickly learn any foreign language. This opportunity came after Ho Muoi himself was drafted into the Army.

His battalion served in the Central Highlands, along the Truong Son Mountain, guarding supply lines. They rarely made contact with the enemy but whenever they did, Ho Muoi acquitted himself miserably. He often froze and had to be literally kicked into action. What was perceived by his comrades as cowardice, however, was not so much a fear of physical pain as the dread that he would not be allowed to fulfill his destiny.

The war was an outrage, Ho Muoi thought, not because it was wiping out thousands of people a day, the young, the old, and the unborn, but that it could exterminate a man of destiny like himself. And yet he understood that wars also provide many lessons to those who survived them. A war is a working man's university. Knowing that, he almost felt grateful.

Ho Muoi also had the superstition (or the inspiration) that if the war eliminates a single book from this earth, then that would be a greater loss than all the lives wasted. The death of a man affects three or four other individuals, at most. Its significance is symbolic and sentimental, but the lost of a single book is tangible, a disaster which should be mourned forever by all of mankind. The worth of a society is measured by how many books it has produced. This, from a man who had never actually read a book. Ho Muoi had seen so few books, he could not tell one from another; they were all equal in his mind. He never suspected that war is the chief generator of books. A war is a thinking man's university.

In 1970 or 1971, after a brief skirmish, they caught an American soldier whom they kept for about thirty days. The prisoner was made to march along with Ho Muoi's battalion until he fell ill and died (he was not badly injured). This man was given the same ration as the others but the food did not agree with him. Once, they even gave him an extra helping of orangutan meat, thinking it would restore his health.

As the prisoner sank into delirium, the color drained from his face but his eyes lit up. He would blather for hours on end. No one paid him any attention but Ho Muoi. In his tiny notebook he would record as much of the man's rambling as possible. These phonetic notations became the source for Ho Muoi's English lessons after the war. I've seen pages from the notebook. Its lines often ran diagonally from one corner to another. A typical run-on sentence: "hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home."

The notebook also includes numerous sketches of the American. Each portrait was meant as a visual clue to the words swarming around it. Ho Muoi's skills as an artist were so poor, however, that the face depicted always appeared the same, that of a young man, any man, really, who has lost all touch with the world.

Ho Muoi was hoping his unit would catch at least one more American so he could continue his English lesson, but this tutor never materialized, unfortunately.

Though all the English he had was contained within a single notebook, Ho Muoi was not discouraged. The American must have spoken just about every word there was in his native language, he reasoned, through all those nights of raving. And the invisible words can be inferred from the visible ones.

Words are like numbers, he further reasoned, a closed system with a small set of self-generated rules. And words arranged on a page resemble a dull, monotonous painting. If one could look at the weirdest picture and decipher, sooner or later, its organizing principle, why can't one do the same with words?

Everything seems chaotic at first, but nothing is chaotic. One can read anything: ants crawling on the ground; pimples on a face; trees in a forest. Fools will argue with you about this, but any surface can be deciphered. The entire world, as seen from an airplane, is just a warped surface.

A man may fancy he's making an abstract painting, but there is no such thing as an abstract painting, only abstracted ones. Every horizontal surface is a landscape because it features a horizon (thus implying a journey, escape from the self, and the unreachable). Every vertical surface is either a door or a portrait (thus implying a house, another being, yourself as another being, and the unreachable). And all colors have shared and private associations. Red may inspire horror in one culture, elation in another, but it is still red, is still blood. Green always evokes trees and a pretty green dress.

Ho Muoi also believed that anything made by man can be duplicated: a chair, a gun, a language, provided one has the raw materials, as he did, with his one notebook of phonetic notations. If one can break apart a clock and reassemble it, one can scramble up phonetic notations and rearrange them in newer combinations, thus ending up with not just a language, but a literature.

At the time of his arrest, Ho Muoi was teaching hundreds of students beginning, intermediary and advanced English three nights a week. For twenty-five years, he had taught his students millions of vocabulary words. He had patiently explained to them the intricacies of English grammar, complete with built-in inconsistencies. He had even given them English poems and short stories (written by himself and the more advanced students) to read. When interrogated at the police station, however, our English teacher proved ignorant of the most basic knowledge of the language. He did not know the verb "to be" or "to do." He did not know there is a past tense in English. He had never heard of Shakespeare and was not even aware that Australians and Englishmen also speak English.

In Ho Muoi's made-up English, there are not five but twenty-four vowels. The new nuances in pronunciation force each student to fine-tune his ear to the level of the finest musician. There is a vast vocabulary for pain and bamboo but no equivalent for cheese. Any adjective can be used as a verb. I will hot you, for example, or, Don't red me. There are so many personal pronouns, each one denoting an exact relationship between speaker and subject, that even the most brilliant student cannot master them all.

By sheer coincidence, some of Ho Muoi's made-up English words correspond exactly with actual English. In his system, a cat is also called a cat; a tractor, a tractor; and a rose, inevitably, perhaps, a rose.

Some of his more curious inventions include blanket, to denote a husband. Basin, to denote a wife. Pin prick: a son. A leaky faucet: a daughter.

Ho Muoi's delusion was so absolute, however, that after he was sentenced to twenty-five years for "defrauding the people," he asked to be allowed to take to prison a "Dictionary of the English Language" and a "Dictionary of English Slang," two volumes he himself had compiled, so that "I can continue my life studies."

It is rumored that many of his former students have banded together to continue their English lessons. Harassed by the police, they must hold their nightly meetings in underground bunkers, lit by oil lamps. Their strange syllables, carried by the erratic winds, crosshatch the surrounding countryside.

But why are they doing this? You ask. Don't they know they are studying a false language?

As the universal language-for now-English represents to these students the rest of the world. English is the world. These students also know that Vietnam, as it exists, is not of this world. To cling even to a false English is to insist on another reality.

A bogus English is better than no English, is better, in fact, than actual English, since it corresponds to no English or American reality.

Hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home.