© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ngôn ngữ
Loạt bài: Vấn đề chính tả
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21 
9.6.2004
LÆ°Æ¡ng ThÆ° Trung
Thư hồi âm ông Hoài-An
 
Thưa ông Hoài-An,

Trước hết, tôi xin phép thay mặt Thầy tôi, cụ Hoài-Nguyên, chân thành gởi đến ông lời cảm ơn ông đã quan tâm, thích thú và góp ý về đề nghị “tu chỉnh văn tự" mà Thầy tôi hằng ấp ủ. Ngoài ra tôi cũng có in ra một bản lá thư của ông và gởi về cho Thầy tôi bên Canada. Tôi tin rằng khi nhận được lá thư của ông, chắc Thầy tôi sẽ vui lắm. Trong khi chờ đợi thư hồi đáp của Thầy, tôi xin mạn phép trình bày cùng ông vài chi tiết dựa vào tập bản thảo “Ba Vấn Ðề Khởi Ðầu Văn-Hoá Việt Trên Thế Giới" của tác giả Hoài-Nguyên để hồi đáp vài chi tiết mà ông có nêu ra trong thư đăng trên talawas ngày 19 tháng 5 năm 2004.

Nhận thấy, tất cả các chi tiết mà ông nêu trong thư đều hợp lý bởi trong bài viết Thầy tôi và việc tu chỉnh văn tự, tôi chỉ ghi bản tóm lược chưa đầy một trang giấy, nên nó cô đọng quá, cách nào đó, nó chưa được khai mở rõ ràng về một đề nghị quan trọng như việc tu chỉnh văn tự. Thành ra, qua phần trích lại dưới đây từ tập bản thảo của cụ Hoài-Nguyên tôi hy vọng phần nào làm rõ thêm các ý được tóm lược trong bài viết trước và cũng giải đáp phần nào các ý mà ông đã nêu trong thư.

Và cũng xin thưa trước với ông và quý bạn đọc, trong phần trích từ tập bản thảo này, chúng tôi sẽ ghi lại nguyên văn cùng cách viết mới theo hình thức “tu chỉnh văn tự" của cụ Hoài-Nguyên với sự trân trọng về một cách viết mới của một bậc giàu lòng với chữ viết Việt ngữ và cũng để bạn đọc làm quen với cách viết này như một món quà lạ thú vị. Kính mong quý vị bỏ qua vài phút khó chịu lúc đầu và sẽ dần dần quen mắt. Xin có lời cảm ơn trước về sự chú ý của quý vị.


1. Thêm mẫu tự “f"

“Chúng tôi hân hoan thích thú thay đ bằng d; thay gh bằng g; và thay ngh bằng ng. Khi thay thế ph bằng f, chúng tôi thấy phấn khởi lắm vì đã thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm, tuy không quên rằng làm như thế là chấp nhận thêm một chữ mới f, trong bảng các chữ cái của tiếng Việt."

Thưa ông,

Trong tập bản thảo vừa nêu, Thầy tôi có nhấn mạnh về điểm không những chỉ thêm có “f" mà còn cả “z" nữa, nhưng bù lại đã loại bỏ được 7 bảy mẫu tự khác:

“Tóm-lại, chưa kể việk thay “ich" bằng “ik", gep vần tự-nhiên và zảnzị hơn, trong bảng fụ-âm Việt kả dơn và kep, chúngta chỉ thêm vào kó 2 mẫutự zễ zùng là Z và F, và bỏ di dượk 7 mẫutự: Ð, C, Q, Gi, Ph, Ngh và kả một chuỗi zài những hợp–âm kèm theo sau mẫutự Q và những khukmăk về “ia" di sau G.

Ngoài ra ta kòn bỏ dượk một số zấu săk (‘) thừa trên kak từ tận-kùng bằng K (c), Ch, P, và T." (sđd, trang 114)


2. Về vấn đề đồng âm dị nghĩa

“Chúng tôi lại còn biết rằng chấp nhận thay thế dgi bằng z là chấp nhận để cho tiếng Việt tạo thêm nhiều đồng âm hơn trước nữa. Thí dụ các đồng âm mới là: vừa có nghĩa là , zây vừa là dây và cũng là giây; zỗ vừa là dỗ và cũng là giỗ; zấu vừa là dấu và cũng là giấu; v.v. Chúng tôi chỉ hy vọng con số các đồng âm mới này khơng quá nhiều đến độ làm mất sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta."

Và :

“Ðến khi áp dụng cho hai chữ cúơc mà thường viết là cuốc và quốc thì cả hai chữ đều cho ra kuốc, thật tai hại vì phải chờ đặt lại chữ kuốc vào trong câu thì mới rõ nghĩa để có thể đọc đúng được là cuốc hay là quốc.

Ðến đây, chúng tôi tình cờ nhận thấy chính tả đã lan rộng ra cả cách đánh dấu. Thật vậy, nếu có qui ước rõ ràng thì kúơc là chánh tả của cuốc và kuốc là chính tả của quốc".

Về phần này xin mời ông xem qua phần phân tích của tác giả:

“Kũng có người nêu lên kuy–tăk viết “Gi" hay viết “D"(zê) là dễ fânbiệt những từ đồng-âm-khak-ngĩa (homonyme), thì vấndề kũng vẫn là fải viết thốngnhất Từ nào bằng “Gi", từ nào bằng “D"(zê)? Cho tới giờ kuytăk: viết những từ dồng-âm-zị -ngĩa khak nhau, thì mọi Từ dồng-âm-zị-ngĩa đều fải viết khak nhau.

Thízụ: như ta có : “lụk" là màu xanh, “lụk" là sáu, và “lụk" là tìm-tòi gây xáo-trộn; “tha" là kẻ khak, “tha" là trả-lại tựdo (chưa kể những âm-ngữ “tha" trong kak từ da-âm như “tha-ma", “tha-thiết, “tha-hồ", “tha-thướt"... mà nếu viết rờirạk thì kũng thành một từ, zầu cho nó vô-ngĩa). Như vậy lấy mẫutự dâu ra cho đủ mà viết khak nhau dượk? Fải-chăng chỉ vì lúngtúng về chuyện viết bằng “Gi" hay “D" (zê), nên kố dẻ ra kuy-tăk này, kuy-tăk khác mà zátrị chỉ zớihạn trong một vài trường-hợp mà thôi? Vả-lại những kuy-tăk này kó zải quyết dược vấndề khỏi lúngtúng dâu: vẫn nguyên kâu-chuyện là từ nào viết bằng “Gi", từ nào viết bằng “D"? Kuytăk zựng lên bằng thừa...

Vả-lại, kó hai diều về chuyện chínhtả những Từ dồng-âm-zị-ngĩa mà ta nên dể ý:

Một là: như dã nói nhiều ở trên, nộizung kủa một Từ không hoàntòan dộklập như ta tưởng, nó thường tùy-thuộk nộizung chung trong kâu và trong kả đoạn văn nên không sợ vì dồng-âm-zị-ngĩa mà người-dọk hiểu lầm.

Hai là: một khi ta dã viết những Từ da-âm, kak âm-ngữ liền-di hay kó gạchnối, thì không kòn những âm-ngữ rờirạk dễ kó thể lầm tưởng là những từ dơn-âm, những từ dồng-âm-zị-ngĩa zo dó mà it di nhiều lắm: “záo –mak" không thể lẫn với “záodục"; zantà" không thể lẫn với “zantruân" hay “khôngzan" dược; “xik-thằng" không thể lẫn với “thằng-nhỏ" được; “lamlũ" khác với “lam-nham" và không lẫn với “màu lam" được." (sđd, trang 136 và 140)


3. Và một ý kiến khác liên quan đến dùng “K" thay cho “C" và “Q"

“Sau đây là một vài suy nghĩ của chúng tôi liên quan đến đề nghị dùng k thay thế cho c và q: đành rằng trong phiên âm quốc tế chữ cái k được dùng để biểu hiện cho âm “cờ", nhưng chữ quốc ngữ đã lỡ dùng chữ cái c rồi, đĩ là điều không may, tuy nhiên vấn đề của chúng ta ở đây là sự lựa chọn giữa k và c. Theo thiển ý của chúng tôi thì nên lựa chọn c hơn k để thay thế cho âm “cờ" trong tiếng Việt vì lý do c đã được dùng rất nhiều rồi, cho nên nếu đồng ý có sự thay thế thì dùng c sẽ gây ít xáo trộn hơn dùng k. Trong tiếng Việt hiện nay, k chỉ được dùng trước 3 nguyên âm i/y, ê và e (thí dụ: kín/kỳ, kềm, kẹp) mà c cũng đã được dùng trước ư, ơ, a, u, ơ, o, ă, â (thí dụ: cứ, cơm, càng, cúc, cộng, con, cắn, câu) và c cũng đã được dùng làm phụ âm cuối trong rất nhiều chữ rồi (thí dụ như trong hực, nhạc, măc, bâc, luc, nơc, khoc, chiêc, cươc, luộc, quơc, v.v...)"

Về điểm này, để cho đầy đủ về các lợi điểm thay thế mẫu tự “K" cho hai “C" và “Q", xin lược ghi lại giải thích của cụ Hoài-Nguyên:

“Ba mẫutự C, K, Q kùng fat một fụ-âm kứng:“kơ". Dây là ảnh-hưởng những khukmăk, răkrối sẵn có trong bảng mẫutự những ngônngữ Fap, Tây, Bồ.... Trong tiếng Việt, ta chỉ kần một mẫutự K là đủ. Thêm hai mẫutự C và Q chỉ khiến vần Việtngữ thêm fưktạp, khó nhớ. Trong kak ngônngữ vừa kể, mẫutự C biểutrưng hai fụ-âm kứng và mềm (cash, coco, ceci, city...) Trong chữ Việt, C không fat fụ-âm mềm bao giờ, (âm này, chữ Việt zùng “X" : xe, xi, xê, xô...) Nhưng chúngta kũng kứ fải viết:“cô Ký kỳ-cục, chỉ ca-tụng kẻ có tiền". Ta thấy kùng một fụ-âm “kơ" mà luk fải zùng C, luk lại zùng K. Ta kó-thể viết:“kô Ký kỳkụk, chỉ ka-tụng kẻ kó tiền". Bỏ chuyện thói-koen ra bên thì viết kiểu sau, K thay C fat-âm tự-nhiên hơn.
Với fụ-âm Q lại kòn răkrối hơn. Mẫutự này kó tên mà chẳng baozờ dược zùng một mình, kứ fải kó nguyên-âm “U" di kèm. Nhượkdiểm này tạo-ra nhiều răkrối trong việk gep vần.
Thízụ trong những từ “qua-loa", “hoa-quả", hai hợp-âm “ua" và “oa" viết khak nhau mà đều fat-âm là “oa". Rồi chỗ khak “chua quá, qua chịu thua", một chínhtả “ua" mà dọk ra hai âmngữ khak nhau “oa" và “ua".

Chỉ vì zùng thêm mẫutự Q mà chínhtả gặp nhiều răkrối tươngtự, như uac, uan, uang, uăn, uăng, uen, ueo, uet... sau Q dều fải dọk là oac, oan, oang, oăn, oăng, oen, oeo, oet... như trong kak âmngữ sau dây: quan, quán, quản, quang –quac, quảng, quáng, quăn, quắn, quặn, quăng, quẳng, quặng, quen, queo, quet... Chínhtả gặp răk-rối như „hân-hoan“ và „§quan-sat", “lâploáng quáng kả mắt", “con loăngquăng" v.v.

Thay Q bằng K, ta viết thốngnhất đượk những hợp-âm này (loăng và koăng, loáng và koáng, hoan và koan, khoet và koet, loen và koen...)

Như vậy trong ba mẫutự C, K và Q, ta chỉ kần một mẫutự K là đủ và tránh dược những fưktạp vôik như vừa rồi." (sđd, trang 141).


4. Về chính tả “ich" thay bằng “ik"

“Liên quan đến đề nghị viết ik thay cho ich, chúng tôi có suy nghĩ sau đây: nếu chấp nhận thì vô hình chung chúng ta đã phá vỡ cả một hệ thống; thật vậy phụ âm cuối biểu hiện bằng ch được dùng sau các nguyên âm i, ê, e (tich, chêch, trach; xin chú ý chữ a trong trach chỉ là lối viết của âm “e" mà thôi) còn phụ âm cuối biểu hiện bằng c được dùng sau nguyên âm ư, a, ă, â, u, ơ, o (thưc, nhạc, hăc, bậc, cuc, lộc, toc). Cũng về mặt hệ thống, ich, êch, ach làm thành một hệ song song với hệ tạo ra bởi phụ âm cuối nh trước i, ê, e (nghĩa là inh, ênh, anh, thí dụ tính, lệnh, cành). Tóm lại viết ik hay ic thay cho ich không có lợi ích thiết thực, trái lại còn phá vỡ một hệ thống hoàn chỉnh khả dĩ giúp chúng ta dạy các em viết chính tả hợp lý hơn".

Về phần này, cụ Hoài-Nguyên giải thích:

“Thay chínhtả “ich" bằng “ik", vì dã viết ak, ăk, âk, ok, ôk, uk, ưk thì tại-sao không viết dượk “ik"? (dây chính là một fưktạp zo lúngtúng trong nhiều ngônngữ gôk latin về mẫutự C, luk thì dọk mềm “xơ", luk thì dọk kứng “kơ"; viết “ac, uc, oc, ức..." dọk kứng dược mà không zám viết “ic" sợ dọk ra âm mềm).

Nhưng nên nhớ: mẫutự “ch" thì ta vẫn kần như viết: thok-mach, tay xach, nach mang, ếch-nhái, hachzịk, lếch-thếch...

Tâtnhiên, kó kái zá fải trả là bỏ một thói-koen kũ dễ bắt vào một thói mới dòi-hỏi một chú-ý trong luk dầu. Nếu lòng ta khoángdạt, tan di những thànhkiến không tốt, dem tinhthần kải-thiện tài-sản zântộk mà soi vào vấndề, thì cái zá này chẳng dáng là bao: chỉ mười-lăm fut dọk kỹ vài ba trang là ta dã zảikuyêt ngay dượk chuyện koen mắt; viết kũng vậy. Mà kái mua dượk bằng thiệnchí này không nhỏ: chúngta dượk một diều rất kúy là trang sach Việt trở nên thật zễzàng và minhbạch vì trong một kâu-văn, những “Từ" dượk chínhtả từ nào rõ ra từ ấy, người nghèo từ-ngữ it-zì kũng dọk ra, tránh dượk nhiều lầm-lộn; không như dọk những trang sach-báo hiện-nay trên thị-trường, chỉ những ai dã từng sinhhoạt nhiều trong Việt-ngữ đươngthời mới dọk dượk, nhờ sẵn kó thànhngữ và dôi khi kả kâu văn trong trí-nhớ."


5. Về định nghĩa “tự" và “từ", khi nào “viết liền" và khi nào có “gạch nối"

“Có ba điều mà chúng tôi nóng lòng được biết thêm: định nghĩa của tự và từ; qui luật viết liền các chữ vào nhau (thí dụ fanhphui); và qui luật dùng gạch nối các chữ (thí dụ khách-khứa)."

A. Trước hết, để phân biệt giữa “tự" và “từ", trong phần chú thích về sự khác biệt này, cụ Hoài-Nguyên có ghi khi tác giả dùng chữ “từ dạng" thay vì chữ “tự dạng" như sau:

“Mỗi chữ Nho như một bưk-vẽ, là một “tự"; chữ Việt gôk latin tượng-âm; nhiều âm-ngữ kết-hợp nhau thành một “từ" diễn một ý-tố trong câu. “Từ một-âm-ngữ “ là kănbản mọi kết-hợp. Vậy nên trong Việt-ngữ không có “tự", chỉ có “từ" thôi. Vì vậy chúng tôi viết “từ-dạng" mà không viết “tự-dạng". (sđd, trang 13)

Ở một phần tiếp, tác giả phân tích rất kỹ thế nào là “Từ" cùng nhiều từ điển khắp thế giới, vì lá thư khá dài, nên tôi chỉ xin ghi lại phần rút gọn này của tác giả:

“Bất kỳ một zântộk nào dã tiến-hoá vượt lên khỏi thời hoangsơ, đều không sao kó đủ số âmngữ dễ biểu-trưng mỗi sựvật, mỗi sựkiện, mỗi tìnhhuống, mỗi tâmtư... bằng một âmngữ dược. Tưtưởng, nhậnthứk, tình-kảm, sinhhoạt, vậtzụng... ngày kàng dafưk, kàng sâu-rộng, tinhtế, băkbuộk nó fải kết-hợp nhiều âmngữ lại thành một “TỪ" dễ biểu-trưng cho những ýtố ấy. (Xin nhăk-lại: mỗi ý-dơnvị hay kâu trong một fat-biểu là dượk xây bằng những ý-tố, tưk là nộizung kủa những Từ.) (sđd, trang 127)

Ngoài ra, ở một phần khác, để nói về chữ Nho, tác giả có nói rõ:

“Không thể vì thấy chữ Nho viết rờirạk mà vội bảo tiếng Trunghoa là dơn-âm duợk:

Thứ nhât, chữ Nho là loại “idéogramme, picto-gramme, là “những bưk-vẽ" nho-nhỏ dễ gợi một hình-ảnh, một ý-thưk, nó không biểutrưng những âm-ngữ.

Thứ hai, trong Hoa-ngữ không thiếu những Từ kết-hợp bởi nhiều âm-ngữ mà ngàynay viết bằngmẫutự latin thì ngườita viết liền-di hay zùng gạch-nối. Thízụ như: “chuànzào" (sángtạo), “giàoshi" (giáo-sư), “hài yáng" (biển-kả), “zhùzhi" (dịa-chỉ)...

Thứ ba, ngày-trươk, khi zạy dọk sach, thầy-dồ zùng but-son vừa chấm cho rõ kâu-văn, vừa sổ-zọk gần bên, gắn những âm-ngữ lại thành “Từ" dể họk-sinh biêt mà dọc và lĩnhhội dúng ý kâu; thízụ gặp những kâu như: “Bạch vân thiên tải không zu zu", “Tình xuyên lịk lịk Hán-dương thụ", „Fương thảo thê thê Anh-Vũ châu"... thì những từ như „zu zu“, “lịk lịk", “Hán-dương", “thê thê", “Anh-Vũ", đều fải sổ zọk ở bên fải bằng but-son cho rõ lên.) (sđd, trang 128)

Ngoài ra, chúng tôi có tìm hiểu thêm thì được biết “tự-điển" và “từ-điển" lại có phần khác nhau như sau: „Tự-điển là loại sách dẫn từ gốc phát sinh từng chữ và giải thích: Tự-điển khó soạn hơn từ-điển gấp mấy lần.// (nghĩa mới): Loại sách tập-trung những tiếng nói của một ngôn-ngữ sắp-xếp thế nào cho dễ tìm và giải-thích bằng ngôn-ngữ đó hoặc dịch ra một ngôn-ngữ khác: Khi đọc sách, gặp chữ khó hiểu, nên tra tự–điển." (Việt-Nam Tự-Ðiển của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ, trang 1478)


B. Về “viết liền" và “gạch nối"

Về phần này, cụ Hoài-Nguyên, có’ giải thích rất chi li:

“Takzụng của gạchnối vừa là nối những thành-fần lại, vừa tach những thành-fần ra. Kó ngĩa là gạch-nối chưa hẳn dã là nối-liền. Vậy sửzụng gạch-nối kần dượk xetnet. Và ngay kả viết-liền kũng fải biết kôngzụng và zớihạn kủa việk-viết-liền.

Viết-liền một số âmngữ kó ngĩa là kết những âmngữ này lại thành một “Từ" dễ rõ vai luậnlý kủa ý-tố này trong kâu-văn, thízụ viết: “dây là một việklàm làmlấyvui".

Tạmthời, xin gak chuyện khó dọk sẽ bàn sau, hãy kứ bìnhthản nhìn vào zạng viết này. Ta thấy kâu-văn chia thành từng đoạn như sau: “dây/ là/ một/ việklàm/ làmlấyvui" và kấutruk luậnlý kâu-văn như sau:

“dây": chủtừ; “là": dộngtừ; “một việklàm làmlấyvui", nguyên kả fần này là thuộk-tính kủa chủtừ “dây" và tụ thành một nhóm. Nhóm này lại fân thành 3 khuk: “một"/ “việklàm"/ “làmlấyvui"; vai mỗi khuk trong nhóm như sau: “một": fiếmdịnh-tĩnhtừ nói tínhkach fiếmdịnh của “việklàm"; “việklàm": zanhtừ kep, vai chính trong nhóm thuộktính; “làmlấyvui" tĩnhtừ kep xakdịnh dặktính kầu-vui kủa “việklàm". Nguyên kả kâu-thízụ ziễn một ý-dơnvị trong kâu- chuyện. Ý dơnvị này gồm 5 ý-tố kết làm 3 nhịp :1/1/3 (dây/ là /một–viêklàm– làmlấyvui /).

Theo những tìmtòi kủa chúngtôi tới dây thì: “Từ là một âmngữ hay một nhóm âmngữ, ziễn-dạt một ý-tố kó vai trong kấutruk luậnlý kủa kâu-văn hay trong một fần kâu-văn. (le mot est un son articulé ou un groupe de sons articulés exprimant un élément d’idée qui a un rôle dans la construction logique de la phrase ou d’une partie de la phrase).

Theo nội zung kủa dịnhngĩa này thì trong kâu thízụ có 5 từ tất cả: “dây", “là"," một", “việklàm", “làmlấyvui."

Viết như vậy, kơ-kấu luậnlý kủa kâu-văn hiện lên rõràng, nhưng mắt dộkzả chưa koen, dọk khó và gây khó-chịu. Hơn nưã “làmlấyvui" bìnhthường là 3 từ riêng-rẽ, sự kêttập thành Từ ở dây chỉ là một kêttập chôk-lat theo ý kủa người-viết. Vậy nên, ta zùng gạchnối:... một việklàm “làm-lấy-vui" cho hợp tình hơn.

Nên biết trường-hợp như ở dây, “làm-lấy-vui», một mệnh dề kết thành một Từ, không hiếm ngày nay. Trong ngônngữ thế-giới ngàynay rât nhiều những từ tạo ra zo viết tắt kả một mệnhdề, chỉ zữ những mẫutự dầu kak từ thànhfần ở khắp mọi dịa-hạt. Thízụ như UNESCO (United Nations Educational Sientfic and Cultural Organisation), FAO (Food and Argriculture Organisation), BBC (British Broadcasting Corporation), DNA (Desoxyribo- nucleic-acid)... nhiều vô-kể. Tâtkả những mệnhdề hay fần mệnhdề này đều kết thành Từ, gop một ýtố và kó một vai trong kâu-văn. Chỉ vì nếu viết liền nguyên kak từ thànhfần lại với nhau thì từ-zạng koá zài, khó dọk, cho nên người-ta dã viết thâu lại, chỉ zữ mỗi từ chính một mẫutự dầu vần mà thôi. Những từ này chỉ khak những Từ kiẻu “làm-lấy-vui" ở diểm chúng dượk zùng thường, nên vững vị-thế trong kho từ-ngữ ngày nay.

Thízụ trên dã hé cho ta thấy sự linhdộng trong việk viết liền hay zùng gạchnối trong nhiều trườnghợp kủa những từ-kep. Nhất là trong zaidoạn kach viết tu-chỉnh chưa dượk thảo-luận kỹ, chưa fổ-kập và chưa tạo thành một thóikoen mới. Nhưng không linhdộng dến độ từ nào viết kũng tùy ý người-viết, muốn viết liền di hay zùng gạchnối đều dượk. Không hẳn như thế.

Ở dây, chúngtôi chưa kuyêtdịnh hẳn một kach viết cho từ nào kả vì việk tu-chỉnh chưa dưa ra kôngluận một kach rộngrãi; kach viết mỗi Từ là fải dượk thảo-luận giữa nhiều người kùng lưutâm dến vấndề, dễ rồi zần zần duk vào từdiển.

Sau dây, chúngtôi kó những nhậnxet như sau:

a. Kó những từ kep nhâtdịnh ta fải viết liền. Từ này viết liền dọk kũng zễzàng, như vậy không kó lyzo zì khiến fải zùng gạchnối kả. Số từ này không it, ngay trong mấy kâu trên dã kó ngot một chụk: nhâtdịnh, ýtố, luậnlý, trạngtừ, xakdịnh, việklàm, zễzàng, lýzo, gạchnối, v.v.

b. Kó nhiều từ-kep nên zùng gạchnối, như một số lớn (không fải tâtkả) những từ-kep “loại sóngdôi" [1] như: cha-mẹ , vợ-chồng, anh-em, bà-kon, bằng-hữu, kuần-áo, tắm-rửa, thuôk-thang, làm-ăn, họk-hành, buôn-bán, nịnh-hot, trăng-hoa, thơ-fú, khok-than, ai-oán, ăn-nói, ở-ăn, nương-náu...

Kũng kó tínhkach sóngdôi là loại từ Nho Việt trùng-ngĩa: họk-hỏi, kông-việk, chân-thật, tiêp-nhận, kan-zán, zối-trá, zư-thừa, kố-gắng, ngi-ngờ...

c. Ở trên chúngtôi dã fân ra nhiều loại từ kep và dã dề nghị kach-viết [2] , nên không nhăk lại ở dây. Chúngtôi tự-biêt những xêp loại ấy không dầy-đủ, vả lại fân loại từ-ngữ Việt không fải là chủdik kủa tập-viết này. Chúngtôi chỉ ngĩ nêu lên một huớng nhậnxet và tìm-hiểu. Kó ngĩa là thể-kach chínhtả từ-ngữ fải là kông-việk kuả một ban ngiên-kứu và trao-dổi nhậnxet với nhau. Ðây là kôngviệk dề-lên với những thưk-zã dễ tâm dến tiềndồ Văn-họk kủa Zântộk , nhất là với kak nhàvăn, họkzã, Hội Văn-but và kak Hội-Ðoàn Záo-Zới. Một người chỉ kó-thể kố-gắng trong zới-hạn của mình.

Chúngtôi không kuên gi-nhận: thi-hành một việk dã suy-ngĩ kỹ, biết là dúng, nhưng không nhât-định vào thựktế sẽ dúng như vậy. Những hiểu-biết trên lý-thuyết chặtchẻ tới dâu, kũng chỉ kó-thể koi là kái-hướng nhằm-tới và những môk dễ zẫn-dường, chứ không thể koi là từng bươk nhâtdịnh fải theo dúng. Bởi hoàn-kảnh thời-không kụ-thể kủa việklàm không hẳn dúng-y thời-không-zan ảo-tính trong tri-ok kủa kẻ suy-ngĩ. Nhất là dối-với những việk trong lãnhvựk nhânvăn. Những việklàm này, ngoài kik-thươk thời-không kụ-thể fải thik-ứng, kòn tâmlý và diềukiện kủa tậpthể (xãhội , zântộk...) là những kik-thươk khak fải vậnzụng thật dúng mưk và dúng kach trong khi thựk-hiện từng bươk nhỏ. Những thik-ứng và ứng-zụng này gọi là những thoả-hiệp với hoànkảnh, hay uyểnchuyển theo hoànkảnh, kùng một zạng-tính với “thiêt-thựk chủ-ngĩa" (pragmatism). (sđd, trang 192)

6.

“Cũng để chứng tỏ chúng tôi đã cẩn trọng đọc bài viết của ông đến mức độ nào chúng tôi dám mạo muội chỉ ra một lỗi chính tả mà cụ Hoài Nguyên khả kính đã mắc phải khi viết bài thơ “Gom sưk lớn" của cụ. Ðó là chữ “gì" trong câu “chính trị kậy gì trong miệng chén?" Âu cũng là một biểu hiện cho sức ép nặng nề của thói quen.

Thành thật cảm ơn ông đã chỉ ra sự nhầm lẫn này, và lỗi này khi coi lại bản gốc, là do khi đánh máy lại, tôi đã đánh máy theo “thói quen cũ" nên bị sai chữ “zì" của tác giả. Xin chân thành cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc. Ðặc biệt, trong phần trích lại từ tập sách “Ba Vấn Ðề Văn Hoá Việt Trên Thế Giới" của cụ Hoài-Nguyên trong lá thư trả lời này, chắc chắn sẽ có nhiều lỗi đánh máy mà dù tôi cố gắng dò lại thật kỹ, nhưng không làm sao tránh khỏi; nhân đây cũng xin ông Hoài-An cùng quý vị niệm tình chỉnh laị giùm và thứ lỗi cho nếu gặp phải những lỗi như vậy. Xin chân thành đa tạ.

Kính thư,
Boston, ngày 22-5-2004

© 2004 talawas





[1]“Nhóm sóng đôi": nhóm này ghép hai từ đơn dồng loại, đồng tính thành một từ kép hoặc tổng quát hoá ý của hai từ đơn hay chuyển ý sang một nghĩa bóng. Ðặc tính những từ kép này là hai thành phần ngang hàng nhau, không phân chính phụ. Thí dụ như: “xa-gần" (hay “gần-xa") không còn nội dung “nơi ở xa" và “nơi ở gần", mà là cả một vùng rộng lớn: “gần-xa nô-nức yến-oanh", “tin-sương đồn-đại xa-gần xôn-xao" (Đoạn Trường Tân Thanh).
[2]Những từ-kép bao gồm những từ tự tính là kép như nhóm sóng đôi; nhóm chữ Nho; nhóm những từ đảo ngược ngữ pháp Việt thông thường; nhóm Nho-Việt trùng nghĩa; nhóm những từ ngoại nhập ngoài nhóm Nho-Việt bao gồm những tên người, tên đất, hoặc là những từ-ngữ chỉ các đồ dùng, từ-ngữ kỹ-thuật và khoa-học và những từ-kép do quy-tắc văn-phạm như những từ mang tiếp-đầu-ngữ hay tiếp-vỹ-ngữ, những thành-ngữ và những cụm-từ; ngoài ra còn cách viết nhân-danh và địa-danh hầu hết là Nho-Việt. Cả phần này cụ Hoài-Nguyên phân tích rất kỹ và khi nào viết liền và khi nào dùng gạch nối. Nhưng vì bài viết này quá dài và chúng tôi hy vọng có dịp thuận tiện trích ghi lại để cống hiến cùng bạn đọc.