© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt NamDịch thuật
Loạt bài: Văn học miền Nam trÆ°á»›c 1975
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63 
9.10.2003
Má»™c Giai
Lời phi lộ của Bùi Giáng
Trích bút kí “Đàm Thoại”
Mộc Giai dịch
 
Ðầu năm 1965, một số trí thức miền Nam Việt Nam: thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà thơ Bùi Giáng, triết gia Phạm Công Thiện...nhìn vào thời cuộc chiến tranh của tổ quốc. Họ nghe tiếng gọi hoà bình, đòi quyền sống của tuổi trẻ, của sinh viên trên toàn cõi miền Nam. Và trước hành động không không (acte gratuit), tiêu cực của các Phật tử tự thiêu mình, họ cũng nghe ra tiếng kêu chấn động tâm hồn, vang dội để mà vụt tắt, tiếng kêu vô vọng không làm sao dẫn đưa dân tộc trở về với lòng bác ái từ bi, tìm ra lại lẽ sát giới của lời kinh.Thời đại là thời của bạo lực võ tướng, cực đoan đấu tranh tư tưởng, độc tài chuyên chế chính trị; những nhà trí thức của chúng ta không khỏi tự thấy hoang mang, bất lực trước cảnh chết chóc tang thương của đất nước. Họ tự hỏi: phải làm gì?

Phải làm gì? Họ họp nhau lại viết thư ngỏ cho các danh nhân thế giới: mục sư Martin Luther King, nhà thơ René Char, văn sĩ Henry Miller...để mong nhận lại một câu trả lời. Gửi đi những bức thư không không, vô vọng thầm kín cầu xin lòng thiện chí của thế giới giúp cho dân Việt Nam tìm lại thăng bình, tìm lại sự ôn hoà bao dung. Những bức thư gửi vào cõi hư không (René Char có trả lời bằng cách gửi tặng toàn tập tác phẩm của mình cho Bùi Giáng và về sau, Phạm Công Thiện tiện có dịp gặp Henry Miller).

Bánh xe lăn của lịch sử đã quay. Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục hành lộ truyền bá đạo khắp trời Tây. Triết gia Phạm Công Thiện thăm quan các Phật viện ở Âu Mỹ, gần gũi các tăng đoàn, tiếp tục suy luận về triết học trong Phật giáo...Nhà thơ Bùi Giáng sinh thời vẫn từ lâu tự khép kín trong thế giới thi ca của mình, bàng quan đối với rối ren đổi thay của xã hội.

Những bức thư ngỏ, tiếng Anh và tiếng Pháp, của những nhà trí thức thời đó đã đóng thành sách: Dialogue (Ðối thoại, nhà xuất bản Lá Bối, Saigon -1965). Bùi Giáng viết bài Phi Lộ (Avant propos, bằng tiếng Pháp). Những lá thư không không vô vọng mang tính chất của sự lặng lẽ trước lịch sử, một sự im lặng khai động mai vàng ở chân trời khác (Ngô Văn Tao).

Phụ Lục này chép lại bài Phi Lộ của Bùi Giáng. Cốt để bạn đọc trực tiếp làm quen với thế giới thi ca của Bùi Giáng, hay nói đúng hơn với Khái Niệm thi ca của Bùi Giáng. Bài Phi Lộ viết bằng tiếng Pháp, dĩ nhiên không phải là viết với lời văn gọn gàng tươm tất của một ông giáo Việt Nam đỗ thạc sĩ Pháp văn, hay với lời văn của một nhà văn người Pháp thoải mái bay bổng với tiếng mẹ đẻ của mình. Những câu Pháp văn của Bùi Giáng lúng túng và sứt mẻ, nó là cuộc mạo hiểm vào ngôn ngữ, nó là những bước nhảy vọt qua vực thẳm ngăn cách thi ca với đối tượng: tư tưởng.

Tôi chép lại bài Phi lộ kèm theo bản dịch ra Việt ngữ của tôi. Hồ Hữu Hưng đã từng dịch trước và đăng trong tập Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng, kỷ niệm một năm ngày mất Bùi Giáng, Nhà Xuất Bản Trẻ, Sài gòn 1999. Tôi có giữ lại của Hồ Hữu Hưng một số từ ngữ đặc thù thích ứng, tuy rằng bản dịch của tôi với bản của Hồ Hữu Hưng hoàn toàn khác biệt. Khác biệt là lẽ dĩ nhiên vì dịch bài Phi Lộ này, dịch giả chỉ có thể phỏng dịch, tái tạo một cuộc mạo hiểm vào ngôn ngữ hay tự sống lại một cuộc độc thoại "sương phủ lấp chân trời, lung linh ánh sáng của màn đêm" (un monologue diaphane, à travers lequel passe une clarté nuiteuse).

5.11. 2002

*

Bùi Giáng
Avant Propos

Un dialogue est toujours exposé à devenir un monologue. Mais un monologue peut devenir fécond, si c'est un monologue diaphane, à travers lequel passe "une clarté nuiteuse''. L'essence du monologue tient en ceci qu'un être se dédouble: Deux univers se contemplent dans un monde; un monde se partage en deux contrées qu'un abỵme sépare. L'essence de l'abỵme réside dans le fait qu'il peut être franchi d'un bond. L'essence du bond, c'est le risque.

Or le risque est l'essence même de la vie. Vivre, c'est risquer. Risque pour risque, pourquoi ne pas choisir le risque diaphane?

Choisir? Est-ce nous qui choisissons le risque? Est-ce plutôt le risque qui vient vers nous et qui nous choisit?

Mais un risque diaphane, qu'est-ce à dire? Peut-on vraiment parler de "la diaphanéité" d'un risque? Non ! Peut-Être, s'il s'agit d'un risque politique ou militaire. Oui ! Peut- Être, s'il s'agit du risque de la langue auquel s'exposent ceux qui parlent et qui parlent pour être reçus dans le sillage d'un vent.

Ðùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
Nguyễn Du

Le char qui part comme une flèche, porte toutes les marques d'un char mystique - diabolique ou divin, on ne sait...Suivons-le du regard. Que voyons-nous?

D'un coup par la traversée du char, le monde dans lequel nous vivons, se dévoile comme Monde. C'est le "mondant originaire" qui instaure pour notre existence un fondement essentiel.

Le monde s'est modifié une fois en "monde-des poussières-roses", assez séduisant quand même. Mais par la suite, le monde des poussières roses a glissé sans relâche sur sa pente et risque de devenir le monde des cendres noires, c'est-à-dire le pur et simple "non-monde". C'est là le danger par excellence, qui détermine l'être de notre séjour sur terre comme un non-être sur la planète qui erre.


Occident! Y-a-t-il là de votre faute, pour une part? Non, bien sûr. Il s'agit d'autre chose...Quoi donc? Laissons la question ouverte.

La maison de l'être n'est plus. Le berger de l'être, la sentinelle du néant nous ont abandonnés. Notre language se frélate. Le "Pli diaphane" reste non-dévoilé. Qu'en est-il de l'essence du dialogue?

Nous avons tout perdu, et la proximité secrète de l'indivulgué, et l'intimité de l'éloignement se portant au devant d'un avènement futur dans l'âme du risque d'un grand jeu. Nous avons tout perdu. Qu'est-ce qu'il nous reste encore à perdre? Dans la détresse extrême dont l'absurdité nous écrase , qu' avons-nous à gagner?...

"Là où il y a danger, là croỵt aussi ce qui sauve"...

Par l'ébranlement de tout étant, la Vérité de l'Être s'annonce, et brusquement se dévoile: dans une clarté étrange, face au monde, l'âme de l'Asie éternelle se réveille dans toute sa splendeur, par la mort hérọque des bonzes du Vietnam.

Avons-nous conscience de toute la gravité du fait? Quel est l'appel qui résonne d'un bout à l'autre de la terre, et qui se tait après avoir atteint le tréfonds de nos âmes?

Frères lointains, c'est à partir de cette question que ces feuilles bien minces ont pris la résolution - peut-être fatale - de risquer leur être chétif en traversant tant de mers houleuses pour parvenir à s'ouvrir devant vous.

Juin 1965

*

Phi Lộ

Ðối thoại là để luôn luôn trở thành độc thoại. Một cuộc độc thoại sung mãn là cuộc độc thoại "sương phủ chân trời", lung linh ánh sáng của màn đêm. Ðộc thoại chính là "bản thể tồn lưu" tự phân chia thành hai vũ trụ, hai vũ trụ đối nhau trong một thế giới, thế giới của hai miền đất lạ ngăn cách bởi một vực thẳm mà ta phải vượt qua bằng một bước nhảy, bước nhảy của sự dấn thân mạo hiểm.

Mà đời là một cuộc mạo hiểm. Sống là dấn thân liều lĩnh. Ðã dấn thân liều lĩnh, tại sao lại chẳng chọn liều lĩnh trong màn sương hư hư thực thực.

Nhưng ta có quyền chọn không? Hay chính cuộc đời chọn chúng ta?

Mà thế nào là mạo hiểm vào cõi sương mờ? Có không những nguy nan huyền ảo vô thực? Không! Có thể là không trong đấu tranh chính trị, trên chiến địa của loài người. Nhưng mà có, biết bao nhiêu là khi con người mạo hiểm vào ngôn ngữ và nói những lời để gió mang đi!

Ðùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
Nguyễn Du

Chiếc xe vọt như tên mang đầy đủ chứng tích của một cỗ xe huyền thoại - địa ngục hay thần thánh - ai nào có biết. Cứ dõi nhìn theo, chúng ta thấy gì?

Bỗng chốc chiếc xe vượt qua, cái cõi mà chúng ta đang sống hiện nguyên hình là Một Thế Giới. Ðó là "thế giới bản lai diện mục"- thế giới uyên nguyên căn bản của đời sống con người.

Thế giới uyên nguyên đã trở thành thế giới bụi hồng - cõi hồng trần nên thơ quyến rũ! Nhưng rồi sau, cõi hồng trần không ngừng sa đoạ, đi đến hiểm hoạ có thể trở thành thế giới của tro đen hay nói một cách khác trở nên "hư không thế giới". Chính là cái hiểm hoạ biến con người đang sống trên quả địa cầu trở thành hồn ma bóng quế trên hành tinh lạc quỹ đạo.

Thế giới Tây Phương ơi! Phần nào là lỗi của các anh? Chắc rằng không! Vậy thì nguyên nhân là gì?...Vì đâu? Một câu hỏi, chúng ta đành bỏ ngỏ.

Ngôi nhà của tự thể không còn nữa. Kẻ chăn tự ngã, anh lính gác của hư vô đã bỏ chúng ta. "Nếp gấp sương mờ huyền ảo" vẫn khép kín. Ngôn ngữ của chúng ta trở nên sứt mẻ. Còn đâu ý nghĩa của cuộc đối thoại?

Chúng ta đã mất tất cả. Gần gũi sự khép kín, thân thuộc sự xa lìa. Sẵn sàng tiếp nhận một biến cố tương lai và bằng cả tâm hồn, dấn thân liều lĩnh vào nguy nan của một cuộc chơi lớn. Chúng ta đã mất tất cả. Chúng ta còn gì để mất? Trong khốn khổ tận cùng, tàn bạo phi lý, chúng ta còn gì để được?

"Hiểm nghèo mang theo mầm mống của giải thoát"
Do sự chuyển động của "Hiện là", cái chân của "Bản thể" khởi động và biểu lộ: qua ánh lửa lung linh kỳ diệu, hồn thiêng của châu Á vĩnh cửu thức tỉnh hiển hiện cho toàn thế giới thấy trong hào quang rực rỡ, trong cái chết anh dũng của những nhà sư việt Nam.
Chúng ta có nhận ra không cái trầm trọng của sự kiện? Tiếng kêu nào như rền vang khắp trái đất để rồi vụt tắt, khuấy động tận đáy tâm hồn của chúng ta?

Ôi ! Những người anh em của phương xa, từ câu hỏi đó mà những trang giấy mỏng manh này sẽ liều mạng bản thể, mạo hiểm vượt trùng dương ba đào để đến tay các bạn.


Tháng 6 -1965

© 2003 talawas