© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
22.12.2004
Phan Khôi
Việt ngữ nghiên cứu
8 kỳ
 1   2   3   4   5   6   7   8 
 
Xin chú ý: Để đọc được chữ Hán-Nôm trong bài này, bạn phải cài đặt font chữ Chu Nom Minh. Bạn có thể download ở đây: taifont.zip (5.3 MB)

Nếu không có chương trình để mở ZIP, bạn có thể download từ WEB, thí dụ xin bấm vào UltimateZip


Một vài nhận xét trong tiếng ta theo chữ nôm

Trong tiếng ta, thấy nói, những chữ phân biệt nhau bởi d gi, bây giờ chỉ có người ở miền Hà Tĩnh, Quảng Bình, phát âm đúng mà thôi, còn ngoài ra, ở đâu cũng đều phát âm không đúng cả, cho đến miền Bắc, nơi gốc tiếng Việt Nam, cũng không đúng, nghĩa là về hai âm ấy không có phân biệt gì cả.

Lại về ch tr, người Trung, Nam phân biệt tự nhiên và dễ dàng lắm, nhưng người Bắc cũng không phân biệt.

Còn về s x, dấu hỏi và dấu ngã nữa, và còn những cái khác nữa, nhiều sự lầm lẫn của nhiều nơi, chưa nói đến. Riêng về hai khoản trên đây, thử đặt một câu hỏi: cái tình trạng ấy là nguyên cứ từ xưa đến giờ hay chỉ mới có về sau? Nói một cách khác: cái sự không phân biệt d gi, ch tr ấy đã bắt đầu từ người Việt Nam nguyên sơ hay chỉ đến đời chúng ta đây mới không phân biệt?

Nếu tìm ra được chứng cứ, thấy được rằng người Việt Nam đời xưa, có phân biệt, những âm ấy, chỉ đến người đời nay mới làm hỗn loạn đi, thì ở đây cũng không hỏi vặn là tại sao có sự thay đổi về tiếng nói như thế, nghĩa là ở đây chưa đào sâu đến sự chuyển biến về lịch sử ngữ âm, chỉ muốn biết người Việt đời xưa có nói lẫn lộn d gi, ch với tr như người Việt bây giờ không.

Thật quả chỉ muốn biết có bấy nhiêu thôi, thì câu hỏi trên kia rất có thể đáp như thế này: Cái tình trạng hỗn loạn ấy bắt đầu từ hồi nào kéo dài đến đời chúng ta ngày nay thì không biết, chỉ biết chắc rằng người Việt Nam ở miền Bắc sáu bảy trăm năm về trước vốn có phân biệt những âm ấy.

Đó, tôi muốn nói người đời Trần và muốn căn cứ vào chữ Nôm. Chữ Nôm có từ bao giờ, nay chưa biết đích xác được: hẵng tạm theo lời nhiều người nói, cho rằng chính các ông Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố ở đời Trần, bắt đầu làm thơ Nôm [1] , đặt nó ra. Mà bây giờ, cứ theo lối viết chữ Nôm trong những sách chữ Nôm còn lại, thì những âm gần nhau ấy thấy vẫn có phân biệt.

Thử xét một ít chữ về âm d:

Chứ da, da thịt, viết , nhục bàng chữ đa;

Chữ da, lòng dạ, viết , nhục bàng chữ đã;

Chữ dâu, cây dâu, viết , mộc bàng chữ đâu;

Chữ dế, con dế, viết , trùng bàng chữ đế;

Chữ dạy, dạy bảo, viết , khẩu bàng chữ đai.

Theo luật chữ Nôm, phần nhiều chữ ghép nhau một bên theo nghĩa, một bên theo âm của nó. Như năm chữ trên đây, về nghĩa: da, dạ gần với thịt, nên theo bộ nhục: dâu, loài cây, nên theo bộ mộc; dế, loài trùng, nên theo bộ trùng; dạy, từ miệng nói ra, nên theo bộ khấu, đành rồi; còn về âm, sao không dùng những chữ khác gần với âm da, dạ, dâu, dế, dạy, mà lại dùng đa, đã, đâu, đế, đại đều là những chữ thuộc về đ mà bây giờ chúng ta phát âm thấy xa nhau với d?

Xin thưa rằng đó tại cái lỗ miệng chúng ta ngày nay khác đi cho nên cái lỗ tai của chúng ta cũng theo mà khác đi; chứ d với đ đời xưa gần nhau lắm đấy, hẳn là người đời xưa phát âm những chữ thuộc d và thuộc đ chỉ lệch nhau một chút về động đậy của hàm răng, cái lưỡi mà thôi, cho nên mới lấy đ mà giúp rõ cho d vậy.

Một cái chứng cứ là: ba trăm năm trước, các cố đạo dùng tự mẫu La tinh đặt nên tự mẫu quốc ngữ lấy đ (đê) làm d (dê), lại thêm cho d một gạch ngang, đọc là đê, và hai chữ để liền nhau không cách. Thế đủ biết rằng d đ gần nhau lắm, lấy ví dụ, hai âm ấy cũng như anh em chị em ruột với nhau.

Một cái chứng cứ nữa là: Hiện nay còn sót lại những chữ mà dđ thông nhau, cùng chung một nghĩa. Như cây da, cây đa; cái đĩa, cái dĩa; con dao, con đao; trên dưới, trên đưới; không dám, không đám; dặng hắng, đằng hắng; lại cái thành ngữ "nói dai như kéo kẹo" với cái thành ngữ "nói kẹo đai" cũng đồng một nghĩa với nhau. Những cái chứng cứ ấy đủ cắt nghĩa rằng những chữ phát âm theo d tại sao chữ Nôm dùng những chữ có âm đ hài thanh mà không dùng âm khác hài thanh như gi chẳng hạn.

Trên đó mới chỉ có nói về tính chất của âm d, và đặc biệt của nó là gần với âm đ. Đến như sự tương quan của nó với gi đến nỗi người đời nay toan đánh lộn sòng làm một, thì không biết duyên cớ vì đâu và có từ bao giờ, chứ theo chữ Nôm thì không thấy có sự hỗn hiệp ấy (chưa nói đến lẫn với r chỉ là cái lầm riêng của một vài nơi miền Bắc).

Có nhiều chữ Hán - Việt phát âm bằng d gi. Vậy ta thử tra xem người Trung Hoa đọc những chữ ấy như thế nào.

Theo sách Le cantonnais par soi-même thì những chữ nào họ phát âm y thì ta, theo tự vị, đều viết bằng d, như:

Chữ 耶, họ đọc ya, ta viết da;

Chữ 油, họ đọc yàu, ta viết du;

Chữ 用, họ đọc yồng, ta viết dụng;

Chữ 演, học đọc yin, ta viết diễn;

Chữ 羊, họ đọc yường, ta viết dương.

Những chữ nào họ phát âm bằng k thì ta, theo tự vị, đều viết bằng gi, như:

Chữ 江, họ đọc kiang, ta viết giang;

Chữ 間, họ đọc kan, ta viết gián;

Chữ 柬, họ đọc kan, ta viết giản;

Chữ 者, họ đọc ká, ta viết giả;

Chữ 加, họ đọc ka, ta viết gia.

Xem đó, ta thấy rõ người Quảng Đông có phân biệt những chữ mà tự vị quốc ngữ ta vẫn phân biệt bằng d, gi, hai bên tuy độc âm không giống nhau, nhưng phân biệt thì bên nào cũng có phân biệt. Thì chữ Nôm lại cũng đã phân biệt như thế trong lối viết của nó. Đại khái, trong chữ Nôm, không những chữ Hán - Việt, cho đến những chữ thuần Nôm, hễ đáng phát âm bằng gi thì đều dùng những chữ có âm i mà hài thanh cho nhau, trừ ra khi túng quá thì mới dùng những chữ có âm khác, như:

giăng, giăng ra, viết 扛

giàn, giàn, gác, viết

gián, con gián, viết

giã, từ giã, viết

giơ, giơ tay, viết

Nói đến ch tr. Trước xét những chữ Hán - Việt, về điểm này ta thấy ta chỉ có thể phân biệt sau khi công nhận lối phát âm của mỗi chữ, chứ không có thể tìm một luật chung nào để phân biệt cho một số chữ. Như do chữ gốc 主 (chủ) sinh ra 注 và 註 ta đều đọc là chú, nhưng sinh ra 住 và 柱 ta lại đều đọc là trụ; do chữ 朱 (chu) sinh ra 珠 và 株, ta đều đọc là chu, nhưng sinh ra 誅 , ta lại đọc là tru; do chữ gốc 至 (chí) sinh ra 致 ta lại đọc là trí; do chữ gốc 重 (trọng, có một âm nữa là trùng) sinh ra 種 ta lại đọc là chủng, sinh ra 鍾 ta lại đọc là chung. Như vậy, lộn xộn lắm, không lấy đâu làm chuẩn đích.

Tra xem độc âm của người Quảng Đông thì cũng lại thấy lộn xộn nữa. Phần nhiều chữ họ đọc ch, thì ta cũng đọc ch: như 正, họ đọc cheng, ta đọc chính; 主 họ đọc chứ, ta đọc chủ. Phần nhiều chữ họ đọc chh thì ta đọc tr; như 長 họ đọc chhường, ta đọc trường; 沈 họ đọc chhầm, ta đọc trầm. Nhưng không hẳn như thế cả đâu, có những chữ trái lại: như 知 , họ đọc chi ta lại đọc trí; 祉 họ đọc chhé, ta lại đọc chỉ.

Trên đây, muốn tìm tòi xem thử có thể có một cái luật chung nào để phân biệt ch và tr cho những chữ Hán - Việt không, thì kết quả như thế đó, chưa thấy được lấy một tia ánh sáng. Nhưng chữ Nôm, trong những chữ thuần Nôm, thì vẫn phân biệt ch tr theo phát âm, là những âm có lẽ từ xưa đến nay chưa thay đổi. Như:

Tre, cây tre, viết , hài thanh với tri .

Che, che đậy, viết , hài thanh với chi .

Trê, cá trê, viết , hài thanh với tri .

Chê, chê khen, viết , hài thanh với chi .

Do những bằng chứng cử ra trên đây, tôi kết luận rằng người Việt Nam miền Bắc đời xưa vốn có phân biệt d với gi, ch tr, vì chính họ đã đặt ra chữ Nôm mà chữ Nôm có phân biệt những âm ấy.

Nhân nghiên cứu chữ Nôm về phương diện phân biệt dgi, ch tr mà về phương diện khác, tôi thấy được một điều đáng gọi là lạ lắm, vì từ trước đến nay tôi chưa hề tưởng đến.

Chữ già, già cả, chữ Nôm viết là . Sao lại phải dùng cho kỳ được chữ 茶 (trà) để hài thanh? Sao không mượn ngay chữ 伽 là chữ Hán mà tự nó phát âm đúng là già như thói quen vẫn mượn?

Tôi chịu bí trước câu hỏi tọc mạch ấy hèn lâu. Sau, vì thấy ra có nhiều chữ như thế, tôi bèn lập một cái giả thuyết:

Chính cái chữ viết là , theo tiếng bây giờ đọc là già ấy, thì có lẽ người đời xưa không đọc là già mà là trà chăng, chỉ có đọc như thế thì mới viết như thế mà thôi.

Già, ở miền Quảng Trị, Huế, có nói là tra, như nói "ông tra bà lão". Tra với trà chỉ khác một cái dấu, người đời nay có nói già tra, thì người đời xưa có thể nói già trà lắm.

Huống chi có nhiều chữ bằng gi và bằng tr cùng nghĩa với nhau, như giời, trời; giăng, trăng, gió bụi, tro bụi; nhà gianh, nhà tranh; giả nợ, trả nợ, lúa giỗ, lúa trỗ; giải chiếu, trải chiếu; giầu cau, trầu cau; giồng trọt, trồng trọt; giở giáo, trở tráo; giằn giọc, trằn trọc. Đời nay có thể nói những chữ bằng gi ấy ra tr thì đời xưa há lại không có thể nói già ra trà hay sao? Có thể lắm chứ.

Chẳng một chữ già thôi đâu, chữ Nôm còn viết chữ giận , dùng chữ 陳 (trận), hài thanh, hoặc chẳng cần thế, mà lại mượn ngay chữ 陳 nữa. Quyết không phải vì không có chữ gì khác hài thành buộc phải dùng chữ trận. Theo giả thuyết trên, ta có thể đoán rằng người đời xưa nói giận trận, cho nên dùng trận hài thanh hoặc mượn ngay chữ trận tiện hơn.

Trong thành ngữ ta có nói "nổi trận lôi đình", nghĩa là giận lắm, người đời nay quen dùng như thế. Cái thành ngữ ấy thấy bắt đầu viết thành chữ trong truyện Lục Vân Tiên, câu "Vân Tiên nổi trận lôi đình", bản Nôm in bằng chữ 陳, nên bản quốc ngữ nào cũng in theo la trận và ai cũng đọc là trận. Tôi tưởng in theo và đọc như thế là sai, vì như thế là chỉ căn cứ ở cái bất di bất dịch của hình chữ mà không căn cứ ở cái di dịch của tiếng nói. Theo sự di dịch của tiếng nói thì người đời xưa nói trận nên viết trận,còn ta nay đã nói giận thay cho trận thì mặc dầu thấy bản Nôm in là 陳 (trận) cũng cứ phải in quốc ngữ là giận và đọc là giận mới đúng. Vả lại, cái thành ngữ ấy gốc bởi chữ Hán "lôi đình chi nộ" mà ra, lôi đình là sấm sét; thế thì nó là cái giận như sấm sét chứ không phải cái trận của sấm sét. Thêm nữa, người ta chỉ nói trận mưa trận gió, chứ không ai nói trận sấm sét bao giờ.

Khi nào cái giả thuyết trên đây được coi là chân lý thì hai câu có chữ trận nghĩa ấy trong Truyện Kiều: "Phong, lôi nổi trận bời bời...", và "... Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang", đều phải chữa lại là giận cả. Mà có phải, hai chữ trận trong câu ấy nếu đổi là giận thì nghĩa nó đầy đủ, giản dị và không kềnh càng như để nguyên chữ trận chăng?

Trong Truyện Kiều có câu "trà khan giọng tình", chữ giọng ấy, bản nôm nào cũng in là , hài thanh với trọng. Nếu là giọng, sao không hài thanh bằng chữ khác gần hơn, mà lại hài thanh với trọng? Chưa hết đâu, còn giàu viết , hài thanh với triêu, giàu viết , hài thanh với trạo, giềng viết , hài thanh với trình. Những chữ này, vì chưa tìm thêm được chứng cứ nào khác nữa nên không dám võ đoán mà nói rằng đời xưa đọc là giọng trọng, giàu tràu, giạu trạu, giềng triêng; nhưng ít nữa cũng dám mạnh dạn mà nhận rằng gi tr ở thời xưa có họ rất gần gũi với nhau.

Trong chữ Nôm có chữ là một chữ đặc biệt hội ý chứ không hài thanh như rất nhiều chữ khác. Cái chữ ấy, ngay nay ở Trung Nam đọc là trời mà ở Bắc có đọc là giời, nhưng quyết hẳn ngày xưa không đọc như thế đâu, mà đọc là lời. Cái chứng chắc chắn là: các sách bên đạo từ xưa truyền lại, đều chép là "Đức Chúa Lời", cả mà "Đức Chúa Lời" ấy tức là Đức Chúa Trời hay Giời ngày nay. (Theo sách bên đạo rất xưa, chữ lời ấy còn viết là blời nữa, nhưng đây chưa nói đến).

Một cái chứng cứ chắc chắn nữa là: Chữ lời, lời nói, chữ Nôm viết là . Tại sao viết như vậy? Ta có thể đoán rằng vì lời đối với đấtlời nói hai chữ cùng một âm, cho nên khi dùng khẩu bàng làm dấu cho chữ lời thứ hai là đủ. Có người bảo rằng không hẳn như thế, vì chữ lời lời nói ấy người Bắc vẫn nói là nhời. nhưng đó không phải là cái lý cứng đủ viện lấy, nó có thể do âm lời biến chuyển ra, cho nên trong chữ Nôm chỉ có chữ lời () mà không có chữ nhời, cũng như âm nhớn do âm lớn biến chuyển, âm nhạt do âm lạt biến chuyển, cho nên trong chữ Nôm chỉ có chữ hài thanh… với lẫn (), chữ , mượn chính chữ lạt chứ không có chữ nhớn chữ nhạt.

Đưa ra chỉ một chữ trời, nói đờ xưa đọc là lời, dù chứng cứ dồi dào đến đâu cũng còn e là mồ côi không đủ tin. Tôi phải đưa ra thêm nhiều chữ khác nữa.

Giống như viết trời lời, trong sách đạo xưa còn viết trả nợ là lả nợ, con trai là con lai, mặt trăng là mặt lăng; trái đất là lái đất, tro bụi là lo bụi; trở lại đạo đọc là lở lại đạo; lời trối của kẻ chết, lời lối của kẻ chết. Bảy chữ ấy miền Bắc có chuyển sang gi hết sáu chữ, giả nợ, con giai, mặt giăng, gio bụi, giở lại, lời giối, cũng như lời chuyển sang giời; chỉ có chữ lái miền Bắc không dùng thì không có chuyển. Bây giờ xét đến chữ Nôm, viết bảy chữ ấy thế nào: trả viết , mượn chữ lã; trai viết hài thanh bằng lai, trăng viết , hài thanh bằng lăng; trái viết , hài thanh bằng lai, tro viết 炉 爐 mượn chữ lô; trở viết ; vẫn mượn chữ lã; trối viết , hài thanh bằng lỗi. Có thể hài thanh bằng cách khác mà không dùng, có thể mượn ba chữ Hán sẵn trai, trái trở, (齋 債 阻), mà không mượn, cố viết cách nào cho tỏ ra được là phụ âm l mới nghe, thế còn gì nữa mà chẳng tin đời xưa đọc những chữ theo l, và còn gì nữa mà chẳng tin chữ Nôm là viết đúng tiếng nói của người Việt Nam thời cổ?

Đây nói đến sự tương quan của hai âm b v. Chúng ta đã biết rằng có những chữ phát âm bằng b và bằng v cùng nghĩa với nhau, như bua quan, vua quan; phân bua, phân vua; be rượu, ve rượu; cái vú, cái bú; bui thay, vui thay; gắn bó, gắn vó; sóng bỗ, sóng vỗ; chết bằm, chết vằm; ăn bận, ăn vận; bên trời, ven trời... Những chữ ấy hiện ngày nay nơi thì phát âm theo b, nơi thì theo v; tựu trung cũng có chữ bua, be, bui, bụ, hầu như không ai dùng đến mà chỉ dùng vua, ve, vui, vú, âm v muốn có cái cơ chế thay thế cho âm b. Nhưng xét theo chữ Nôm thì chẳng những những chữ ấy thôi mà còn có nhiều chữ khác ngày nay phát âm bằng v, đời xưa cũng phát âm bằng b nữa vậy.

Như chữ vợ, viết , hài thanh với bi (備); chữ vóc, viết , hài thanh với bốc (卜); chữ vâng, viết , hài thanh với bang (邦 ); chữ voi, viết , hài thanh với bôi (為); chữ vói, viết , hài thanh với bối (貝); chữ vó, viết , hài thanh với bố (布). Bấy nhiêu chữ không hài thanh với v mà với b, có thể tin rằng những chữ ấy đời xưa đều phát âm bằng b cả.

"Tú bà với Mã Giám Sinh", chữ với ấy, ngày nay có nơi còn đọc là vuối. Nhưng theo chữ Nôm thì có thể đời xưa còn đọc là buối nữa kia, vì viết là 貝, mượn ngay chữ bối.

Những chữ đời nay đọc là v và âm b cũng còn thoi thóp như chữ vua, chữ vui, thì đời xưa chắc hẳn chỉ đọc là b, vì chữ Nôm viết vua, hài thanh với bố (布); viết vui là , hài thanh với bôi (盃).

Bấy nhiêu điều tìm thấy như trên đây mà lúc mới đầu tôi cho là lạ lắm, đến bây giờ không thấy có gì là lạ cả, nó chỉ là sự biến chuyển của tiếng nói trải qua các thời đại.

Kết luận bài này, tôi muốn đưa ra một câu chuyện về ngữ âm học ở Trung Hoa.

Bên Trung Hoa, có nhiều kinh sách từ hơn hai ngàn năm xưa để lại. Đời Hán, đời Đường đã có nhiều nhà nho chú thích các kinh sách ấy. Nhưng đến đời Tống, cái phong trào lý học thịnh hành, Chu Hy cùng một vài đồ đệ chia nhau chú thích lại tất cả theo quan điểm của lý học. Cố nhiên là bọn họ đã đánh đổ một số nhiều cựu thuyết của các nho Hán, Đường. Từ đó các triều vua Trung Hoa cả đến nước ta nữa, đều đem ban bố các sách chú thích của Tống nho, bắt thiên hạ đọc theo, tức tục ta quen gọi là "sách Chu chú". Chính ở Trung Hoa lúc bấy giờ có những nhà nho lấy điều ấy làm bất bình, nhưng phải đành chịu dưới một sức mạnh, không làm gì được.

Đến cuối đời Minh đầu Thanh, có một vị đại nho là Cố Viêm Vũ dấy lên. Ông này tinh thông khoa ngữ âm học là khoa người Tàu tự sáng tạo chứ không có dính dấp gì với phonétique của phương Tây. Ông có làm ra năm bộ sách về ngữ âm học, gọi chung là "Âm học ngũ thư", tôi chỉ thấy nói thế thôi, chưa được biết mặt một cuốn nào. Lại thấy nói trong các sách ấy ông sáng tạo thêm một ngành gọi là "Cổ âm học", chuyện lấy những câu những chữ của sách xưa làm chứng cho nhau để tìm xem mỗi đời xưa đọc như thế nào. Cái âm đã biết đúng được, thì cái nghĩa cũng nhờ đó mà biết được đúng. Do đó, họ Cố đã đính chính lại nhiều lời chú thích của Tống nho về sách xưa, mà cho đến ngày nay các học giả đàn anh đều công nhận là xác đáng.

Sau họ Cố, ba trăm năm nay, có nhiều người theo phương pháp của ông chú thích lại các kinh sách, chữa cái lầm của Tống nho. Bọn họ đã thành ra một phái gọi là "Phái khảo cứ". Sách của họ in ra, tuy không đánh bạt nổi các sách Chu chú nhưng cũng cởi mở được tư tưởng người ta, nhờ vậy mà Trung Hoa hơn nửa thế kỷ nay tiếp thu tư tưởng mới một cách dễ dàng. Gần nay, những sách xưa khó hiểu như Mặc Tứ, Hoài Nam Tứ, đều có người chú giải rõ ràng, khiến người đọc hiểu được. Trước những hiệu quả ấy, "uống nước nhớ nguồn", học giới Trung Hoa quy công cho Cố Viêm Vũ.

Có người sẽ hỏi: Sự tìm tòi theo chữ Nôm, nói trong bài này, nhắm chừng có thu được lợi ích gì? Và còn câu chuyện vừa kể đây muốn nói chi?

Tôi vẫn biết một vài nhận xét của tôi đây chỉ là nông nổi, lẻ loi, vụn vặt, một mình nó, tất nhiên không có ích lợi gì. Nhưng đó cũng là một lối tìm cho biết đúng cổ âm. Tôi kể đến câu chuyện cổ âm học Trung Hoa, mong người khác thấy sự ích lợi lớn của nó mà dựng ra nhiều lối khác nữa để nước Việt Nam cũng sẽ có một ngành cổ âm học của mình thì sẽ có ích lợi cho ngôn ngữ văn tự, cho học giới tương lai nhiều lắm.

Ta không có kinh sách gì đời xưa để lại, khỏi nói sự chú thích theo quan điểm nào, đúng hay không đúng, cải chính hay không cải chính. Nhưng có một quyển Truyện Kiều không xưa mấy, chưa đầy trăm rưỡi năm nay mà trong đó, bây giờ đã có những lời không hiểu được rồi. Khi nước ta có cổ âm học phát đạt, thì những cái từ ngữ như "bóng tàu", "chóc mòng", "vân mòng", "đồng vọng", "cánh suyền", "bạc đen", "mồi thủy tinh" v.v... không còn giải thích phấp phỏng mù mờ như các bản in ngày nay mà sẽ được cắt nghĩa đâu ra đó, cấp cho mọi người một sự thỏa mãn.

1948

Viết thêm về sau

Về tr l.

Hầu hết những chữ bây giờ ta đọc là tr, thì đời xưa đều đọc là l cả. Trong bài đã kể ra một số rồi, đây tôi lại lấy bằng chanứg ở chữ Nôm mà cử thêm một số nữa.

Trong, trong ngoài, xưa đọc là long, chữ Nôm viết , hài thanh với long.

Trải, từng trải, xưa đọc là lải, chữ Nôm viết , hài thanh với lai.

Trông, trông nom, xưa đọc là lông, chữ Nôm viết , hài thanh với long.

Trước, trước sau, xưa đọc là lước, chữ Nôm viết , hài thanh với lược.

Trọn, trọn vẹn, xưa đọc là lọn, chữ Nôm viết , mượn chữ luân.

Trăm, trăm ngàn, xưa đọc là lăm, chữ Nôm viết , hài thanh với lâm.

Trôi, nước trôi, xưa đọc là lôi, chữ Nôm viết , hài thanh với lôi.

Trống, chông trống, xưa đọc là lống, chữ Nôm viết , hài thanh với lộng.

Trao, trao đổi, xưa đọc là lao, chữ Nôm viết , hài thanh với lao.

Tròn, vuông tròn, xưa đọc là lòn, chữ Nôm viết , hài thanh với lôn.

Một số lớn những chữ đọc theo l đã biến thành tr, nhưng có một số nhỏ vẫn chưa biến ở một vài nơi.

Trốn tránh, cũng có nơi nói trốn lánh. Ở Trung Nam bộ nói tròng trắng tròng đỏ trứng gà, ở Bắc bộ còn nói lòng trắng lòng đỏ trứng gà. Ở Nghệ An, có nơi nói trồng cây là lồng cây.

(1951)



Mấy chữ Nôm lạ mắt

Ta biết cái thói quen viết chữ Nôm đời xưa có theo bốn lối: một là cái gì vốn là chữ Hán thì viết ngay chữ Hán, như tài, mạng thì viết 命, hai chữ nào âm gần một chữ Hán thì mượn chữ Hán ấy, như mượn 沛 (phải) làm phải, mượn 羅 (la) làm là; ba là đặt chữ theo phép hội ý như chữ 俼 (trời); bốn là đặt chữ theo phép chỉ nghĩa hài thanh, một bên chỉ nghĩa, một bên hài thanh như nhiều chữ có trong bài này.

Nhưng có một số ít chữ, không hiểu tại sao mà viết như vậy, ta phải lấy làm lạ mắt, nghĩa là nó không đúng với một lối nào trong bốn lối nói trên đó.

Như chữ "vậy" mà viết là 丕, chữ này là chữ Hán, đọc phi. Thế là mượn chữ phi làm chữ vậy hay sao? Hai âm cách nhau xa quá, làm sao mượn được?

Trong bạch thoại, tiếng phương Bắc Trung Hoa ngày nay, có một chữ viết là 呸, đọc là phẩy, một thán từ, thường có dấu than theo sau. Tôi ngờ rằng đời xưa ta đọc chữ 丕 (phi) của chữ Hán là phậy, và tiếng "vậy" trong Nôm thì nói là phậy mà không là vậy, cho nên mới mượn phây làm phậy. Đó là một câu nói ước chừng, không có chứng cứ, nhưng cũng đưa ra để gợi nó thành vấn đề.

Trong Truyện Kiều in chữ Nôm, bao nhiêu chữ "rằng" đều viết là 浪, chữ này là chữ Hán, đọc là lãng. Tại sao lãng mà lại mượn là rằng được? Tôi ngờ đời xưa, một là chữ "lãng" không đọc là lãng mà đọc khác, một là tiếng "rằng" không nói là “rằng” mà nói "lằng", cho nên mới dùng chữ 良 (lang) hài thanh. Vả lại có lẽ không phải viết 浪, có theo bộ khẩu như thế thì mới chỉ nghĩ rằng hay lằng tức là nói được chứ. Đây tôi cũng lại nói ước chừng nữa.

Một chữ nữa là chữ "thầy" mà Nôm viết là 柴, chữ này là chữ Hán, đọc sài.

Tôi ngờ cho, một là tiếng "thầy" đời xưa không nói thầy mà nói sầy, một là chữ 柴 đời xưa không đọc sài mà đọc thài. Hai lẽ ấy phải có một lẽ thì mới viết Nôm chữ "thầy" bằng chữ 柴 được.

Đây thì tôi mong rằng tôi nói có lý, chứ không nói ước chừng như trên kia.

Hai phụ âm s th trong chữ Hán - Việt và cả tiếng Nôm nữa thường thông dụng với nhau hay là thay thế cho nhau. Như

蔡 (thái) họ Thái, cúng nói họ Sái;

倉 卒 (thảng thốt), cũng nói sảng sốt;

紗 (sa) thành ra Nôm là the;

疏 đọc là thơ, cũng đọc là sơ;

所 (sở) thành ra Nôm là thửa hay sửa.

Những chữ như thế còn nhiều hơn nữa, không kể hết.

Trong tiếng Nôm cũng vậy:

Sở thịt cũng nói thớ thịt;

Sưa sớt cũng nói thưa thớt.

Thợ mộc, thợ may, ở Hà Tĩnh có nơi nói sợ mộc, sợ may; cái thúng, ở Bắc bộ có nơi nói cái súng.

Vả lại, ta nói "thầy", chữ Hán là 師 (sư), với sầy cùng một phụ âm với nhau, vậy tôi nói quyết đời xưa nói thầy sầy cho nên mượn chữ "sài" làm ra Nôm là sầy, mà bây giờ cái âm ấy đổi đi thành ra thầy.

Chữ này lại càng lạ lắm. Gương là cái gương soi mà lại viết ra Nôm là , là nghĩa gì? Chữ 姜 (khương) bàng là hài thanh, còn chữ (ty hay tư) đứng bên kia để làm công việc chi? Không khi nào có một chữ Nôm viết vô lý như thế.

Chữ ấy tôi ngờ là chữ 同 (đồng) mà từ lâu viết mất một nét rồi cứ thế viết quen đi. Đáng lẽ phải viết chữ… một bên để tỏ ra cái gương soi làm bằng đồng, nhưng viết như thế thì cái chữ có đến ba bộ phận, rộn quá, cho nên chỉ viết... mà thôi, thành ra… Về sau mất cái sổ thành ra , người ta cũng cứ hiểu đó là gương.

Điều này cũng lại có lẽ nhớ đó tìm được một dấu vết lịch sử. Do chữ gương ấy, chúng ta đoán về triều Trần lúc đã có chữ Nôm, xứ ta còn dùng gương bằng đồng.

Còn một chữ nữa, trước kia tôi cũng lấy làm lạ, mà bây giờ không lạ nữa, là chữ "nào" mà Nôm viết .

Chữ "nào" mà viết như thế, thật chẳng hiểu ra làm sao hết. Chẳng hợp với một lối nào trong bốn lối.

Ông Trần Văn Giáp bảo tôi, đó là mượn chữ 鬧 (náo) làm chữ "nào". Chữ "náo" viết chữ "môn" ở ngoài, chữ "thị" ở trong, tức gọi là "Thị tại môn tiền náo". Nhưng người ta lại theo kiểu "tháu đấm", và bỏ bớt một cái chấm, thành ra (chữ "náo" không phải "môn" ngoại đâu, ta viết lầm).

Tháu đấm là một lối giản bút, viết gọn đi, như chữ 回 viết 已, chữ 聞 viết 耳.

Tháu đấm chữ 鬧 đáng lẽ phải viết 市 , nhưng người ta đã mỹ thuật hóa, làm cho nó dễ coi, thành ra .

Có một câu thơ xưa chế người chỉ biết chữ Nôm không biết chữ Hán.

Tam quốc Tào Phi kêu Tào vậy,

Cửu giang Vương Bố gọi Vương nào.

Vì chữ Nôm lấy chữ "phi" làm chữ "vậy" như đã nói ở trên, và chữ "nào" Nôm hơi giống chữ 佈 (bố).

(Viết ngày 19-2-1953)



[1]Trong sách nói "Dụng quốc âm phú thi", có người hiểu lầm nói người đời Trần đã dùng tiếng nôm làm thơ và phú. Thực ra chữ "Phú thi" ấy chỉ là làm thơ. Nay còn truyền chỉ có thơ Nôm đời Trần mà thôi, còn phú Nôm đến đời Lê mới có.

Nguồn: Nxb Đà Nẵng, 1997