© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
3.12.2003
Vương Sóc, Lão Hiệp
Người đẹp bỏ tôi thuốc bùa mê
Ðối thoại văn học
Vũ Công Hoan dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19 
 
Phần II
Hợp mưu của văn hoá đại chúng



2. Hiểu sai, xuyên tạc và công kích nhân thân

Lão Hiệp: Ðấy gọi là các Bang xanh đỏ của văn đàn, các bang xanh đỏ của giới trí thức, giới học thuật, mỗi tốp dăm ba người.

Vương Sóc: Giai đoạn trước có một cuộc tranh luận về thơ mới, tôi cảm thấy học là thế này: Cứ bước lên diễn đàn là nói ai tốt ai xấu, ai được ai không được, cuối cùng, từ tranh luận hay dở về thơ, mà biến thành "được" hay "không được" của con người, biến thành công kích nhân thân. Nghĩa là, hình như tình huống này cũng không phải là đặc điểm riêng của văn hoá đại chúng nước ta. Có vẻ như đây là một thói quen của người Trung Quốc chúng ta, nên cứ tranh luận một cái, là thói quen xuất hiện.

Lão Hiệp: Anh muốn nói đây không chỉ là việc đại chúng mới có là, cứ trong nói chuyện, tranh luận thì phải đi vào công kích nhân thân. Mà thị hiếu công kích nhân thân sẵn có của người Trung Quốc. Nay nhờ có văn hoá đại chúng, nó đã tỏ ra ngông cuồng hơn, không kiêng kỵ gì hơn, Nó bất chấp mọi thủ đoạn hơn, nên càng vô liêm sỉ hơn.

Vương Sóc: Ðây là thứ thích hợp nhất mà văn hoá đại chúng đã cung cấp.

Lão Hiệp: Ðúng ! Kể cả những tác phẩm của những năm 80 thời đó và bây giờ trên thực chất, là cùng một nhịp thở, cùng một mạch đập. Khi tranh luận về ai đó. Thật ra chưa bao giờ đọc anh viết, hoặc chỉ xem chút ít lớt phớt bên ngoài. Hơn nữa, anh ta cũng chưa hề biết mặt đối thủ tranh luận kia. Anh ta chưa bao giờ thành kiến gì đối với người đó, chỉ phê bình tác phẩm của anh ta mà thôi. Anh ta liền tự mình dựa vào cấp trên, ngấm ngầm bảo anh công kích anh ta. Con người ta có lúc hết sức mềm yếu, hơn nữa còn xấu thói, chuyện nghĩ đen tối về người khác, không có kẻ thù cũng phải tạo ra một kẻ thù. Con người, có lúc đáng cười quá, đáng thương quá ! Ý tôi là một con người nghiêm túc bình tác phẩm của anh thì đầu tiên người ta phải đọc sách của anh, ít nhất người đó là bạn đọc trung thành của anh. Như thế chẳng phải rất tốt đó ư ? Tôi tôn kính những người chăm chỉ đọc tác phẩm của mình, phê bình tác phẩm của mình một cách có trách nhiệm. Cho dù có chút ít ý nghĩ không đúng đắn, chỉ cần đánh đúng chỗ hiểm yếu của tôi, thì tôi cũng coi là tri âm hiếm có, cho dù chưa biết mặt, lại còn bút chiến với nhau, thì cũng là tri âm.

Vương Sóc: Có thể có loại người này, ngay đến bản thân anh ta cũng không phân rõ mình làm việc ấy vì người hay vì văn. Loại tri âm anh vừa nói, ở chung quanh chúng ta hiếm lắm, tôi làm sao gặp được cơ chứ.

Lão Hiệp: Muốn bình tác phẩm của người khác cũng không chỉ xem một lần.

Vương Sóc: Ít nhất cũng phải biết người khác nói gì và nói như thế nào. Tôi đã xem bài bình luận hoang đường nhất về tôi. Một phiên dịch già, học sinh của ông ấy viết một bài nói rằng, ông ấy đã nói ở Mỹ, Vương Sóc viết tiểu thuyết đều là để thành phim và kịch truyền hình. Cậu học trò này còn cảm động thốt lên: Sao mà nói trúng thế, cứ như chích mũi kim vào một cái là máu chảy ra liền. Thế nào là nói trúng, nói trúng cái gì. Nói như vậy là hồ đồ lẫn cẫn. Tôi tin ông già ấy cũng chưa xem tác phẩm nào của tôi, ông ấy nói như vậy là hiểu lầm. Tại sao ông ấy hiểu lầm ? Tôi nghĩ ông ấy có xem tác phẩm của tôi cũng sẽ không thích. Về mặt thú vị, ông ây sẽ từ chối. Có lẽ nghe người ta nói thế, ông ấy cũng nói theo, người ta nói thế nào, thì mình cũng nói thế. Phim kịch, truyền hình cải biên từ tác phẩm của tôi đã làm cho nhiều người hiểu lầm.

Lão Hiệp: Giống như tiểu thuyết "Kim Bình Mai" đời nhà Minh. Các chính nhân quân tử, sỹ tử đại phu, học giả, có mấy người đọc "Kim Bình Mai", nhưng bây giờ nó đã trở thành kinh điển của tiểu thuyết Trung Quốc. Người viết "Hồng Lâu Mộng", chẳng phải đã dở "Kim Bình Mai" ra, cho thêm chút ít tình điệu của phái uyển chuyển hàm xúc Từ Tống, mà nhào nặn ra đấy ư ? Ðối với phê bình, trước hết anh ta phải từ góc độ của người đọc tác phẩm, trong lòng thấy xúc động, thậm chí tôn kính tác giả. Anh ta đã xem hết tác phẩm, còn chuyện anh ta phê bình có đủ độ không, có bấm trúng huyệt không, lại là vấn đề khác. Anh ấy đánh trúng chỗ hiểm yếu thì càng tốt. Nếu bình luận chưa đủ độ, chưa nói tới số, thì mặc kệ là xong, đúng chưa ? Thì coi là trò đùa. Ðương nhiên, phê bình phải loại bỏ cái thứ bắt bóng bắt gió, nghe tin vỉa hè, và cái chuyện đem anh ra kích động tình cảm. Tôi không biết tại sao cái thứ phê bình này đã tạo ra cho một số người bóng đen tâm lý lớn đến thế ? Cứ bị người khác đánh một đòn là thấy trời sập đất lở cơ chứ ? Mặc dù quen biết hay không, một người bạn hoặc tri kỷ hiếm có nhất ở bên mình, phải là một độc giả hết sức gay gắt, nhìn thấu được tim gan xương tuỷ của anh thật sự, hễ nói là trúng, hễ bập vào là đúng chỗ ngứa. Ngay lúc ấy, có thể anh bị đau mà nhảy quá lên, cũng có thể anh đùng đùng nổi giận, chẳng còn biết đâu là Ðông Tây, Nam Bắc. Nhưng sau đó bình tĩnh ngẫm lại sự phê phán gay gắt của người khác, anh sẽ tự phân tích chỉnh sửa sâu sắc hơn, biết chỗ đau của hai người như thế, gióng hộ cho anh hồi chuông ngân dài nhắc nhở, thì hạnh phúc quá đi mất.

Vương Sóc: Bạn thì dễ gặp, tri âm khó tìm.

Lão Hiệp: Ðúng ! Kiểu phê bình ở Trung Quốc đã diễn biến thành một thứ khác, diễn biến thành nghĩa khí và hận thù giữa các Bang xanh đỏ văn hoá; diễn biến thành hầm chông cạm bẫy công kích nhân thân. Ví dụ anh khen ai, chê ai, anh ta sẽ báo anh là đầu cơ, là sách lược lấy tên tuổi. Anh ta sẽ coi sự phê phán văn hoá lành mạnh này thành động cơ danh lợi của cá nhân. Những điều mà không hề liên quan gì đến bản thân tác phẩm anh viết. Trong tranh luận, người Trung Quốc xưa nay thích cái thứ phòng đoán xiên xẹo đường ngang ngõ tắt này. Cũng có thể thử tìm nguyên nhân trên phương thức tư duy. Trong truyền thống Trung Quốc, thiếu hụt một thứ huấn luyện theo lôgíc. Nếu không, trong tranh luận rất khó triển khai nếu chỉ xoay quanh một chủ đề. Anh ta cứ nhẩy tâng tâng như con thỏ. Anh đang tranh luận vấn đề này, thì anh ta lảng đi luôn, anh ta có thể thay ba hoặc bốn chủ đề trong ba bốn câu nói. Như thế đáng sợ lắm. Anh không tìm thấy ở chỗ nào, cuối cùng cũng chả hiểu tranh luận cái gì, chẳng khác gì Hội hoạ cổ đại Trung Quốc, không phải nhìn thấu một điểm, mà là nhìn thấu nhiều điểm dàn trải khiến anh rối mắt, nhìn không kịp. Anh thấy đâu đâu cũng có chấm mà lại không tìm ra một điểm nào đó, anh không biết nói với ai, nói cái gì. Thứ tranh luận này, một khi đã đụng chạm đến, thì trúng ngay kế của anh ta. Một khi va chạm đến công kích nhân thân, thì người ta rất dễ nổi nóng, cho nên đứng trước sự công kích và xào xáo của văn hoá đại chúng, câu trả lời của anh phải luôn luôn nắm chắc rằng mình đang làm gì, định nói gì. Anh tấn công tôi, tôi chửi anh, cứ thế người đánh kẻ chửi, cuối cùng chỉ còn lại người ầm ĩ đứng xem, còn người trong cuộc đi đến chỗ thù hận nhau. Khi tranh luận người Trung Quốc tỏ ra hết sức mạnh mẽ, hung hăng. Một khi bị chạm tới chỗ chí mạng trong tim, thì anh ta bỏ hết mọi thứ khác, lao thẳng vào người anh, anh ta muốn tiêu diệt con người anh từ gốc rễ, muốn anh không có quyền phát ngôn. Thậm chí khi anh đã mất quyền phát ngôn, họ sẽ bóp anh chết mất ngáp.

Vương Sóc: Những chuyện anh nói liệu có phải là thứ công kích lẫn nhau trong thời kỳ "cách mạng văn hoá". Lúc đó đúng như thế, hễ đánh cho một đòn, là sau đó không có quyền nói nữa, là sau đó là tính mạng của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng. Có thể, những người càng có tuổi, thì cảm giác này càng mạnh. Ông ta nghĩ lại còn rùng mình, ông ta dị ứng, hễ gặp việc này là lạnh sống lưng, buốt nhoi nhói. Không sao bình tĩnh được nữa để đối xử với chuyện đó.

Lão Hiệp: Ðến cuối cùng thì biến thành chiến tranh giữa con người với con người, không liên quan gì đến bản thân văn chương và quan điểm. Trong văn hoá Trung Quốc không chỉ thiếu thành thực, mà càng thiếu khoan dung, thứ khoan dung kiểu Voltaire. Tôi có thể không tán thành quan điểm của anh, nhưng tôi phải lấy mạng sống ra để bảo vệ quyền nói ra quan điểm của bản thân anh.

Vương Sóc: "Văn tự ngục" liên miên không dứt của thời cổ Trung Quốc, nó có lẽ là sự không khoan dung điển hình nhất. Một câu thơ có thể rơi đầu, lại còn gây tai hoạ đến chính họ.

Lão Hiệp: Mọi người đã chịu khổ sâu sắc về chuyện ấy, nhưng đến giờ vẫn không thấy nỗi khổ ấy, hễ động đến chuyện đó là ai ai cũng hăng máu.

Vương Sóc: Sau đó, tôi còn phát hiện ra tình huống, đó là thật ra mọi người đều đồng ý một quan điểm như thế này, xong lại kéo dài thành trận thế tranh luận. Thật ra, hoàn toàn không có giao chiến , chỉ đánh nhau. Bởi vì, anh nói thế này, anh ta lại nói thế khác, cứ ông nói gà bà nói vịt, đánh đi đánh lại, nhưng cùng theo một việc cả thôi mà.

Lão Hiệp: Tôi nghe nói có một cuộc tranh luận về thơ mới, một bên là Âu Dương Giang Hà, Ðường Hiểu Ðộ, Vương Gia Tân và Tây Xuyên, còn bên kia là Vu Kiên...

Vương Hiệp: Họ có một bài nói là, có điều đó, nhưng thật ra những điều mọi người tranh luận không có mâu thuẫn.

Lão Hiệp : Tôi cảm thấy cuộc thảo luận về thơ của họ rất vô vị, không bàn đến những cái then chốt, nhàm quá nên chán chường, thế là chạy cả ra cãi cọ.

Vương Sóc: Họ đánh thật đấy, đánh tới mức mặt đỏ tía tai lên cơ mà. Ðúng là tôi không thấy giữa họ với nhau có chia rẽ, hoặc hận lớn thù sâu gì.

Lão Hiệp: Không chia rẽ, nhưng có thù sâu hận lớn.

Vương Sóc: Các anh nhấn mạnh cái này, thì chúng tôi không thể không nhấn mạnh cái kia. Thật ra bọn họ đều nhấn mạnh một cái bàn mà thôi, một bên nhấn mạnh mặt bàn, một bên nhấn mạnh lưng bàn. Tôi không cảm thấy họ có mâu thuẫn lớn lắm về mặt lý giải, không có chỗ nào không thể hoà giải hợp tác. Hay nói cách khác, chỉ là "bới lông tìm vết" trong văn chương của nhau. Tại sao không nói cho hết nhẽ nói cho trọn vẹn, mà cứ một khi đã túm được là bốp chát đánh luôn.

Lão Hiệp: Thì để là diệt cánh Bắc Ðảo, nên họ nêu ra "Thơ ca sau Bắc Ðảo". Bây giờ là "Cánh sau Bắc Ðảo" công kích nhau. Vu Kiên kéo theo một loạt nhà thơ mới, sắc bén, nhanh nhạy. Ðường Hiểu Ðộ, Tây Xuyên... đã thành lớp tiền bối. Những người như Tây Xuyên làm thơ theo văn bản dịch, văn bản của phương Tây, các nhà phê bình như Ðường Hiểu Ðộ cũng bình luận thơ của cánh Tây Xuyên, theo lý luận của phương Tây, gọi là " Phê bình văn bản". Còn Cánh mới trỗi dậy mạnh mẽ tương đối trẻ, họ nói thật, cũng là những từ phương tây nhập vào. Thơ ca hiện nay, so với cánh Bắc Ðảo ngày nào, nhuần nhuyễn không biết gấp bao nhiêu lần về kỹ xảo ngôn ngữ, nhưng cũng chỉ dừng ở kỹ xảo ngôn ngữ bắt chước mà thôi. Không bao giờ còn những thứ đọc xong khiến con người đau thương. Ðối với thể thơ này, một nhà phê bình có tên tuổi nói, thơ của Vu Kiên rất có ý nghĩa, như bài "Hậu hiện đại" rồi bài "Hồ sơ số 0" này tuy không có giá trị để đọc, nhưng có giá trị phân tích văn bản. Trên thế giới này quả thật còn có nhà thơ và nhà phê bình kiểu này, tác phẩm viết ra không phải để người đọc xem, mà chuyên để cho nhà phê bình mang ra phân tích văn bản. Có đến tám phần mười sáng tác "Hậu hiện đại" ở nước ngoài không có giá trị để đọc, xong lại có giá trị phân tích văn bản. Nếu như vậy, ngày đẹp trời, mình cũng học theo lối này. Tìm ra một phương pháp sáng tác, thu hút mấy nhà phê bình thích phân tích văn bản, góp một vở thơ ca kịch hoang đường "hậu hiện đại". Nó sẽ thơm riêng một cõi tự thưởng thức, biết đâu còn trở thành kinh điển. Nếu thơ ca và văn học phát triển theo lối này, thì có phần hoang đường quá đấy. Còn bây giờ khác những năm 80, cứ làm người tiên phong thì không thể hấp dẫn người nghe nữa, thế là họ liền tìm mấy kẻ học đòi phong nhã. Họ thành trưởng giả học làm sang, đóng cửa tự sờ mó, lại còn sờ mó tới mức rất có khoái cảm. Mấy năm trước, ở học viện điện ảnh, Mâu Sơn đã dàn dựng một vở kịch thực nghiệm "Bờ bên kia", chẳng có mấy ai xem. Sau đó mở một cuộc Hội thảo, có Vu Kiên này, có Trương Di Vũ của trường đại học Bắc Kinh này... Họ đã thổi phồng, tâng bốc vở kịch này coi như tới tầm cao đến mức vượt qua tinh thần "Ngũ tứ" và là kiểu tác phẩm cột mốc chỉ đường. Kiểu tự xoa bóp sờ mó này của những người trong cuộc cũng hết sức phổ biến.

Lại ví dụ như Ngô Văn Quang và vợ anh ta Văn Tuyển, dựng một điệu múa hiện đại, Họ tìm mấy người quen, vừa lùn vừa béo mang ra nhảy. Những vị này chưa qua huấn luyện vũ đạo tí tẹo nào, ngay đến luyện thể hình cũng chưa, vì nể mặt chỗ quen biết nên đã đến tham gia. Tôn cho nó là múa hiện đại. Những tác giả lại còn bảo, múa hiện đại, múa "hậu hiện đại" thì ai cũng nhảy được.

Vương Sóc: Quả tình, tôi không biết còn có thứ nghệ thuật tiên phong kiểu này.

Lão Hiệp : Thật ra, nhìn bề ngoài, thì có chia ra văn hoá đại chúng và văn hoá tinh anh, song thực chất từ trong xương tuỷ, thì văn hoá đại chúng và văn hoá tinh anh là một, chúng đều chạy theo thời thượng, chạy theo cái gì đang lưu hành thì vồ cái ấy, cái gì kiếm được lời thì làm, nên những cái đó không có ai chịu giữ mình mãi mãi, không có ai giữ vững niềm tin ban đầu. Giới văn học của những năm 80 lúc thì "Vết thương" lúc thì "Cải cách", lúc thì "Kẻ bông đùa", lúc thì "Tìm về cội nguồn", lúc thì "Cơn sốt thơ ca" , lúc thì "Cơn sốt tiểu thuyết", có dạo tiểu thuyết béo bở nhất, thì nhiều nhà nghiên cứu lý luận phê bình đều quay sang viết tiểu thuyết. Tôi đã từng xem một cuốn tạp chí mang tên là "Số dành riêng nhà phê bình", hình như là của đám nhà phê bình trẻ và trung niên của Thượng Hải thì phải.

Vương Sóc: Tôi có xem một vài số.

Lão Hiệp: Viết bình luận ảnh hưởng ít, tiền cũng đương nhiên ít. Họ liền đi lội dòng nước đục tiểu thuyết. Vì biết câu "gáy một phát giật nẩy người", sẽ thành nhà tiểu thuyết. Mấy năm nay lại xuất hiện "Cơn tuỳ bút" của văn nhân, ai ai cũng viết tuỳ bút. Học tập tuỳ bút nước ngoài, Văn tùy bút thời kỳ " Ngũ Tứ", thôi thì tuôn ra hàng đống tướng.

Vương Sóc: Tôi cũng chạy theo mốt, bắt đầu viết tuỳ bút. Cuối tháng này tôi sẽ là ra một tập tuỳ bút.

Lão Hiệp : Cứ rộ lên..."Tuỳ bút" của văn nhân hoặc "Văn tiểu thuyết" của văn nhân và tiểu phẩm của những người như Triệu Bảo Sơn, Hoàng Hồng, Tống Ðan trong dạ hội bàn tròn. Vô tuyến truyền hình cùng có một đặc điểm chung là bợ đỡ cái tầm thường , vừa tô hồng dòng chỉnh lưu, lại vừa tâng bốc khẩu vị của đại chúng.

Vương Sóc: Mấy năm trước, thịnh hành một thời lối bợ đỡ tầm thường mạnh mẽ quyết liệt của Trương Thừa Chí đã. Dường như, ông ấy cự tuyệt và tẩy chay văn hoá đại chúng, chống lại lòng ham muốn vật chất lan tràn, Sự bi tráng ấy gần giống với lên máy chém. Xem văn của ông Chí, khiến ta nhớ đến chị Giang trong "Ðá đỏ".

Lão Hiệp: Nhưng thứ đạo nghĩa và dũng khí ấy, ông ta cố tình đóng giả; thật sự ông ta không dám nhìn thẳng , sự thật ngược lại chỉ mạnh mẽ quyết liệt đối với văn hoá đại chúng. Trong lòng Trương Thừa Chí có một sự thù hận điên cuồng đối với con người. Ông ta mở mồm nói là nghiến răng nghiến lợi, tôn sùng bạo lực, nuối tiếc cảnh "quét sạch mọi thứ sâu bọ hại người" của thời đại hồng vệ binh. Văn của ông ta là thứ văn khát máu, thù hận và bạo lực, thế mà được trở thành điểm nóng của một thời cơ đấy, có thể thấy rõ con người bây giờ lòng ai cũng bớt thiện. Họ không chỉ thiếu ý thức chính nghĩa, lòng khoan dung, mà ngay đến sự đồng tình, lòng thương cũng hiếm thấy. Ngoài lợi ích của bản thân, thì đều trơ lỳ, bất nhân đối với tất cả, có chăng chỉ là khách đứng nhìn dưới ngòi bút của Lỗ Tấn.

Vương Sóc: Từ nhỏ, chúng ta đã ăn thuốc súng mà lớn khôn, trong cuộc đấu tranh giai cấp đã được tôi luyện thành thép cơ mà, bên người thì ngày nào cũng có kẻ thù giai cấp, không hung ác, mạnh mẽ mà được ư ?

Lão Hiệp: Ðại chúng cũng là thứ máu lạnh. Cố Thành là kẻ giết người, được xã hội tâng bốc thành nhà thơ trong sáng thuần phác. Anh ta đã sống một đời sống có thê thiếp hàng bầy, dưới ngòi bút của Giả Bình Ao, thành sống sỹ đại phu. Sau khi anh ta vừa giết người rồi tự sát, thì môi giới truyền thông đại chúng trong nước xào xáo chế biến anh ta thành nhà thơ chân chính lãng mạn hy sinh vì tình yêu. Có người còn tìm ra nhiều văn nhân có tiếng tăm trên lịch sử ở trong và ngoài nước đã tự sát để luận chứng cho cái chết của Cố Thành là có ý nghĩa quan trọng đối với văn hoá văn học Trung Quốc. Song rất hiếm có người nói một câu công bằng cho Tạ Diệp đã ngã gục dưới lưỡi rìu của anh ta. Lưu Trạm Thu, bông hoa cúc hôm qua cũng hùa theo, còn nhớ lại cảnh lẳng lơ phóng đãng trước đây trong quan hệ tay ba, trong mối tình tam giác. Cả một xã hội đều xào xáo cái chết của nhà thơ. Tàn nhẫn quá thể, vô liêm sỉ hết sức. Mang Khắc còn tốt, đã đứng ra nói câu nói công bằng, bênh vực Tạ Diệp. Cố Thành bị xã hội này của chúng ta nuông chiều thành hư hỏng, ngay từ đầu anh ta đã đeo mặt nạ, cho đến khi giết người mới lộ rõ bản tính lúc còn nhỏ anh ta được gia đình cưng chiều, sau khi làm được mấy bài thơ thì người nước ngoài cưng chiều anh ta, sau khi giết người, thì bố đẻ, bạn bè và xã hội còn cưng chiều anh ta. Rành rành là cưng chiều một nhà thơ để rồi thành tên tội phạm giết người, mà vẫn còn tiếp tục cưng chiều. Người Trung Quốc thường bảo "Không bằng cầm thú", tôi phải nói sự tàn nhẫn của con người còn vượt xa loại súc vật. Ðộng vật nào đạt tới mức độc ác, nham hiểm và khốc liệt, thê thảm như giữa con người với con người. Nếu bọn mèo chó lợn cũng biết nói, biết dùng ngôn ngữ chỉ trách lẫn nhau thì chúng nhất định sẽ chỉ vào con lợn tàn nhẫn kia mà nói: Mày ngay đến người cũng không bằng.

Vương Sóc: Những cái này đều là tàn nhẫn nhỏ, vẫn còn thứ tàn nhẫn lớn hơn nữa kia.

Lão Hiệp : Một số người chúng ta không biết đối xử với con người như thế nào, nhất là đối với nỗi thống khổ. Cuộc thi đấu bóng bàn thế giới năm nay, có một em gái 16 tuổi đạt quán quân đánh đôi. Nhưng khi em đánh bóng, thì bố em qua đời. Em hết sức yêu bố, người ta đã không dám nói với em tin này. Nhưng sau khi em đem cúp quán quân về nước, cơ quan môi giới truyền thông đã đem nỗi đau khổ hoàn toàn cá nhân này ra nói chuyện. Trước tiên là khi cô gái vừa xuống khỏi máy bay, các nhà báo đã xúm lại hỏi về cái chết của bố cô, cô gái bỗng dưng ngẩn người, cô đã biết tin dữ này đâu. Chương trình "Ðại quan tổng hợp văn nghệ" đã mời đội bóng bàn Trung quốc đoạt quán quân đến hiện trường. Người chủ trì đầu tiên nói rõ cái chết của bố cô bé với hàng triệu người xem cả nước, rồi nói cô bé này đã kiên cường như thế nào để dành vinh quang cho tổ quốc v.v... Sau đó đưa micro đến trước mặt cô gái, cứ đòi bằng được cô bé đang nghẹn ngào không sao nói ra thành tiếng, phải nói một số lời đại nghĩa, lẫm liệt cao cả. Một nỗi đau hoàn toàn cá nhân như vậy, trong một chương trình vô vị như thế, đã biến thành một hành động vĩ đại và bày ra trước hàng triệu người xem trong cả nước. Nó đã buộc cô gái gạt bỏ nỗi đau khổ cá nhân. Tàn nhẫn biết chừng nào ! Lúc ấy tôi chỉ muốn cô gái kia đập tan cái micro mà người chủ trì chương trình đã đưa.

Vương Sóc: Tôi cảm thấy ở điểm tàn nhẫn này thì văn hoá tinh anh và văn hoá đại chúng chẳng có gì khác nhau.


3. Bợ đỡ cái tầm thường của Kim Dung

Lão Hiệp: Chạy theo mốt của giới học thuật và phái học viện cũng không kém văn hóa đại chúng chút nào. Những năm 80 đã như vậy, những năm 90 cũng không khá hơn gì. Có người bảo, giới học thuật, từ nôn nóng của những năm 80, quay sang trầm ngâm và chín chắn của những năm 90. Cái gọi là "Tư tưởng mờ nhạt, học thuật nổi bật", thì thực tế chỉ là một. Giới học thuật những năm 90 còn không bằng những năm 80 là đằng khác. Bởi vì giới học thuật của những năm 90 không có tim gan như văn hóa đại chúng. Nếu có một chút đầu óc cũng chỉ là khôn lỏi. Một trong những đặc trưng của văn hóa đại chúng là xào xáo, là đi theo thời thượng luôn luôn thay đổi. Hôm nay bài hát này có giá trị, ngày mai bài hát kia thịnh hành. Thần tượng hôm nay là Lưu Ðức Hoa, ngày mai là Chu Hoa Kiện, bảng xếp hạng tuần nào cũng thay đổi. Giới học thuật thì sao ? Tốc độ thay đổi tiết tấu của nó cũng nhanh không kém văn hóa đại chúng. Chốc chốc lại thay một ngôi sao lý luận và phương pháp. Hôm nay là hậu hiện đại, Dilidas, ngày mai là chủ nghĩa phương Ðông Sayide. Hôm nay là bản thổ hóa, ngày mai là quy phạm hóa. Hôm nay là chủ nghĩa bảo thủ mới, ngày mai là phái tả mới. Hôm nay là kinh tế học hiệu suất, ngày mai là kinh tế học chế độ. Tôi cảm thấy nhịp độ thay đổi của hai thứ đó ngang nhau, chỉ có điều diện phủ sóng của văn hóa đại chúng rộng, còn phạm vi của học thuật tương đối nhỏ hơn mà thôi. Nhưng phương thức lưu hành của nó, qua nhịp độ đổi mới, thay đổi trào lưu, thì không khác gì về chất.

Tiến sĩ, Giáo sư Vương Nhất Xuyên ở trường đại học sư phạm Bắc Kinh, chắc chắn bị kích thích của bảng xếp hạng âm nhạc trong văn hoá đại chúng, đã cho ra đời một bảng ghế của văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc, nực cười biết chừng nào.

Vương Sóc: Nâng Kim Dung lên rất cao. Ðể Kim Dung hất Mao Thuẫn đi, trở thành kinh điển. Giáo sư Nghiêm Gia Viêm ở trường đại học Bắc Kinh, cũng nói, Kim Dung là kinh điển. Tôi nói Kim Dung mấy câu cũng làm ông nổi cáu. Ông ta giảng bài ở trường đại học sư phạm Bắc Kinh chuyên môn lấy những lời phê bình của tôi về Kim Dung. Ông ta cứ nói, cứ nói, chẳng đâu vào đâu. Rồi bỗng dưng, từ tác phẩm nói đến con người, ông ta nói Kim Dung yêu nước biết chừng nào, từ chối Tổng đốc Hồng Kông trước kia là Pengdinhkang như thế nào. Ðây cũng là cùng một tính chất như công kích nhân phẩm của văn hoá đại chúng. Xét đến cùng, thì cũng phải nói rằng, ông ấy không phải là bình luận Kim Dung, mà là ca ngợi bản thân con người Kim Dung. Tôi nói Kim Dung, chỉ nói đến tiểu thuyết của ông ta, còn Nghiêm Gia Viêm bảo vệ tiểu thuyết của Kim Dung, cho là kinh điển và cũng theo đó, bảo vệ con người Kim Dung. Ông ấy còn là người chuyên môn nghiên cứu lịch sử văn học hiện đại, việc gì phải làm đến nỗi y như bang phái nhỏ, nghĩa khí kiểu anh chị. Ông tổng đốc Hồng Kông cũ và tiểu thuyết chưởng có mối quan hệ gì kia chứ ? Cự tuyệt ông tổng đốc thì có liên quan gì đến viết tiểu thuyết hay dở kia chứ ? Cứ động đến là nói tới nhân phẩm. Ông ta cũng chẳng khác gì kiểu truyền bá của văn hoá đại chúng, từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia, cuối cùng đi đến nhân thân mới thôi.

Lão Hiệp: Ðúng vậy, có nhiều chỗ giống nhau. Vương Nhất Xuyên coi Kim Dung thành kinh điển, định hý hửng và đắc ý cho rằng việc làm của mình, "một tiếng gáy" đã làm ai nấy phải giật mình. Tiểu thuyết của Kim Dung làm sao có thể trở thành kinh điển văn học được. Nhiều nhất cũng chỉ là kinh điển trong võ hiệp, sắp xếp thứ tự ghế ngồi của tiểu thuyết võ hiệp thì còn được. Sách của Kim Dung, ngoài việc dở mấy miếng đấm đá ra, thì những nhân vật ấy đều là giả tạo, đối với văn hoá Trung Quốc, Kim Dung cũng không hiểu sâu sắc bao nhiêu, chẳng qua chỉ ồn ào bề mặt mà thôi. Hơn nữa, bọn giặc cỏ ở Lương Sơn có thể xếp ngôi thứ, nhưng học thuật và chân lý những thứ này làm sao có thể sắp xếp ngôi thứ cho được ? Là một giáo sư trong học viện, tại sao ngay đến kiến thức thông thường này cũng không cần nữa ư ? Chân lý không thể dựa vào bỏ phiếu dân chủ, cũng không dựa vào bảng xếp hạng. Chỉ có quyền lực to hay nhỏ và buồng bán vé tiền nhiều hay ít, mới xếp ngôi thứ được.

Vương Sóc: Anh bảo Kim Dung, kể cả những người như Dư Thu Lý nữa, đều được người ta cho là rất có văn hoá, Giữa các hàng chữ toát lên những sách cổ Trung Quốc mà họ thuộc làu làu. Nào là Kinh, Phật, Ðạo, Khuất Nguyên, Kê Khang, Tô Ðông Pha... nhưng ngay những điều họ nói ra, chẳng phải là một mớ lý lẽ đó hay sao ? Hay nói cách khác là đạo đức, chính nghĩa, thiện ác báo ứng.v.v... Mấy ngàn năm nay chỉ có những lý lẽ ấy, chút ít tư tưởng ấy. Họ cứ tưởng Trung Quốc bây giờ vẫn là tư tưởng ấy, hình như có cái ấy là đủ. Cũ rích như vậy thì có đeo bao nhiêu túi sách đi chăng nữa cũng chẳng nghĩa lý gì. Loại người như Dư Thu Lý này, lúc đầu cũng như tôi không biết hoặc biết chút ít về văn hóa truyền thống. Trong tình cảm lo cho nước lo cho dân của ông ấy có sức mê hoặc rất lớn. Anh sẽ cảm thấy ông ấy rất đứng đắn, rất chính trực. Hình như làm người thì phải như ông ấy. Ít nhất thì ông ấy, dường như, đối xử một số việc với một cách nghiêm túc, đứng đắn. Sau đó, tôi đã đọc một bài viết về Dư Thu Lý của Chu Ðại Khả. Anh Khả nói những điều Dư Thu Lý viết là, văn hoá đánh môi son, văn hoá bao cao su tránh thai, trên thực tế, ông Vũ cũng có máu mê như ca sĩ. Thật ra văn hoá truyền thống cũng có thể cung cấp nhiều kiểu dáng làm đẹp lấy lòng. Chỉ cần ăn quen những thứ đó. Chỉ cần nắm chắc là trên chuộng, dưới thích, thì cái gì cũng có thể tạo ra vẻ đẹp, dáng quyết liệt, mạnh mẽ của Kim Dung, vẻ sầu muộn âu lo của Dư Thu Vũ. Cho nên những điều đó mới bức thiết cần đến ông ấy. Ông ấy cũng sẽ thảnh thơi du sơn ngoạn thuỷ, rồi ngồi cặm cụi viết bợ đỡ cái tầm thường một cách âu sầu lo lắng.

Lão Hiệp: Còn có những cái tởm lợm hơn kia, thông thường người nói đến Dư Thu Lý chưa bao giờ chú ý. Trong tập "Cuộc du hành vất vả của văn hoá", hơi một tý là ông Vũ nhắc đến các quan chức. Ðại loại như thị trưởng nào đó, cục trưởng nào đó. Hơn nữa, đều là một chất giọng. Sau khi khẳng khái và xúc động một hồi nỗi lòng của người xưa. Cuối cùng đã vẽ rồng, điểm mắt, nhắc đến những việc làm hiện tại của một ông thị trưởng nào đó. Chẳng phải đây chính là người nối dõi hiện giờ, mang nỗi lòng lo âu của người xưa đó sao ? Tuyệt đối đủ độ, tuyệt đỉnh thông minh.

Vương Sóc: Theo anh thì phái học viện có gì khác với văn hoá đại chúng ? Những người như Dư Thu Lý trước đây đã xuất hiện bao giờ chưa ?

Lão Hiệp: Theo tôi, về vẻ bợ đỡ, thì ông ấy đã thừa kế "văn học tìm về cội nguồn" của những năm 80.

Vương Sóc: Con người và văn phong như Dư Thu Lý, viết ra những tác phẩm như thế, giả mạo người văn hoá như thế, hình như còn chưa thấy nhiều.

Lão Hiệp: Trước kia hình như không có. Một anh bạn tôi bảo, mới nghe nói đến Dư Thu Lý còn tưởng ông ấy là người Ðài Loan cơ. Những chuyện vụn vặt dở òm cũng nâng lên thành vết thương dân tộc. Thực tế là mụn nhọt đầy mủ trên đầu.

Vương Sóc: Có lẽ cái tên người ta đặt ra đã khêu gợi tình cảm, Thu Vũ (mưa thu)... có đôi chút cảm giác sướt mướt, gió lạnh mưa sầu.

Lão Hiệp: Tác phẩm của Dư Thu Vũ, nói toạc ra là Quỳnh Dao của văn hoá truyền thống. Ông ấy dùng phương thức của Quỳnh Dao giải thích văn hoá truyền thống. Cái thứ tỏ ra có phần sướt mướt, nước mắt lưng tròng, rất có khí thế khi hứa hẹn thuỷ chung, giữ lòng son sắt của những đôi trai gái. Mấy hôm trước tôi ở nhà cùng bà xã đọc một đoạn tuỳ bút "Hỏi biển xanh" của Lưu Tái Phúc. Nó có thứ ngôn ngữ ấy, không khác mấy lời văn của Dư Thu Vũ, cứ kéo dài lê thê, từng đoạn trữ tình trống rỗng. Nó khiến tôi nhớ đến Tản Văn của Dương Sóc, Lưu Bạch Vũ và Ngụy Nguy; trong đó còn có cả thơ Tản Văn "Chim báo bão" của Gorơsky đang được chọn vào bài khoá ngữ văn của học sinh phổ thông trung học. Thứ văn phong của Gorơsky này ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác tản văn của Trung Quốc. Trong văn chương trước kia, lời kết thúc thường có những câu đại loại như "hãy để cho bão gió tràn đến dữ dội hơn nữa". Chỉ có điều, trong lời văn của Dư Thu Vũ, có thêm chút ít những lời nỉ non của Hồng Kông, Ðài Loan. Ví dụ như "Trông ngóng thiết tha, da diết", rặt là ca khúc thời thượng.

Vương Sóc: Tôi cảm thấy văn học đại chúng của toàn thế giới đều giống nhau. Phương Tây và Trung Quốc không có khác nhau về bản chất. Trong văn hóa đại chúng có một thứ quan tâm thế tục, có những cái có thể cảm hóa con người một cách nhàn nhạt lâu lâu, ví dụ những thứ trong tiểu thuyết ngôn tình. Trong "Lang Kiều di mộng" có thể thấy các bà phụ nữ đứng tuổi rậm rịch quằn quại. Ví dụ những thứ kích thích, như truyện chưởng của Kim Dung, phim khủng bố của Hôliút, phim Carate của Hồng Kông, Ðài Loan, thì những người thực sự có chút thú vị, xem những thứ này chắc chắn sẽ chán, nhưng đại chúng cần thứ ve vuốt, vỗ về này. Chẳng khác gì các bà chủ gia đình cần mỡ, muối, tương, dấm, trà hàng ngày hay tầng lớp cổ cồn áo trắng cần comlê, cà vạt, giầy da loại xịn.

Lão Hiệp: Ở Trung Quốc rất khó phân biệt rõ văn hóa đại chúng và văn hóa tinh anh. Nhưng, ở phương Tây, thế nào là văn hóa đại chúng, thế nào là văn hóa tinh anh nhìn thấy tương đối dễ dàng ranh giới. Không phải một tác phẩm có ảnh hưởng lớn, có diện phủ sóng rộng thì gọi là văn hóa đại chúng. Ví dụ bài thơ dài "Gào thét" của Kingsbao trong những năm 50 đã phát hành tới hơn năm trăm ngàn bản. Trong lịch sử thơ ca, số lượng này cũng là ghê, gớm lắm. Sự lưu hành của bài thơ này có liên quan đến tâm lý mờ mịt, xáo động muốn trút xả của lớp thanh niên sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Nhưng bạn rất khó nói bài thơ này của Kingsbao là văn hóa đại chúng. Hiện giờ nó đã trở thành sách phải học của sinh viên khoa văn, đã trở thành kinh điển. Còn ở Trung Quốc văn hóa đại chúng và văn hóa tinh anh đều nép mình vào dòng chủ lưu. Cho nên anh không phân rõ được sự khác nhau giữa trào lưu bản thổ hóa của giới học thuật và chế tác phong tục tập quán dân chúng giả tạo của văn hóa đại chúng. Vì thật ra chúng không khác nhau.

Vương Sóc: Họ không hẹn mà nên. Một khi đã đi vào văn hóa đại chúng, thì rất hay có cảm giác bị cưỡng dâm bán mình, đầu hàng, cứ đi theo họ không làm chủ được bản thân. Nhưng lâu dần, nỗi xỉ nhục ban đầu từng bước tiêu tan... Chỉ còn lại có hưởng thụ... nào tiền, nào danh, nào tiếng vỗ tay, cùng hoa tươi gái đẹp. Những cảm giác xúm xít vây quanh như mặt trăng được các vì sao làm nền, nâng đỡ anh, chẳng lâng lâng nhè nhẹ bay đâu.

Lão Hiệp: Ðúng vậy. Giới học thuật cũng thế. Ðương nhiên ở bề mặt lời lẽ của giới học thuật có tính nghiêm túc hơn so với văn hóa đại chúng. Nhưng ta đọc thấy những cái tên đưa ra một Sayide, chủ nghĩa phương Ðông, bá quyền văn hóa, quyền lực phát ngôn, bá quyền phát ngôn, chủ nghĩa quyền uy mới... Mấy năm nay còn liên tục thảo luận văn học Trung Quốc đi ra thế giới, văn học Trung Quốc tại sao không được giải thưởng văn học Nobel? Cứ làm như nền văn học của chúng ta từ lâu lắm đã đạt trình độ ấy, không tặng chúng ta là kỳ thị dân tộc của thói bá quyền văn hóa phương Tây. Chỉ có người Trung Quốc mới đạt tới mức độ, thảo luận nhà văn của mình, tại sao không được giải thưởng văn học Nobel. Cách xào xáo này còn tởm hơn văn hóa đại chúng. Thì ra, trong nước thường hay nói cơn sốt văn học này khác, tôi cũng cứ tưởng tác phẩm của người Trung Quốc ở nước ngoài có tiếng vang, ngang ngửa lắm. Nhưng khi ra nước ngoài mới biết chỉ là hão, tự vuốt ve xoa bóp, tự phịa ra cuộc đụng độ, không có chuyện ấy. Khỏi cần nói đến nhà văn đương đại, ngay đến Lỗ Tấn, thì thanh niên nước ngoài, sinh viên khoa văn trong trường đại học cũng không biết Lỗ Tấn là ai. Nhưng ở Trung Quốc, sinh viên khoa văn trường Ðại học có mấy ai không biết Hê-Minh-Uây. Chẳng phải vì "phạm vi nghề nghiệp" của ngành Hán học? Khi đi vào thị trường của người ta, giống như Hê-Minh-Uây bán chạy như tôm tươi ở Trung Quốc mới gọi là đi ra thế giới. Nay chỉ có mấy nhà Hán học với nhau, bày đặt ra trong cái vòng nho nhỏ, công kênh văn học Trung Quốc lên tới mức chóng mặt, nảy đom đóm, cứ tưởng ở nước Mỹ ai ai cũng biết mình, điều đó chẳng phải đáng cười lắm sao? Hơn nữa, dù các nhà Hán học đọc anh, nghiên cứu anh là nghề nghiệp, là bát cơm manh áo, chẳng liên quan gì mấy với ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài.

Trở lại chuyện trên, muốn chống lại bá quyền của phương Tây, thì anh phải có thực lực về tinh thần và vật chất. Hiến chương Liên hợp quốc được viết theo quan điểm giá trị của chủ nghĩa tự do. Qui tắc của tổ chức mậu dịch thế giới được để ra theo nguyên tắc mậu dịch tự do, tập đoàn tám nước, tổ chức quĩ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương, đa phần là những chế độ có thể chi phối toàn cục thế giới đều do người phương Tây thống trị. Ðấy không chỉ là bá quyền quân sự, bá quyền chính trị, bá quyền văn hóa, bá quyền phát ngôn, mà điều căn bản nhất, là bá quyền hỏa thế chế hóa. Việc xây dựng chế độ toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, đều lấy quy tắc của phương Tây làm nền tảng. Về văn hóa, nghiên cứu lý luận cũng vậy. Phim ảnh, văn học, hội hoạ cũng thế. Những cao điểm khống chế đều nằm trong tay phương Tây. Ba giải thưởng lớn điện ảnh Châu Âu, giải thưởng Ôxca, giải thưởng âm nhạc Gelemei, triển lãm hàng năm ở Venezia, giải Nôben. Ngay trong những vinh quang cao nhất của thể dục thể thao cũng nằm trong tay người phương Tây, nào là Owens, thần đồng bóng đá thế giới, thần đồng bóng đá Châu Âu... Bá quyền thể chế hóa toàn cầu này của phương Tây là do thực lực của nó quyết định. Dù cho anh có một bầu máu nóng, là người yêu nước chính trực, không có thực lực, lại cứ hò hét đi đấu với người, thì há chẳng phải là Nghĩa Hòa Ðoàn cuối thế kỷ 19 đó sao ?

Vương Sóc: Là một con người, thì con người Trung Quốc bây giờ, không yêu cái gì hết, chỉ yêu bản thân anh ta. Với một người cụ thể nào đó, anh ta không chịu vặt một cái lông vì tổ quốc, song lại có thể lợi dụng yêu nước để thoả mãn tư lợi của riêng mình.
Nguồn: Nguyên bản tiếng Trung, Nxb Văn Nghệ Trường Giang, in lần thứ nhất, 2000, Nxb Văn hoá dân tá»™c, Hà Ná»™i 2002