© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
7.2.2004
Vương Sóc, Lão Hiệp
Người đẹp bỏ tôi thuốc bùa mê
Ðối thoại văn học
Vũ Công Hoan dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19 
 
Phần VI
Truyền thống "Lừa đời cướp danh"


2. Người thừa kế truyền thống vô vị

Lão Hiệp: Một số cuộc chơi học thuật ở Trung Quốc, như chơi văn học, chơi phương pháp, chơi ngôn ngữ, rặt chọn chơi những cái mới, cái mốt. Còn ở phương Tây lại là một truyền thống. Không đọc từ con đường Hy Lạp cổ, cho dù chỉ là tìm hiểu một cách đại khái, đặc biệt là không đọc Kant, thì anh có định chơi triết học phân tích, triết học ngôn ngữ, văn bản, định chơi hiện đại, hậu hiện đại, thì thật sự không thể chơi ra thứ gì nên hồn, dù chí ít để kiếm chút danh, tí chút lợi nho nhỏ trong thời thượng. Các bậc kinh tế học có tầm cỡ của phương Tây, ở đằng sau đều có bối cảnh triết học và quan tâm về đạo đức chính nghĩa sâu nặng, còn kinh tế học hiển học của Trung Quốc hiện giờ, với bộ mặt thuần tuý học thuật, lại thờ cúng ngọn cờ trung lập học thuật, không có liên quan với kinh tế học và đạo đức. Ðằng sau chuyện này, ngoài được lợi ích ra, quả thật tôi không thấy thứ thuần tuý học thuật này làn nên trò trống gì. Hay nói một cách khác, lược bỏ hết lịch sử dài lê thê, chỉ chơi những cái mới nhất, mốt nhất, chỉ có thể là khách quyên góp học thuật, và đầu cơ trục lợi bằng thủ đoạn bất chính, tương tự như con buôn không đứng đắn. Ngay cả đến cô gái điếm đứng đắn có đạo đức nghề nghiệp cũng không bằng.

Vương Sóc: Anh định bảo ngay cả cô gái điếm có tên tuổi cũng biết giữ đạo đức nghề nghiệp, còn ở đây các ngôi sao học thuật của chúng ta thì lại không giữ tiết tháo nghề nghiệp, có phải không?

Lão Hiệp: Ðúng. Người đi truyền bá kiến thức trước hết phải xem mình có vô tri không, nhất là vô tri làm người. Người giáo dục trước hết phải được giáo dục.

Vương Sóc: Theo anh thì một trăm năm vừa qua thì Trung Quốc mình không có nhà triết học chứ gì?

Lão Hiệp: Không, nhiều nhất là sử gia hoặc triết học với rận rệp mà thôi.

Vương Sóc: Hay nói cách khác là viết một chút sử gì đó phải không? Ông Phùng Hữu Lan nghiên cứu triết học, nội dung chính ông ấy nói là gì, chủ trương triết học của ông ấy là gì?

Lão Hiệp: Thành tựu lớn của Phùng Hữu Lan, hay nói cách khác là cuốn "Lịch sử triết học Trung Quốc", sau đó ông ấy lại viết mấy quyển như "Nguyên đạo", tự xưng là sách thuộc hệ thống triết học của mình, không có tư tưởng sáng tạo ban đầu gì hết.

Vương Sóc: Trong cuốn "Lịch sử triết học Trung Quốc" có quan điểm của ông ấy không?

Lão Hiệp: Những năm hai mươi, ba mươi có hai quyển triết học có ảnh hưởng rất lớn, một của Hồ Thích, một của Phùng Hữu Lan. Hai người này đều học triết học ở phương Tây, thông qua việc so sánh Trung Quốc và phương Tây để viết lịch sử triết học Trung Quốc. Hay nói cách khác, về phương pháp nó cũng khiến người ta cảm thấy mới. Hồ Thích có tính sáng tạo, Phùng Hữu Lan thì mô phỏng. Nhưng ông Hồ Thích thì lại thuộc phái phổ thường thức. Ðặc điểm của ông Thích là có thể biến quan niệm triết học tối nghĩa, khó hiểu, thành thường thức. Ông Thích giới thiệu chủ nghĩa thực nghiệm của John Dewey, anh đọc loại sách ấy quả thật giống như như loại sách phổ biến khoa học, hoặc sách đọc thông thường. Hình như con người này trời sinh ra đã thẳng thắn bộc trực, không có cái kiểu vô cùng huyền diệu khó hiểu từ gốc gác của người Trung Quốc khác, cứ thích nói vòng vèo. Những lý lẽ rất thẳng rất dễ hiểu, họ cũng bắt bẻ tới mức vừa khúc khuỷu, vừa sâu sắc. Trung Quốc thiếu những người lý luận của chủ nghĩa tự do thành thường thức như Hồ Thích. Mấy năm nay đã xuất hiện một người là Vương Tiểu Ba, ông Ba thuộc phái thường thức, nói rất rõ ràng thấu đáo những kiến thức làm người hay chế độ thông thường. Còn một người nữa, là Lâm Ðạt, đã viết một loạt bài "Nhìn nước Mỹ từ cự ly gần", ông ấy nói với mọi người những quan điểm và chế độ của nước Mỹ, thông qua kiến thức đời sống và những ví dụ cụ thể. Dân chúng rất cần sự phổ biến, truyền bá kiến thức thông thường. Cái lối nói lý luận to tát của phái học viện cách thường thức này một lớp chuyển hoá thành niềm tin của người thông thường.

Vương Sóc: Thời kỳ ấy, hình như ông Hồ Thích vừa mới tách khỏi văn văn ngôn, chắc chắn ông Thích đặc biệt nhấn mạnh văn bạch thoại, cố gắng nói thẳng, dễ hiểu không dùng một chút văn ngôn nào. Thật ra, con người bây giờ nói chuyện, viết văn đều còn mang chút ít dấu vết của văn ngôn. Ví dụ vận dụng thành ngữ, điển cố, tỏ ra rất có cảm giác văn hoá. Còn ông Hồ Thích vốn gốc gác của nền văn học cũ, ông cũng hiểu rất sâu. Hình như ông cố ý làm như vậy, ông làm thơ Ðường như là bạch thoại lớn, đọc lên không giống thơ, giống bài hát, đọc vè.

Lão Hiệp: Thật ra những bậc có tầm cỡ bảo vệ văn hoá truyền thống thời kỳ đó như Lương Thấu Minh, Trương Quân Mại cũng tìm những thứ của phương Tây để nói, làm căn cứ cho lập luận của mình. Cuộc luận chiến lớn về sự huyền ảo của khoa học đã diễn ra, Hồ Thích, Ðinh Văn Giang dùng lý luận của chủ nghĩa khoa học và chủ nghĩa thực nghiệm, Lương Thấu Minh, Trương Quân Mại thì dùng chủ nghĩa trực giác, chủ nghĩa Henri Bergson. Các ông cảm thấy lối nói của Henri Bergson hết sức ăn nhập với văn hoá truyền thống Trung Quốc. Các anh lấy những thứ của phương Tây, phủ định truyền thống, thì chúng tôi đem những thứ của phương Tây ra, khẳng định truyền thống.

Vương Sóc: Nghe anh nói như vậy, thì từ đó đến giờ, triết học Trung Quốc cũng vậy, văn học Trung Quốc cũng vậy, đều tìm được một căn cứ, một cái gốc ở phương Tây đều bám dính một chút mùi tanh của văn minh "màu xanh lam".

Lão Hiệp: Nhưng thứ chủ nghĩa nhập khẩu này, hoàn toàn thực dụng, phục vụ cho hiệu quả và lợi ích, theo sự chìm nổi của thời thượng trong nước. Ðem vào đánh chén cho đã mồm một thời, hết thời thì khói hết mây tan, rất hiếm có người giữ gìn cẩn thận một thứ đến cùng. Lỗ Tấn đã từng nói: Những thứ đem vào hoàn toàn mới và tức thời, sốt ruột xơi ngay, chốc chốc lại thay. Như là người mẫu biểu diễn thời trang, mặc vào cởi ra, cởi ra mặc vào, không giữ nguyên một kiểu. Thời kỳ "ngũ tứ" đã như vậy, bây giờ cũng như vậy.

Vương Sóc: Theo anh, việc chỉnh lý đối với phương Tây của Nhật Bản cũng giống chúng ta chứ ? Hình như Nhật Bản vừa có phần nào vừa đi theo phương Tây vừa hết sức muốn tìm lối đi riêng của mình, họ cũng trả lời "không" với người Mỹ.

Lão Hiệp: Người Nhật Bản hết sức thật. Nhiều thuật ngữ ngoại lai của chúng ta đều là buôn bán chuyển khẩu từ Nhật Bản vào. Như "Triết học". "Mỹ học" v.v... Thái độ đối với học vấn của người Nhật Bản cẩn thận nghiêm túc hơn chúng ta, không thể đánh lộn sòng. Nghiên cứu văn hoá Trung Quốc của người Nhật Bản chín chắn thiết thực hơn chúng ta nhiều. Người Trung Quốc thích đầu cơ trục lợi bằng thủ đoạn khôn ngoan. Các đoạn văn trích dẫn trong luận án tiễn sĩ, thạc sĩ đều nhìn thấy người ta trích dẫn ở chỗ nào, thì cũng đưa ra dùng, không tự mình bỏ công ra tìm nguyên tác đọc kỹ, thậm chí, ngay đến đối chiếu kiểm tra cũng lười nốt. Cái gì có ích đối với luận văn của tôi, mà cũng không tốn sức, thì tôi đầu cơ khôn khéo dùng luôn. Bọn họ cũng biết, dù sao thì các thầy giáo cũng lẫn ca, lẫn cẫn ấy mà.

Vương Sóc: Những người mà chúng ta nghĩ là học giả cũng đến mấy chục vạn đấy nhỉ, trong đó thế nào chẳng có vài người đứng đắn cơ chứ?

Lão Hiệp: Ôi, hiện giờ .... khó tìm thấy.

Vương Sóc: Có phải anh định nói, trong số đó tôi muốn đứng đắn, song không biết đứng đắn như thế nào?

Lão Hiệp: Ðúng thế. Khi anh định làm người, song không biết làm người như thế nào. Khi anh không cho mình là người, không định làm người, thì lại sống có thanh danh có thể diện, sống hết sức tốt.

Vương Sóc: Nghĩa là, làm người nghiêm chỉnh rất mệt, rất khó chịu, những người thực sự có chút ít học vấn liệu có không ?

Lão Hiệp: Có thì có, nhưng chắc chắn không thể trở thành những đứa con cưng thời thượng, sống tẻ lạnh, không được giúp đỡ, ngay đến ra sách cũng không tìm được lối. Người Trung Quốc hiện giờ cách quá xa học thuật nghiêm chỉnh, cách qua xa làm người nghiêm chỉnh.

Vương Sóc: Phương Tây cũng chia ra nghiêm chỉnh và không nghiêm chỉnh. Tôi không tin ở họ ai ai cũng làm người nghiêm chỉnh, theo đuổi học vấn nghiêm chỉnh.

Lão Hiệp: Có một quyển hết sức có ảnh hưởng trong giới pháp luật, gọi là "Pháp luật và Cách mạng" do một giáo sư nước Mỹ viết. Ông ấy tên là Harold Jboerman, anh không biết quyển sách này của ông ấy đã sử dụng trong bao nhiêu thời gian đâu nhỉ?

Vương Sóc: Mười năm, hai mươi năm...

Lão Hiệp: Bốn mươi năm.

Vương Sóc: Chúng ta không có ai ngố như thế.

Lão Hiệp: Làm gì có người ngố đến mức ấy cơ chứ. Trò đùa! Chạy theo thời thượng mà, đuổi chưa kịp mốt này, thì mốt khác đã ập đến.

Vương Sóc: Phải đấy! Cứ đuổi theo, theo được, thì cũng già, hết rồi, chẳng hưởng được thứ gì hết. Ai muốn bỏ ra nhiều công sức to lớn như thế. Yêu cầu của thể chế nhà trường chúng ta đối với học giả, giáo sư không có tiêu chuẩn lượng hóa gì hết. Tôi muốn nói, làm thế nào để trở thành một học giả có thể diện ấy mà? Liệu có tiêu chuẩn có tính bắt buộc không?

Lão Hiệp: Người được hâm mộ nhất trong các trường đại học cao đẳng là những người thông minh, vừa là quan chức, vừa có danh vọng học thuật, như ông Vương Mông ngày nào, vừa là bộ trưởng văn hoá, vừa là nhà văn có tên tuổi.

Lão Hiệp: Ði học ở Trung Quốc trái hẳn với phương Tây. Của người ta, khoá chính quy đại học dễ học nhất, càng lên cao càng khó, học để thành một tiến sĩ, giáo sư bảy tám năm, mười năm chưa được công nhận là chuyện thông thường. Còn ở Trung Quốc, khoa chính quy đại học khó nhất, càng lên cao càng dễ học, học vị bác sĩ quyết định bởi sức ảnh hưởng của thầy dạy ở một chừng mực rất lớn. Người phương Tây làm luận văn, mỗi một chú thích đều phải có thuyết minh chi tiết về xuất xứ, trích nội dung chủ yếu của quan điểm, chứng minh anh đã đọc cuốn sách đó, phần chú thích trong luận văn bác sĩ của họ thường nhiều hơn văn bản chính. Các thầy giáo Trung Quốc không gây khó khăn như vậy cho học trò của mình. Luận văn của học trò có được thông qua hay không, có liên quan đến vinh dự và sĩ diện của thầy giáo, cho nên khi bảo vệ luận văn mời ai không mời ai rất cầu kỳ. Học vấn tình người ở chỗ này, không thua kém học vấn làm luận văn đâu. Nghe nói hiện giờ có thể dùng tiền trực tiếp mua học vị. Cải cách mà lại, một khi tiền bạc có giá, thì tình người tự nhiên sẽ mờ nhạt. Tiền là tình người, là quan hệ.

Vương Sóc: Trong trường đại học không đến nỗi bẩn thỉu như vậy chứ? Chẳng phải đã nói bàn học trong vườn trường còn sạch sẽ là gì?

Lão Hiệp: Những con người tài hoa tinh khôn như Dư Kiệt, là bàn học vốn sạch sẽ, cũng đã bị bọn họ vấy bẩn, không vấy bẩn, thì chẳng làm nên trò trống gì. Hai hôm nay lại được xem mấy quyển sách của bọn họ. Có một người tên là Mã La, sự tâng bốc nhau giữa Mã La và Dư Kiệt đã tới mức không chỗ nào là không lên đến đỉnh cao. Trong văn tập của Mã La có một bài lời tựa do Dư Kiệt viết và một bài viết về Dư Kiệt của Mã La. Lời lẽ, câu thức, ngữ cảm bợ đỡ lẫn nhau đều ở diện tương đối. Dư Kiệt nói, ở thời đại hiện nay, học giả trẻ duy nhất có thể đứng ngang hàng với anh ta về tuỳ bút tư tưởng, chỉ có Mã La. Dư Kiệt ưa dùng chữ "Nhất", Trần Bình Nguyên 'là một trong những sử gia văn học lỗi lạc nhất". Văn tự của Mã La là "một trong những văn tự hồn xiêu phách lạc nhất" của Trung Quốc ở cuối thế kỷ 20. Trong tiếng Hán thì "nhất" là đỉnh cao có nghĩa là duy nhất. Bản thân câu "một trong những gì gì đó nhất" là một kiểu chơi chữ. Ðã có "nhất" thì không có "một trong những". Nhưng anh ta vừa định bốc người ta đến độ "nhất", lại không muốn cho người ta là cái mức "duy nhất". Thế là đành phải dùng cái câu thiếu kiến thức sơ đẳng ngôn ngữ này: "Một trong những ... nhất". Hãy xem tiếp lời kết thúc của bài văn hai người tung hứng nhau, Dư Kiệt viết: "Mã La cũng đang tìm không gian lạnh giá hơn, tôi nguyện cùng đi với anh ấy. Ðây là một lối đi đầy chông gai không có đường. Ðây là con đường cứu chuộc tâm linh, chúng tôi sóng vai nhau đi, đúng như khách bộ hành dưới ngòi bút của ngài Lỗ Tấn...".

Cũng thử xem Mã La khen Dư Kiệt thế nào, chắc chắn anh sẽ buồn cười. Bài của anh ta có tiêu đề: "Thế nào là sáng tác", đầu tiên anh ta nêu tên các vị Rousseau, Byron, Franz Kafka, Ðôtstôiepsky, Lỗ Tấn là những nhà văn đáng được tôn kính trong trái tim và con mắt anh ta, cuối cùng tập trung ánh sáng của những nhân vật lớn này vào cả người Dư Kiệt: "Gần đây đọc tuỳ bút của Dư Kiệt cũng hiểu như thế", "Theo tôi, sáng tác của Dư Kiệt là thứ sáng tác lý tưởng này". Bợ đỡ cũng phải giữ chút ít hàm súc và kỹ xảo chứ, song những người này thì anh nào cũng ngang ngạnh tới mức đứng trên đầu con người khổng lồ nhìn xuống đám chúng sinh. Thử xem cuối cùng Mã La đã bợ đỡ ra sao: "Mặc dù thế nào đi chăng nữa ... trong mọi bài văn của Dư Kiệt, xét đến cùng đang giãy giụa một cái tôi thức tỉnh, một mạng sống thức tỉnh ... Mạng sống này vừa là mạng sống của Dư Kiệt, cũng là mạng sống của tôi, tôi còn có khuynh hướng, coi nó là một mạng sống của vật tồn tại lớn hơn, mơ hồ hơn nào đó".

Một người trên con đường không có lối, trên con đường chuộc tội, một người là mạng sống thức tỉnh: một người nguyện cùng đi với người khác, sóng vai đi đến cùng... mạng sống của người này là mạng sống của người kia. Tôi xin hỏi bọn họ đang chuộc tội gì vậy? Người muốn sám hối chân thành làm sao lại có thể sạm mặt lại bợ đỡ một cách không từ thủ đoạn như thế. Trong tim anh ta có ý thức tội ác gì, chẳng có tý gì hết. Bọn họ thức tỉnh gì mới được? Thức tỉnh tới mức dùng các nhà văn vĩ đại trên thế giới để tâng bốc người anh em bé nhỏ đồng bọn của mình.

Vương Sóc: Tôi cảm thấy da mặt mình đã rất dầy rồi, cũng là một thứ tính người rồi, nào ngờ lại có kẻ sinh sau dầy mặt hơn, tính toán kỹ càng hơn. Mẹ kiếp, đúng là hậu sinh khả uý, kẻ sinh sau đáng sợ thật, mình phải tránh xa ra mới được.

Lão Hiệp: Vẫn còn một người là Khổng Khánh Ðông, tự xưng là hiệp sỹ của trường Ðại học Bắc Kinh, Trình độ tự khoe và bợ đỡ kém xa hai người kia, anh ta khen người như điếu văn trên báo, nhưng lại viết chúc thọ ngài Tiền Lý Quần. Anh ta viết "thầy và học trò của thầy đều là những người truyền bá tinh thần Ngũ tứ", có ý thức phê phán tỉnh táo đối với văn hoá truyền thống Trung Quốc. Vừa khéo, trên cơ thể những người này mà chúng ta đã nối tiếp những đức tính đẹp đẽ quý báu nhất của nền văn minh Trung Hoa... Kiểm duyệt lại học trò của thầy, có thể phát hiện, mặc dù tiếng tăm của họ có kẻ trước người sau, học vấn của họ có người nông kẻ sâu, nhưng họ có một đặc điểm chung, đó là ai ai cũng là một bậc quân tử, đều là người tốt về đạo đức. Họ vừa biết tôn trọng người, vừa biết tự tôn; vừa biết làm việc thiện vì người, vừa biết độc lập không a dua, vừa biết tôn thầy kính già, vừa không dẻo mồm khéo nói; vừa biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, vừa giữ tính độc lập của người quân tử, không bè đảng. Lễ nghĩa, liêm sỉ mà đạo đức truyền thống Trung Quốc tôn thờ, nhân nghĩa lễ trí tín mà nhà nho đề cao, đều lấp lánh trên người họ một cách tự giác... Chúng tôi ở bên thầy, không chỉ học được chuyên môn, mà quan trọng hơn chuyên môn là học được tư tưởng, quan trọng hơn tư tưởng là tinh thần". Lời chúc thọ này trong truyền thống Trung Quốc, thông thường chỉ dùng để làm điếu văn đọc vào lúc đóng nắp quan tài sau khi người chết. Tôi không biết ông Lý Tiền Quần đọc xong lời chúc thọ này có cảm tưởng như thế nào. Nếu có người khen anh như vậy, anh sẽ nhận xét không phải anh ta chúc thọ anh mà là mắng anh mau mau xuống lỗ cho xong. Bài văn này có thể làm bức tranh tự vẽ của đám nhà học vấn con buôn có học vị thạc sĩ, tiến sĩ kia. Một đám người như vậy lại còn định nói đúng đắn nghiêm chỉnh, lại còn được gọi là từng con từng con "tuấn mã đen", trừ phi, loài người trên toàn thế giới đều chết sạch, chỉ còn lại vài mống bọn họ thì cứ việc tha hồ mà tung hứng bợ đỡ nhau.
Nguồn: Nguyên bản tiếng Trung, Nxb Văn Nghệ Trường Giang, in lần thứ nhất, 2000, Nxb Văn hoá dân tá»™c, Hà Ná»™i 2002