© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
24.3.2007
La Toàn Vinh
Những ý kiến vừa qua, ai cũng có những lý giải hay. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, ta nên tôn trọng lẫn nhau. Tôi thấy Phan Huyền Thư không phải “ăn cắp văn” mà tự giới thiệu thi sĩ Thanh Tâm Tuyền theo cái nhìn sáng tạo của mình, tất nhiên có tham khảo những bài nhận định khác như của Đặng Tiến v.v…

Theo tôi biết, nhiều nơi trên thế giới không ai in tiểu sử trên poster cả. Cái CV (tiểu sử/lý lịch) có thể in trên tờ bướm (flyer), hoặc in trong những kỷ yếu thì đúng hơn. Sau đó, biết thêm tin tạp chí Thơ trong nước có trích đăng vài bài thơ của Thanh Tâm Tuyền sau khi ông mất, có người vẫn chưa hài lòng vì tạp chí này chưa ghi thêm nơi di cư, nơi chết của thi sĩ. Thiết nghĩ, một con người cực chẳng đã mới sống ở một nơi khác, và cực chẳng đã mới ra hải ngoại, nên điều đó đâu có vui gì mà đề vào. Cùng lắm, vào ngày giỗ, mọi người nhắc đến đã đủ lắm rồi. Còn về việc phổ biến tác phẩm văn nghệ của một nghệ sĩ đã “bị học tập” trong một không gian như nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đây không phải lần đầu tiên. Ví dụ như họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ. Ông trước kia là một sĩ quan cấp tá trong quân đội Sài Gòn, phục vụ cho ngành chiến tranh chính trị, một cơ quan đầu não phản tuyên truyền, đối đầu số một với Ý thức hệ cộng sản... Và ông cũng đã từng “học tập” rất dài sau 1975. Nhưng Viện Bảo tàng Việt Nam vẫn có sưu tập tranh của ông trước khi ông mất. Ðặc biệt hơn, lại là tác phẩm lập thể, không nằm trong chiều hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.