talawas blog

Chuyên mục:

Bùi Văn Phú – Tài liệu: bài viết của ông Lưu Văn Lợi về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

14/09/2009 | 8:06 sáng | 11 Comments

Tác giả: Bùi Văn Phú

Category: Quan hệ Việt – Trung, Vấn đề Biển Đông
Thẻ:

Ngày 14.09.1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng có gửi một thư cho đại diện chính phủ Trung Hoa liên quan đến vấn đề hải phận Trung Quốc.

Năm ngoái, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam là ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng về lá thư này qua một bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (Số 315, tháng 9-2008, tr.40) với tựa đề “Về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày 14-9-1958”

Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông Lưu Văn Lợi. Chép lại để độc giả có tài liệu tham khảo về những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển Đông đang có nhiều tranh chấp và gây tranh luận.

*

Mấy hôm nay, Bắc Kinh kỷ niệm 50 năm bức thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Câu chuyện bức thư của ông Phạm Văn Đồng mà Bắc Kinh lấy làm nền cho luận điệu Việt Nam dân chủ cộng hòa đã “công nhận” Hoàng Sa là của Trung Quốc. Nguyên văn bức thư như sau:

“Thưa đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Đã ký: Phạm Văn Đồng

Chính phủ Trung Quốc tuyên truyền đây là một “bằng chứng” Việt Nam công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ có một nội dung là ủng hộ Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và hứa sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý.

Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Trung Quốc?

Ý định của ông Phạm Văn Đồng là ủng hộ quyền bảo vệ an ninh của Trung Quốc. Người ta chưa quên bối cảnh chính trị năm 1958. Khi đó Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc vừa giành được thắng lợi vĩ đại là đánh bật được Chính phủ Tưởng Giới Thạch thân Mỹ ra Đài Loan. Mỹ cay cú đe dọa Trung Quốc, cho hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan. Đài Loan chưa rút khỏi Kim Môn, Mã Tổ, hai hòn đảo sát liền địa lục Trung Hoa và quấy rối Trung Hoa nhân dân. Bấy giờ Trung Hoa nhân dân còn yếu và đang thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Trên tinh thần hữu nghị Trung – Việt, ông Phạm Văn Đồng thấy phải ủng hộ quyền của Trung Hoa nhân dân bảo vệ an ninh của chính mình và chống thái độ hung hăng của Mỹ khi đó đã đưa hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan. Thật đáng buồn là một cử chỉ anh em cao cả sau này lại được Bắc Kinh lợi dụng và xuyên tạc thành “bằng chứng công nhận” chủ quyền của Trung Quốc. Ông Phạm Văn Đồng không nói đến vấn đề Nam Sa, Tây Sa vì Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam và Hội nghị hòa bình San Francisco năm 1951 đã bác bỏ yêu cầu của Liên Xô trao Paracels cho Trung Hoa nhân dân với tỉ lệ áp đảo 46/51. Nếu Bắc Kinh thật lòng muốn kỷ niệm bức thư của ông Phạm Văn Đồng thì chính phải kỷ niệm tư tưởng hữu nghị cao cả của bức thư. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu thuộc chủ quyền Việt Nam.

© Buivanphu 14.09.2009

Bình luận

11 Comments (bài “Bùi Văn Phú – Tài liệu: bài viết của ông Lưu Văn Lợi về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng”)

  1. Meridia diet pills….

    Meridia diet pills….

  2. Hoàng Trường Sa viết:

    Ý kiến của bác Hòa Nguyễn về đảo Bạch Long Vĩ rất thú vị. Như trình bày trong bài của ông Lưu Văn Lợi, ta thấy rõ là khi được Pháp trao trả đảo BLV sau Hiệp định Genève 1954, ông Hồ và ĐCSVN đã làm một việc vô cùng tai hại, đem trứng giao cho ác, là giao đảo BLV cho các đồng chí TQ quản lý HỘ. Than ôi, sau ròng rả 9 năm kháng chiến với sự hy sinh không biết bao xương máu, tài sản của toàn dân, thế mà ngay sau khi giành lại được một phần đất biển từ tay thực dân Pháp, ông Hồ và đảng ông lại đang tâm đem cái đảo nhỏ thiêng liêng này của Tổ quốc trơ trọi trên Vịnh Bắc Bộ, nằm giữa ta với Tàu, cho bác Mao trông coi giúp. Thế mà ai cũng biết cái truyền thống tham đất tham đảo của Tàu, một khi thò được tay, đặt được chân vào miếng đất hay hòn đảo nào của ta thì khó mà chịu nhả ra. Rất may lần đó bác Mao đã có “hảo tâm” trả lại cho “bác” Hồ, nếu không có lẽ bây giờ toàn dân ta cũng đang khóc thương đảo BLV như đã khóc thương ải Nam Quan, thác Bản Giốc, núi Đất, Hoàng Sa, Trường Sa, v.v…
    Trong bài Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin của tác giả Zou Keyuan thuộc Viện Đông Á, Đại học Quốc Gia Singapore viết năm 1999, trang 245-246, có đoạn khá lý thú sau :
    “It was reported that this island formerly belonged to China and had Chinese inhabitants for centuries. It is unkown whether this island was one of the contested areas in the Sino-French boundary negotiations in 1887 since the 1887 boudary line decided only the ownership of the coastal islands and did not include mid-ocean islands such as Bach Long Vi Island in the Gulf of Tonkin. However, during the 1950s, in order to show the solidarity of the Sino-Vietnamese friendship and brotherhood, the island was handed over to Vietnam under a decision of the Chinese communist leaders led by Mao Tse-tung. Since the agreement for this matter is not available to the public, research into this issue is considerably limited. Nevertheless, one thing is certain : The hand-over has put China in a more embarassed and awkward position in the current negotiations. The two sides certainly expected to engage in a dispute over the effect of the island on the delimitation of the sea areas in the Gulf.
    If both China and Vietnam prefer to apply the equidistance principal, then the effect resulting from the exixtence of Bach Long Vi Island must be considered, since terms such as “full weight” or “partial effect” are used in conjunction with a discussion of islands in the maritime boundary decisions and litterature. Thus the problem is whether this island should be valued fully or partially, or be ignored in the delimitation of the Gulf.
    ………

    If partial effect were given to Bach Long Vi Island, then the question is to what extent the island should receive the effect in the boundary delimitation : 2, 12, or even 24 nautical miles – three standards existing in state practice? Another factor that is important in the light of the island’s effect is the historical fact that this island formerly belonged to China. Bearing this in mind, the effect resulting from the island in the delimitation should be further reduced in order to reach an equitable solution”.
    Tạm dịch ra Việt ngữ như sau :
    “Có tin đồn là đảo này trước đây thuộc TQ và người TQ đã sống trên đảo hàng thế kỷ. Không biết liệu đảo này có phải là một trong những vùng tranh chấp trong các cuộc thương thuyết về biên giới Pháp Thanh vào năm 1887 hay không, vì đường biên giới 1887 chỉ quyết định về chủ quyền của các đảo gần bờ chứ không bao gồm các đảo ở giữa biển như đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, trong những năm 1950, để chứng tỏ tình đoàn kết Trung-Việt và tình anh em, đảo này đã được TQ chuyển nhượng cho VN qua quyết định của các lãnh tụ Cộng sản TQ do ông Mao Trạch Đông lãnh đạo. Vì sự thỏa hiệp này không được công bố cho công chúng biết nên nghiên cứu về vấn đề này khá bị hạn hẹp. Tuy vậy, có một điều chắc chắn : Việc chuyển nhượng đã đặt phía TQ vào một thế kẹt đáng bối rối trong các thương thuyết hiện nay. Cả hai bên chắc thế nào cũng đưa ra bàn cãi về hiệu quả của đảo này trong việc phân định vùng biển trong Vịnh.
    Nếu cả TQ lẫn VN đều muốn áp dụng nguyên tắc chia đều theo khoảng cách, thì hiệu quả từ sự hiện diện của đảo Bạch Long Vĩ phải được cứu xét, bởi vì các từ ngữ như “hiệu lực toàn phần” hay “hiệu lực một phần” thường được dùng khi thảo luận tới các đảo trong các tài liệu về phân định biên giới biển. Do đó, vấn đề là liệu đảo này được đánh giá là có hiệu lực toàn phần hay một phần, hay bị bỏ ra ngoài khi phân chia Vịnh.
    ………
    Nếu đảo Bạch Long Vĩ chỉ được cho hiệu lực một phần, thì câu hỏi là đảo này sẽ được hiệu lực bao nhiêu trong việc phân định biên giới : 2, 12 hoặc ngay cả 24 hải lý – ba tiêu chuẩn thực tiễn thông dụng đang được sử dụng ? Một yếu tố khác cũng quan trọng khi đánh giá hiệu lực của đảo này là sự kiện lịch sử rằng đảo này trước đây vốn thuộc vào TQ. Nếu ta lưu ý về sự kiện này, thì hiệu lực do đảo này mang đến cần phải RÚT XUỐNG BỚT để đạt được một giải pháp công bằng.” [ Chữ viết lớn để nhấn mạnh là do tôi, HTS, làm].
    Như thế, rõ ràng là việc ông Hồ và CĐSVN giao đảo BLV cho Tàu quản lý là một việc vô cùng thiếu khôn ngoan. Tuy ta may mắn không mất đảo, nhưng trong việc phân định lại biên giới VBB vào năm 2000, phía VN đã bị thiệt rất nhiều trong hiệu lực của đảo BLV, cũng do phía TQ đã làm như ông Zou Keyuan nói trên đây. Ai đời lại dại dột đem đảo của mình giao cho người như thế ? Năm 1954 ĐCSVN làm chuyện này thì năm 1958 đảng ký Công hàm Phạm Văn Đồng cũng không có gì lạ cả !

  3. Hoà Nguyễn viết:

    Cuốn “Cuộc Tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của ông Lưu Văn Lợi có nhiều tài liệu giá trị, chứng minh vững chắc HS & TS thuộc chủ quyền VN về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. Nhưng phần nói về Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là dùng để tranh biện với TQ, mà chỉ để trần tình với người VN về lý do tại sao năm 1958 nhà nước VN quyết định “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc” trong khi Tuyên bố của TQ về hải phận nói rõ hải phận của họ rộng 12 hải lý tính từ bờ biển và quanh các đảo gồm có HS và TS. Khi công nhận lãnh hải 12 hải lý trong Công bố của TQ với nội dung như vậy cũng là đồng thời (mặc nhiên) công nhận HS & TS nằm trong lãnh hải của TQ. Ở đây ông Lưu Văn Lợi không dùng “lý” để tranh biện chủ quyền, mà dùng “tình” giữa TQ với VN vào thời đó để giải bày sự việc. Tôi nhớ ông Dương Danh Dy nói trước đây người VN đã ngây thơ về vấn đề biên giới với TQ.

    Có một đoạn trong quyển sách của ông Lưu Văn Lợi rất đáng chú ý. Trích:

    “…năm 1955 Pháp rút khỏi miền Bắc vĩ tuyến 17 và đảo Bạch Long Vĩ khi đó quân đội nhân dân còn bận tiếp quản và quản lý các nơi khác mà Pháp đã trao trả, cho nên trước mắt không đủ sức quản lý đảo Bạc Long Vĩ ở cách xa Hải Phòng 170km, họ đã phải nhờ Trung Quốc quản lý hộ. Phía Trung Quốc đã chấp nhận và năm 1957 đã trao trả phía Việt Nam đảo và còn tặng một tầu thuỷ nhỏ để đảm bảo sự liên lạc giữa đất liền và đảo”.

    Wikipedia cho trước đây đảo BLV của Trung Hoa và người TQ đả sinh sống trên đó từ lâu, đến năm 1937 bị Pháp chiếm. Sau năm 1945, đảo bị Quốc Dân đảng Trung Hoa chiếm đóng, mãi đến năm 1955 TQ (Bắc Kinh) mới chiếm đảo này. Năm 1957 TQ trả lại đảo cho VN. Nhưng gần đây TQ có thái độ mập mờ, không đòi cũng không từ bỏ đảo BLV. (Xem:
    http://en.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_Long_V%C4%A9)

    Tôi nghi trang Wiki này do người TQ viết, vì có rất nhiều chữ Hán, cả Bạch Long Vĩ cũng có tên gọi khác bằng tiếng TQ là Yeying, hay Dạ Oanh đọc theo Hán Việt (Nightingale island).

    Đảo BLV nằm giữa Hải Phòng và đảo Hải Nam, gần đường ranh vịnh Bắc Bộ nhưng trong hải phận thuộc VN. Nếu TQ chiếm BLV thì phần cửa vịnh Bắc Bộ thuộc VN sẽ bị thu hẹp.

    Năm 1956 TQ đã chiếm các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm đảo An Vĩnh, bao gồm đảo Phú Lâm) và sau đó họ cho người giả dạng ngư dân đổ bộ lên các đảo phía Đông (nhóm Trăng Khuyết) nhưng bị lính miền Nam bắt giữ. Nhưng tại sao năm 1957 TQ lại trả đảo Bạch Long vĩ lại cho VN (miền Bắc)? Nếu ông Lưu Văn Lợi giải thích do miền Bắc yêu sách thì hợp lý lắm. Nhưng khi ông cho là do lòng tốt từ phía TQ thì đáng ngờ. Có thể nào TQ trả BLV lại cho VN năm 1957 để tỏ thiện chí, hay để chứng tỏ họ không tham vọng gì (?) khi chiếm một phần quần đảo HS (năm 1956), để rồi qua năm sau (1958) họ gây sức ép khiến VN phải nhận chủ quyền TQ trên cả HS và TS? Đây chỉ là một nghi vấn.

  4. Hoàng Trường Sa viết:

    Kính mời quý vị đọc thêm bài sau đây của ông Lê Nguyên Hồng, cựu bộ đội “quân đội nhân dân Việt Nam”:
    Tại sao ông Phạm Văn Đồng thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại xác nhận các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng ? (Lê Nguyên Hồng)

  5. Hoàng Trường Sa viết:

    Không dùng từ “Trường Sa và Hoàng Sa” trên game online
    (http://www.sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=56849&fld=HTMG/2009/0913/56849 )
    SGTT – Theo phản ánh của game thủ khi chơi các game online của VinaGame, nếu dùng những từ ngữ có liên quan đến từ “Hoàng Sa, Trường Sa”, “bộ lọc” (hệ thống kiểm soát) của VinaGame sẽ cảnh báo: “ngôn ngữ không phù hợp”, không cho hiển thị những từ ngữ trên trong nội dung chat giữa các game thủ.

    Theo tìm hiểu của SGTT, việc VinaGame đưa vào bộ lọc ngăn chặn những từ ngữ trên là thực hiện thông tư 60 do liên bộ Công an, Văn hoá thông tin và Bưu chính viễn thông ban hành ngày 1.6.2006, trong đó có việc nghiêm cấm dùng một số từ ngữ nhạy cảm về chính trị, thuần phong mỹ tục… trong game. Được biết, trong thông tư 60, không có quy định cụ thể những từ “nhạy cảm”.
    Gia Vinh
    SOS: Tên gọi Nam Sa, Tây Sa mới “phù hợp”, chứ Hoàng Sa, Trường Sa thì không – Đến trò chơi điện tử ở Việt Nam cũng theo quan điểm Trung Quốc

  6. Hoàng Trường Sa viết:

    Để thấy thật rõ ý nghĩa và hậu quả tai hại của Công hàm ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, kính mời quý vị đọc bài dưới đây :
    CÔNG HÀM BÁN NƯỚC

  7. Hoàng Trường Sa viết:

    Đằng sau công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng

    (xem Sự thật về công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – Nhã Trân phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hữu Thống )

    Nhã Trân : Thưa Luật Sư, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và [không] nằm trong vùng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, điều này hẳn là Trung Quốc khi ấy nắm rõ. Như vậy thì tại sao chính quyền Bắc Kinh vẫn tuyên bố có quyết định về lãnh hải của họ bao trùm cả khu vực hai quần đảo này?

    Luật sư Nguyễn Hữu Thống : Tôi chắc là thật ra Hồ Chí Minh có viết thư cho Mao Trạch Đông rồi. Trung Quốc nắm hai cái thư đó thì nó mới chịu cho Đảng CSVN giải phóng Miền Nam năm 59. Chuyện Chu Ân Lai với Phạm Văn Đồng chỉ là cái bề ngoài thôi. Cộng sản muốn “giải phóng” một ngàn triệu con người Á Châu khỏi ách đế quốc tư bản qua đấu tranh võ trang. Hồ Chí Minh muốn “giải phóng” Miền Nam thì phải nhờ Mao Trạch Đông vào năm 56, lúc đó tổng tuyển cử theo hiệp định Geneva không thành.
    Thế thì đến năm 58-59 cộng sản thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thì lúc đó đã cấu kết với Trung Quốc rồi. Thời kỳ đó chỉ có Trung Quốc viện trợ thôi. Vì thế mà có sự cam kết hồi 59, trong kế hoạch của đảng cộng sản có cái đó. Năm 59 nó phát động chiến dịch giải phóng Miền Nam thì làm gì có tiền, chỉ có Trung Cộng giúp thôi. Chắc chắn vì thế đảng cộng sản mới nhường cho Trung Quốc lãnh hải, trong đó có cả Hoàng Sa-Trường Sa. Việt Nam yếu thế nên Trung Cộng không sợ.
    Tại sao Trung Quốc không đòi những đảo như đảo Ba Bình của Đài Loan, những đảo của Phi Luật Tân mà đòi của Việt Nam, bởi những nước kia dân đánh động, hễ động một cái là dân biểu tình, đập phá toà đại sứ, báo động khắp thế giới, trong khi cộng sản Việt nam không cho dân biểu tình. Đảng Cộng Sản Việt Nam không cho người dân biểu lộ thái độ, quốc hội của cộng sản thì không dám nói gì cả.

  8. Dương Danh Huy viết:

    Phân tích CHPVD thì không thể bỏ qua tuyên bố 1958 của TQ. Các bác có thể xem 2 bản khác nhau của tuyên bố 1958 của TQ ở đây: http://www.minhbien.org/?p=594.

    Dùng 2 bản trên, tôi thấy lý luận của ông Lưu Văn Lợi không có đủ tính thuyết phục để bác bỏ lý lẽ của TQ về CHPVD.

  9. Hoàng Trường Sa viết:

    Bài dưới đây của ông Lưu Văn Lợi (đăng trên Blog Ý Kiến, nay hình như bị ngưng hoạt động) nói rõ hơn. Kính mời quý vị tham khảo thêm :

    « 50 năm sau ngày TT Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận chủ quyền của TQ
    Cuộc Tranh Chấp Việt-Trung Về Hai Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa
    Posted by Quản trị on September 13, 2008
    (Trích, phần nói về bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng)
    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ Hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Manila tháng 7 năm 1992 đến Hội nghị SEAPOL ba khu vực tại Bangkok tháng 12 năm 1994, các đại biểu đều lo lắng về tình hình an ninh của Biển Đông và trao đổi ý kiến về sự hợp tác trong khu vực.
    Trong khu vực này có hai vấn đề lớn nổi lên: vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vấn đề hợp tác trước hết là về khai thác tài nguyên. Các đại biểu đều cho rằng nếu không giải quyết được vấn đề chủ quyền thì khó mà giải quyết được vấn đề hợp tác khai thác tài nguyên. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, phức tạp là vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Ba năm lại đây, cùng với việc giải quyết vấn đề Campuchia, việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một nhân tố ổn định quan trọng đối với Đông Nam châu Á. Việt Nam không chỉ mở rộng quan hệ với các thành viên của ASEAN mà Việt Nam đã trở thành quan sát viên của ASEAN, vấn đề trở thành thành viên chính thức của ASEAN chỉ còn là vấn đề thời gian, vì điều kiện đã chín muồi.
    Giữa Việt Nam và Trung Quốc quan hệ các mặt đang phát triển, đang còn những cố gắng từ cả hai phía để giảm bớt bất đồng, từng bước giải quyết các tranh chấp giữa hai nước. Vì lợi ích của hai nước, nên và cần tính việc giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa.
    Trong bối cảnh thuận lợi đó, Nhà xuất bản CÔNG AN NHÂN DÂN trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn “CUỘC TRANH CHẤP VIỆT-TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA” của ông Lưu Văn Lợi, một nhà nghiêm cứu quen thuộc. Trên cơ sở những tài liệu lịch sử vững chắc, xuất phát từ những tiêu chuẩn được chấp nhận của luật pháp quốc tế, tác giả đã bình tĩnh, khách quan phân tích lập trường của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc để đánh giá khả năng, phương hướng giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề Hoàng Sa vì lợi ích của hai nước Việt-Trung, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á.
    NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN, 1995
    LƯU VĂN LỢI
    Nhà báo, luật gia, nhà ngoại giao:
    – Chủ bút báo tiếng Pháp LA REPUBLIQUE năm 1945, tờ báo tiếng Pháp LEPEUPLE năm 1946 đều xuất bản tại Hà Nội – Thư ký toà soạn tờ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, tờ báo của QĐNDVN (1951)
    – Uỷ viên thường vụ Hội Luật gia Việt Nam (1980-1985)
    – Thành viên Đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh QĐNDVN gặp đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Quân Đội viễn chinh Pháp tại Hội nghị Trung Giã năm 1954.
    Trợ lý đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thuỷ trong các cuộc thương lượng bí mật với ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh của Nhà trắng (1972-1973).
    Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
    Phó trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị liên hợp bốn bên tại Sài Gòn năm 1973.
    Trưởng ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989).
    CHƯƠNG V

    3. Họ nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa.
    Bắc Kinh tuyên truyền rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa nhưng sau lại thay đổi thái độ. Họ đã đưa ra bằng chứng là bức thư của Thủ tướng Phạn Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai về vấn đề lãnh hải của Trung Quốc, tuyên bố của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1965 nói rằng Tây Sa là của Trung Quốc.
    Trước hết nói về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    Mọi người chắc chưa quên rằng khi đó là thời kỳ của chiến tranh lạnh, đế quốc Mỹ đang can thiệp vào miền Nam Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Tuy bị thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn hò hét chiến tranh chống Trung Quốc, hạm đội của Mỹ hoạt động trong eo biển Đài Loan. Trung Quốc cũng phải phòng ngừa một hành động phiêu lưu của hạm đội Mỹ, nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn (quémoy) Mã Tổ (matsu). Trong bối cảnh đó, ngày 4-9-1958 Trung Quốc công bố quy định lãnh hải của mình rộng 12 hải lý.
    Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm sau đây:
    “Thưa đồng chí Tổng lý”
    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
    Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hai lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.
    Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

    Ở đây thủ tướng Phạm Văn Đồng không định đề cập đến vấn đề pháp lý, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không định nói về Hoàng Sa, Trường Sa, mà chỉ nghĩ đến một điều: sự hung hăng của đế quốc Mỹ và hoạt động của hạm đội 7 trong eo biển Đài Loan đe doạ Trung Quốc, do đó thấy cần ủng hộ càng sớm càng tốt việc quy định lãnh hải rộng 12 hải lý để cản tay đế quốc Mỹ.
    Những người Việt Nam và Trung Quốc trung thực đã sống những năm 50, 60 đều còn nhớ mối quan hệ giữa nhân dân hai nước “vừa là đồng chí vừa là anh em”, trong ý nghĩ “Trung-Việt nhất gia”, do đó coi bản công hàm đó là biểu hiện của tình hữu nghị Trung-Việt. Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa thì là đi quá nội dung và mục đích của công hàm, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc thời bấy giờ.
    Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây Sa là có thật, nhưng đó không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cần đặt các sự kiện đó trong bối cảnh lịch sử của nó, vào thời gian những năm 1956 đến 1965 khi nhân dân Việt Nam phải đấu tranh chống sự can thiệp xâm lược của đế quốc Mỹ ở cả hai miền.
    Tình hình nước Việt Nam khi đó.
    Về mặt hành chính, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ đợi thống nhất. Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cộng hoà đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương và từ đó đã tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính, tổ chức khảo sát và khai thác tài nguyên về biển đồng thời kiên quyết bảo vệ hai quần đảo chống lại những hành động và ý đồ xâm chiếm của Bắc Kinh cũng như các nước khác. Chính phủ Việt Nam cộng hoà cũng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình tại các hội nghị và tổ chức quốc tế. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam cùng với Chính phủ Sài Gòn đã tham gia ký kết Định ước về Việt Nam và đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trách nhiệm quản lý lãnh thổ bên này bên kia vĩ tuyễn 17 là rõ ràng.
    Về mặt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ năm 1965 nhân dân Việt Nam phải đối phó với cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc. Đây là một cuộc chiến tranh ác liệt nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó lực lượng quân sự cực mạnh của Mỹ đã huy động tất cả bộ máy chiến tranh của nó từ pháo đài bay, thiết bị điện tử đến vũ khí hoá học. Nhân dân thế giới coi đây là cuộc chiến đấu giữa David và Goliath và coi cuộc chiến tranh Việt Nam là vấn đề lương tri của thời đại. Nhân dân Việt Nam nhất định không thể chịu để mất nước một lần nữa và quyết định làm tất cả cái gì có thể làm được để chống xâm lược, đó là vấn đề sống còn của cả dân tộc Việt Nam.
    Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc ngay từ khi mới ra đời và cũng ngay từ đó các nước thuộc địa hoặc mới giành được độc lập đều coi Bắc Kinh là niềm tin và hy vọng. Trung Quốc không muốn đụng đầu một lần nữa với đế quốc Mỹ, nhưng cần phải tiếp tục giương cao ngọn cờ chống đế quốc, tiếp tục giúp đỡ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc. Việt Nam lại là một nước xã hội chủ nghĩa, một nước láng giềng anh em, “núi liền núi, sồn liền sông”. Trong tình hình đó, Trung Quốc trở thành đồng minh trên thực tế của Việt Nam về chính trị, tinh thần và vật chất. Họ đã gửi sang Việt Nam vũ khí, đạn dược, lương thực, xe cộ và dành con đường quá cảnh cho hàng viện trợ của Liên Xô và Đông Âu và các nước khác. Người Việt Nam và Trung Quốc coi quan hệ giữa hai nước như “môi với răng”.
    Mỹ cũng không muốn một lần nữa đụng đầu với Trung Quốc. Việt Nam muốn gắn chặt cuộc kháng chiến của mình với Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Việt Nam chân thành tin cậy Trung Quốc và cho rằng chiến tranh xong mọi vấn đề lãnh thổ sẽ đượch giải quyết tốt đẹp giữa những người “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Về lý luận và thực tiễn đối với người Việt Nam đó là tình đoàn kết quốc tế.
    Phải đứng trên tinh thần đó của nhân dân Việt Nam và bối cảnh những năm 50-60 để hiểu các tuyên bố nói trên. Và cũng để hiểu hành động của những đồng minh của Việt Nam.
    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1949 quân đội nhân dân Việt Nam, theo yêu cầu phối hợp của những người cộng sản Trung Quốc ở phía Nam, đã đưa quân vào vùng Thập Vạn Đại Sơn Tây, dãy núi lớn giữa hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, tiêu diệt nhiều vị trí quân sự của Tưởng Giới Thạch, giải phóng được Trúc Sơn (lãnh thổ Trung Quốc) và sau đó đã trao trả Trúc Sơn cho quân giải phóng Trung Quốc. Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945, năm 1955 Pháp rút khỏi miền Bắc vĩ tuyến 17 và đảo Bạch Long Vĩ khi đó quân đội nhân dân còn bận tiếp quản và quản lý các nơi khác mà Pháp đã trao trả, cho nên trước mắt không đủ sức quản lý đảo Bạc Long Vĩ ở cách xa Hải Phòng 170km, họ đã phải nhở Trung Quốc quản lý hộ. Phía Trung Quốc đã chấp nhận và năm 1957 đã trao trả phía Việt Nam đảo và còn tặng một tầu thuỷ nhỏ để đảm bảo sự liên lạc giữa đất liền và đảo. Sự tin cậy của Việt Nam đến mức là khi Trung Quốc giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng, Tổng cục đường sắt Việt Nam đã chấp nhận một văn bản có ghi điểm nối ray giữa hai nước “đi qua đường quốc giới”, vào sâu lãnh thổ Việt Nam 316 mét so với đường biên giới chính thức giữa hai nước đã xác định trong Hiệp định đường sắt Việt-Trung ngày 25-5-1955.
    Việt Nam cũng đã cư xử như thế với những anh em người Lào. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, phía Việt Nam đã tạm để một số lãnh thổ của Việt Nam cho lực lượng yêu nước Lào làm căn cứ hoạt động như vùng Na Mèo (tỉnh Thanh Hoá), vùng Keng Đu (tỉnh Nghệ An). Cũng như lực lượng yêu nước Lào đã đồng ý tạm để Việt Nam xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trên một bộ phận lãnh thổ Lào giáp với Việt Nam (những vùng đất gọi là giải phóng, do lực lượng yêu nước Lào quản lý).
    Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã cùng nhau giải quyết thoả đáng mọi vấn đề: Việt Nam đã trả lại Lào những lãnh thổ đã mượn của Lào và Lào đã trả Việt Nam những lãnh thổ đã mượn của Việt Nam. Ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai nước đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở tôn trọng đường biên giới vốn có, khi hai nước tuyên bố độc lập năm 1945.
    Quan hệ giữa PLO và nước A Rập ngày nay, về nhiều mặt, cũng tương tự mối quan hệ giữa Việt-Trung Quốc và mang dấu ấn của tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Nói đây là một đặc điểm của thời đại cũng không có gì là quá đáng.
    Những lời giải thích trên đây có thể được chấp nhận hoàn toàn, một phần hay không được chấp nhận . Mặc dầu vậy những lời tuyên bố nói trên không phải là sự tuyên bố của Việt Nam từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và vẫn phản ảnh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp nhất của tình hữu nghị Việt-Trung.
    ***
    Trung Quốc rất quan tâm tuyên truyền vấn đề bản đồ, họ đã đưa ra nhiều bản đồ. Đây không phải là vấn đề quan trọng, nhưng cũng cần nêu thêm một vài nhận xét:
    1. Trung Quốc luôn luôn nói các đảo Nam Hải là phần cực Nam của Trung Quốc và đưa ra nhiều bản đồ. Nhưng họ lại không dẫn chứng những sách hoặc bản đồ cổ của Trung Quốc chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Chẳng hạn đoạn tổng luận của cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư đã viết:
    “Phía Nam từ vĩ độ Bắc 180 13’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam, phía Bắc đến vĩ độ 530 50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía Tây đến kinh tuyến 420 11’, tận cùng là núi Tùng Lĩnh, Nam bắc gồm hơn 36 độ, rộng hơn 7.100 dặm, Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8000 dặm. Diện tích 32.605.156 dặm vuông, chiếm ¼ Châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả Châu Âu”.
    Tổng luận đó hoàn toàn ăn khớp với Hoàng thanh trực tỉnh toàn đồ năm 1862 đời vua Đồng Trị và Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ năm 1894 đời vua Quang Tự, đều là bản đồ chính thức, mà không vẽ các quận đảo Tây Sa và Nam Sa.
    Trong Quảng Đông dư địa đồ năm 1897 đời vua Quang Tự do tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuân đề tựa, có Quảng Đông toàn tỉnh dư địa tổng đồ và Quỳnh Châu phủ đồ cũng không vẽ bất cứ quần đảo nào ở biển Nam Hải, phù hợp với lời dẫn ghi giới hạn “cực nam” của lãnh thổ Trung Quốc là “núi ngoài cảng Du Lân, Châu Nhai”.
    Theo các án lệ, giá trị của các bản đồ trong một cuộc tranh chấp về chủ quyền chỉ là tương đối. Phán quyết của trọng tài Max Huber trong vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan đã nhận xét:
    “…Chí với một thái độ cực kỳ chân trọng mới có thể tính đến việc dùng các bản đồ để giải quyết một vấn đề về chủ quyền lãnh thổ…”
    Phán quyết còn nói rõ hơn:
    “Khi mà trọng tài biết chắc chắn rằng có những sự kiện pháp lý có tính chất quyết định của những người vẽ bản đồ mà không rõ họ lấy nguồn tin ở đâu thì hoàn toàn có thể bỏ qua giá trị của các bản đồ dù cho nó có nhiều và được đánh giá cao đến đâu chăng nữa”
    Vấn đề giá trị của những bản đồ của phía Trung Quốc đưa ra như trên thế là rõ.

    Saturday September 13, 2008 – 12:02pm (ICT) Permanent Link
    Blog Ba Sàm
    http://ykienblog.wordpress.com/2008/09/13/cu%e1%bb%99c-tranh-ch%e1%ba%a5p-vi%e1%bb%87t-trung-v%e1%bb%81-hai-qu%e1%ba%a7n-d%e1%ba%a3o-hoang-sa-va-tr%c6%b0%e1%bb%9dng-sa/

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...