Trịnh Thanh Thủy – Ngọn lửa ngầm Bát Nhã và thanh thiếu niên Việt Nam
08/10/2009 | 5:43 sáng | 7 Comments
Category: Chính trị - Xã hội, Tôn giáo
Thẻ: Giới trẻ Việt Nam > Vụ Bát Nhã
Theo thông tin có được trên talawas tôi vào trang RFA Á Châu và Làng Mai nên đọc được những dòng tin về pháp nạn chùa Bát Nhã đã làm liên lụy tới chùa Phước Huệ. Câu trả lời của các thầy có trách nhiệm tại chùa Phước Huệ là “nếu xảy ra trường hợp có người vào hành hung tại chùa Phước Huệ như vậy chúng tôi sẽ đóng cổng chùa, đốt chùa và cùng tự thiêu.” khiến tôi rùng mình nghĩ đến một liên tưởng. Hơn 400 ngọn đuốc tu sinh và số còn lại của các thầy cô, Phật tử đang cư ngụ trong chùa Phước Huệ sẽ bùng sáng và lừng lẫy đi vào lịch sử. Ngọn lửa Quảng Đức bỗng cháy lại trong trí tôi và có lẽ trong trí của nhiều người Việt Nam.
Tiếng kêu thống thiết của tập sự nữ Tâm Thường không biết có đánh động được lương tâm nhân loại không nhưng nó làm tôi bắt đầu suy gẫm về thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hôm nay: “Chúng con chỉ tu thôi mà. Tại sao lại phá chùa đuổi chúng con đi? Tại sao lại bắt bớ đánh đập các thầy, các sư chú, các sư cô? Đừng bắt anh chị em chúng con phải xa nhau! Chúng con chỉ muốn được cùng nhau tiếp tục tu tập, đừng bắt chúng con phải về lại nhà! Chúng con chỉ muốn được tu thôi mà!”
Lời kêu cứu muốn được yên thân để được tu học, được sửa sai và tập luyện những phương pháp làm người lành ấy khơi gợi đến một ý tưởng “vơ đũa cả nắm” và có phần sai lạc bấy lâu của tôi về thanh thiếu niên Việt Nam trong nước.
Mỗi lần tôi vào một trang tin tức trong nước, đọc được những tin về giới thanh thiếu niên Việt mình tôi lại buồn buồn. Nào là những bạn trẻ thuộc thành phần con ông cháu cha, hay gia đình giàu có, thi nhau đua đòi, nhậu nhẹt, nhuộm tóc, ăn mặc hở hang, ăn chơi sa đoạ. Có những thanh thiếu niên lạm dụng thuốc lắc, bạch phiến, bỏ học đi chơi, hay học hành không ra gì. Họ còn tổ chức đua xe, cá độ và khiêu vũ thâu đêm suốt sáng, v.v… Đó là những đầu đề hàng ngày được các báo chí đăng tải. Lần về Việt Nam kỳ rồi, lúc ra các quán cà phê net, tôi thấy rất đông các em học sinh ngồi thường trực ở đấy chit chat với nhau, hẹn hò và có khi còn lén coi các trang mạng khiêu dâm.
Sự buồn chán của tôi còn tăng hơn khi vào các trang mạng về giáo dục với những bài báo róng lên tiếng chuông về sự lạc hậu của hệ thống giáo dục. Thêm vào đó, đạo đức học đường và xã hội có nguy cơ xuống thấp và xa rời các giá trị truyền thống của dân tộc. Những thông tin về gian lận trong thi cử ngày càng tràn ngập, đến mức trở nên “bình thường” và nhàm tai người dân. Có những bài báo mỉa mai việc này với tiêu đề “Chuyện thường ngày ở huyện”. Sự việc, đề thi lọt ra ngoài, trèo tường ném bài, các dịnh vụ bán lời giải làm sẵn là những điệp khúc mãi ầu ơ và ngành giáo dục vẫn ngủ gục.
Trong một đề thi của kỳ thi vào đại học 2009, các thí sinh được yêu cầu bàn luận về tính trung thực. Theo một giám khảo ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, hầu hết các bài thi viết theo kiểu “vẹt”, không thể hiện được chính kiến. Thậm chí, đề thi yêu cầu viết về sự trung thực nhưng thí sinh lại viết không trung thực. Sau kỳ thi, một cuộc thảo luận được mở ra để hỏi ý kiến 4 em về đề thi này. Có ba em thừa nhận đã từng có những hành vi không trung thực trong học tập và trong cuộc sống, Có em băn khoăn “Tại sao phải sống trung thực trong khi rất nhiều người chung quanh đang sống giả dối mà vẫn đạt thành công”? Vậy nên sống không trung thực để “được” nhiều hay trung thực để “mất” nhiều đây? Có em cho rằng không cần phải đặt câu hỏi, sống trung thực sẽ được gì, mất gì, mà làm sao để sống thoải mái nhất, đó mới chính là mục đích tối thượng! Em nói, “Những bạn quay cóp, gian lận trong thi cử, họ cũng giỏi ở bản lĩnh dám làm đấy chứ?”. Em tỏ ra không cảm thấy hối hận vì đã quay cóp trong khá nhiều kỳ thi vì đó chỉ là một cách thi đối phó.
Chỉ có một em có quá trình quan sát nhiều năm ở Singapore và mới đây là ở Mỹ, trả lời bằng sự tự tin, em khẳng định: Sống trung thực chỉ có ĐƯỢC, chứ không bao giờ MẤT. Em đã được trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ nhận làm sinh viên bằng một hồ sơ khác biệt.
Đây chỉ là một ví dụ trong cuộc quan sát ý kiến nhỏ về lòng trung thực. Có thể nó không phải là tỷ lệ của đại đa số suy nghĩ của các thanh thiếu niên Việt Nam. Tuy nhiên, khi biết được điều này, ai còn quan tâm đến thế hệ trẻ Việt Nam không khỏi ngẫm nghĩ về sự tin cậy của người khác có còn đối với giới trẻ Việt Nam hay không?
Tôi quả có mất lòng tin về sự lương thiện và sự trong sáng của một số người trẻ trong nước. Nhưng khi đọc được bản tin về 400 tu sinh chùa Bát Nhã (có số tuổi trên dưới đôi mươi), sự tin tưởng trong tôi ấm lại và bừng sáng. Các em tu sinh ở Bát Nhã là những đóa sen thơm đang nở giữa đầm bùn.
Những thanh thiếu niên trạc tuổi các em, có kẻ chỉ lo học hành để kiếm mảnh bằng, (hay mua nếu được), ngõ hầu kiếm được việc làm có thể no cơm ấm áo. Những em khác, có em còn phải dựa vào cha mẹ trong việc mưu sinh hay ăn ở. Còn một số lao vào con đường xấu như tôi trình bày ở trên thì các em tu sinh Bát Nhã đã có những suy tư và lý tưởng khác hẳn chúng bạn.
Các em đã can đảm tìm đến điều thiện, cam chịu xa gia đình, chịu mọi khó khăn, khổ cực, cố sửa sai chính mình để nhận chịu những phương pháp tu tập làm người tốt. Các em đã học được nhiều điều. Học mở lòng, khơi suối yêu thương giữa con người đối với con người và cả loài vật, cũng như thiên nhiên cây cỏ. Học mở rộng sự hiểu biết, che chở sinh mạng con người và muôn loài bằng cách thể hiện lòng vị tha, từ bi. Học lương thiện, bỏ thói tà dâm, tránh xa rượu, chè, ma túy và các sản phẩm độc hại tinh thần. Tất cả những điều các em học hỏi đều là những điều quý báu mà các thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đang cần: đó là lánh xa cái ác, nuôi dưỡng và đến gần điều lành. Học và hành cần phải đi đôi. Các em đang được hướng dẫn, dạy dỗ, đang nở những đóa hoa lành bỗng dưng bị xua đuổi, bắt bớ, đánh đập, cưỡng bách rời xa cái nhân lành mà các em đang vun xới. Thật là một điều tàn nhẫn.
Bây giờ nếu 400 em tu sinh đang tạm trú ở chùa Phước Huệ không chịu rời chùa và tuyên bố cố thủ ở đấy, nếu chính quyền tiếp tục trục xuất người bằng phương tiện bạo hành như đã làm, tôi sợ chuyện đốt chùa và tự thiêu không may sẽ xảy ra. Tôi hy vọng nhà cầm quyền đương thời tìm ra được một giải pháp ôn hoà ổn thoả để giúp các em, những mầm non thanh quý này. Đừng để một cuộc tắm máu như Thiên An Môn hay một vụ Quảng Đức nữa xảy ra. Mong thay.
____________
Tài liệu tham khảo
Pháp nạn Bát Nhã đánh động lương tri mọi người:
Âm thanh cuộc bạo động tại tu viện Bát Nhã:
Lựa chọn của giới trẻ: Sự trung thực mang màu sắc thực dụng:
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/08/862589/
© 2009 Trịnh Thanh Thủy
© 2009 talawas blog
Bình luận
7 Comments (bài “Trịnh Thanh Thủy – Ngọn lửa ngầm Bát Nhã và thanh thiếu niên Việt Nam”)
Xin thêm một thông tin về chuyện chùa Bát Nhã, do ba người trong cuộc kể lại :
Thứ ba, ngày 13 tháng mười năm 2009
NGỒI YÊN TRONG MƯA
Cơn bão số 9 đổ ập vào các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam, từ Huế đến Quãng Ngãi bị tàn phá nặng nề, cướp nhiều mạng sống người dân quê. Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước đều thương cảm cứu giúp “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn”. Tai nạn do thiên nhiên môi trường gây đau thương cho nhiều người vì mất nhà cửa, tài sản ruộng vườn, mất những người thân yêu vĩnh viễn. Tại vùng cao nguyên này, huynh đệ của tôi gần 400 người cũng bị đoạt mất nơi mà họ đã từng an vui tu học, ngôi nhà tâm linh đầu tiên bị xoáy nát bởi cơn lốc si mê tham vọng, lạm dụng quyền hành. Tài sản của họ không phải là nhà của ruộng vườn. Tài sản của họ là lý tưởng cao đẹp, là ba y và một bình bát. Đơn giản thế, nhưng vẫn bị đoạt mất. Y áo bị xé rách, bình bát khất thực bị đập nát. Ai đã nhẫn tâm tước đoạt những quyền căn bản nhất của con người?
Xem tiếp tại:
http://huongsenviet.blogspot.com/2009/10/ngoi-yen-trong-mua.html
Gần đây đọc tin tức về Bát Nhã, tôi thấy thất vọng quá. Tôi là người có ý định xuất gia từ nhỏ nhưng chưa thực sự đặt niềm tin vào một phương pháp tu tập nào. Tôi đã nghĩ đến Bát Nhã và Làng Mai. Tôi thực sự ngưỡng mộ sự uyên thâm và tấm lòng của Sư Ông Làng Mai. Nhưng sau sự kiện Bát Nhã, tôi cảm thấy mình cần nghĩ theo cách khác.
Bao nhiêu điều băn khoăn bộn bề trong tôi như hòn đá đè nặng trong trái tim. Tôi yêu đạo Phật và tôi cũng là người Việt Nam yêu nước.
Sự việc xảy ra như thế nào cũng chưa rõ mười mươi, chỉ biết tôi chưa đọc được một dòng nào từ phía công luận Việt Nam nói xấu tăng ni Làng Mai nhưng ngược lại, phía bên kia không tiếc lời xúc phạm đến tự tôn dân tộc Việt Nam. Họ có thể nơi Việt Nam nghèo, lạc hậu: thanh niên Việt Nam biến chất; chính phủ Việt Nam độc đoán. Chúng tôi nghèo, và chúng tôi sẵn sàng đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, thiên tai cũng như hậu quả chiến tranh. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong sự vận động, chúng tôi đang vận động đi lên phía trước. Không có quốc gia nào dám chắc chắn mình mãi mãi hùng cường và cũng không có quốc gia nào mãi mãi kém phát triển. Bài viết trên đã rất thực tế khi nhìn nhận một khía cạnh của thanh niên Việt Nam. Nhưng tôi tự hỏi, tại sao tác giả không nhìn bằng góc nhìn khác? Nếu vẫn dùng cặp kính vẩn đục đó để nhìn nhận thì hỏi thanh niên Mỹ, Nhật, Pháp,… hay bất kì thanh niên của quốc gia nào có thể tốt đẹp? Tại sao tác giả không vượt qua những quán bar những đèn mờ để đến với cánh đồng, nhà máy, giảng đường, phòng thí nghiệm, công sở… và đánh giá chúng tôi bằng cặp kính trong sáng hơn. Ở một đất nước nghèo, với những câu chuyện cổ tích… có những thủ khoa đi chân đất trên những cánh đồng, có những doanh nhân thành đạt từ 2 bàn tay trắng, có những sinh viên nghèo giành huy chương vàng quốc tế… Là một cô giáo, trực tiếp giảng dạy học sinh, tôi hiểu rằng các em luôn nỗ lực và bố mẹ các em cũng đang rất cố gắng để con em mình được ấp ủ ước mơ. Tôi tin rằng, nếu cần một cuộc cách mạng, vẫn có những ngọn lửa nhiệt thành cháy hết mình để bảo vệ quê hương này.
Đất nước nào không có vấn nạn? Quốc gia nào là bình đẳng bác ái? Tôi không đủ khả năng để phán xét. Nhưng tôi biết là ở đất nước tôi, trong một gia đình có thể có nhiều giai cấp, tầng lớp. Và trong một đời người cũng có thể đứng ở địa vị của nhiều giai cấp khác nhau. Có nghĩa là có rất nhiều cơ hội để đổi đời vì ranh giới giữa các giai cấp là rất mong manh. Nếu bạn là con của một người nông dân bạn vẫn có thể vươn lên trở thành người thành đạt trong xã hội.
Tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm. Tôi không nói đến được thua, phải trái. Nhưng tôi chờ đợi một tôn giáo dành cho tất cả mọi ngưòi, mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa vị… không có sự phân biệt tuổi tác và học vấn chỉ còn “tu tập” và “yêu thương”. Khi biết Bát Nhã có quy định về lứa tuổi và trình độ học vấn đối với người xuất gia tôi thoáng chút buồn, nhưng chưa hẳn mất niềm tin. Sau sự kiện Bát Nhã, tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng, vì tôi mong chờ một cách ứng xử khác. Nếu trước kia chúa Giêsu có thể dâng mình trên cây thập tự thì tại sao Làng Mai phải lên tiếng gay gắt như vậy trong khi uẩn khúc bên trong sự việc chưa được làm sáng tỏ. Những phản hồi của Làng Mai có thể là cơ hội để các phần tử chống đối trong nước gây bạo loạn, cũng có thể là ngòi nổ của một cuộc chiến… Nếu nghĩ cho quê hương xứ sở, nghĩ cho quốc thái dân an, nhận thiệt về mình… mọi chuyện sẽ khác.
Nét đẹp Làng Mai là không thể phủ nhận. Và tôi vẫn muốn tin yêu, vẫn muốn chờ đợi…
Vài bản tin.
1/ Đài RFI: Tại Việt Nam, phái đoàn Mỹ hứa giúp đỡ tăng ni Bát Nhã
Tú Anh
Bài đăng ngày 11/10/2009
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5259.asp
Trong bài báo có kèm theo phỏng vấn qua điện thoại một ni cô chùa Bát Nhã về buổi nói chuyện dài 2 giờ giưa tăng ni sinh và Phó lãnh sự Mỹ(ở Sài Gòn). Ni cô đã trình bày rất ôn hoà nguyện vọng của tăng đoàn Bát Nhã, trong đó uớc muốn ưu tiên thứ nhì là được trở lại Bát Nhã, cùng tu học trên ” Xóm Mây Đầu Núi” là phần đất riêng do các Phật tử trong và ngoài nước góp tiền mua. Phần đất này do TT Đức Nghi đứng tên, nhưng các tăng ni sinh còn giữ “sổ đỏ”. Có lần tôi viết đây có thể là lường đảo kiểu VN, có lẽ không sai lắm.
2/ Việt Báo:
GHPGVN: 400 Tu Sinh Phải Về Điạ Phương
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=150649
VB trích một đoạn trên báo Giác Ngộ trong nước:
“Trong số Tăng Ni nói trên, phần lớn là có hộ khẩu tại các tỉnh miền Trung, mà hiện nay, cơn bão số 9 đang tàn phá các tỉnh này. Các cơ quan trung ương và địa phương, nhất là Giáo hội đang tập trung để lo cứu trợ, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xây dựng lại những đổ nát do cơn bão gây ra. Do đó, vấn đề tìm ra địa chỉ, cũng như liên hệ Ban Trị sự và người thân của các Tăng Ni này để cùng bàn bạc giải quyết, là vấn đề khó khăn. Vì vậy, để sau khi ổn định tình hình sinh hoạt của các tỉnh miền Trung, Giáo hội sẽ tiếp tục thực hiện việc xác minh, liên hệ với Ban Trị sự và thân nhân của các Tăng Ni nêu trên.”
3/ Thân Kim Cương _ Lá Thư Sư Ông viết cho đệ tử
http://www.langmai.org/thu-vien/tinh-thay-tro/1223-than-kim-cuong-la-thu-su-ong-viet-cho-de-tu-.html
Trích:
“Thầy đang có hạnh phúc vì thầy đang viết thư tâm sự với các con. Dưới bút hiệu Nguyễn Lang thầy đã viết cho Chủ Tịch Nước và cho các bậc nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước để nhờ các vị ấy lên tiếng can thiệp về vụ Bát Nhã. Và đây là thư thầy viết cho các con.
Trước hết, thầy muốn kể cho các con nghe là chùa Phước Huệ nơi mà một số các con đang tá túc là nơi thầy đã từng cư trú trong nhiều năm. Đó là những năm trong thập niên 50. Hồi ấy thầy còn trẻ lắm, và chùa Phước Huệ còn đơn sơ chứ không đồ sộ như ngày nay. Phía sau chùa là một vườn chè có cả ngàn cây. Thầy có một cái am nhỏ mái lá vách đất ngay giữa vườn chè. Thầy ở đó một mình, trong am chỉ vẻn vẹn có một cái giường ngủ và một cái bàn viết. Thượng Tọa Thái Thuận chắc có thể chỉ cho các con thấy địa điểm của chiếc am lá ngày xưa ấy. Một đêm thầy nằm mơ thấy mẹ thầy, … “.
4/Vietnam : Expulsion des quelque 400 religieux de Bat Nha
Cela soulève une grande émotion dans les milieux bouddhistes
Bản dịch tiếng Việt tại:
http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/1_ChinhquyenLamDongDoipho.htm
4/Xin đừng chia rẽ chúng con
(Thư của một sư cô mới đi tu được có sáu tháng)
http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/8_Xindung.htm
Phái đoàn tòa đại sứ Mỹ thăm tăng ni Bát Nhã
Thanh Phương, Tú Anh
Bài đăng ngày 10/10/2009 Cập nhật lần cuối ngày 10/10/2009 13:42 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5251.asp
Trích:
Một phái đoàn của Tòa đại sứ Hoa Kỳ đến thăm các tăng ni Bát Nhã hiện lánh nạn tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc và gặp đại diện Giáo hội Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng. Thượng tọa Viên Thanh, Phó Ban trị sự kiêm trưởng ban Hoằng Pháp, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng cho biết về cuộc gặp gỡ với phái đoàn tòa đại sứ Mỹ.
Trả lời RFI, thượng tọa Viên Thanh, Phó Ban trị sự kiêm trưởng ban Hoằng Pháp, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, cho biết về cuộc gặp gỡ với phái đoàn tòa đại sứ Mỹ:
2/ CA bảo BTS Lâm Đồng phải làm việc với phái đoàn Sứ quán Mỹ đúng “tinh thần” của nhà nước
Ngày 09.10.2009 phái đoàn ĐSQ Mỹ đã có buổi làm việc với BTS tỉnh Lâm Đồng.
Theo nguồn tin cho biết thì phía tỉnh Lâm đồng gồm có, ông Sơn trưởng phòng công an tôn giáo PA38 cùng ông Tuấn và ông Thiệu công an tôn giáo, bên phía BTS tỉnh Lâm Đồng có HT trưởng ban Thích Pháp Chiếu đã xin phép nghỉ bệnh cũng được sắp đặt có trong buổi làm việc và HT Thích Toàn Đức, TT Thích Viên Thanh với phái đoàn ĐSQ Mỹ. Theo nguồn tin cho biết công an đã ngăn chặn thầy Thanh Quang và một số thầy khác vào để cung cấp và đóng góp về tình hình thực trạng Bát Nhã tại tỉnh Lâm Đồng.
Xem tin đầy đủ tại :
http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/273_Tin10-10-09.htm
1/ Calitoday (San Jose) có nhiều tin cập nhật về vụ Bát Nhã, nhưng viết lẫn lộn, có lẽ vì tình trạng còn chưa rõ ràng, và người gửi tin (từ Lâm Đồng) cũng không lấy được tin chính xác, đầy đủ. Như hôm qua Calitoday đưa tin phái đoàn sứ quán Mỹ đền Lâm Đồng, và hôm nay đến chùa Bát Nhã, nhưng đều rất ít chi tiết.
http://calitoday.com/news/view_article.html?article_id=297f8cdffc8a27bd8fe856868dd369b9
2/ TỪ BÁT NHÃ ĐẾN PHƯỚC HUỆ (Kể về những sự việc đau thương xảy ra cho Tăng Ni tại Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Thích Quảng Kim, Thích Tâm Lạc, Thích Tâm Hỷ, Oct 09, 2009
Phần 1: Tiếng Chim Báo Bão
http://calitoday.com/news/view_article.html?article_id=4ca0f8582ef508c98e9ae4a27c5e4e5a
Tin từ báo Calitoday ở Bắc California.
http://calitoday.com/news/view_article.html?article_id=4a43684cd830be7c65e2f336015a8f48
Trích:
Phái đoàn Tổng Đại Sứ Quán Hoa Kỳ bàn với chính quyền và tăng ni phật giáo tỉnh Lâm Đồng về việc: “Tôn Giáo Và Tự Do Tín Ngưỡng”.
TT Thích Thái Thuận trú trì chùa Phước Huệ thị xã Bảo Lộc khẳng định không có tiếp nhà báo nào cả: “Nói răng mà lạ rứa – Tui chưa hề tiếp Nhà Báo mô hết”, có nghĩa là bài viết của Thông Tấn Xã Việt Nam là bịa đặt.
ĐĐ Thích Thanh Quang trụ trì chùa Phổ Minh huyện Đức Trọng: Theo tôi “công văn 429/CV.HĐTS ngày 5/10/2009 của HĐTSTW GHPGVN đã vi phạm quyền Tự Do Tín Ngưỡng và Tự Do Cư Trú do luật pháp Nhà Nước Việt Nam đề ra”.
Tiểu thương chợ Đà Lạt: Phản ứng mạnh với chính quyền về việc bắt ép quí thầy cô trở về nhà không cho tu hành “mấy ông đang theo Đảng Cộng Sản bây giờ ép mấy ông qua Đảng Dân Chủ mấy ông có chịu không? Nếu không thì tại sao các ông lại ép quí thầy cô không được tu theo Pháp Môn Làng Mai…?!
Tin trên VietNamNet
Bà Phương Nga, người phát ngôn bộ Ngoại giao, nói gì thì nói, nhưng chắc chắn vị tiền nhiệm của bà là ông Lê Dũng sẽ gặp khó khăn khi đến lãnh sự quán ở Houston, Texas, Mỹ, nghe nói dự trù trong tháng 10 này. Nhiều người Việt hải ngoại sẽ hỏi ông Dũng về những sự biến mà truyền thông Việt ngữ hải ngoại và hãng tin quốc tế đã đưa về vụ tăng ni sinh bị trục xuất khỏi chùa Bát Nhã.
=========================
Không có việc ‘ép’ 400 người rời tu viện Bát Nhã
Thứ Năm, 08/10/2009
(VNN)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Khong-co-viec-ep-400-nguoi-roi-tu-vien-Bat-Nha-872719/
Trích:
– Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay (8/10), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định hoàn toàn không có cái gọi là “Việt Nam ép 400 người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng”.
……………
Những thông tin nói “đã xảy ra đụng độ giữa các “sư thầy”, “sư cô” tại tu viện Bát Nhã và chính quyền, làm một số người bị thương và nhiều người bị bắt…” là hoàn toàn sai sự thật”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Bà Nga cho hay “hoàn toàn không có việc gây rối, đe doạ những người này tại chùa Phước Huệ như một số tin đã đưa”, “hoàn toàn không có cái gọi là “Việt Nam ép 400 người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã”.
Bà Nga cho biết sự thật trong hơn một năm qua, từ tháng 5/2008 tới tháng 9/2009, tại tu viện Bát Nhã, đã có khá đông người tu tập theo pháp môn Làng Mai. Số người này trước đây đã được Thượng tọa Thích Đức Nghi, viện chủ tu viện Bát Nhã, bảo lãnh đến tu tập tại tu viện Bát Nhã