talawas blog

Chuyên mục:

Bùi Văn Phú – Meet Vietnam: Gặp gỡ Việt Nam ở San Francisco

21/11/2009 | 8:01 sáng | 5 Comments

Tác giả: Bùi Văn Phú

Category: Khủng hoảng giáo dục, Văn hoá – Giáo dục
Thẻ: >

“Meet Vietnam” hay “Gặp gỡ Việt Nam” là chương trình nhằm giới thiệu nước Việt đương thời qua nét đẹp văn hoá và tiềm năng phát triển. Sự kiện này đã diễn ra vào hai ngày 15 và 16.11.2009 vừa qua tại thành phố San Francisco.

Nét văn hoá Việt đã trải ra trong giới hạn không gian là đại sảnh của toà thị chính San Francisco và giới hạn cả về thời gian. Chương trình ghi mở cửa hai ngày, nhưng vào ngày khai mạc Chủ nhật 15.11 công chúng không được xem mà chỉ những người có giấy mời của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam mới được tham dự. Quảng cáo trên báo V-Times ở San Jose ghi giờ mở cửa từ 2 giờ chiều đến 8 giờ tối, nhưng sau khi khai mạc thì không gian này đã đóng lại vào lúc 5 giờ.

“Meet Vietnam” do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam và Văn phòng Mậu dịch Quốc tế của Thành phố San Francisco phối hợp tổ chức để giới thiệu một nước Việt Nam đương đại với kiều bào và với người Mỹ, như lời ông Tổng Lãnh sự Lê Quốc Hùng trả lời báo Tuổi Trẻ hôm 14.11: “Chúng tôi muốn thông qua Meet Vietnam đưa những hình ảnh khách quan, trung thực đến với bà con. Chúng tôi muốn chuyển tải đến bà con thông điệp: đất nước ta đang chuyển mình, đang hội nhập để phát triển, mong bà con đồng hành cùng quê hương đất nước, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh”. Nhưng đối với một số người Việt ở đây, hình ảnh nhà nước Việt Nam muốn đưa ra không phản ánh sự thật nên họ đã tổ chức biểu tình, đã đăng quảng cáo trên báo San Francisco Examiner ngày 16.11 nêu lí do phản đối sự kiện.

Từ sáng sớm Chủ nhật 15.11 đã có hàng trăm người Việt đổ về trước toà thị chính để biểu tình.

Luật sư Bùi Kim Thành

Luật sư Bùi Kim Thành

Đến từ nam California có Luật sư Bùi Kim Thành, một người đã bị nhà nước Việt Nam giam trong nhà thương điên vì tranh đấu cho dân oan và mới qua Mỹ định cư hơn một năm. Hỏi lí do tham gia biểu tình, bà nói: “Cộng sản Việt Nam là một bọn khủng bố. Tôi đến đây để tranh đấu cho quyền làm người của dân Việt Nam. Khi người Việt có quyền làm người thì thảm hoạ khủng bố của cộng sản Việt Nam sẽ không còn nữa”.

Một phụ nữ từ San Jose, bà Phạm Tố Loan thuộc Liên đoàn Cử tri người Mỹ gốc Việt Bắc California, khi được hỏi rằng quan hệ Mỹ-Việt phát triển có thể đem lại đời sống tốt hơn cho người Việt và làm thay đổi chế độ, bà nhận xét như sau: “Nhà nước hãy lo cho người dân trước. Bây giờ họ tham nhũng quá. Quan chức thì giầu có mà còn biết bao nhiêu trẻ em phải đi bán vé số, bao nhiêu cô gái phải bán thân đi làm nô lệ ở nước ngoài. Họ đem những thứ này ra nước ngoài, thứ văn hoá mà tôi gọi là văn hoá cụ Hồ, văn hoá xã hội chủ nghĩa để đầu độc thế hệ trẻ ngoài này vì thế tôi phản đối”.

Ông Trịnh Văn Đại đến từ Santa Ana có nhận xét về một vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam ngày nay: “Tôi có mặt ở đây để nói với quan chức Việt Nam là tôi muốn đất nước được dân chủ, tự do. Tham nhũng ở Việt Nam lan tràn, nhà nước không giải quyết nổi, mời những đoàn cố vấn quốc tế giúp trừ tham nhũng như là trò hề. Họ qua đây mời gọi đầu tư để làm giầu riêng và củng cố điạ vị chứ người dân Việt không được hưởng gì nhiều”.

Còn ông Bùi Phước Ty đến từ Oakland, khi được hỏi rằng biểu tình phản đối có đi ngược lại với xu thế phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước hay không, ông nói: “Tôi tôn trọng những quan hệ trên phương diện công pháp quốc tế cũng như tự do mậu dịch. Đó là quyền lợi của nước Mỹ, nhưng đối với cộng đồng người Việt, tôi có mặt ở đây để biểu thị những vấn đề nhân quyền, tự do ở quê nhà, nơi mà những quyền căn bản của dân Việt đang bị nhà nước cộng sản chà đạp”.

Khách vào dự khai mạc Meet Vietnam gặp người biểu tình trước toà thị chính

Khách vào dự khai mạc gặp người biểu tình trước toà thị chính

Gần giờ khai mạc, 2 giờ chiều Chủ nhật, trước toà thị chính có hai chuyến xe buýt lớn và vài xe du lịch nhỏ đưa khách đến, đa số là người trong đoàn từ Việt Nam. Từng đợt người đổ xuống, từ quan chức Việt Nam, các nhà ngoại giao Việt và Mỹ đến cán bộ các ban ngành, các doanh nhân đều được cảnh sát bảo vệ an ninh đưa vào cửa toà thị chính giữa những tiếng hô: “No human rights. No trade”, “No freedom. No trade” hay “Việt cộng. Bán nước”.

Khung cảnh ồn ào, nhưng không có sự cố nào xảy ra. Khi khách đã vào hết, cửa toà thị chính đóng lại. Bên ngoài, đoàn biểu tình chừng 500 người tiếp tục hô những khẩu hiệu.

Khai mạc “Meet Vietnam” có Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak.

“Không gian Văn hoá” – Cultural Space – là một tổng hợp của tranh, ảnh, nhạc cụ cổ truyền, tượng rối nước và nhiều sách nói lên nét đẹp của văn hoá Việt. Đúng ra đây là một cuộc triển lãm nghệ thuật như trong một bảo tàng viện. Nếu phải có những so sánh, tôi thấy không gian nghệ thuật ở đây đẹp hơn những lần trưng bày trước, như “Winding River” – Dòng sông uốn khúc – ở Đại học Saint Mary, Moraga hay “An Ocean Apart” – Nghìn trùng xa cách – ở Bảo tàng Nghệ thuật San Jose trước đây. Chỉ khác một điều, triển lãm nghệ thuật hôm nay phần lớn là tài sản của một người Mỹ ở New York và các bức tranh có ghi giá bán từ một nghìn đến dăm nghìn đô-la. Nhìn sang bên kia đường, đối diện với toà thị chính là Bảo tàng châu Á, nơi đã trưng bày di sản của nhiều quốc gia, từ Nhật, Trung Hoa đến Afghanistan, Thái Lan, Burma. Tôi tự hỏi không biết bao giờ di sản văn hoá Việt Nam sẽ có cơ hội được trưng bày ở đó để người Mỹ biết đến một Việt Nam khác hơn là cuộc chiến đã qua.

Tượng rối nước trong triển lãm văn hoá

Tượng rối nước trong triển lãm văn hoá

Girl With Lotus Leaf của Hồng Việt Dũng

Girl With Lotus Leaf của Hồng Việt Dũng

Sách giới thiệu nghệ thuật Việt Nam

Sách giới thiệu nghệ thuật Việt Nam

Ảnh nghệ thuật trong Không gian Văn hoá Việt

Ảnh nghệ thuật trong Không gian Văn hoá Việt

*

Qua ngày thứ nhì, từ sáng sớm ngày 16.11 lại có cả trăm người biểu tình.

Dù truyền thông Việt ngữ trong và ngoài nước đều loan tin rộng rãi liên quan đến sự kiện, tiếc một điều là “Meet Vietnam” đã không được ban tổ chức phổ biến đến với truyền thông Anh ngữ.

Những ngày trước khai mạc, lên mạng tìm kiếm thông tin liên quan chỉ có tin từ Thanh Niên, Tuổi Trẻ hay từ mạng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hội đồng Thương mại Đông nam Á ở Oakland. Tờ San Francisco Chronicle ngày 4.11 có chút tin ngắn liên quan đến sự kiện là Thị trưởng Garvin Newsom không có dự định tiếp phái đoàn của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trong dịp này.

Vì thiếu quảng bá nên sang ngày Thứ Hai là ngày mở cửa cho công chúng nhưng “Không gian Văn hoá” rất thưa người. Trong hai giờ buổi trưa mà lưa thưa vài chục người đến xem.

Nét chính của “Meet Vietnam” trong ngày thứ nhì là các hội thảo về công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục được tổ chức tại khách sạn InterContinental trên đường Howard. Mỗi buổi hội thảo đã có chừng 200 người dự, gần một nửa là từ Việt Nam vì đoàn có tất cả 300 người gồm nhiều doanh nghiệp, đại diện các đại học, các ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo giáo dục có nhiều trí thức người Việt ở Mỹ tham dự: Giáo sư Cao Hữu Trí và Giáo sư Lê Trọng Thụy từ San Jose State University; Giáo sư Bùi X. Tùng từ Đại học Hawaii; Giáo sư Chung Hoàng Chương từ San Francisco City College, Giáo sư Vũ Đức Vượng từ DeAnza College ở San Jose; Giáo sư Lê Công Khanh từ Texas Tech University.

Trên bàn chủ toạ là Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận và tham luận đoàn gồm Hiệu trưởng Trần Đức Viên của Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Giáo sư Cary Trexler từ Đại học U.C. Davis, Bà Nguyễn Thị Lệ Hương thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các diễn giả Việt nói về tình trạng yếu kém của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, từ trình độ giáo sư đến cơ sở lỗi thời và mời gọi Hoa Kỳ giúp huấn luyện, đào tạo giáo sư và xây dựng đại học quốc tế tại Việt Nam.

Ông Trần Tuấn Anh, cựu tổng lãnh sự tại San Francisco và nay là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ trình bày dự án xây dựng đại học quốc tế ở Cần Thơ. Ông cho biết là chính quyền đã qui hoạch hơn 50 mẫu đất để xây dựng trường sở. Bà Đặng Thị Hoàng Yến nói về dự án Đại học Tân Tạo ở Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phiá các giáo sư người Mỹ, hai giáo sư từ U.C. Riverside đã cùng với Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp Hà Nội là Trần Đức Viên nói về những hợp tác giữa hai trường. Giáo sư Cary Trexler của U.C. Davis, đã dạy tại Đại học Nông lâm ở Thành phố Hồ Chí Minh một năm qua chương trình Fulbright, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và trao đổi giữa U.C. Davis và Đại học Nông Lâm cũng như Đại học Cần Thơ.

Sau thuyết trình là phần kí biên bản ghi nhớ hợp tác giữa 19 đại học Việt Nam và Hoa Kỳ.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chứng kiến lễ kí biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các đại học Việt Nam và Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chứng kiến lễ kí biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các đại học Việt Nam và Hoa Kỳ

Sang phần hỏi đáp, Giáo sư Stephen Maxner của Đại học Texas Tech và cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Fund, VEF) nêu thắc mắc tại sao một đại học quốc tế lại được xây dựng ở Cần Thơ, nơi chỉ có 1 triệu 200 nghìn dân, mà trình độ giáo dục ở đó thấp so với Thành phố Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, có nhiều người giầu để có tiền cho con đi học. Giáo sư Maxner cũng đưa ra con số những du sinh được học bổng VEF qua học tiến sĩ, khi trở về thì ba phần tư làm cho các công ti, chỉ một phần tư làm công tác giảng dạy đại học.

Thứ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời rằng Cần Thơ chỉ là một trong nhiều đại học quốc tế đã được chính phủ Việt Nam đề xuất xây dựng. Không chỉ Cần Thơ mà tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có Đại học Việt-Đức. Hà Nội và Đà Nẵng cũng có dự án đại học quốc tế tương tự.

Giáo sư Lê Trọng Thụy, đã về giảng dạy ở Việt Nam, nêu vấn đề nhiều du sinh đi học Mỹ không trở về là một sự chảy máu chất xám. Thứ trưởng Luận nói sẽ nghiên cứu và đề bạt chính sách để sinh viên về nước làm việc sau khi hoàn tất chương trình học.

Giáo sư Chung Hoàng Chương đưa nhận xét trong khi Việt Nam cần nhiều người giảng dạy Anh ngữ, nhưng nhiều trường chê người gốc Việt, dù rằng khả năng tiếng Anh của những em sinh ra ở Mỹ giỏi hơn người tóc vàng mắt xanh. Nhiều em muốn đóng góp cho đất nước bằng khả năng Anh ngữ của mình thì bị từ chối, trong khi có trường lại đi mướn mấy anh Tây ba lô có trình độ văn hoá còn thua nhiều em gốc Việt.

Tôi hỏi về những môn học không cần thiết trong học trình cử nhân, như bà Đặng Thị Hoàng Yến nói đến khi thuyết trình, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Trong chương trình học có những môn học bắt buộc liên quan đến lịch sử Việt Nam, đến việc hình thành nhân cách đạo đức, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân và trách nhiệm gia đình” và thứ trưởng nói ở Mỹ cũng dạy những môn như thế. Ông nói tiếp: “Việc đào tạo không chỉ cho nghề mà còn là đào tạo con người tốt cho cộng đồng, xã hội. Hy vọng với bốn trường đại học quốc tế ở Việt Nam thì sẽ tốt cho cả thế giới nữa”.

Sau đó tôi hỏi một du sinh những môn học nào là bắt buộc ở đại học và được biết đó là môn lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Giáo sư Cary Trexter

Giáo sư Cary Trexter

Trong phần nói chuyện của Giáo sư Cary Trexter, ông nhắc đến việc lên kế hoạch hay bàn thảo qua email với đối tác người Việt thật là một điều khó khăn. Giáo sư nói gọi điện thoại di động để bàn luận thì dễ dàng hơn. Tại sao thế? Theo một số liệu thống kê, trong số 85 triệu người Việt có 22 triệu người xử dụng internet. Nhưng thành phần giáo sư đại học Việt Nam lại ngại dùng email.

Xem danh sách gần 30 hiệu trưởng, giáo sư đại học từ Việt Nam đến đến dự, không ai có ghi email riêng của mình. Trong danh sách 70 người trong đoàn của phó thủ tướng, nhiều chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc công ti cũng không có ghi email riêng.

Khi dùng email để trao đổi là đã lưu lại những tài liệu liên quan đến phát biểu, đến dự án hay đề xuất mà có thể nhiều người Việt sợ vì không dám chắc điều viết ra hay đề nghị có đúng với chính sách của nhà nước hay không. Hay là có những lời hứa, nếu viết xuống thì còn bằng chứng, qua điện thoại lời nói bay đi để không gặp rắc rối sau này.

Sự khác biệt văn hoá trong cách làm việc là một trở ngại trong việc hợp tác giữa hai bên, dù trong giáo dục hay thương mại đầu tư. Chương trình “Meet Vietnam” có đạt được nhiều thành công hay không, việc thành hình các đại học quốc tế ở Việt Nam trong vòng một thập niên tới sẽ là câu trả lời.

Còn đến hôm nay, tiếng vang của “Meet Vietnam” không có gì vì truyền thông chính mạch ở San Francisco dường như không biết và không đưa tin về sự kiện này.

[ảnh trong bài của tác giả]

© Buivanphu 18.11.2009

Bình luận

5 Comments (bài “Bùi Văn Phú – Meet Vietnam: Gặp gỡ Việt Nam ở San Francisco”)

  1. Lê Diễn Đức viết:

    Hãy xem bà Thu Hồng mỉa mai về người Việt hải ngoại biểu tình và “Vịt” Kiều ở Hotel Intercontinental sang trọng (nơi ở của đoàn cán Việt qua) bàn chuyện đổ của về Cộng:

    “Đả đảo cộng sản, đù má Việt cộng, cộng sản cút về nước… mình đã phì cười khi nghe những lời la chói lói của chừng gần trăm người, biểu tình trước toà thị chính San Fran. Một anh zai, quên hạ cái loa pin cầm tay ủa sao lại cười. Hai mẹ con mình cười nữa. Chú lái xe tinh nghịch đánh xe vòng đi vòng lại mấy lượt vì mỗi lần thấy xe vào là đám đông lại gào la. Mình can thôi chú toàn ông già bà cả…

    Phía trong tòa nhà, Mỹ Cộng Kiều tất bật đóng xếp kê bày. Chỉ tay ra cửa, chú cảnh sát cao 2 mét phân trần, được phản đối, không được ngăn cản những người vào tham dự nhưng họ không hiểu. Không hiểu luật hay không hiểu tiếng Anh. 2 mét cười rõ xinh, cả hai.

    Intercontinental sang trọng cách 3 mil, hơn chục kiều giàu có thành đạt nhất Bay Area ngồi bàn chuyện đổ của về cộng. Hai mẹ con mình ở chung tầng với đoàn to vật vã. Các hoạt động chiều sâu của chương trình Meet Vietnam đều diễn ra ở đây.

    Mình nhận ra một nhóm các bác biểu tình chiều cuốn cờ… vào xem cộng hát. Hễ giơ máy ảnh là các bác thụp ngay xuống. Định chìa tấm hình bác đả đảo hồi sáng giỡn bác, chợt thấy thương thương, thôi để bác bình thản nghe liền anh liền chị í ới lẹo nhau giữa toà thị chính mênh mông những tranh tượng ông tây bà đầm trần như nhộng. Mình thì bội thực món di sản thế giới này rồi nên rủ zai xinh lượn Japan Town ăn sashimi. Hỏi ấn tượng nhất trong ngày của con là gì? Tầng mình ở toàn mùi mì ăn liền, mẹ ạ!”

    Nguồn: http://vn.myblog.yahoo.com/thuhong_1960

  2. Cafedenda viết:

    Cái này rồi sẽ nằm trong báo cáo thành tích hằng năm của Bộ Ngoại Giao và VP. Tổng Lãnh Sự VN tại San Francisco trước kỳ họp Quốc hội sắp tới.

    Rằng: Chúng ta đã tổ chức chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” (Meet Vietnam) với thành công ngoài mong đợi, đã thu hút với một số lượng khách đáng kể tham dự, rằng: chương trình đã tạo nên tiếng vang đối với kiều bào sống xa tổ quốc luôn hướng về đất mẹ, và gây được sự thu hút với khách quốc tế về bản sắc văn hóa Việt Nam.

    Phát ngấy với những kiểu chương trình “ném tiền qua cửa sổ” thế này của các cán sự đi công tác – du lịch nước ngoài của mấy anh ngoại giao. Vô bổ!

  3. Lê Thị Thấm Vân viết:

    Nhìn tấm poster nhằm giới thiệu nước Việt đương thời qua nét đẹp văn hóa… làm tôi lại “điên tiết”. Tại sao cứ đưa hình ảnh phụ nữ Việt Nam e ấp, hồn nhiên, trinh tiết ra làm mồi nhử thiên hạ?

    Ngày trước đưa hình ảnh cuộc chiến, nhằm mua chuộc lòng thương hại thiên hạ. Giờ đây đưa hình ảnh phụ nữ, mục đích mua chuộc “rể ngoại” hay “khách làng chơi”?

    …………..

    “… bà nhọc nhằn gắng tỉa dòng suy nghĩ hắc ám mọc rễ. Nó có khả năng làm bà điên tiết. Tấm hình chụp bầy con gái mười một mười ba mười lăm mười bảy tan trường trong chiếc áo dài phin nõn lụa là trắng phau phau. Trong đám ấy, bao đứa bé đang có kinh, phải xoay xở băng bó thế nào, để máu đừng lan chảy thấm ướt qua quần, cũng đồng màu trắng phau phau. Bao đứa bé không được phép bước nhanh, chạy nhảy, trèo cao. Và đạp xe đạp, ống quần bị nghiến chặt bởi xích xe, rách nát, giặt vo rã tay cũng chẳng tẩy sạch được dầu xe. Bao đứa bé đang lấy cặp che gò vú đang nảy nở, chỉ làn gió nhẹ đong đưa, phô bày khoảng lưng trần con gái mượt mà. Chỉ cần mưa rơi nhỏ hột, hiện rõ ngay từng đường chỉ xú chiêng. Những đầu ngón tay cố ghì chặt vạt áo dài để che giấu đường viền xi líp. Ai là người sáng chế, nghĩ ra nữ sinh Việt Nam phải bận áo dài trắng quần trắng, bó sát thân thể đang vươn sức sống? Điệu đà thục nữ đoan trang dịu dàng mềm mại e ấp. Trinh tiết. Hồn nhiên. Ngây thơ. Nữ tính. Tự do phải bị băng bó. Fuck! Bà chửi thề. Trò rửa mắt hả hê của bọn đàn ông. Gợi lòng tham dục của đám đực rựa. Đừng dựa hơi thẩm mỹ. Đừng ỷ vào văn hóa truyền thống. Tất cả đều có thể đạp đổ nát vụn. Phải là đàn bà, băng qua mọi đọa đày khổ ải, hiểm nguy mất mát, thiệt thòi đắng cay mới thấu hiểu được những giải băng dùng bó tay, bịt mắt, trói người như thế…”

    (trích đoạn tiểu thuyết “Âm vọng”)

  4. […] viết liên hệ: Meet Vietnam: Gặp Gỡ Việt Nam ở San Francisco   Comments Off Tìm kiếm (Search) Search […]

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...