talawas blog

Chuyên mục:

Nguyễn Hữu Liêm – Nơi giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi bình an

27/11/2009 | 6:02 chiều | 71 Comments

Tác giả: Nguyễn Hữu Liêm

Category: Chính trị - Xã hội
Thẻ: >

The State is the march of God on earth (Hegel)

Hà Nội – Như rứa mà đã qua ba mươi lăm năm, ngày tôi rời Việt Nam. Trưa ngày 30 tháng 4, 1975, đeo đu đưa trên chân đáp của chiếc trực thăng cuối cùng rời phi trường Cần Thơ, trên vai vẫn đeo súng, và vai kia mang túi xách, tôi đã thoát đi trong tiếng la hét hoảng sợ và cuồng nộ, bắn giết của đoàn quân đang tan vỡ. Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần về lại Việt Nam. Lần nào bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng vẫn luôn mang một nỗi sợ hãi thầm kín. Không biết là lần này mình có bị trục xuất hay không? Những ngày còn ở trong nước thì vẫn nghĩ đến chuyện công an “mời lên làm việc”. Tôi đã như là một đứa con ghẻ trên chính quê hương mình. Nhưng lần này, tôi về lại quê nhà với một tâm trạng khác. Tôi được chính thức mời trở lại Việt Nam.

Tôi vẫn phân vân suốt cả tháng trời là có nên đi dự “Đại hội người Việt ở nước ngoài” hay “Đại hội Việt kiều” (Đại hội). Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt – Mỹ, tôi có nhiều lý do để tham dự.  Cùng về với tôi trên các đường bay khác là một phái đoàn gồm những thương gia và chuyên gia. Trên chuyến tàu từ San Francisco về đến phi trường Nội Bài ngày thứ Sáu 20 tháng 11, tôi chỉ đi một mình.  Tôi để ý đến các cô tiếp viên Việt Nam cố gắng cười trên môi trong nỗi bực mình thể hiện qua lông mày vì những yêu cầu của khách hàng đi từ Đài Loan.

Vừa bước tới quầy thủ tục nhập cảnh ở Nội Bài, tôi đã được hướng dẫn vào lối đi dành cho đại biểu kiều bào về tham dự Đại hội. Một sĩ quan cấp tá đón tiếp tôi thân mật, vui vẻ. Viên sĩ quan đóng dấu ngay lập tức vào tờ khai nhập cảnh và chào tôi nghiêm chỉnh với nụ cười. Tôi được hướng dẫn bởi hai nhân viên khác đến một quầy tiếp đón. Xong rồi tôi ra xe đang chờ về khách sạn cùng với một số đại biểu từ châu Âu. Đến khách sạn chúng tôi cũng được chào đón thân mật. Ở đâu, ở trên khuôn mặt nào, tôi cũng chỉ thấy những nụ cười, những lời chào hỏi trân trọng. Phòng trọ của tôi ở khách sạn Thắng Lợi, xây dựng bởi kỹ sư Cuba, nằm ngay trên mặt nước Hồ Tây. Tôi bước ra ban công, nhìn ra xa bên kia bờ là đường Thanh Niên và phố Thuỵ Khuê. Tôi chợt nhận ra một Hà Nội mà chưa bao giờ mình biết đến – dù rằng tôi đã đến xứ Thăng Long này biết bao lần.

Sau khi tắm rửa, thay quần áo, tôi đi xuống phòng ăn. Được gặp nhiều anh chị em, có người tôi từng quen biết, có người không. Những khuôn mặt tươi vui, bắt tay nhau, như cùng hát vang bài của chàng Sơn thuở nọ, “Mặt đất bao la, anh em ta về, gặp nhau, mừng như bão táp quay cuồng. Trời rộng. Bàn tay ta nắm nối liền một vòng Việt Nam.” Ở trong khung cảnh này, tôi đọc được những tâm trạng không cô đơn của những con người nặng lòng với đất nước.

Tôi cảm ra rằng mình vui lên như đứa trẻ thơ – dù rằng trong ý thức tôi muốn chăm nhìn chính mình và các đại biểu Việt kiều từ một góc độ khác. Tôi muốn bắt chước Edmund Husserl đi soi tìm một tinh hoa, về cái thực chất của tình yêu nước, trên cơ sở của hiện tượng học, một thể dạng tình cảm quê hương thuần chất trong con người Việt Nam – cái dân tộc tính đặc thù, sau khi đã loại trừ đi những yếu tố kinh nghiệm cá nhân và lịch sử. Ở trong và kinh qua tất cả những vọng động từ sử tính, trong khổ đau, qua thể chế, với đầy cực đoan và ngu muội, thì cái thực chất tinh thần yêu nước của con người Việt Nam, như là một thực tại thuần trừu tượng của khái niệm, qua biện chứng cuộc đời, có được nâng cao lên tới một thời quán tiến hóa mới? Hay là những người “phía tả” như chúng tôi vẫn là những đứa con trẻ đang lớn lên của thời tiền cách mạng khao khát một nguyên cớ lịch sử để hy sinh chính mình nhằm tìm ra chính mình?

Chuyến đi Đại hội này – tôi an ủi và tự đánh lừa chính mình – như là một dự án về biện chứng sử tính trong hiện tượng luận của Husserl. Triết học ở đây như là một chiếc áo còn quá rộng cho một chàng quê vừa lên tỉnh, hăm hở lý thuyết như con trâu đói ngấu nghiến nhai đám cỏ vàng úa giữa đồng hoang.

Tôi tìm đến Husserl trong đoạn văn này. “Cuộc đời của con người, trên cơ bản tinh hoa phổ quát của nhân loại và văn hóa bản địa, nhất thiết phải mang yếu tính lịch sử. Nhưng đối với một con người khoa học, cuộc đời như là cuộc sống của khoa học, trên chân trời của cộng đồng những khoa học gia, thì nó đã đánh dấu một sử tính mới. Nó đòi hỏi một cuộc cách mạng cơ bản về ý thức sử tính. Đó là cuộc cách mạng về trái tim lịch sử trong ý thức sử tính của con người.”

Husserl, theo ngôn ngữ phiên giải của Derrida, viết tiếp, “Thứ nhất, đó là một sử tính tổng quan trong sinh mệnh con người khi nhân loại hiện thân và sống trong bối cảnh tinh thần và văn hóa của truyền thống. Cái tiếp theo và cao hơn là sự thức dậy từ tính kích động của văn hóa châu Âu, để tìm đến một dự án lý thuyết và triết học. Cuối cùng là sự chuyển hóa từ triết học đến hiện tượng học. Từ đó, mỗi chặng đường chuyển hóa, được đánh dấu bởi một cuộc cách mạng nhằm phá bỏ dự án cũ, thực ra chỉ là một tổng dự án, qua khả thể vô hạn hóa sử kiện, sử dụng giác quan để điều tra đến tận cùng cái chủ ý ẩn giấu của tập thể dưới tất cả những chuyển động lịch sử.” À ha!

Đây chính đã là dự án của Lý Đông A cho con người Việt Nam. Tôi xin mượn Đại hội Việt kiều, qua tinh thần Lý Đông A và phương pháp luận của Husserl, để suy tìm cho chính tôi, một nhận thức mới về “trái tim sử tính” của dân tộc Việt từ một trăm năm nay – từ khi truyền thống sử tính dân tộc Việt Nam bị kích động thức dậy bởi văn minh lý thuyết Tây Âu. Cái tôi muốn bước tới là cái mà Trần Đức Thảo, từ năm 1955, khi tôi vừa mới ra đời, đã về từ Paris đến Hà Nội cố gắng khơi mào một cách tế nhị và gián tiếp: Một cuộc chuyển hóa về sử tính từ ý thức ôm chặt bởi văn hóa truyền thống và bản địa hạn hẹp sang đến cõi sống thuần tinh hoa lý thuyết và triết học phổ quan.  Ảo tưởng trí thức – dĩ nhiên. Nhưng đây là niềm vui tự tách rời của tôi. Nhưng tôi phải tự hỏi như Lý Đông A đã từng hỏi cả gần thế kỷ trước: Tất cả những khổ đau – và nỗi nực cười bi đát –  mà cả dân tộc Việt Nam kinh qua đã phải cho một mục đích – tức là chủ ý tinh thần và tinh hoa cho sử tính Việt. Nó là gì?

Nó có phải là tinh thần dân tộc độc lập – một tinh thần tự do tập thể cổ điển – đang được chuyển hóa sang ý thức tự do – một tinh thần giải phóng cá nhân? Hay rằng: Nó vẫn chỉ là một tinh thần thuần phản ứng, trên cơ sở dân tộc chủ nghĩa, được vẽ vời thêm bằng giáo điều vọng tưởng, cộng thêm một võng lưới vướng mắc từ quyền lực và quyền lợi, mà Đảng Cộng sản là hiện thân, đối với tính hiện đại từ Tây Âu đem đến?

Tôi muốn dựa vào phép biện chứng quốc thể (state), tức là các hình thái tổ chức, mà Đại hội Việt kiều này là một, và chính tôi, cùng các đại biểu Việt kiều, những người mang tinh thần dân tộc trong lưu vong, tương tác – như là một tiến trình đối ứng và thông hiểu, để chuyển hóa lẫn nhau – từ các nội dung đầy kịch tính chính trị đến những nỗi hồn nhiên mang nặng tính bi hài trong những con người đại biểu như chúng tôi. Tôi biết rằng không một ai đã bước vào lịch sử mà không làm một thánh tử đạo sẽ là – và khi chết không phải làm một tên hài kịch đã là.

Sáng sớm ngày hôm sau, thứ Bảy, 21 tháng 11, phái đoàn chúng tôi lên xe buýt – có xe cảnh sát hú còi mở đường – đi về Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Hà Nội, khi đi ra khỏi khu Ba Đình, là cả một công trường xây dựng. Các cao ốc thi nhau vươn lên. Có một cái gì đó mang ít nhiều tính bất cập, bất tương xứng giữa những con người và chế độ chính trị, và cả con người tôi thấy trên đường phố, đối với các cao ốc hiện đại đang được dựng cao. Tôi hình dung ra một tập thể nông dân thích ngắm tập tranh vẽ mây nước của Tàu đang tham dự một cuộc triển lãm hội họa đương đại. Ngôn ngữ khẩu hiệu cũng nhẹ nhàng đi. “Người Việt ở nước ngoài” thay cho “Việt kiều”. Chữ “Đảng” cũng thấy và được nghe rất ít.  Những anh công an chính trị cũng luôn nở nụ cười, bắt tay. Cái biện chứng tương tác của ý chí thể thức đang lôi kéo các tâm hồn thượng cổ, làng mạc ra với không gian mới của thời đại – như các cô chiêu đãi viên hàng không Việt Nam vẫn cố cười dù rất là không muốn.

Hay quá! Chủ nghĩa “chủ quan duy ý chí” của một đế chế chính trị khắt khe và nhiều sai lầm – như là ý chí lịch sử Việt Nam – đang đòi hỏi các con người mang sử tính liên hệ phải thay đổi. Hôm nay, cái bụng dạ thuần phản ứng phải uốn nắn theo thể thái ngôn ngữ và khuôn mặt chính mình theo “kinh tế thị trường”. Cái đang là của thực tế cuộc đời đang uốn nắn bởi cái phải là của thời thế. Tôi nhìn rõ được một dạng thức tương tác giữa ý chí và ý thức đầy mâu thuẫn này vốn đang đưa con người Việt Nam đi đúng đường, đúng hướng.

Qua đến ngày thứ hai của Đại hội. Trong các khóa hội thảo chuyên ngành, tôi tham dự phiên “Trí thức và chuyên gia”. Có một giáo sư kiến trúc, về từ Pháp, tôi chỉ nhớ tên là Trường, khoảng 65 – 70 tuổi, đã tâm sự chuyện về Việt Nam giảng dạy suốt nhiều năm qua. Không lương bổng, và không được trả bất cứ chi phí nào, giáo sư Trường đã kèm dạy nhiều lớp sinh viên trong ngành xây dựng và kiến trúc, cũng như khiêm tốn làm việc với các ban ngành của chính phủ về các vấn đề xây dựng và quy hoạch thành phố.  Tôi tự hỏi mình có làm được như thế không? Có làm như vậy mới xứng đáng với vai trò trí thức của mình. Tôi thầm vui mừng – và hãnh diện – vì trong hàng lớp nhà giáo gốc Việt ở hải ngoại đang có nhiều anh chị em về Việt Nam âm thầm làm việc, đóng góp như vậy. Không có chức năng lịch sử nào trọng yếu và tích cực hơn là vai trò khai sáng và chuyển giao ý thức. Dĩ nhiên, ý thức – mà tất cả chỉ là ý thức tự do – phải nằm trên cơ sở khoa học thực nghiệm, như Trần Đức Thảo đã dầy công phân tích.

Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc ca Việt Nam (này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát Quốc ca của miền Nam, trước năm 1963 thì cùng với bài hát buồn cười Suy tôn Ngô Tổng thống.” Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay thì tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini. Tôi nhìn lên phía trước, khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước.

Trong không khí vang ầm của lời ca, tôi lại lắng nghe từ Paul Ricoeur, “Đây là ý chí hồn nhiên thứ hai, khi con người đã bước ra khỏi hồn nhiên thứ nhất, trở về lại để tìm ra nó như là một niềm hạnh phúc nguyên sơ.” Tôi thầm cảm thấy mình thật sự bình an khi đất nước này đã mở rộng vòng tay đón tôi trở về – dù tôi đã ý thức rõ ràng về sự khác biệt nhiều tương phản giữa quê hương và thể chế chính trị. Tôi biết và cảm thông được nỗi buồn vô hạn của những người trí thức đã từng bị trục xuất khỏi quê nhà khi về đến sân bay. Ôi tổ quốc ơi! Sao mà ngươi khó khăn và khắc nghiệt thế? Cho dù tôi có cố gắng khách quan hóa ý thức đầy sử tính của mình, cái tinh chất thuần ý thức mà hiện tượng luận muốn đi tìm vẫn chỉ còn là một ẩn số lớn.

Ngày hôm sau, thứ Ba, 24 tháng 11, trên suốt chuyến bay để “đi” California – không phải là “về” như bao lần – tôi thấy chính mình đang mang tiếp được một nỗi bình an ngày hôm trước. Quê nhà đã đón mừng và nhận lại mình. Tôi không còn sợ tổ quốc, sợ chế độ, sợ công an, sợ cộng sản. Bạn thấy không? Con người tôi vẫn là của thời quán thứ nhất – một anh nông dân trong làng chưa bước qua được giai thoại của một thứ dân tộc chủ nghĩa thô sơ và đầy uẩn khúc. Tôi chưa phải là con người tự do.

Xin chân thành cảm ơn tất cả. Ôi hỡi quê hương Việt Nam. Lần này, tôi đã thực sự trở về!

© 2009 Nguyễn Hữu Liêm

© 2009 talawas blog

Bình luận

71 Comments (bài “Nguyễn Hữu Liêm – Nơi giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi bình an”)

  1. qngo viết:

    Cám ơn chú/bác Phùng Tường Vân đã nhắc cho cháu . Tối qua cháu chỉ nhớ loáng thoáng là “đại thi hào” này thương cha, mẹ, chồng, vợ và bản thân mình thì có một, mà thương ông Stalin lại tới mười cơ đấy . Đúng là những lời “thơ của muôn đời” thì mình phải học thuộc lòng chứ không quên như vậy được há chú/bác.

    Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
    Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình thương một, thương Ông thương mười
    Yêu con yêu nước yêu nòi
    Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!

    À, đọc bài này mới thấy chắc là NHL yêu nước như thế thì cũng phải yêu bác Hồ lắm nhỉ. Thế chuyến đi vừa rồi NHL có ghé thăm lăng “người” không ? Cháu mà như NHL thì sẽ ráng tậu một lô đất quanh đấy để được chôn gần “Bác”, thế mới thỏa cái dòng điện chạy dọc xương sống NHL nhỉ!

  2. Phùng Tường Vân viết:

    Cho phép tôi chỉnh sửa tí ti, ông bạn!

    “qngo nói:
    30/11/2009 lúc 7:34 chiều
    Có lẽ mọi người đang cho NHL cái mà ông ta vẫn luôn khao khát, đó là sự chú ý (attention). Thiết nghĩ ngày trước có một Tố Hữu “thương cha thương một thương ông thương mười…”

    Về hai cai câu “thơ của muôn đời” (Chữ của ông Chế Lan Viên) của Tố Hữu vốn nó là 2 câu mà ông bạn đem “đúc” nó còn một thôi thì tôi thấy tội nghiệp và oan uổng cho văn(g) học quá! Này nhé “lời lời châu ngọc” ấy của người ta vốn nó là như thế này cưa mà:

    “Thương cha thương mẹ thương chồng
    Thương mình thương một thương ông thương mười”

  3. qngo viết:

    Có lẽ mọi người đang cho NHL cái mà ông ta vẫn luôn khao khát, đó là sự chú ý (attention). Thiết nghĩ ngày trước có một Tố Hữu “thương cha thương một thương ông thương mười” thì ngày nay có một NHL cảm nhận dòng điện chạy từ đáy lưng lên tới đầu khi nghe bài Tiến Quân Ca cũng không có gì là lạ . Thời nào cũng thế, có người tốt kẻ xấu, người điên người tỉnh, người bịnh người bình thường, việc gì chúng ta phải bận tâm? Đã từ lâu, tôi “bó tay” với NHL và cảm thấy đọc bài của NHL (dù là để trị táo bón) là một việc làm vô bổ . Hãy dành thời gian quý báu của quý vị cho những đề tài khác hay hơn . Đọc bài NHL chả khác nào nghe bác Triết chém gió. Hết “Việt Nam ngủ thì Cu Ba canh và Việt Nam canh thì Cu Ba nghỉ” thì lại tới “Chúng ta cùng một bọc sinh rạ TRÊN THẾ GIỚI ÍT CÓ NƯỚC NÀO CÓ ĐƯỢC NHƯ VẬỴ” Hoặc “kêu” hơn nữa thì: “Và cũng trong quốc họp đó đó, ngoài những ý kiến chung thì tôi có thêm một cái ý kiến: Tôi hoan nghênh ông Obama … ông ấy tuyên bố đóng cửa nhà tù Gatanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng “ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái nàỵ” TÔI NÓI MÀ TÔI NHÌN OBAMA MÀ TÔI THẤY ÔNG ẤY CŨNG CHĂM CHÚ LẮM ĐÓ, LẮNG NGHE LẮM. NHƯ THẾ LÀ MÌNH VỪA ĐỘNG VIÊN ÔNG OBAMA NHƯNG MÌNH VỪA PHÂN HOÁ CÁI NỘI BỘ CỦA ÔNG ẤY”

    NHL đi dự hết thảy 3 ngày ắt phải nghe những lời bốc phét đầy tính khôi hài này chứ hả?

  4. Giác Văn viết:

    Suy tôn lãnh tụ ngày xưa có khác gì chuyện suy tôn lãnh tụ ngày nay. Nếu xưa buồn cười, thì nay cũng buồn nôn, muốn ói. Hiện tượng suy tôn lảnh tụ đã được các nhà nghiên cứu triết học cho là biểu hiện của não bộ ngừng hoặc chậm phát triển, nghĩa là còn quanh quẩn ở thời kỳ ấu trĩ. Một triết gia hiện tượng học người Nhật, ông Sukarakhi, đã từng phát biểu như trên. Hình như tư tưởng của ông Liêm ít nhiều có bị ảnh hưởng của triết gia Sukarakhi nầy.

    Nghe nói ông Liêm định từ bỏ viết lách trên mạng để về VN chỉ dẫn cho các lãnh đạo biết cách cóp nhặt triết lý, tư tưởng của thế giới không CS. Để mỗi khi phát biểu trước công chúng các ông chêm vào cho nó sang trọng hơn. Chứ ai đời chủ tịch nước mà phát biểu “Nếu cu ba thức thì má sẽ mất ngủ, nếu cu ba ngủ thì má sẽ thao thức”, nghe hơi bị không được sang cho lắm.

  5. Thanh Nguyễn viết:

    @ Ông Trương Thái Du và ông Lê Tuấn Huy:

    Muốn tìm tri kỷ thì lập blog riêng, rồi rủ nhau vào trong đó mà xoa lưng nhau, đừng nên ra giữa đường la lối để rồi bị nhiều người ném đá và cuối cùng hét lên: “Không ai hiểu tôi, các người không yêu nước, yêu dân tộc bằng tôi!”

    Trí thức chứ không phải anh Chí Phèo đi bán bánh bao mà cần phải chưởi toáng lên: “Mấy người không mua bánh bao của tôi tức là mấy người không biết thưởng thức bánh bao thượng hạng.”

    Nói tìm tri kỷ tức là lối nói tự huyễn và “tự sướng” rồi đó!

    Thật là buồn cười khi hai anh cổ xúy cái việc ông NHL “hy sinh bản thân để cho”. Sao không dùng cái sự hiểu biết của mình để tìm cách nào hữu hiệu hơn cách “chịu đấm ăn xôi”? Chớ có xúi dại ông NHL lấy thân làm giá súng nghe!

    Hơn nữa, ông Liêm, ông Du, ông Huy… muốn cho thì cứ việc cho, nhưng nhiều người không nhận và phản ứng trở lại (vì hàng dổm quá) thì cũng ráng mà chịu, đừng nên trách người khác.

  6. Hoàng Đại Dương viết:

    Cùng bạn Trương Thái Du:

    Như vậy, theo bạn nghĩ, ông Nguyễn Hữu Liêm giả dạng khờ khạo, viết bài tâng bốc, tả tình tả cảnh kịch bản “hội nghị” cho bàn dân thiên hạ thấy mà không chặt đi cái cầu “doanh nghiệp” với nhà nước Việt Nam?

    Xin thưa rằng, đối với cá nhân tôi, một người Việt bình thường ở hải ngoại, tôi không cần biết những chi tiết linh tinh màu mè như thế, vì bản thân tôi đã nếm mùi lố lăng đó rồi. Chính phủ VN đã không tôn trọng những ý kiến của các vị trí thức trong nước, đã thẳng tay đàn áp tiếng nói của những trí thức trẻ trong nước; vậy, một trí thức hải ngoại như ông Liêm có nên hay không nên tham dự cái “hội nghị” lố bịch đó ngay từ đầu? Ông ta ở Mỹ, lại là một luật sư, chắc chắn ông ta biết quyền tự do ngôn luận, không cần phải giả dạng thường dân, bẻ cong ngòi bút để lách. Và lách một cách vô liêm sĩ như thế!

    Ông Liêm chắc cũng đã bước qua tuổi lục tuần; nếu ông ta vẫn còn “khát vọng”, đốt đuốc đi tìm tri kỷ thì chắc chắn có gì không ổn (there’s something really wrong about him)! Vả lại, tìm gì tri kỷ trên chốn internet mà một lần ông ta đã hạ bút khuyên những bạn trẻ đừng vướng vào vòng khổ lụy?

    Bạn ơi, như lời bạn viết, bạn là sản phẩm bao năm của nền giáo dục XHCN, bạn cảm thấy bạn là tri kỷ của ông Liêm, thì tôi chợt ngậm ngùi với câu nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”

    Kinh khủng thật! Câu nói đó độc quá độc!

  7. Lê Tuấn Huy viết:

    Tôi chỉ đọc đoạn highlight và lướt dọc bài viết này. Với tôi, nó chỉ thuần túy là diễn tả lại cái cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên và nhất thời trước một sự kiện đông vui, mà chúng ta ai ai cũng có những lần như thế.

    Tôi tôn trọng cách nhìn nhận và đánh giá NHL của mọi người nhưng tôi cũng đồng ý với TTD, rằng Nguyễn Hữu Liêm ‘chọn cách “hy sinh” bản thân để cho’. Cũng thế, tôi đồng ý với TTD, rằng ở bài này NHL “có khát vọng tìm tri kỷ”.

    Thế nhưng, như NHL, có những người khác cũng “có khát vọng tìm tri kỷ”. Và NHL – với phong cách này – là tri kỷ thực tế hay tiềm tàng cho họ, chỉ với mục tiêu là dựa dẫm vào “uy danh” của tri kỷ để làm “sang”, làm dáng và tạo đồng minh cho những bài viết của mình (trong khi ở “chốn riêng tư”, họ có thể chỉ xem đó như mối “sơ giao”).

    Và, nói với anh Liêm: nếu anh dám chọn cách “hy sinh” và “tìm tri kỷ” như thế nào, hẳn anh có một chỗ dựa tinh thần… lớn. Còn với tôi, tôi quan niệm, nếu có phải “hy sinh” và “tìm tri kỷ”thì chỉ có thể “hy sinh” và “tìm tri kỷ” theo lương tâm và khả năng mình, chứ không theo phương sách chính trị của ai cả!

  8. pnn viết:

    Tôi mà là ông Liêm và ông Trần Thanh Vân, tôi xin hồi huơng ngay lập tức . Tại sao, vì nước VN đang cần các ông ấy mang kiến thức về VN dạy học và đặc biệt là các ông ấy rất thích được sống trong xã hội vN rất xung sướng .

    Các ông ấy về VN được đón tiếp như các hoàng tử đi xa mới về . Cách đón tiếp như thế cả đời các ông ấy sẽ không bao giờ được ở bên Tay hay bên MỸ .

    Riêng ông Liêm, chắc ông rất hối hận lúc xưa đu máy bay trực thăng để chạy rất nguy hiểm để ở lại đón “như có bác Hồ” có phải hay không ? qua MỸ chắc ông Liêm rất hối hận vì phải một lần nửa lại tiếc nuốc khi đu máy bay “về” MỸ với bao lòng nhớ nhung thiên đường VN Xã Hội Chủ Nghĩa . Tôi khuyên ông nên đổi qua quốc tịch VN lại đi, không biết tháng 7 vừa qua ông có kịp làm hay không ? nếu có thì hay mau mau quay về để vui vừng “Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm” đi . Như thế, mới chứng minh những gì ông nói là thiệt, ngược lại thì ông đã nói xạo . Xạo chính bản thân ông và gia đình, và xạo với nước MỸ đã cho ông làm người tị nạn . Nếu hồi 1975, ông nói ông không phải tị nạn chắc giờ ai cho ông bước chân vô MỸ để rồi hôm nay nhân được giấy mời làm “Việt Kiều” .

  9. Lâm Hoàng Mạnh viết:

    Từ lâu tôi chỉ nghe chứ chưa bao giờ gặp người (trên diễn đàn) tự thú; “Ắn cơm Quốc Gia, thờ Ma cộng sản”, ông N.H.Liêm là con người bằng xương bằng thịt mà nay tôi mới biết.

    Cám ơn ông đã lột rõ xác Con Cáo của mình.

    Hy vọng ngày không xa, ông sẽ là Ủy Viên trung Ứơng Ban Vận Động đón tiếp Vịt cừu “Hồi Chánh” cộng sản tại “Hà-Lội”.

    Bao giờ ông về, thông báo trên mạng để anh em Việt kiều hải ngoại xin đưa tiễn ông bằng “Lá chuối và bao muối” !

  10. Phung Nghi viết:

    Trương Thái Du nói: 29/11/2009 lúc 4:16 sáng
    “Rất hiếm những cây bút Việt ngữ trên thế giới mạng mà khi đọc họ, tôi có cảm giác được nhận… Đằng sau những con chữ của Nguyễn Hữu Liêm, chỉ có khát vọng tìm tri kỷ, chứ chưa hề thấy âm mưu ve vãn hoặc mua chuộc người hâm mộ.”
    Phụng Nghi phản đối:
    Trong lần góp ý trước với Trương Thái Du tôi đã nghi ngờ là TTD không có một văn hóa đọc. Với phản hồi này của TTD được trích lại như trên tôi khẳng định 101% rằng TTD không có cái văn hóa đọc đó. Tôi xin hỏi cho đến nay TTD đã nhận được thư trả lời của GS Hoàng Tụy chưa cho bài viết “thư vấn an thầy” (TTD- Bài Toán Một Nghiệm Số) của ông? Ông mang danh là một trí thức mà viết một cái thư không ra cái thư, một bài phản biện không ra một bài phản biện: ông viết thư vấn an ‘thầy’ mà hỗn láo khoe kiến thức, khoe tài học (sự thực là tài trích dẫn, diễn giải sai be bét) để đe nẹt ‘thầy,’ chứ phần phản biện trong đó không được ông trưng ra với lý lẽ và chứng cớ mach lạc để phục vụ mục đích phản biện để chân lí – Nguyên nhân của khủng hoảng GD ở VN – được hiển bày. Tôi không trách ông vì ông đã tự nhận “Là một sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam trong gần 20 năm (từ 1973 dưới mái trường XHCN Bắc Việt)…” [Chữ của ông], vì đó là nền GD què quặt với nhiều khuyết tật nên sản phẩm của nó thì xin miễn bàn.
    Lần này tôi thấy ông ủng hộ Nguyễn Hữu Liêm cho bài viết ‘NHL – Nơi Giữa Hội Nghị Việt Kiều: Một Nỗi Bình An.’ Tôi xin nói thật: ông và ông NHL tự cho mình là trí thức mà viết tiếng Việt không nên hồn lại còn bày đặt triết lý tỏ vẻ ta đây cao siêu có học thức. Chẳng hạn NHL viết:
    1) “… Quê nhà đã đón mừng và nhận lại mình.” Tôi hỏi hai ông quê nhà đã có bao giờ ruồng bỏ ai chưa mà nay nhận lại ông NHL? Quê nhà chưa bao giờ xua đuổi ai ra đi nên nay không đón ai về cả. Quê nhà chưa hề ruồng bỏ ai nên nay không nhận lại ai cả. Có chăng đó là Chính Quyền Cộng Sản Man Rợ và Lưu Manh đã xua đuổi bao nhiêu triệu đồng bào vô tội trong đó có NHL ra đi và đến nay thời thế đã đổi thay nên lưu manh đổi giọng mở tiệc xôi thịt ra bằng tiền đóng thuế của mấy chục triệu dân nghèo xác xơ trong nước để rước mời các ông như NHL về xơi. Các ông hãy tự vấn lương tâm mình đi để xem quê nhà đã nhận lại mình hay đảng Cộng Sản thâu nạp hờ mình?
    2) “…Ôi tổ quốc ơi! Sao mà ngươi khó khăn và khắc nghiệt thế?” Tôi hỏi NHL tổ quốc gây khó khăn cho ông điều gì? Tổ quốc tạo khắc nghiệt gì cho ông? Ông viết ra được câu này mà ông dám nhận mình là trí thức được à? Nói thiệt với ông viết tới đây tôi muốn chưởi thề hết sức!
    3) “…Tôi không còn sợ tổ quốc, sợ chế độ, sợ công an, sợ cộng sản.” NHL không còn sợ công an, cộng sản, sợ chế độ là đúng và rất thuận lí vì ông về có giấy mời từ chính quyền Cộng Sản, đi đưa đón có xe còi hụ cơ mà! Chứ còn phần Tổ Quốc thì cớ làm sao ông sợ trừ phi ông là một tên phản quốc, có phải thế không ông NHL?
    4) Thứ triết lý NHL viết trong bài theo bác Trịnh Hữu Tuệ là “Những thứ hoa lá cành về hiện tượng học trong bài viết, theo tôi, là một trò hề.” Cái “trái tim sử tính” cái “phép biện chứng quốc thể” và nhiều cái sặc mùi triết lí cùn đọc lên nghe tối mù tối mịt vô nghĩa của trí thức NHL, xin nói thiệt, không bằng một lai công việc âm thầm của một bác làm việc rửa chén bát trong một nhà hàng ở Boston lặng lẽ thu gom lon chai rồi đem bán lấy tiền gởi về cho mấy cô nhi viện tự lập của mấy xơ người dân tộc ở Lâm Đồng.
    Trương Thái Du nói NHL “…chọn cách “hy sinh” bản thân để cho, ít nhất là cho mọi người thấy những gì đã diễn ra trong hội nghị VK. Đằng sau những con chữ của Nguyễn Hữu Liêm, chỉ có khát vọng tìm tri kỷ,” Nhận xét này tôi nghĩ chỉ đúng cho riêng TTD thôi. Nói như vậy không có nghĩa tôi theo số đông mà không suy xét gì cả. Này nhé NHL đầu hàng mình để về qui phục ké dưới trướng của Chính Quyền Cộng Sản Man Rợ cai trị bằng Nhân Trị theo Luật Pháp rừng rú, không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, sử dụng cái gọi là ‘quần chúng tự phát’ hành xử côn đồ bạo ngược trước sự chứng kiến và bảo vệ ngầm của lực lượng bảo vệ luật pháp để trấn áp những người yêu nước chống đối ngoại bang xâm lấn Tổ Quốc, hay đàn áp những tu sĩ hiền hậu thuần tinh túy Việt không cho họ tiếp tục tu học, thì hỏi thử trên khắp hành tinh này có người Việt chân chính nào có thể mở rộng lòng để làm tri kỷ với NHL được chăng? Cái đó đi ngược với trào lưu của dân tộc, ngược với văn hóa của dân tộc nên không ai chấp nhận cả ngoại trừ nhà trí thức uyên bác như Trương Thái Du thôi! Ông Du không biết câu “Người khen ta là kẻ thù của ta, người chỉ trích ta mới đích thực là bạn của ta.” hay sao? Tôi thấy trên Talawas có rất nhiều người viết rất dễ thương, tuy nhiên đôi khi vì không tự chế được nên lời lẽ có phần gay gắt trước những cái không thể không gay gắt, mà khi đọc bài của họ ông không có “cảm giác được nhận” ngoại trừ hai người NƯ và NHL thì tôi nghĩ ông đã thui chột hết tất cả mọi tri giác rồi, ông TTD ạ; hoặc là ông mắc bệnh vĩ cuồng tự cho mình là số một! Mà kẻ vĩ cuồng thì không bao giờ là trí thức được!

  11. tntc viết:

    Tui là một độc giả trung thành của LS Nguyễn Hữu Liêm. Đọc chừng dăm bài của anh là tui đã nghi ngờ anh bị hội chứng Sadistic Psychopath (Bạo dâm tâm lý?) Người bị chứng nầy ở đâu cũng có. Làm nghệ sĩ thì gàn, đi tu thì thành hành gỉa nghịch hạnh. Người mắc chứng Sadism sinh lý thí thân thể có bị dày vò đau đớn mới… đã. Người bị Sadistic Psychopath thì phải lằm sao để bị người khác nhục mạ, mắng nhiếc mới khoái. Đọc bài Việt Kiều của NHL, tui thấy “triệu chứng lâm sàng” Sadistic Psychopath của anh đã đén thời kỳ thứ 3. Tui bỗng thấy bà con ta đang đua nhau làm một việc không công bằng: Đó là giúp cho NHL “bị sướng” free!

  12. Lề Trái viết:

    Vì không kịp dịch ra tiếng Việt, xin phép talawas cho tôi trích bằng tiếng Anh kết luận nổi tiếng của Hannah Arendt trong Eichmann ở Jerusalem

    The trouble with Eichmann was precisely that so many were like him, and that they were nether perverted nor sadistic, that they were, and still are, terribly and terrifyingly normal. From the viewpoint of our legal institutions and our moral standards of judgement, this normality was much more terrifying than all the atrocities put together, for it implied … that this new type of criminal, who is in actual fact hostis generis humani, commits his crimes under circumstances that make it well-nigh impossible for him to know ot feel that he is doing wrong.

    It was as though in those last minutes he was summing up the lesson that this long course in human wickedness had taught us – the lesson of the fearsome, word-and-thought-defying banality of evil.

    Unamuno viết “Ta không chết vì bóng tối, mà chết vì lạnh lẽo”. Lạnh, từ câu trích kinh hoàng của Hegel cho tới câu cuối cùng.

  13. Hoàng Linh Vương viết:

    TRIẾT LÝ VÔ BỔ

    1. Từ phần ông Liêm bắt đầu „triết lý“ thì ông „nhập triết“ say sưa đến độ mù mờ và luẩn quẩn. Đồng thời ông dùng những gạch ngang (-) rất ngang ngược và tùy tiện. Từng câu một thì tôi hiểu ông muốn nói gì, nhưng gộp chung nó lại cho với nhau thì tôi chẳng hiểu ông đang „thỉnh cái gì, và đi về đâu“. Nhất là những gạch ngang vô tội vạ nằm ngổn ngang vô ý tứ, không đầu cũng không đuôi. Để rồi cuối cùng chỉ đi đến: „Quê nhà đã đón mừng và nhận lại mình. Tôi không còn sợ tổ quốc, sợ chế độ, sợ công an, sợ cộng sản. Bạn thấy không?“

    2. Như lời bác Hoàng Đại Dương phản hồi, đúng là ông Liêm tỏ ra không hề biết gì ở VN sau năm 75 cả. Có lẽ ông tự dối lòng mình. Lại càng đúng như lời bác Quang San và nhiều người ở đây nói, tệ lậu hơn ông Liêm cũng chẳng có khả năng nhận thức những cái gì đang xảy ra ở VN. Trên con đường từ khách sạn Thắng Lợi về Mỹ Đình – có tính chất hoành tráng như ông viết -, ông còn bịt thêm hai miếng băng mầu đỏ trên mắt.

    3. Ông Liêm viết: „Cho dù tôi có cố gắng khách quan hóa ý thức đầy sử tính của mình, cái tính chất thuần ý thức mà hiện tượng luận muốn đi tìm vẫn chỉ còn là một ẩn số lớn“ chắc chắn là đúng đối với ông!

    TRĂN TRỞ VỚI TRƯỜNG SƠN
    Hoàng Linh Vương

    1.
    Và hôm nay
    Một phần ba thế kỷ
    Sau một chín bảy lăm
    Các anh
    Sinh từ ngoài bắc
    Tuần hành trong nam
    Trên mảnh đất Sài Gòn cũ
    Những rác rưởi cũ đã chìm vào cát bụi
    Trật lại những khúc sườn trắng đục
    Rải rác, ngổn ngang…

    Sài Gòn mới
    Thành phần mới
    Thời kỳ đổi mới
    Môi trường ô nhiễm mới
    Xa hoa mùi rượu ngoại
    Nhảy múa trong cường điệu tân kỳ hip-hop
    Hể hả với gái ôm…
    Hoang đàng! Thác loạn! Hủ hóa!

    2.
    Các anh bảo con gái Sài Gòn sa đọa…
    Đồi trụy!
    Các anh bào con trai Sài Gòn băng hoại…
    Phản động!
    Các anh bảo người Sài Gòn là ngụy
    Các anh phân loại
    Thường dân là ngụy quân!
    Tri thức là ngụy quyền!
    Các anh ban ân huệ vinh quang
    Lao động học tập cải tạo…
    Đời đời nhớ ơn!

    Các anh bảo văn hóa Sài Gòn là tội đồ
    Phải đốt sạch bằng những hoan hô
    Các anh bảo phải quét sạch tàn dư chế độ cũ
    Cả lá lẫn chồi!
    Đất trời mù mịt
    Người mắt cay mờ…

    Các anh lấy xã hội chủ nghĩa làm lý tưởng
    Dùng tư tưởng làm mặt trận
    Mang đạo đức cách mạng làm tư duy
    Ôm Đảng làm chân lý
    Thần thánh con đường vô sản
    Các anh hô hào tiến lên…
    Muôn năm!

    3.
    Rồi các anh tiến hành cơn mộng bao cấp
    Các anh bảo người người sẽ ăn no mặc ấm
    Nhà nhà sẽ tự do hạnh phúc
    Thiên đường của xã hội ưu việt
    Thế giới của chủ nghĩa đại đồng…
    Không có gì quí hơn!

    “Với sức người sỏi đá cũng thành cơm”
    Sài Gòn phấn đấu
    Sài Gòn tăng gia
    Sài Gòn trồng khoai sắn bên vỉa hè
    Giữa lòng phi đạo
    Sài Gòn oằn mình cho hiện thực
    Sài Gòn chui rúc trong than bùn
    Sài Gòn lặn ngụp
    Sài Gòn tán loạn…

    4.
    Sài Gòn hôm nay mắt hoa
    Đất đầy người
    Nước trong thời kỳ quá độ
    Các anh trong chính quyền
    Say sưa nâng cao mức tăng trưởng
    Ngoài cửa hàng bầy biện những hàng qùa lộng lẫy
    Dành cho khách đến bằng ô-tô…

    Bên vệ đường
    Cậu bé vừa trông em vừa ôm chồng báo mời mọc
    Hớn hở gói ghém đồng tiền vừa gặt hái
    Bằng những bản tin nói về chủ trương
    Dành cho đủ cơm rau bữa tối
    Thầy dậy triết xưa ăn mừng chiếc xích lô
    Vừa được tân trang từ gôm góp của những đứa con
    Chị hân hoan như chưa từng được hạnh phúc
    Tìm thấy nấm mộ chồng sau nửa đời biệt tin!

    5.
    Sài Gòn bây giờ đang tươi nở những nụ cười mãn nguyện
    Nước Chúa “được quyền yêu nước”
    Nhà Phật “được quyền thống nhất”
    Người lưu lạc một thời
    Được quyền trở về nhìn lại căn nhà cũ…

    Sài Gòn tuần tự
    Dưới lãnh đạo của Đảng
    Trong quyết tâm của chính quyền
    Với kèn loa
    Giữa hàng cờ ca tụng rực rỡ song song
    Đi trên con đường được trải nhựa
    Cứng!

    6.
    Sài Gòn bây giờ ăn sang mặc đẹp
    Các anh bây giờ đi giầy tây
    Trở lại Trường Sơn với dự án bô-xít, vàng…
    Rất khí thế
    Rất hồ hởi…

    Đảng trong chiếc áo quan tòa mầu đỏ
    Uy nghi phê phán
    Đưa ra những quyết đoán hùng hồn
    Lẫm liệt những chỉ thị về cửa quyền tham ô
    Về công trình bị rút ruột…

    Đất chảy máu!
    Sài Gòn co ro nhợt nhạt
    Âm thầm kêu Chúa gọi Phật
    Giật mình vì những tiếng bật sâm banh.
    Sài Gòn được quyền sống nếu chưa kịp chết!

    7.
    Vâng!
    Các anh cứ say sưa
    Với những cương lĩnh giáo điều
    Những biện minh chết người
    Những thành quả nham nhở
    Các anh cứ phớt lờ quyền con người
    Bịt mắt dân chủ
    Các anh cứ thẳng thừng gạt đẩy
    Còn lịch sử sẽ ghi chép và lật trang!

    Trong nước nghẹt thở
    Ngoài nước trăn trở

    Người Quân Tử tam cương
    Đành chấp nhận một bước nhường liêm sỉ
    Chí sĩ trong gông cùm
    Hy sinh làm kẻ ngã gục
    Để
    Không phạm tội
    Phản bội
    Với Trường Sơn.

  14. Phùng Tường Vân viết:

    Có gì đúng, sai trong việc ấy ?

    Thực tình tôi không nhìn ra có cái gì đúng, sai trong việc talawas cho chạy bài viết ấy. Nếu có cái gì đúng, sai thì đó là nội dung bài viết đối chiếu với quan điểm của từng người và mọi người, và tôi không nghĩ là mạng này từ chối bất cứ ai muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Riêng tôi thì nhờ cơ hội này tôi nhìn rõ hơn một người viết mà lâu nay tôi vẫn cho là không đến nỗi “tệ” đến như thế, nhất là cái nhìn của ông ta về trong nước, tương đối vẫn có một cái gì quân bình, điềm tĩnh cần thiết giữa những hò hét đôi khi quá đáng, chẳng lẽ chỉ có vài ngày gặp gỡ phù phiếm, được đón tiếp ân cần, được nghe phủ dụ bởi những kẻ mà chắc ông ta cũng phải nhận là cực kỳ dốt nát mọi nỗi mà đột nhiên có sự “xuống tấn, đổi chiêu” thật không ngoạn mục một chút nào như thế sao? Và đối với tôi thì đó là cái khía cạnh tích cực của Nguyễn Hữu Liêm xuất hiện lần này tên talawas vậy.

  15. QuangSan viết:

    Happy Thanksgiving .

    Nhân dịp lễ Tạ Ơn, cũng như những gia đình Mỹ gốc Việt khác, nhà tôi cũng tổ chức họp mặt. Trong bữa tiệc, tôi có đem câu chuyện này ra kể và cũng nghe ý kiến phản hồi tại bàn. Xin lược kê lại vài ý kiến:

    – Ui cha! Răng mà ốt dột rứa, mần mất mặt dân Quảng Trị miềng quá, hèn chi mần cái Hội trưởng Quảng Trị cũng ăn nói bậy bạ, người ta phải truất phế. Văn phòng ế ẩm khôn ôn mụ mô gõ cửa, thì xin đi dạy cũng đủ ăn rồi, mần chi mà phải…

    -Dân Quảng Trị miềng thiệt thà, có răng nói rứa, có mô như Ôn NHL ưa nói trạng tra, ta đay, mần dư chỉ có miềng biết, có biết mô là càng nói càng lòi cái dại cái dốt, thiệt là “trẽn”.

    – Dư rứa coi dư tự miềng ẻ lên tro, miềng còn chi mà nói, đáng kiếp cái đồ ăn cháo đá bát.

    – Khôn mô, mần chi mà ôn nớ không kiếm một mớ Đôla Mỹ, rứa răng mà ngồi nặn óc viết mấn chi.

    – Biết mô Ôn nớ mắc bịnh thần kinh, ít ra thì chạc thần kinh “trẽn” bị tê liệt.

    Nhiều lắm, nhiều ý lắm…

1 2 3 4 5
  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...