Nguyễn Chính – Chùm thơ
04/04/2010 | 1:00 sáng | 3 Comments
Category: Sáng tác
Thẻ: 30-4 > thơ
Con về thăm Mẹ, miền Trung
Kính tặng các bà Mẹ Việt Nam, nơi khúc ruột miền Trung nhân ngày 30.4
Con lại về thăm Mẹ, miền Trung
Biển vẫn xanh, cát vẫn trắng một vùng
Cây phi lao già vẫn oằn lưng trong gió
Vẫn nhập nhòa bóng Mẹ đồng xa
Mẹ ơi!
Đã qua lâu rồi thời bom đạn
Nắm khoai khô chia lửa với trăm miền
Nay cát trắng còn vùi bao khát vọng
Cuối chiều, bếp lửa vẫn lom đom
Mẹ ơi!
Cái nghèo làm lưng Mẹ còng thêm
Như dấu hỏi dựng giữa trời nắng lửa
Hỏi tất thảy, hỏi cả người dưới mộ
Hỏi Trường Sơn thiêng, nơi ấy các anh nằm
Con về đây thăm Mẹ, thắt lòng
Nghe hàng dương nói một điều rất nhỏ
Rằng, Mẹ chỉ còn như ngọn đèn trước gió
Mà no ấm một đời, không tắt nổi ước mơ
Quảng Nam 3/2006
Những nấm mồ vô danh
Kính viếng hương hồn các liệt sỹ vô danh
Ba mươi lăm năm qua rồi, cuộc chiến bi thương
Huynh, đệ tương tàn
Những nấm mồ vô danh
Vẫn nhói đau lòng đất Mẹ
Ba mươi lăm năm qua rồi, hàng cau sau hè đã không còn cho quả
Vẫn đứng đó, lặng im màu máu đỏ
Đợi người đi biền biệt mãi không về
Và nắng…
Và mưa…
Và gió…
Gió lạnh từng cơn
Thổi vào miền đau…
Ba mươi lăm năm qua rồi, cuộc xáo thịt, nồi da
Những bắn giết rợn người thấu chín tầng mây bạc
Mẹ ngơ ngác
Cả đất, trời ngơ ngác…
Khói lửa tắt lâu rồi còn bỏng rát nỗi đau
Bởi:
Tuổi xuân các anh, đối mặt khác chiến hào
Khi phiêu diêu tụ về lại gọi chung tiếng: Mẹ!
Bởi:
Thua bàng hoàng
Thắng cũng là ác mộng
Xám ngắt thiên đường
Đắng ngắt trái bồ hòn
Vàng úa những mùa xuân
Thương đất nước gian lao
Mấy thế hệ nối nhau dại khờ cơn binh lửa
Chiến tranh!
Mẹ không cần đâu chiến tranh
Những nấm mồ vô danh
Nơi các anh nằm
Mãi ấm lời Mẹ ru
Ôi! Tình Mẹ bao dung
Tiếng Mẹ ngọt ngào
Như muôn thủa
Xin xóa sạch từ đây tất cả những hận thù.
Nha Trang 26/3/2010
Trí thức hành ca
Như dòng sông mang phù sa phì nhiêu cho đồng
Như con tằm nhà tơ dệt nên gấm vóc
Trí thức Việt Nam
Một lòng sắt son
Cả đời hiến dâng
Thương người dân bao nhiêu năm còn trong cơ hàn
Bao kiếp người khổ đau, lầm than, nước mắt
Trí thức Việt Nam
Đồng lòng siết tay
Nguyện cùng hiến dâng
Truyền thống người xưa
Uy vũ bất năng khuất
Ức Trai, Chu Văn An muôn đời lưu danh
Truyền thống người xưa
Phan Châu Chinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học…
Xiềng xích, lao tù vẫn kiên trung
Nào! Cùng đồng lòng trí thức Việt Nam
Vì Tổ Quốc thiêng liêng
Vì độc lập tự do
Vì tự hào dân tộc
Nào! Cùng đồng lòng trí thức Việt Nam
Vì đất nước hôm nay
Vì con cháu mai sau
Quyết ngẩng cao đầu
Kìa! biển Đông dậy sóng
Kìa! Tiếng gọi sơn hà rền vang núi sông
Trí thức Việt Nam không bao giờ chịu nhục
Đớn hèn.
Nha Trang 11/2009
© 2010 Nguyễn Chính
© 2010 talawas
Bình luận
3 Comments (bài “Nguyễn Chính – Chùm thơ”)
Cứ nói phét rằng khép lại quá khứ
Nhưng tim đen nào có muốn khép đâu
30 tháng Tư vẫn là ngày chiến thắng
Vẫn diễu hành
Và xích những xe tăng
Vẫn tàn nhẫn xéo lên nát bét những tâm hồn
1. Trích: “Kính tặng các bà Mẹ Việt Nam, nơi khúc ruột miền Trung nhân ngày 30.4”
Mẹ Việt Nam viết hoa theo nội dung của bài thơ trên của Nguyễn Chính phải gọi cho chính danh là bà Mẹ Cộng Sản Việt Nam hay bà Mẹ Cộng Sản Bắc Việt hay bà Mẹ Quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chứ không phải là người mẹ mang tính biểu tượng cho Mẹ (Toàn) Việt Nam như thường dùng.
Tôi sống từ năm 1961 đến 1975 trong một làng xôi đậu hẻo lánh Miền Trung tôi biết rõ các bà ấy là ai, các bà “Nắm khoai khô chia lửa với trăm miền”, hiểu là tiếp tế cho Việt Cộng, chứ với lính phe kia, và cả thường dân không tiếp tế như các bà, các bà cũng chằng lửa ghê lắm.
2. Còn các liệt sĩ thì chính danh họ là ai rồi. Tôi đã chứng kiến, đã bị sống với các ông/bà ấy trong chiến tranh cũng như sau khi cái hoà bình dịch hạch chụp xuống toàn xứ Việt, các ông/bà ấy chẳng hiền lành gì.
Ấy là nói theo những gì tôi chứng kiến nơi tôi ở thôi.
4. Người Việt nhân chi sơ tính bản ác, lại còn bị “tập” thêm cái chủ nghĩa tôn thờ bạo lực (cách mạng), cái bản ác ấy càng hồ hởi ác. Ác tới hôm nay, và ác còn lâu, rất lâu nữa.
5. Dân ta sống theo một nền văn hóa nặng cảm tính, nặng đến độ đần, thậm chí ngu mà cứ tưởng mình khôn giàn Trời, hay nói cách khác với một nền văn hoá hầu như không có nền tảng lý luận, suy nghĩ, do đó dân ta thiếu rạch ròi, thiếu chính danh, nên đã bị lừa, đợt này qua đợt khác bởi những bọn xảo ngôn.
“Con về đây thăm mẹ thắt lòng !” (NC)
“Mẹ ơi, dưới đất còn chua xót
“Giầy vải, xi xô xới núi đồi !”
(Thơ Tố Hữu :
“Mẹ ơi dưới đất còn chua xót
Những tiếng giầy đinh đạp núi đồi”)