talawas blog

Chuyên mục:

Phúc và Thành – Hòa giải, duyên và nợ

03/05/2010 | 6:09 sáng | 2 Comments

Tác giả: talawas

Category: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975
Thẻ: > >

Lời dẫn: Đây là hai lá thư riêng của hai anh em họ, đều ở tuổi gần 80, hiện sống ở Mỹ (tên người và địa danh đã được thay đổi). Cả hai đều lớn lên ở làng K., tỉnh Nam Định, sau đó bỏ quê vào Nam, học trường sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một người phục vụ trong ngành pháo binh (ông Phúc), một người trong ngành quân nhu (ông Thành). Cả hai đều mang cấp bậc trung tá vào tháng 4 năm 1975. Trong khi ông Phúc và gia đình di tản sang Mỹ, ông Thành và gia đình ở lại Sài Gòn và sang Mỹ năm 1990. Hai lá thư cung cấp hai cách nhìn khác nhau về những biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam và thái độ đối với vấn đề hòa giải.

———–

San Francisco, ngày 16-2-2004

Cô chú Thành mến,

Tôi đã nhận được thư của Thành, đã đọc và đã nhiều suy tư. Với tôi làng K. quả là không duyên và nhiều nợ; hai em trai của tôi một người chết vì nhiều tủi nhục, và một người chết tại chiến trường Trị Thiên năm 1967 không tìm (hay chẳng ai tìm) được xác; mẹ tôi rất cô đơn và đau khổ ở tuổi già phải nuôi bốn cháu mồ côi và bị đuổi ra khỏi nhà.

Tôi rất muốn trở về làng K. để tìm lại những kỉ niệm thời thơ ấu và thăm mồ mả ông cha, nhưng vì những lẽ trên tôi đã không làm được.

Việc tu bổ đền Thành hoàng làng tôi xin gửi nhờ Thành chuyển về sự đóng góp của tôi là 400 dollar. Những kế hoạch và dự trù của ông thôn trưởng đưa ra tôi không đọc và không muốn dự phần vào đó.

Cuối thư chúc cô chú được luôn sức khỏe và các cháu được nhiều thành đạt.

Vợ chồng Phúc và các cháu.

*

Chicago, 27/2/04

Thân kính gửi anh chị Phúc,

Cảm ơn anh chị, chúng tôi đã nhận được thư của anh chị đề ngày 16/2/2004.

Qua thư anh chị cho biết là “Những kế hoạch và dự trù của ông thôn trưởng đưa ra tôi không đọc và không muốn dự phần vào đó.” Nhưng anh chị lại kí chi phiếu cho tôi để đóng góp vào việc tu bổ ngôi đền  với số tiền là 400 đô la, trong khi tôi đã trình anh và bà con từ khi tu bổ đền Thành hoàng đợt trước là tôi không nhận tiền đóng góp và xin bà con nếu đóng góp thì xin gửi về ông Lê hoặc bà con ở quê để chuyển tiếp cho ông Lê. Và điều này đã được bà con áp dụng mấy lần trước.

Do đó tôi thiển nghĩ anh chị có lẽ không muốn tham gia tiếp vào công việc tu bổ ngôi đền nữa chăng nên tôi xin phép anh chị hoàn lại chi phiếu số 0328 ngày Feb 17.04 thành tiền là 400 đô la để anh chị cho hủy bỏ.

Riêng về vấn đề anh chị cho biết là “làng K. quả là không duyên và nhiều nợ” đồng thời anh chị cũng nêu lên những buồn phiền của anh trước những đau khổ của gia đình anh tại quê nhà. Vợ chồng chúng tôi hết sức thông cảm với những suy nghĩ của anh chị, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đây là hoàn cảnh chung của đất nước, hậu quả của cuộc chiến cầm đầu bởi các thế lực ngoại quốc chứ không phải người làng K. Vả lại, nếu người dân làng có đứng ra làm việc gì dưới chế độ cộng sản thì cũng chỉ là những kẻ thừa hành mệnh lệnh, không thi hành không được. Cho nên, tôi thiển nghĩ nếu làng ta có làm những điều gì không phải với chúng ta thì chúng ta cũng nên bỏ qua, bởi lẽ đối với làng ta, tuy là có 13 họ sống nhưng xét ra đều dây mơ rễ má với nhau cả: phi nội tắc ngoại. Mà những kẻ làm hại chúng ta (đưa người nhà chúng ta ra đấu tố) lại chính là ruột thịt chúng ta – đó mới chính là điều đáng chua xót.

Vì anh chị và gia đình qua đây sớm, sách báo tuy có đề cập đến những đau khổ của quê hương nhưng đó là những chuyện chung, nên tôi xin phép trình bày anh chị rõ thêm về những đau khổ mà bà con ruột thịt của chúng ta ở quê nhà để qua đây anh chị thấy rằng nhờ phúc đức tiên tổ, gia đình nhà ta như vậy là đỡ mất mát, đỡ đau đớn hơn bao nhiêu gia đình đấy. Và sau đây tôi xin nêu ra đôi ba trường hợp gần gũi:

– Nhà ông bà N.: Ông Đ. [con bà N.] bị bắn chết, nhà lớn nhất trong vùng bị phá tan tành lấy gạch ngói… đưa lên Gia Hội xây trụ sở, xây trường học. Ông bà N. [khi di cư vào Nam] phải bỏ căn phố ở Hàng Cau, Nam Định; [khi di tản đi Mỹ] bỏ căn nhà ở đường Nguyễn Kim, Chợ Lớn; bỏ biệt thự ở đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định; bỏ cỗ quan tài của cụ Quy bằng gỗ vàng tâm (đóng từ Nam Định, sau đưa ra Hải Phòng rồi đưa vào Sài Gòn – công phu biết bao!); bỏ cả sinh phần của cụ xây tốn cả triệu đồng – ở nghĩa trang Bắc Việt [Sài Gòn].

– Nhà ông bà B. Th.: Cô N. bị mìn chết, ông B. Th. bị bắn chết.

– Nhà ông bà T.: Ông Q. H. bố ông T. bị bắn chết, bà Q. H. bị đấu tố và bị đưa xuống Cồn Xá (nơi phóng uế) ở – ngày cúng giỗ phải đưa lên nhà ông C. Ng. cúng – toàn thể gia cư với hai dãy nhà ngói bị tịch thu làm kho. Ông T. em ông T. bị rắn cắn chết! […]

– Nhà ông bà M.: Ông M. và người con trai lớn phải đi tù 7-8 năm. Cụ H. thân sinh ông M. 83 tuổi bị té dập đầu gối, dập ống chân (sau biến cố tháng 4 ít ngày) không nơi chữa trị. Cụ phải chịu đau đớn vô cùng trong khoảng 6 tháng trời không thuốc thang, đến tháng 10 năm 1975 thì cụ qua đời trong lúc ông M. cùng tôi đang nằm tù, gia đình chỉ còn lại mấy bà phụ nữ đứng ra lo liệu việc tống táng. Thật chẳng ai ngờ như vậy! […]

– Nhà bà Gi. và ông T.: Cả hai mẹ con đều bị đấu tố. Người đấu tố chính lại là bà B., em ruột bà Gi. và đứa con gái ông Ch. (xóm nhà anh) gọi bà Gi. là cô ruột, mồ côi bố mẹ, đã được bà Gi. cưu mang nuôi từ nhỏ. Con bé này đã ném một cái váy vào bà Gi., mày tao chửi bới bà Gi.. Bà Gi. sau được bà H. (con gái bà Gi.) nuôi vì bà T. mà anh gọi bằng dì không có khả năng và chồng thì chết. Ông T. sau khi bị đấu tố uất ức đã thắt cổ tự tử ở căn nhà của bà M. (xóm Đình – họ đuổi ông T. đến ở đây). Để chạy tội, những người đứng ra đấu tố đã đổ tội cho cụ H. (ông ngoại anh) và ông Gi. thắt cổ ông T.!

– Cụ H. Đ.: bà cụ bị bà H., cháu gọi bằng dì ruột đứng ra đấu tố. Cụ phải đeo xích ở cổ dong ở đường như dong chó. Con cụ là ông Cử Kh. bị đám thằng G. lớn, G. con đấu tố hai lần, sau chết ở Đầm Đùn [trại cải tạo]. Ông T. bố của G. lớn, G. con là anh con thúc bá của ông Cử Kh.

– Gia đình tôi:

  • Tôi đi tù từ 14-6-75 tới 8-2-83 – 7 năm 7 tháng có dư.
  • Nhà tôi mua máy dệt chiếu thất bại, sau bán chợ trời cũng thất bại vì cứ ăn vào vốn nên hết vốn phải nghỉ.
  • Các cháu nhà tôi mỗi đứa ngồi một góc đường bơm vá sửa xe đạp để lấy tiền đong gạo theo giá thị trường, thay vì được mua gạo (kể cả thức ăn) theo giá tượng trưng không đáng kể…
  • Đồ đạc trong nhà tôi: tủ lạnh, bàn ghế, giường, salon phải bán cả. Cả nhà nằm trên sàn nhà cho đến ngày chúng tôi qua đây (1990).
  • Nhà tôi đêm phải đi canh gác và tuần tiễu trong xóm, thỉnh thoảng phải đi dân công. Tôi về phải đi quét đường trong xóm 1 năm.
  • Căn nhà tôi ở bị tịch thu. Nhà nước cho ở tạm và phải trả tiền thuê. Khi gia đình tôi qua đây, người con lớn của tôi phải mua lại nhà nước!
  • Cháu Định nhà tôi thi vào Đại học Bách khoa đậu hạng cao được nhà báo đến phỏng vấn nhưng là con ngụy nên không được nhận vào học.
  • Bà con anh em trước 30 tháng 4, 1975 (khi tôi còn đang làm việc) thì anh anh em em, đến khi phải đi tù thì xa lánh, coi mình như cùi (hủi) gặp nhau thì tránh, đi qua nhà không vào. Cháu T. năm 1978 khi học lớp Ba đã viết thư cho tôi lúc đang ở trại 5 Yên Bái. “Học kì 1, con được xếp hạng xuất sắc, học kì 2 con cũng được xếp hạng xuất sắc, xuất sắc hay không xuất sắc thì cũng vậy thôi ba ạ!… Bà con anh em thì xa lánh. Khi vui thi vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai!” … Khi nghe tin tôi chết ở trong trại cải tạo, nhà tôi đi báo anh em, chẳng ai hỏi đến một câu. Sau đó nhà tôi phải nhờ ông V.Đ.T., nguyên trước cùng làm việc dưới quyền tôi, người cùng học [trường] Nguyễn Khuyến với anh đi dò hỏi đó đây mới hay là có ông thiếu tá Nguyễn Văn Thành mới chết [trong trại cải tạo] cũng ở Quân Nhu – chứ không phải tôi! Trùng tên thôi. Quân nhu chúng tôi bị chết mất trên 10 người trong trại cải tạo trong đó có hai trung tá. Còn lại là thiếu tá và đại úy.
  • Ông T. em ruột tôi bị đi tù ở Đầm Đùn, sau lại cùng ông em bị đày lên Yên Bái!
  • Căn nhà ngói 5 gian của tôi đẹp nhất làng bị tịch thu chia cho ông Xã V., người cùng xóm Đông. Ông V. ở căn nhà này được vài năm thì bán, sau đi ăn mày và chết đường.
  • Ông bà ngoại các cháu: Ông ngoại các cháu vào Nam một mình, bà ngoại các cháu và [các con] ở lại [làng] K. Ông ngoại các cháu rất buồn và mất năm 1958. … Bà ngoại các cháu bị đấu tố rất nặng nề vì ông ngoại các cháu và hai con rể (ông Th. và tôi) theo giặc vào Nam, anh em nội ngoại vào Nam cũng nhiều. Nhà cửa đất đai ở dưới Trại bị tịch thu chúng đuổi bà cụ lên nhà ông N. (xóm Đông) nhất gian nhị hồi. Cụ phải xuống các làng xã ở phía Nam làng K. để đi mò cua bắt ốc. Chúng bảo “ao chuôm hồ rạch ở làng dành cho các ông bà nông dân ở làng, đó không phải là phạm vi của mày!” Cụ ra đường gặp con nít chúng cũng bắt cụ phải khoanh tay chào “chào ông bà nông dân ạ!”
  • Năm 1980 cụ vào trong Nam. Cụ ở nhà tôi mấy ngày, thấy gia đình tôi khổ quá, chạy gạo từng bữa, nhà cửa trống huơ trống hoắc, cái giường không có mà nằm. Cụ xuống nhà ông bà Th. ở ít ngày rồi về và năm 1981 thì cụ qua đời, lúc đó tôi vẫn còn đang ở Yên Bái. Nhà tôi nghèo quá không có tiền mua vé xe lửa ra chịu tang, nhà tôi rất buồn và vô cùng ân hận.

  • Ông T. cậu ruột tôi bị [Pháp] chặt đầu bên Trực Chính, con rể cũng bị chết ở chiến trường Quảng Trị không biết có tìm được xác không.
  • Ông C. cậu ruột tôi cũng có một người con trai tử trận ở chiến trường Quảng Trị, không tìm được thi hài (làng ta có khoảng 20 người – theo như nhà tôi được kể lại – chết ở chiến trường Quảng Trị và nhiều người không tìm được thi hài. (Tôi được biết ở nghĩa trang quân đội VNCH đều có một khu dành riêng cho chiến binh cộng sản vừa vô danh, vừa có tên tuổi, nhưng việc tìm kiếm cũng rất khó.)

Tóm lại, qua những điều tôi trình bày trên anh thấy rằng những thiệt thòi mà gia đình anh phải gánh chịu, nhờ ơn trên tiên tổ có thể coi phần nào nhẹ hơn các gia đình khác trong làng (xin nói một cách tương đối chứ tình cảm không thể đo lường được), đặc biệt như bà thân sinh anh chẳng hạn, tuy bị đuổi ra khỏi nhà nhưng lại được ở và giữ nhà ông H. tương đối rộng rãi mát mẻ, chứ như bà ngoại các cháu nhà tôi phải xuống nhà ông N. xóm đông – nhất gian nhị hồi – ông T. phải đuổi đến nhà bà M. … còn khổ biết bao! Rồi may mắn nữa là anh chị cùng toàn bộ gia đình được ra nước ngoài trước 30/4/75, lại được định cư tại Mỹ – buổi đầu cũng có khó khăn thật nhưng đấy tưởng nghĩ là chuyện thường tình, trường hợp nào mà chẳng “vạn sự khởi đầu nan.” Các cháu qua đây được học hành đến nơi đến chốn, trong khi anh chị cũng có công ăn việc làm, nhà cửa rộng rãi thênh thang, về già có tiền hưu. Anh chị mà ở lại thì chắc chắn khó thoát được việc đuổi đi khu kinh tế mới. Các cháu thì bị đi quân dịch trong khi để gia đình ở lại khu kinh tế mới. Anh sẽ phải đi cải tạo! Pháo binh được coi là tội nặng “ác ôn” như an ninh, chính trị, tình báo… chắc chắn cũng phải bóc ít nhất là 12-14 quyển lịch mà đối với anh thì có thể tới 15, 16 năm không chừng, vì một trái đạn pháo có thể giết rất nhiều người, rồi lại con cháu cường hào ác bá (ông Ch., ông H., cụ H.)… đó là chưa nói tới việc di cư vào Nam – phải khai lý lịch tới mấy chục lần. Có lần họ cho nghỉ cả tháng trời tập trung khai lý lịch; thường thường là từ 150 trang tới 400, 500 trang –  khai từ lúc để chỏm! L.M.H. (Pháo sư đoàn 1) rất thân với tôi, T.L.T. … đều từ 9-12 năm tù. Quân nhu chúng tôi cũng có mấy anh 10-12 năm đầy ải đấy (N.N.Đ. khóa 4 Thủ Đức; T.D.S. khóa 5 Thủ Đức— trung tá cả).

Do lẽ trên tôi nghĩ anh cũng không nên quá suy tư… Còn về vấn đề duyên hay không duyên với làng K. thiết tưởng có lẽ ta nên nói là vì hoàn cảnh này nọ chăng? Chứ nói là không có duyên thì chẳng lẽ hàng năm, cả mấy trăm ngàn người rải rác trên cả thế giới mà nhiều người cuộc sống của họ chẳng lấy gì làm giầu có, lại cũng có người mới qua lớp sau này, cũng cố gắng trở về quê thăm bà con, thăm hoặc xây cất phần mộ ông bà cha mẹ… Lại há chẳng phải đều là những người có duyên cả với bà con, với đất nước hay sao? Chưa nói đến những người được chế độ cộng sản cho là cực kì phản động. Nhưng họ đã về, đã cố gắng về – nhạc sĩ Phạm Duy chẳng hạn.

Còn nói về nợ thì ai trong chúng ta chẳng nợ, nợ ít nợ nhiều, có nợ nhận định được, có nợ không nhận định được mà tôi xin phép chia làm hai thứ nợ:

– Nợ dương: Là những món nợ mà bình thường chúng ta đều nhận định được. Thí dụ nợ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên, nợ những bà con anh em máu mủ xa gần đã thăm hỏi han, giúp đỡ ta lúc sơ sinh, thiếu thời, hay lớn lên; chú bác, cô dì, cậu mợ – nợ trong cuộc sống của chúng ta (vay mượn để chi tiêu trong lúc khẩn thiết, tuy trả rồi nhưng ân nghĩa vẫn còn), rồi nợ xã hội đã cung cấp cho chúng ta những tiện nghi như đường sá để đi lại, trường học với các thầy cô giáo từ lúc ta mới khai tâm, bệnh viện cùng thuốc chữa trị…

– Nợ âm: Đây mới là cái nợ đáng lo – do ông cha chúng ta hay chính bản thân vợ chồng chúng ta đã tạo nên hay vô tình tạo nên những mưu mô thâm độc, những hận thù từ nhiều kiếp trước và kiếp này chúng ta không biết – đặc biệt là như chúng ta – những cấp chỉ huy có thể vô tình hay thiếu thận trọng đã gây ra những phiền não đau đớn cho thuộc hạ hay cho những người khác. Một lời nói, một lời phê điểm, một quyết định thực hiện một mệnh lệnh, một công tác nào đó có thể đem lại nhiều đau khổ, đau thương ê chề cho thuộc cấp cùng với vợ dại con thơ của họ, chưa nói đến nỗi khổ của đồng bào liên hệ.

Cho nên người xưa đã từng khuyên ta: “người sáng suốt thường hay nghĩ xa trông rộng, nên việc chưa xảy ra đã biết rồi. Người khôn ngoan thì tuy sự nguy hiểm chưa tới mà đã biết lánh xa từ trước. Chính vì sự tai họa thường ngấm ngầm ở nơi kín đáo và phát ra những lúc người ta lãng quên, không để ý đến” (Minh giả viễn kiến ư vị manh, nhi trí giả tỵ nguy ư vô hình, họa cố đa tàng ư ẩn vi nhi phát ư nhân sở hốt giả giã – Tư Mã Tương Như).

Và để trả cái nợ âm mà chúng ta thường không lường trước được, theo người Á đông là phải làm điều thiện hầu chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã cố ý hay vô tình tạo ra vì kẻ gieo gió tất gặt bão (Qui sème le vent, ricolte la tempête). Nhất là, phúc đức của ông bà để lại có thể ví như một cái cây dù tươi tốt sai quả thế nào chăng nữa nếu không bồi đắp thì một ngày nào đó, theo cổ nhân cũng sẽ bị tàn lụi. Bởi vậy, tiền nhân ta luôn luôn đề cao chữ “đức” và cho rằng có đức là có tất cả: “Có đức mặc sức mà ăn.”

Thư đã dài, xin phép anh chị tôi tạm ngưng. Trong thư có điều gì sơ suất xin anh chị thông cảm thứ lỗi cho. Kính chúc anh chị và gia đình vui khỏe và may mắn.

Thân kính,

Thành

© 2010 talawas

Bình luận

2 Comments (bài “Phúc và Thành – Hòa giải, duyên và nợ”)

  1. Thanh Nguyễn viết:

    Gửi ông Thành (hy vọng ông đọc được),

    Đọc lá thư của ông gửi cho ông Phúc, tôi nghĩ ông Thành nói lẩy và có ý trách ông Phúc (dù chỉ là ngầm).

    Ông Phúc -trung tá pháo binh, khác ông Thành – trung tá quân nhu, vì vậy cái quan niệm của hai người, tôi nghĩ, sẽ có những khác nhau là điều chắc chắn .

    Ông Thành chia nợ đời có nợ âm, nợ dương. Vậy chắc ông sẽ biết phân biệt cuộc sống có người chỉ lo trả phần nợ dương và có kẻ suốt ngày lo tính sổ chờ nợ âm đáo hạn?

    Nợ dương của ông Phúc là nợ quân-dân-cán-chính VNCH. Nợ này chưa trả được. Nợ của chính phủ Hoa Kỳ đã tiếp nhận để cho bản thân gia đình ông Phúc được duy trì cuộc sống. Nợ cha, nợ mẹ, nợ vợ, nợ con, nợ bạn, nợ bè… Nợ trước khó quên, nợ sau chồng chất. Vì vậy, ông Phúc cần phải trả nợ dương và biết đâu có thể hóa giải được nợ âm không chừng?

    Còn ông Thành, không biết nợ dương có chồng chất hay không? Mà đã chứng tỏ mình sáng suốt lo xa phần nợ âm để cầu mong tích đức!

    Những mất mát của ông Phúc so với người khác là có ít hơn, vậy ông Phúc nợ dương càng lúc càng nhiều. Nên ông Phúc càng phải lo trả nợ dương cho kỳ hết. Và có thể vì vậy mà ông Phúc càng thêm suy tư nhiều hơn là ngồi nghĩ mình cống hiến nhiều, mất mát nhiều nên phải được bù nhiều hơn so với người khác.

    Riêng việc ông Thành lấy ví dụ trường hợp ông nhạc sỹ Phạm Duy. Ông nhạc sỹ “đã cố gắng về” vì quá yêu “tiếng nước tôi” hay là vì nghĩ rằng nợ dương ông nhạc sỹ đã hoàn tất?

    Nhưng mà thôi, ông Thành cứ lo tích đức đi. Nhờ ơn trên mưa móc. Có đức mặc sức mà ăn.

  2. […] Hòa giải, duyên và nợ (talawas). Qua […]

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...