talawas blog

Chuyên mục:

Bùi Văn Phú – Ngồi ở Sproul Plaza nhớ lại sóng gió cuộc đời

09/05/2010 | 1:00 sáng | 1 phản hồi

Tác giả: Bùi Văn Phú

Category: Văn hoá – Giáo dục
Thẻ: >

Mỗi năm tôi có một tuần nghỉ vào tháng Tư. Những ngày này tôi thường trở lại trường cũ, vào thư viện kiếm một vài cuốn sách muốn đọc hay tìm tài liệu cho bài viết.

Giờ trưa ra Sproul Plaza ngồi nhìn sinh hoạt khiến tôi hồi tưởng lại ngày xưa học hành rất căng mà sinh viên Việt ở đây vẫn dành thời giờ cho văn nghệ, thể thao, báo chí. Nhớ lại ngày mới đến Mỹ bơ vơ, lạc lõng, cần có bạn để chia sẻ những trải nghiệm và khó khăn trên đường hội nhập vào đời sống mới.

Sproul Plaza một ngày mùa Xuân 2010

Thời đó một niên học không gồm hai học kì như bây giờ, nhưng được chia làm ba khoá: Mùa Thu, mùa Đông và mùa Xuân, mỗi khoá 12 tuần lễ, thời gian học chừng 10 tuần còn lại là những ngày thi. Nếu một môn có hai midterm – bài kiểm tra – cộng với bài thi cuối khoá nữa, nếu một học kì lấy ba hay bốn lớp thì coi như thi cử liên tục, thời gian học chẳng có bao nhiêu.

Ngày còn ở quê nhà thường nghe nói: “có học mới biết rằng lo” và tôi cũng đã trải qua bao nỗi lo trong những kì thi. Nhưng bây giờ không chỉ lo phần chuyên mà còn lo trở ngại ngôn ngữ vì mới chân ướt chân ráo đến đây. Bạn nào đã phải học “Subject A” là môn học viết luận văn tiếng Anh dành cho sinh viên nước ngoài thì hiểu được nỗi khó khăn để đạt tiêu chuẩn tiếng Anh khi theo học Đại học Berkeley. Còn những môn khác như sinh hoá hay hoá hữu cơ với vô số công thức, phản ứng mà để nước đến chân mới học gạo thì đảm bảo trống ngực sẽ đánh thình thịch khi nhận bài vì chỉ mong trúng tủ những phần đã học qua. Còn không, thày trả lại bài thi với những con D, con F mà thấy tương lai tốt nghiệp xa vời thêm. Nhận điểm xấu mà buồn, nhưng không phải vì “học tài thi phận”, hay “học tài thi lí lịch” mà tại “bệnh lười” mà thôi.

Bây giờ nghĩ lại cuộc đời với nhiều sóng gió và không quên những năm tháng học hành căng thẳng ấy.

*

Bảng của Hội Sinh viên Việt Nam đặt tại Sather Gate

Sproul Plaza đông người. Nhiều bàn của các hội sinh viên bày ra. Sinh viên Việt Nam đang chuẩn bị cho văn nghệ – cultural show – tổ chức lần thứ 31 vào ngày 17.04 sắp tới nên có bàn bán vé. Để quáng bá cho chương trình các em khoe áo dài, nón lá, áo bà ba giữa sân trường, tay cầm những băng rôn, biển quảng cáo văn nghệ chủ đề “Our Life After” được các em đặt tên tiếng Việt là “Sóng gió cuộc đời”.

Ngoài văn nghệ Việt Nam tôi còn thấy quảng bá văn nghệ của sinh viên Philippin, sinh viên Pakistan cũng trong tháng Tư.

Dưới những bóng cây xanh lá mùa xuân và trong một trưa nắng đẹp tôi thấy chỗ này là bàn của sinh viên Do Thái, chỗ kia là sinh viên Palestine, dù ở một nơi xa xôi đang có chiến tranh giữa những người cùng tổ tiên. Có bàn của sinh viên gốc Hoa, gốc Iran, có hội sinh viên Hồi giáo, Ki-tô giáo, hội sinh viên khoa thương mại, khoa hoá. Sproul Plaza phản ánh môi trường sinh hoạt đa dạng, phong phú của đại học Hoa Kỳ.

Tuần này đang có vận động tranh cử ban đại diện sinh viên, tức ASUC, nên nhiều sinh viên mang bảng của ứng viên gà nhà đi qua, đi lại. Năm nay cũng có ứng viên gốc Việt, tuy không nhiều như những năm qua. Đôi ba năm trước một sinh viên Việt là Van Nguyen được bầu làm chủ tịch ban đại diện, có Nhu Nguyen được bầu làm đại biểu trong ASUC. Năm ngoái Tu Tran làm phó chủ tịch. Trong quá khứ tôi đã thấy tên các ứng viên họ Nguyễn, Phạm, Trần, Lê trên bích chương tranh cử. Truyền thống tham gia sinh hoạt dòng chính của sinh viên gốc Việt có từ những năm đầu thập niên 1980 với Phạm Hoàng Tánh là người đầu tiên được bầu vào ASUC. Sau có Ninh Ngọc Bảo Khanh tranh cử nhưng không thành công. Cuối thập niên 1990 có Minh Dương trong ASUC và hiện nay anh đang tranh cử vào hội đồng thành phố San Jose.

Con số sinh viên gốc Việt tốt nghiệp Đại học Berkeley nay cũng có đến vài nghìn và đã đi khắp muôn phương làm nhiều ngành nghề. Có Andrew Lâm, tức Lâm Quang Dũng với những nhận định trên truyền thông Mỹ về Việt Nam và cộng đồng người Việt. Có Thúy Vũ trên kênh CBS-5 San Francisco, Mina Nguyễn tham gia chính quyền. Nhiều tiến sĩ: Nguyễn Xuân Dũng, Ngô Như Phú Việt, Đinh Hùng, Nguyễn Thạc Hùng của ngành toán, Trang Hùng Phong ngành vi sinh học, Thái Trương ngành vật lí. Các bác sĩ y khoa Trịnh Ngọc Huy, Phan Quang Cẩn, Lê Duy Huân, Hoàng Thu Thủy; nhãn khoa Đào Kiều Liên, Phạm Hoàng Tánh, Đỗ Cúc Hoàng; nha khoa Đặng Bảo Kim, Trần Ngọc Châu. Có luật sư Đặng Khải Minh, Trần Đình Bá, Nguyễn Xuân Phước, Ngô Tuấn, Đinh Ngọc Tấn, Linda Hàn Nguyễn. Kĩ sư Nguyễn Hùng Việt, Nguyễn Chiến. Phim ảnh có Nguyễn Đức. Tôn giáo có mục sư Hùng Phạm, Nguyễn Như Bằng Hữu. Làm từ thiện với Đỗ Anh Thư. Có hoa hậu áo dài Đào Việt Thi, á hậu Phạm Hiền Diệu Thúy. Nhiều cựu sinh viên chọn vùng San Jose làm nơi an cư, lạc nghiệp. Có người đi thật xa, về quê hương nguồn cội, như Đặng Khải Minh, Ninh Ngọc Bảo Kim, Nguyễn Dụng Tài, Bùi Huy Thiện Trí, Trần Sĩ Chương, Benny Trần, Amy Phạm đã hoặc đang làm việc ở Việt Nam. Tốt nghiệp đầu tiên từ Đaị học Berkeley có lẽ là bác sĩ Trần Mạnh Ngô – tiến sĩ khoa sinh vật lí – vào thời chiến tranh còn sôi động ở quê nhà.

35 năm, hơn một thế hệ đã qua, nhiều bạn đã có con nối gót cha mẹ theo học trường xưa. Con trai của Thắng Võ và Thiên Kim, của Bảo Nguyễn, Câu Nguyễn. Con gái của Nguyễn Trọng Vũ và Kim Phượng. Hai con trai của Quản Trọng Thắng, một người tốt nghiệp năm 1996 còn một người đang là thủ quỹ Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley trong khoá học mùa xuân này.

Cũng 35 năm qua, hành trình rời bỏ quê hương đã được thế hệ cha anh kể lại để các em viết ra những câu chuyện và dàn dựng lên chương trình văn nghệ năm nay.

*

Thứ Bảy 17.04 là Open House, một ngày truyền thống của học đường Mỹ, không chỉ bậc đại học mà ngay ở trung học cũng có để giới thiệu trường với công chúng.

Khuôn viên trường thường ngày tấp nập sinh viên, hôm nay nhộn nhịp hơn với phụ huynh và học sinh từ nhiều thành phố vùng Vịnh San Francisco đổ về. Các em đến để tìm hiểu về ngôi trường mà trong tương lai có thể là nơi trau dồi, mở mang kiến thức. Phụ huynh và các em được các hội đoàn đón tiếp ngay tại cổng, có đội kèn đồng hòa nhạc, có phô diễn thành tích với những giải Nobel, những số sinh viên Berkeley nhận học bổng Rhodes Scholarship. Nhiều trò chơi khoa học do sinh viên thực hiện được đem ra cho học sinh thử nghiệm, từ xe điện, người máy, giàn phóng hỏa tiễn dùng nước và bơm xe đạp cho đến bẫy chuột và những trái bóng bàn được dùng để diễn tả một loại phản ứng trong nhân nguyên tử.

Sân trên và sân dưới Sproul Plaza tràn ngập sinh hoạt của các tổ chức, hội đoàn sinh viên. Tại một bàn giới thiệu những chương trình học mang tính quốc tế với mấy chục lá cờ nhỏ, trong đó có cờ vàng ba sọc đỏ là dấu chỉ tiếng nói sinh viên, phản ứng của cộng đồng trong những tranh luận về mầu cờ đã được nhiều người biết đến.

Năm giờ chiều, văn nghệ “Sóng gió cuộc đời” được khai mạc trong thính đường Zellerbach với 1500 khán giả.

Trình diễn trời trang áo dài trong đêm văn nghệ

Chương trình năm nay đánh dấu 35 năm sự có mặt của người Việt tại Hoa Kỳ, vì thế nội dung xoay quanh những câu chuyện về hành trình và cuộc sống ở Mỹ mà thế hệ trước đã trải qua trong những ngày đầu định cư. Đó là những chặng đường gian nan và đầy mồ hôi, nước mắt của mẹ cha để cho các em có được ngày hôm nay.

Đó là câu chuyện của ông Nam tìm cách đưa gia đình vượt biển nhưng cuối cùng vợ con đi thoát còn ông bị kẹt lại. Ông phải đi học tập cải tạo, đi kinh tế mới. Mười bốn năm sau gia đình mới được đoàn tụ. Khi ông đến Mỹ, cô con gái đã lớn, không nhận cha và đời sống mới có những xung khắc thế hệ, văn hoá, vợ chồng bất hoà.

Đó là chuyện của bà Tuyết vì phải làm việc cực nhọc lo cho hai cô con gái có đủ cơm ăn, áo mặc. Bà để ông ngoại lo cho các cháu nên chúng cảm thấy thiếu tình thương, vào trường thì biếng nhác, phá phách. Cuối cùng bà Tuyết nhận ra bổn phận làm mẹ cần gần gũi với các con nên đã thôi học thêm Anh ngữ, bớt làm việc để có nhiều thời gian trông nom con.

Các em cũng dựng cảnh đời sống trại tị nạn, nơi một thiếu nữ tên Hương đã có người yêu ở Mỹ và đang chờ ngày rời trại thì bị kẻ xấu hãm hại khiến cô mang thai. Trước nỗi đau khổ đó Hương toan tự tử. Nhờ có nhà sư khuyên bảo nên cô bỏ ý định hủy diệt sự sống và sau đó đưa con lên đường định cư.

“Sóng gió cuộc đời” còn được sinh viên ghi lại vắn tắt qua nét cuộc đời cha mẹ đã trải qua và được chiếu trên màn hình cùng với hình ảnh thuyền nhân vượt biển, với cảnh đời sống trại tị nạn.

– Bà và bác tôi đã sống trong trại tị nạn ở Indonesia một năm.

– Mẹ tôi đã mất cha và mất quê hương.

– Ba tôi dạy toán ở đại học còn mẹ tôi đang học luật.

– Mẹ tôi học tiếng Đức trong hai tuần lễ khi được chọn làm đại diện cho người tị nạn trong trại lên phát biểu.

– Cha tôi bị tù ba năm vì đã chiến đấu cho gia đình và tổ quốc. Tôi chẳng hiểu cuộc chiến này, nhưng bạn và tôi có thể hiểu được những trải nghiệm của ông.

– Bố mẹ tôi gặp nhau và yêu nhau trên một con tàu vượt biển.

– Bố mẹ đã phải lênh đênh trên biển 7 ngày.

Sinh viên dành một phút yên lặng để tưởng nhớ những hi sinh của thế hệ cha anh

Trong phần khai mạc các em đã hát quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà một cách trang nghiêm. Trước khi kết thúc chương trình toàn ban văn nghệ lên sân khấu và dành 35 giây yên lặng để tưởng nhớ những người đã hi sinh cho các em có được ngày hôm nay và cũng để đánh dấu 35 năm cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Dưới sự đạo diễn của sinh viên Travis Đỗ, học khoa điện ảnh và cũng là trưởng ban văn nghệ của hội, 78 sinh viên đã chung sức làm việc để dựng lên một chương trình văn nghệ thật ý nghĩa và sống động.

Tinh thần sinh hoạt của sinh viên đã được chủ tịch hội là Sophia Chan nhấn mạnh khi chào mừng khán giả, đó là các mục đích học tập, văn hoá và cộng đồng. Điều đó đã được thể hiện bằng sự thành đạt của hàng nghìn sinh viên Việt, bằng 31 lần sinh viên cùng nhau làm văn nghệ và bằng những đóng góp cho cộng đồng từ ba thập niên qua.

© Buivanphu 05.2010

Bình luận

1 phản hồi (bài “Bùi Văn Phú – Ngồi ở Sproul Plaza nhớ lại sóng gió cuộc đời”)

  1. Hoa Bất Tử viết:

    Nói chung là, những hoạt động sinh hoạt của cộng đồng người Việt của thế hệ 3x 4x 5x cho đến 7x và 8x hiện nay tại Mỹ cũng như một số nước tại Châu Âu và Châu Úc trong học tập và làm việc hiện nay ít nhiều cũng còn mang hoài niệm về quá khứ. Sự đau thương từ quá khứ vốn mãi ám ảnh tâm trí họ cho đến kết thúc bởi vòng nhân mệnh: sinh, lão, bệnh, tử. Không biết đó là điều tốt hay xấu cho mỗi cá nhân họ.

    Bản thân tôi thì không có được những ký ức như vậy trong hành trang bước vào đời. Vì vậy tôi không suy tính thiệt hơn trong việc hát quốc ca của nước nào thì tôi cảm thấy vinh dự. Tôi cũng không quan trọng việc cầm lá cờ màu nào thì tôi cảm thấy tôi tự hào, có chăng thì là vì tôi sống ở Đức mà khi đội bóng nước Đức đấu với đội nước ngoài như hồi WC 2006 tại Đức thì tôi cầm cờ Đức vàng đỏ đen cho vui cho có khí thế khi đi xem và cổ vũ bóng đá mà thôi.

    Bản thân tôi thì thấy ghét cái hội sinh viên Việt Nam ở CHLB Đức, không phải vì họ liên kết với đại sứ quán nước XHCN VN để quy tụ sinh viên du học ở Đức đâu, mà là vì tôi nghe người quen phàn nàn là muốn làm hội viên trên cái trang web của hội là phải đóng 2 euro mỗi tháng để được làm hội viên. Tôi nghĩ, hội viên danh dự của nhà nước XHCN VN đấy!

    Bản thân tôi thì thấy ghét cái quy định của bộ giáo dục tại VN quy định đối với sinh viên du học tại hải ngoại là: sau khi du học xong mà ở lại làm việc, quá 3 năm mà vẫn muốn ở lại thì phải đóng 40% tiền lương kiếm được dưới dạng thuế cho nhà nước XHCN VN. Tôi nghĩ, sinh viên VN đi du học tự túc mà nhà nước chẳng cho được lấy 1 cắc, mà sau khi phấn đấu để được sống cuộc sống tư bản đàng hoàng, mà muốn giữ quốc tịch VN thì thật nan giải quá, phải đóng thuế thân chả kém chị Dậu ngày xưa.

    …v.v…

    Nhiều cái tôi thấy ghét lắm về chế độ chính trị tại quê hương Việt Nam của tôi mà kể ra đây luôn thiếu chữ. Nhưng cái ghét của tôi dựa trên cái nhìn thực tế về lợi ích về cuộc sống nhân bản dựa trên sự công bằng về quyền lợi con người mà pháp luật tại xã hội tôi đang sống vốn đề cao và tôn trọng, chứ ko dựa vào sự tự kỷ ám thị từ quá khứ. Tôi cảm thấy rằng tôi may mắn.

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...