talawas blog

Chuyên mục:

Nguyễn Hữu Liêm – Giới thiệu “Tuyên cáo và chiến lược giải quyết di sản chất độc da cam ở Việt Nam”

08/05/2010 | 12:05 sáng | 10 Comments

Tác giả: Nguyễn Hữu Liêm

Category: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975
Thẻ:

Vào trung tuần tháng Năm, 2010 một bản “Tuyên cáo và chiến lược giải quyết di sản chất độc da cam ở Việt Nam” (Declaration and Strategic Plan: Addressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam)[1] sẽ được Tổ Đối thoại Mỹ – Việt về Agent Orange/Dioxin (U.S. – Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin)[2] công bố.

Đây là một kế hoạch hành động mới cho một vấn đề còn lại của cuộc chiến vốn đã chấm dứt 35 năm trước. Dự án sẽ đưa ra một chiến lược thực tiễn trên cơ bản lương tri và nhân đạo, vượt qua những hệ luỵ về chính trị vốn đã gây ra tranh cãi và cản trở những nỗ lực nhằm giải quyết di sản đau thương này.

Theo bản Tuyên cáo thì quân đội Mỹ từ 1962 đến 1971 đã rải hơn 20 triệu gallons chất độc da cam chứa dioxin lên trên 5 triệu mẫu đất rừng và 500.000 mẫu đất nông nghiệp ở các vùng miền Nam Việt Nam. Dioxin là hóa chất cực độc mà U.S. Institutes of Medicine kết luận là có liên hệ đến các bệnh như ung thư, tiểu đường, thần kinh, tim mạch và hoại xương sống. The International Agency for Research on Cancer and the National Institute of Environmental Human Health Sciences xếp loại dioxin là một hóa chất gây ung thư (human carcinogen). Cũng theo bản Tuyên cáo thì có khoảng 4.5 triệu người Việt đã bị nhiễm chất độc dioxin. Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam ước tính có đến 3 triệu người Việt đã bị tác hại về y tế và sức khoẻ bởi dioxin, trong đó có 150 ngàn trẻ em bị mang tật bẩm sinh.

Bản Tuyên cáo do The Ford Foundation chủ động, với sự bảo trợ của The Aspen Institute, The Atlantic Philanthropies, The Chino Cienega Foundation, The Nathan Cunmings Foundation và The Wallace Alexander Gerbode Foundation.

___________

BẢN TUYÊN CÁO (trích dịch)

Trong suốt 35 năm từ khi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chấm dứt, cả hai quốc gia đã có những tiến bộ lớn nhằm thiết lập quan hệ thân thiện với nhau. Nhưng cuộc chiến đó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người Mỹ và Việt. Họ là những người đã bị ảnh hưởng, hồi đó cũng như bây giờ, bởi sự việc (quân đội Mỹ) rải chất độc da cam và những hóa chất khác trên các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam.

Như các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã biết, một số những hóa chất tiêu huỷ thực vật (herbicides) đã nhiễm dioxin, một hóa chất cực độc và chất gây ô nhiễm lâu dài vốn có liên hệ đến ung thư, tiểu đường, khuyết tật bẩm sinh (birth defects) và các chứng bệnh khác. Cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những biện pháp giúp đỡ các cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi chất độc này. Tuy nhiên, nhu cầu cho những người trên cũng như bao nhiêu người khác vẫn chưa được đáp ứng. Hơn nữa, chất độc dioxin vẫn còn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và gây ảnh hưởng liên tục cho sức khoẻ của quần chúng từ khoảng hơn vài chục “điểm nóng”, nơi mà chất độc dioxin đã được dự trữ và xử lý.

Di sản đau buồn này đang làm cản trở quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam. Những câu hỏi của trách nhiệm, ý thức và sự khả tín của dữ kiện đã bấy lâu nay tạo ra những tranh cãi cay đắng và chặn đứng những nghiên cứu và hành động cứu giúp. Trong một cuộc thăm dò gần đây, đa số người Mỹ đều đồng ý rằng đây là thời điểm mà các vấn đề trên cần phải được bỏ qua một bên.

Chúng tôi, do đó, kêu gọi Hoa Kỳ cùng với Việt Nam tài trợ cho một nỗ lực nhân đạo toàn diện nhằm giải quyết di sản chất da cam/dioxin ở Việt Nam.

Nỗ lực này đang được đề xướng bởi Tổ Đối thoại Mỹ- Việt về chất độc da cam/ dioxin, vốn được thành lập với sự giúp đỡ của the Ford Foundation vào năm 2007. Tổ Đối thoại là một uỷ ban biện hộ (advocacy) liên hợp giữa hai quốc gia bao gồm những cá nhân uy tín, khoa học gia, và các nhà chính sách. Về phía Việt Nam và Mỹ cũng bao gồm những chuyên gia về chất độc, thanh lọc môi trường, và dịch vụ đa dạng cho người tàn tật. Trong suốt ba năm qua, chúng tôi đã đi các vùng ở Việt Nam, nghiên cứu bằng chứng và phát huy về lãnh vực chuyên môn. Những đánh giá của chúng tôi và những sự thông hiểu về tình hình đã đưa đến  một chiến lược ba giai đoạn nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản trong vòng 10 năm tới:

1. Giải độc những vùng đất bị ô nhiễm và tái phục hồi môi sinh bị hư hại; và

2. Mở rộng dịch vụ giúp đỡ những nạn nhân tàn tật và gia đình của họ.

Bản Tuyên cáo này cho biết về phía Việt Nam, chính phủ đã có những nỗ lực liên tục từ năm 1980 để giải quyết vấn đề chất độc da cam. Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã gây quỹ được 22 triệu Mỹ kim cho công tác từ thiện tới các nạn nhân. Chính phủ Việt Nam đã chi tiêu 6.25 triệu Mỹ kim cho công tác giải độc (clean-up) các khu vực ô nhiễm nặng, thêm vào đó hằng năm đã chi 50 triệu Mỹ kim giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

Về phía chính phủ Hoa Kỳ, Quốc hội Mỹ đã thông qua một tài khoản 3 triệu Mỹ kim cho tài khóa 2007, 3 triệu cho 2009, và 3 triệu cho 2010 nhằm “giúp cứu chữa môi sinh cho những khu vực bị ô nhiễm dioxin và những công tác liên quan đến y tế ở Việt Nam, bao gồm cả những công tác thông qua các cơ quan và tổ chức Việt Nam.

Cho đến tháng 9, 2009, cơ quan USAID cũng đã tài trợ 4.1 triệu Mỹ kim. Một nửa số tiền trên đã được cung cấp cho các tổ chức thiện nguyện có cơ sở ở Hoa Kỳ để giúp đỡ nạn nhân ở vùng Đà Nẵng. USAID cũng đã hợp đồng 1.6 triệu Mỹ kim với công ty Mỹ CDM cho công tác nghiên cứu, và Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng đã chi 500 ngàn Mỹ kim cho ngân sách trên.

The Ford Foundation đã tài trợ 11.7 triệu Mỹ kim cho các công tác môi trường, sức khoẻ và y tế liên hệ. Cơ quan này cũng đang vận động để được sự tham gia và tài trợ từ các chính phủ của Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan và Tiệp, cũng như từ Bill and Melinda Gates Foundation, UNICEF và UN Development Programme.

Bản Tuyên cáo viết thêm,

Thời gian lưỡng lự đã đi qua. Vào năm 2010 này, Việt Nam sẽ đánh dấu bốn mốc lịch sử quan trọng: Một ngàn năm Thăng Long, 35 năm chiến tranh chấm dứt, 15 năm bang giao Mỹ- Việt, và Việt Nam đảm trách chức năng chủ tịch ASEAN. Sự tài trợ đầy đủ cho một nỗ lực toàn diện để giải quyết di sản chất độc da cam/dioxin, một vết tàn còn lại của cuộc chiến giữa hai nước, sẽ là một phương cách thích hợp nhằm đánh dấu những mốc điểm trên và để củng cố mạnh mẽ thêm mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Toàn bộ chương trình giải quyết di sản chất độc da cam/dioxin sẽ được thực thi bằng ba giai đoạn trong vòng 10 năm với phí tổn dự thảo là 300 triệu Mỹ kim. Theo kế hoạch thì “chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải tài trợ phần lớn cho chi phí này cùng với các nhà tài trợ và cơ sở tài trợ công và tư cùng chung với nỗ lực đóng góp của chính phủ và nhân dân Việt Nam”.

Sơ lược thời biểu công tác và phí tổn được đề ra như sau:

VỀ MÔI TRƯỜNG: Giai đoạn Một: 2010 – 2012, 29.7 triệu Mỹ kim: Khẩn cấp giải độc và xử lý các khu bị ô nhiễm nặng ở phi trường Đà Nẵng. Thu thập dữ kiện từ Đà Nẵng để giải quyết khu vực ở hai phi trường Biên Hòa và Phù Cát. Xử lý giải độc và khôi phục môi sinh cho vùng A Lưới, Mã Đà và rừng Ngọc Hiền. Bên cạnh đó là các công tác nghiên cứu, huấn luyện cán bộ và nhân dân về môi sinh, rừng, nguồn nước, an toàn thực phẩm.

Giai đoạn Hai: 2013 – 2016. 50.0 triệu Mỹ kim. Hoàn tất việc giải độc ở hai phi trường Biên Hòa và Phù Cát. Trồng lại rừng và tre cho các vùng bị ảnh hưởng, nhất là ở A Lưới, Mã Đà và Ngọc Hiền. Khám nghiệm dân cư, thử nghiệm môi sinh và thú vật ở các vùng ảnh hưởng.  Thiết lập một hệ thống quản lý để xử lý tiếp tục và theo dõi kết quả của các công tác đã thực thi.

Giai đoạn Ba: 2017-2019. 18.0 triệu Mỹ kim. Giải quyết thêm từ 10 đến 12 khu vực ô nhiễm cùng các công tác khôi phục môi sinh, rừng và đất ruộng và thú vật.

VỀ NHÂN ĐẠO: Làm việc với các cơ sở y tế của chính phủ và tư nhân để chữa trị, phòng bệnh trong chỉ tiêu gia tăng sức khoẻ của quần chúng và ngăn chặn sự tiếp tục bị ô nhiễm bởi dioxin, giúp đỡ nạn nhân và gia đình. Thiết lập những định chế và phương thức theo dõi, nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin vào các thế hệ trẻ em, săn sóc y tế cho các phụ nữ mang thai. Huấn luyện chuyên môn cho các giới chuyên ngành y tế và môi trường. Tiếp tục hỗ trợ cho các dự án phòng ngừa, chữa trị bệnh nhân với các căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến dioxin. Phát huy các chương trình giáo dục về y thức về môi sinh và ô nhiễm dioxin ở các địa phương bị ô nhiễm. Cung cấp học bổng và các phương tiện giáo dục cho các thế hệ nạn nhân và gia đình. Cố vấn và giúp đỡ các cơ quan công quyền địa phương theo dõi và giám sát tình hình y tế và sức khoẻ quần chúng trong các vùng liên hệ, bảo đảm cho những nạn nhân và gia đình được săn sóc y khoa, sức khoẻ, thực phẩm và các trợ giúp xã hội cần thiết.

Giai đoạn Một: 2010 – 2012. 68.3 triệu Mỹ kim; Giai đoạn Hai: 2013 – 2016. 125 triệu Mỹ kim. Giai đoạn Ba: 2017-2020. 9.0 triệu Mỹ kim.

Bản Tuyên cáo cho rằng kế hoạch 10 năm giải quyết di sản chất độc da cam/dioxin là “một nhu cầu đạo lý cao cả trong truyền thống bao gồm những chương trình phục hồi hậu chiến.”  Vì vậy, nỗ lực nhân đạo nầy “phải được sự tham dự và ủng hộ ở tầm mức lớn từ phía (nhân dân và chính phủ) Hoa Kỳ.

GHI CHÚ

Cuộc gặp mặt của Tổ Đối thoại ở Bắc California 4/17/10

Trong buổi họp mặt của Tổ Đối thoại Việt-Mỹ về di sản chất độc da cam, bao gồm đại diện của The Ford Foundation và những nhân vật của hai quốc gia với người Mỹ gốc Việt tại Bắc California vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, một số hội đoàn, nhân sĩ và cơ quan thiện nguyện Mỹ và Việt đã thảo luận sôi nổi về bản Tuyên cáo và chiến lược hành động này. Một trong những đề nghị bổ túc cho kế hoạch 10 năm này là hãy phi chính trị hóa vấn đề di sản chất độc da cam/dioxin để giải quyết nó thuần trên phương diện y tế, môi sinh và nhân đạo. Một đề nghị khác là chương trình hành động nên bao gồm sự tham dự của cộng đồng và các cá nhân, hội đoàn người Mỹ gốc Việt.

Được biết, vào mùa Hè 2010 này, một phái đoàn truyền thông bao gồm những nhà báo và ký giả Mỹ và Việt ở Hoa Kỳ sẽ về Việt Nam để đi tới các vùng bị ô nhiễm bởi chất độc dioxin nhằm báo cáo và tường trình về vấn đề và di sản chất độc da cam.[3] Chương trình “Tường trình Việt Nam” (Vietnam Reporting Project) này được Học viện Báo chí Renaissance của San Francisco State University tổ chức và The Ford Foundation bảo trợ.

© 2010 Nguyễn Hữu Liêm

© 2010 talawas


[1] “Addressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam: Declaration and Strategic Plan by U.S.- Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin”. Washington and Hanoi, May 2010. (The Aspen Institute, 2010).

[2] Thành viên của Tổ Đối thoại: Phía Hoa Kỳ: Susan Berresford, Former President, The Ford Foundation; Walter Isaacson, President & CEO, The Aspen Institute; Christine Todd Whitman, President of Whitman Strategy Group; William Mayer, President & CEO, Park Avenue Equity Partners; Mary Dolan-Hogrefe, Director of Public Policy, National Organization on Disability; Dr. Vaughan Turekian, Chief International Officer, American Association for the Advancement of Science. Phía Việt Nam: Đại sứ Ngô Quang Xuân, Phó Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại, Quốc hội Việt Nam; Giáo sư Võ Quý, Đại học Quốc gia Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; Đỗ Hoàng Long, Vụ Quan hệ Nhân dân (Đảng CSVN); Thiếu tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

[3]Phái đoàn truyền thông báo chí bao gồm: Sean Connelley, Los Angeles Times; K. Oanh Ha, KQED Radio; Duc Ha, OneViet.com; Tara Haghichi, Golden Gate [X]press; Catherine Karbnow, Freelance Photographer; Ed Kashi, Freelance Filmaker; Henry H. Liem, Vtimes; Victor Merina, Reznet; Katy Newton, Los Angeles Times; Nguyen Quy Duc, Freelance Reporter; Connie Schultz, Cleveland Plain Dealer; Nick Ut, AP; Thuy Vu, KCBS; Laura Waxman, Golden Gate [X]press; Yumi Wilson, Hypen.

Bình luận

10 Comments (bài “Nguyễn Hữu Liêm – Giới thiệu “Tuyên cáo và chiến lược giải quyết di sản chất độc da cam ở Việt Nam””)

  1. Bùi Văn Phú viết:

    Trong bài viết trên của Luật sư Nguyễn Hữu Liêm nhằm giới thiệu công tác chương trình trợ giúp giải quyết vấn đề chất độc da cam, ở phần chú thích số [3] trong đoàn nhà báo sẽ về Việt Nam để tìm hiểu về di hại của độc tố da cam có Henry H. Liêm đại diện cho báo VTimes là tờ tuần báo phát hành ở San Jose mà ông là một trong những người chủ trương.

    Theo tôi biết Henry H. Liêm cũng chính là luật sư, giáo sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose. Ông Liêm còn là chủ tịch của Hiệp hội Doanh nhân Việt-Mỹ ở San Jose, là một trong bốn thành viên của Hiệp hội Doanh nhân người Việt ở nước ngoài, chi hội Mỹ do ông David Huy Hồ làm chi hội trưởng.

    Với nhiều chức danh để làm ăn với Việt Nam như thế thì những gì nhà báo Henry H. Liêm (hay Luật sư Nguyễn Hữu Liêm) viết sẽ khó có sự trung thực và khách quan. Tôi thắc mắc tại sao ông lại không dùng tên Nguyễn Hữu Liêm.

    Cũng trong danh sách những nhà báo sẽ về Việt Nam trong hè này còn có Nguyễn Qúi Đức, được ghi là nhà báo độc lập. Trên kênh truyền hình PBS chiếu ở vùng San Francisco trong dịp 30.4 vừa qua có giới thiệu một số Việt kiều về Việt Nam làm ăn, ông Nguyễn Qúi Đức được giới thiệu là người đang làm chủ một cơ sở thương mại ở Hà Nội. Như thế cũng khó mà tin những gì ông viết sẽ trung thực và khách quan.

    Những nhà báo có mặt ở Việt Nam, nếu đụng đến những vấn đề mà không được nhà nước đồng ý sẽ không được gia hạn visa. Trường hợp nhà báo Bill Hayton đại diện BBC là một thí dụ. Vì viết về những người bất đồng chính kiến với Hà Nội, visa của ông đã không được thị thực gia hạn.

    – Bùi Văn Phú

  2. Lê Quốc Trinh viết:

    Cám ơn ông Trần Văn Tích đã soi sáng sự thật theo cái nhìn chuyên môn của ông.

    Tôi không là bác sĩ nên chỉ đọc bài của TS Mai Thanh Triết trên DanChimViet và tự đặt nghi vấn.

    Bây giờ đến phiên ông Nguyễn Hữu Liêm đứng ra trả lời nghi vấn. Ông Liêm hãy chứng tỏ mình là người trí thức, bằng cấp cao ở hải ngoại, có lương tâm trong sạch để đem vụ kiện “chất độc da cam” này ra công luận, thì ông cũng nên có can đảm trả lời những nghi vấn tôi đã nêu trong bài phản hồi, như sau:

    1) Sự thật về vụ bà BS Dương Quỳnh Hoa ra sao, có đúng như TS Mai Thanh Triết trình bày trên DanChimViet không ?

    2) Con số nạn nhân “chất độc da cam” có thật sự lên đến 3 hoặc 4 triệu người hay không? Chi tiết: bao nhiêu người đã chết? bao nhiêu người còn sống ngắc ngoải trong bệnh viện? những nạn nhân này là ai? nông dân miền Nam (bao nhiêu %)? hay bộ đội ngoài Bắc (bao nhiêu %)?

    Trong bối cảnh chính trị mập mờ ở VN như hiện nay, chúng ta cần những người chuyên môn có lương tâm trong sạch, cái đầu tỉnh táo để không bị lôi cuốn vô những “chiêu bài chính trị dơ bẩn”, không khác gì sự kiện “khai khoáng Bauxite trên Tây Nguyên”.

  3. Trần Văn Tích viết:

    Kính thưa ông Lê Quốc Trinh,

    Khi trình bày “chi tiết ‘bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc tám tháng tuổi’ chứng tỏ lời tôi viết không đi xa sự thật.” thì chẳng những ông không đi xa sự thật mà ông đang hướng dẫn người am hiểu chuyên môn đến gần sự thật.

    Bất hạnh lìa đời lúc mới tám tháng, cơ thể phát triển không bình thường (có thể hiểu là ốm gầy, suy nhược nếu so với trẻ cùng tuổi), lại hay bị chứng co giật : đó là những triệu chứng điển hình của bệnh méningo-encéphalite cũng gọi là encéphalo-méningite, dịch sang Việt ngữ là viêm não-màng não. Trong phản hồi trước, tôi chỉ nêu tên bệnh là sưng màng óc, theo lối gọi bình dân.

    Trẻ em Việt Nam bị bệnh này tương đối phổ biến, trước 75 các em nằm la liệt tại Lầu 2 bệnh viện Nhi Đồng cũ (khu Chợ lớn). Nguyên nhân là vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, chứ không phải dioxin. Tôi sẵn sàng, rất sẵn sàng ra “đối thoại” với vị nữ đồng nghiệp đàn em Nguyễn thị Ngọc Phượng về chẩn đoán này trước bất kỳ ủy ban, tổ hay gì gì khác. Chúng ta nhiều người từng sinh con và nuôi con, chúng ta hiểu và thương bà Dương Quỳnh Hoa, sinh con và đành nhìn con lìa đời trong khi biết rất rõ căn bệnh và rất rõ cách chữa!

    Kính thưa quí bà con cô bác trên talawas,

    Cũng cùng tình cảm đó, bất cứ người VN nào cũng không thể “vô cảm” khi nói đến hậu quả chiến tranh. Nhưng cần giữ cái đầu được đủ lạnh để có thể phân biệt đâu là tuyên truyền và đâu là khoa học chính xác.

    Tài liệu viết về vụ bà Dương Quỳnh Hoa bị lợi dụng tên tuổi từng được Tiến sĩ Mai Thanh Truyết ở Hoa Kỳ kể rất rõ ràng, bà con giỏi cách surf, cách google gì gì đó chắc có thể kiếm tìm dễ dàng trên mạng.

  4. Tri Ngộ viết:

    @Nguyễn Hữu Liêm
    Những tin tức cho thấy cả hai phía Mỹ và Việt Nam đang đi đến những giải pháp tốt trong việc giải quyết di sản chất độc da cam ở Việt Nam. Đây là một tin vui, chứng tỏ thiện chí và tinh thần trách nhiệm của một số người Mỹ đối với những hậu quả chiến tranh do họ gây ra.
    Cũng theo đà này, càng hay biết mấy nếu chúng ta cũng có một Tuyên Ngôn và Chiến Lược giải qưyết những di sản do chế độ tù cải tạo gây ra sau 1975 bởi nhà cầm quyền CSVN. Điều này chắc nhà cầm quyền CSVN sẽ không bao giờ làm hoặc muốn được nhắc đến.

  5. Thanh Nguyễn viết:

    @Huy Nam:
    Ông có đọc đầy đủ phản hồi của tôi không vậy? Giải quyết những di chứng của dioxin là việc làm nhân đạo rất đáng hoan nghênh. Vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, của đồng loại là việc làm đáng lên án.

    Nhưng, vô ý thức trước những di hại của cộng sản, đứng về phía cái ác làm trì trệ một đất nước, kìm hãm sự phát triển của một dân tộc là vô lương tâm, là vô minh.

    Ông Huy Nam đừng vội kết luận những người lên án cộng sản là vô cảm trước nạn nhân dioxin. Và cũng đừng nên vội tung hô những người có tham gia vào bản “tuyên bố và chiến lược” là những người có trái tim mẫn cảm.

    Cần phải tỉnh táo để nhận ra điều đúng sai, việc làm nào là cần thiết và sự chọn lựa nào là quan trọng?

    Nói khéo, nói ngọt là kiểu nói nịnh. Tạt gáo nước lạnh làm cho tỉnh táo cũng là một cách làm. Chọn cách nào thì tùy ông Huy Nam đấy thôi!

  6. Huy Nam viết:

    Kính mong bạn đọc Thanh Nguyễn lên kế hoạch thành lập ngay một Tổ Đối thoại… gì gì đó để giải quyết cái mà bạn gọi là “Di hại cộng sản …”. Rất có thể bạn sẽ gây quỹ được hàng trăm tỉ đô la. Tuy nhiên, hy vọng rằng kế hoạch của bạn không hề có ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực mang tính nhân đạo của các chương trình giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.

    Chống cộng sản hay di hại của nó bằng các cách thức vô cảm, vô tâm,… vô nhân đạo thì , theo tôi nghĩ, tốt hơn hết là ta nên nghe theo ý kiến gần đây của linh mục Nguyễn Văn Lý (đại ý, cứ để cho ĐCS lãnh đạo vẫn hơn). Với thiện ý, tôi xin đóng góp một ý kiến vào kế hoạch tương lai của bạn đọc Thanh Nguyễn: nói hay viết sao cho kheo khéo kẻo thiên hạ tưởng nhầm kế hoạch của bạn là nhằm mục tiêu trả thù CS (bất chấp mọi thủ đoạn, mọi phương tiện- ngay cả học theo cách của CS làm thời xa xưa!) chứ không phải vì một VN dân chủ hơn, tốt đẹp hơn hiện nay.

  7. Lê Quốc Trinh viết:

    Thân chào ông Trần Văn Tích,

    Tôi định nhường cho ông Nguyễu Hữu Liêm vai trò trả lời những nghi vến về bà BS Dương Quỳnh Hoa, vì có liên quan trực tiếp đến vụ kiện “Chất độc da cam”. Nay ông Tích hỏi thì tôi xin phép cung cấp.

    Từ bài viết “Một trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa” đăng trên DanChimViet hồi năm ngoái, tôi xin trích dẫn một đoạn dưới đây:

    …”Năm 1970, bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.

    Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễ Năm 1972, bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 bà bị ung thư vú và đã được giải phẫu. Năm 1999, bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).

    Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.”
    ________________________________

    Chi tiết “bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi” chứng tỏ lời tôi viết không đi xa sự thật.

    Tôi xin nhường lời lại cho ông Liêm xác nhận mẩu tin đó, nếu ông có can đảm dám viết bài và dám phản hồi trong Diễn Đàn.

    Đây là một vụ kiện liên quan đến sinh mạng người dân VN, tôi không dám hạ thấp tầm mức quan trọng, tuy nhiên nó mang tính chất chính trị mà có lẽ chính quyền CS VN muốn đem ra làm áp lực trên lương tâm quần chúng Mỹ, vả lại chính bà DQ Hoa, từng là cán bộ cao cấp trong Cách Mạng, bà lại xin từ chức trả thẻ Đảng, và rút đơn bãi nại, khiến cho tôi phải nghi ngờ đặt câu hỏi lớn.

  8. Trần Văn Tích viết:

    Kính thưa Ông Lê Quốc Trinh,
    Ông có thể vui lòng cho biết con bà BS Dương Quỳnh Hoa bị dị dạng như thế nào từ lúc sinh ra? Tôi xin phép hỏi ông như thế vì tôi nhớ có đọc đâu đây là cháu bé mất trong bưng vì bệnh sưng màng óc (méningite) mà không có thuốc chữa. (Tuy nhiên cũng rất có thể tôi nhớ nhầm; còn nếu hỏi tôi căn cứ vào tài liệu nào thì tôi xin thưa trước là tôi chịu, tôi chỉ nhớ như vậy).
    Trân trọng cám ơn ông.
    Trần Văn Tích

  9. Lê Quốc Trinh viết:

    Ông Nguyễn Hữu Liêm à,

    Trước khi ông đi khá xa về vụ án “Chất độc da cam” tôi xin phép ông, nếu có đủ dữ kiện và tính trung thực, thì hãy post lên đây “chuyện bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa” liên hệ với chất dộc da cam. Tôi đã từng đọc một hồ sơ đầy đủ chi tiết nói về hoàn cảnh của bà, một bác sĩ ở miền Nam, hoạt động cho Cộng Sản, ra bưng chiến đấu, từng là nạn nhân trực tiếp của chất độc da cam, con bà Hoa cũng bị dị dạng từ lúc sinh ra. Nhưng có điều lý do nào dẫn dắt bà Hoa quyết định rút tên ra khỏi danh sách nạn nhân và từ chối thưa kiện chính phủ Mỹ ? Những con số thống kê của nạn nhân lên đến vài triệu, xin ông Liêm cung cấp nguồn tài liệu chính xác, để độc giả nắm vững vấn đề.

    Đề nghị ông Liêm trả lời sớm và rõ ràng.

  10. Thanh Nguyễn viết:

    Cảm ơn ông Nguyễn Hữu Liêm đã giới thiệu bản “Tuyên cáo và chiến lược”. Vấn đề giải quyết chất độc da cam là một hành động nhân đạo rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, không biết phần bổ sung “phi chính trị hóa” là phần kêu gọi của bên nào? Nhìn vào danh sách tham gia phía VN thấy có BS Phượng và GS Quý, còn lại thì toàn là “thành phần chính trị rất tốt” từ ngài Đại sứ đến ông Vụ Nhân dân.

    Di chứng dioxin cần phải được giải quyết về mặt nhân đạo đối với người dân VN nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Di hại cộng sản cần phải được dẹp bỏ vì liên quan đến sự phát triển của một đất nước nghèo và lạc hậu.

    Chế độ cộng sản VN sụp đổ thì không chỉ có 300 triệu mà có thể hàng tỷ tỷ đô la được đổ về để làm mới nước VN từ đầu đến chân.

    Vấn đề đáng nói ở đây là sáng suốt chọn phần nào để làm hưng thịnh quốc gia, dân tộc?

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...