talawas blog

Chuyên mục:

Trần Gia Phụng – Các lực lượng trong nước trong chiến tranh 1960-1975

01/06/2010 | 12:03 chiều | 1 phản hồi

Tác giả: Trần Gia Phụng

Category: Lịch sử, Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975
Thẻ: > >

1. Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam)

Chống đỡ cuộc xâm lăng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (QĐVNCH) là hậu thân của Quân đội Quốc Gia Việt Nam (QGVN).

Quân đội QGVN được thành lập tại Hội nghị cao cấp Pháp Việt ngày 5-11-1950 tại Đà Lạt, giữa quốc trưởng Bảo Đại, thủ tướng Trần Văn Hữu và Phan Văn Giáo, chánh thanh tra quân đội (hàm trung tướng ngày 4-4-1950) phía QGVN, và Jean Letourneau, bộ trưởng Các quốc gia liên hiệp và đại tướng Alphonse Juin, tổng thanh tra quân đội Pháp về phía Pháp.  Hội nghị đã dự tính trong vòng 5 năm, QĐQGVN sẽ gồm 115,000 người, với quân trang và võ khí do Hoa Kỳ viện trợ. Trong giai đoạn đầu, Pháp sẽ cho mượn sĩ quan, kinh phí sẽ do ngân sách Việt Nam và viện trợ Hoa Kỳ đài thọ.

Theo hiệp định quân sự ngày 8-12-1950 tại Sài Gòn giữa quốc trưởng Bảo Đại cùng thủ tướng Trần Văn Hữu ký với cao uỷ Pháp tại Đông Dương là Léon Pignon, thì từ đây QĐQGVN thuộc thẩm quyền của quốc trưởng Việt Nam, có cơ quan liên lạc với Quân đội Liên Hiệp Pháp (LHP).  Tổng tư lệnh quân đội LHP tại Đông Dương nắm quyền chỉ huy tối cao, nhưng các đơn vị Việt Nam có cấp chỉ huy người Việt.[1] 

Nghị định 147/QĐ/NĐ ngày 12-4-1952 quyết định thành lập Bộ Tổng tham mưu QĐQGVN. Ngày 1-7-1952, bộ Tổng tham mưu đã chia toàn thể lãnh thổ QGVN thành 4 quân khu:

Đệ nhất quân khu: Nam Việt.

Đệ nhị quân khu: Trung Việt.

Đệ tam quân khu: Bắc Việt, kể cả cao nguyên Bắc Việt.

Đệ tứ quân khu: Cao nguyên Trung Việt.[2]

Sau Hiệp định Genève (20-7-1954), hệ thống quân khu trên đây thay đổi vì Đệ tam quân khu là Bắc Việt thuộc về nhà cầm quyền phía bắc vĩ tuyến 17. Năm 1956, hệ thống quân khu QĐVNCH được chia lại như sau:

Đệ nhất quân khu: Các tỉnh miền Đông Nam phần.

Đệ nhị quân khu:  Trung phần (không thay đổi).

Đệ tam quân khu: Kontum, Pleiku, Bình Định, Phú Yên.

Đệ tứ quân khu:  Các tỉnh phía nam Cao nguyên Trung phần và phía nam duyên hải Trung phần.

Đệ ngũ quân khu:  Các tỉnh miền Tây Nam phần.

Quân khu Thủ đô: Sài Gòn, Gia Định, Long An (Sau Long An tách khỏi QKTĐ).[3]

Vào tháng 12-1954, quân đội QGVN gồm 165,000 bộ binh chính quy và 65,000 quân địa phương (phụ lực quân).[4] Khi QGVN trở thành VNCH, thì quân đội QGVN được đổi thành Quân đội VNCH.

Các đại đơn vị QĐVNCH lần lượt được thành lập: Quân đoàn I ngày 1-6-1957, Quân đoàn II ngày 1-10-1957, Quân đoàn III ngày 1-3-1959. Sau đó, ngày 13-4-1961, sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lãnh thổ thành ba vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ Đô. Cần chú ý là quân khu và vùng chiến thuật là khu vực quân sự, còn quân đoàn là đơn vị quân sự đóng trên các khu vực quân sự.

Ba vùng chiến thuật theo sắc lệnh số SL.98/QP ngày 13-4-1961 như sau: Vùng I chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng II chiến thuật gồn Cao nguyên Trung phần và các tỉnh từ Bình Định vào Bình Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng III chiến thuật gồm các tỉnh từ Bình Tuy vào Nam do quân đoàn III trấn đóng.

Tháng 5-1961, tân phó tổng thống Hoa Kỳ là Lyndon Johnson đến thăm Việt Nam. Sau khi Johnson trở về Hoa Kỳ, tổng thống Ngô Đình Diệm đề nghị tăng thêm 100,000 quân, nghĩa là từ  170,000 lên 270,000 người, nhưng lúc đầu phía Hoa Kỳ đồng ý giúp tăng thêm 30,000 người từ tháng 8-1961.[5] Sau đó, tháng 12-1962 quân số tăng lên 205,000 (bộ binh), 5,000 không quân, 5,000 Hải quân và 67,000 Địa phương quân.[6]

Từ ngày 1-1-1963, một đại đơn vị mới được thành lập, đó là Quân đoàn IV và Vùng IV chiến thuật.[7] Vì vậy Nam phần được chia lại: Vùng III chiến thuật gồm các tỉnh Bình Tuy, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An. Vùng IV chiến thuật từ Định Tường xuống tới Cà Mau.

Dưới các Vùng chiến thuật là các Khu chiến thuật (cấp liên tỉnh), tiểu khu (cấp tỉnh), chi khu (cấp quận). Thời chính phủ Trần Văn Hương, ngày 27-11-1964, Hội đồng Quân lực ấn định lại các Vùng và Khu chiến thuật: Toàn quốc được chia thành 4 Vùng chiến thuật, 1 Biệt khu Thủ đô và 1 Đặc khu Rừng Sác. Một lần nữa, vào tháng 7-1970, các Vùng chiến thuật đổi trở lại thành các quân khu.[8] Vì cấp Vùng chiến thuật bị thay thế, nên khu chiến thuật bị bãi bỏ, chỉ còn tiểu khu trực thuộc quân khu.

Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963, cường độ chiến tranh càng ngày càng ác liệt. Do nhu cầu chiến trường, quân số QĐVNCH gia tăng nhanh chóng:

363,787 (chính quy, nghĩa quân, địa phương quân) 12-1964

443,165                         (nt)                                     12-1965

633,645                         (nt)                                    12-1966

678,728                        (nt)                                    12-1967

866,728                         (nt)                                    12-1968

883,730                        (nt)                                    12-1969

1,054,125                     (nt)                                    12-1970

1,046,254                     (nt)                                    12-1971

1,089,982                     (nt)                                    12-1972.[9]

Cho đến khi chấm dứt cuộc chiến năm 1975, số lượng trên đây ít thay đổi.

Ngày 19-6-1965, các tướng lãnh QĐVNCH thành lập Hội đồng Quân lực và nắm chính quyền. Từ đây QĐVNCH đổi thành Quân lực VNCH. Trước năm 1971, QLVNCH gồm 10 sư đoàn Bộ binh. Tháng 10-1971, Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập, trở thành sư đoàn thứ 11 của QLVNCH.

Theo lượng giá của một số chuyên viên quân sự, tuy QLVNCH gồm 11 sư đoàn và khoảng 1,100,000 quân, nhưng quân chủ lực thực sự chiến đấu chỉ khoảng trên dưới 300,000.  hần còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các lực lượng hậu cần.

Quân chủng VNCH gồm có Lục quân với 4 quân đoàn (gồm 11 sư đoàn Bộ binh), Không quân, Hải quân. Binh chủng VNCH gồm Thiết giáp, Công binh, Quân vận, Truyền tin, Quân y, Lực lượng Đặc biệt, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù và Lực lượng tổng trừ bị gồm có Sư đoàn Nhảy dù, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và 21 Liên đoàn Biệt động quân.

Lực lượng võ trang còn có Nghĩa quân và Địa phương quân, được chính thức sáp nhập vào QĐVNCH bằng sắc lệnh số 161/SL/CT ngày 22-5-1964.

Binh sĩ được tuyển chọn có hai hạng: hạng tình nguyện và hạng quân dịch. Tình nguyện là những thanh niên tự ý tham gia quân đội. Quân dịch gồm những thanh niên đến 18 tuổi, không vì lý do gia đình, lý do học vấn, hoặc nghề nghiệp, đều thi hành quân dịch. Thời hạn quân dịch tùy hoàn cảnh chiến tranh. Lúc đầu 12 tháng, sau tăng 18 tháng và rồi 24 tháng. Đa số các tỉnh đều có trường huấn luyện tân binh, khóa căn bản quân sự 3 tháng, và trường huấn luyện hạ sĩ quan, khóa học 6 tháng.

Về cấp bậc sĩ quan, có hai trường huấn luyện sĩ quan là là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt và Trường Sĩ quan Bộ binh Thủ Đức. Ngoài ra, có các trường huấn luyện sĩ quan Không quân, Hải quân và trường Chiến tranh chính trị.

Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt được khánh thành ngày 5-11-1950. Năm 1959, tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh cải tổ thành Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Trường huấn luyện sĩ quan hiện dịch chuyên nghiệp cho quân đội. Lúc đầu, chương trình học chỉ 3 năm. Đến năm 1966, nhà trường áp dụng chương trình học 4 năm, lấy học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu. Hai năm đầu sinh viên học chung. Hai năm sau, sinh viên học riêng theo quân chủng đã chọn: Lục quân (bộ binh), Không quân, Hải quân.

Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức khai giảng ngày 9-10-1951, cùng một lần với Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định. Mỗi khóa học trong 9 tháng. Sau khóa đầu tiên, trường Nam Định đóng cửa năm 1952. Trường SQTB Thủ Đức tiếp tục hoạt động, đổi tên năm 1955 thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức. Năm 1963, trường đổi tên lần nữa thành Trường Bộ binh Thủ Đức. Từ năm 1968, do tình hình chiến tranh, mỗi năm nhà trường đào tạo ba khóa cho đến năm 1975.

Trung tâm Huấn luyện Không quân được thiết lập tại Nha Trang năm 1952, lúc đầu do các sĩ quan Pháp huấn luyện. Trước 1954, các sĩ quan Không quân đều xuất thân từ các trường Không quân của Pháp. Sau năm 1954, Trung tâm nầy càng ngày càng phát triển, tuy nhiên sau phần huấn luyện căn bản, các sĩ quan đều được gởi du học Hoa Kỳ. Đến năm 1973, thì sĩ quan được đào tạo tại chỗ. Trung tâm HLKQ Nha Trang gồm các trường: Trường Huấn luyện Phi hành, Trường Huấn luyện Kỹ thuật và Trường Huấn luyện Quân sự, Trường Sinh ngữ.

Trường Sĩ quan Hải quân được thành lập tại Nha Trang ngày 26-4-1955, chuyên đào tạo sĩ quan Hải quân cho Quân lực VNCH. Có một số sĩ quan được gởi qua học tại Hoa Kỳ. Trường Đại học Chiến tranh Chính trị được thành lập tại Đà Lạt, theo sắc lệnh số 48/SL/QP ngày 18-3-1966, chính thức hoạt động ngày 1-1-1967. Từ đó đến năm 1975, Đại học nầy tổ chức được 6 khóa học. Khóa 4 ra trường ngày 22-4-1975 và khóa 5 cùng khóa 6 chưa hoàn tất thì miền Nam Việt Nam sụp đổ năm 1975.

2. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam)

Chủ tâm mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam Việt Nam, ngay từ khi về Hà Nội cầm quyền sau hiệp định Genève (20-7-1954), đảng Lao động liền tái huấn luyện “quân đội nhân dân”. Đạo quân nầy được “đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐCSVN [Đảng Lao động], thuộc quyền thống lĩnh của chủ tịch nước, và chỉ huy, điều hành của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.[10] Giúp bộ Quốc phòng có bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng.

Đảng Lao Động kiểm soát quân đội bằng các cấp ủy. Cấp ủy cao nhất của đảng bộ quân đội Bắc Việt là Quân ủy trung ương. Trong thời kỳ chiến tranh 1946-1954, Trung ương Quân ủy được thành lập năm 1946, đổi thành Tổng chính ủy năm 1948, rồi Tổng quân ủy năm 1952, và Quân ủy trung ương từ 1961 đến 1982.

Quân ủy Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị để Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quốc phòng và quân sự, đồng thời Quân ủy trung ương trực tiếp lãnh đạo Tổng cục chính trị quân đội Bắc Việt. Theo điều lệ đảng Lao Động, Quân ủy trung ương bao gồm một số ủy viên ngoài quân đội do Bộ chính trị chỉ định trong số các ủy viên trung ương đảng. Trong suốt thời gian chiến tranh Nam Bắc (1956-1975), Võ Nguyên Giáp giữ chức tổng quân ủy kiêm tổng tư lệnh quân đội.

Ngoài Quân ủy trung ương, trong tất cả các đơn vị quân đội của Bắc Việt Nam đều có đảng ủy do một chính ủy đứng đầu. Chính ủy và đảng ủy nắm quyền quyết định tất cả các sinh hoạt của đơn vị. Hệ thống đảng ủy và chính ủy giữ vững quân đội thành một tổ chức tuyệt đối trung thành và vâng lệnh đảng Lao Động.

Quân đội Bắc Việt Nam gồm có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, và đủ các quân chủng lục quân, hải quân, phòng không – không quân. Tiền thân của ngành Hải quân Bắc Việt là Cục phòng thủ bờ biển (lập 7-5-1955), Cục hải quân (lập 24-1-1959) và Bộ tư lệnh hải quân (lập 3-1-1964). Quân chủng phòng không – không quân được chính thức thành lập ngày 22-10-1963 bằng cách hợp nhất Bộ tư lệnh phòng không và Cục không quân. Ngoài ra, còn có các binh chủng Pháo binh, Công binh, Thông tin (truyền tin), Vận tải (thuộc tổng cục hậu cần).[11]

Sau năm 1954, Bắc Việt Nam tái tổ chức và tái huấn luyện quân đội. Đến cuối năm 1956, trước khi khởi động chiến tranh xâm chiếm miền Nam Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam gồm có: 14 sư đoàn (308, 304, 312, 316, 320, 325, 350, 305, 324, 330, 328, 332, 335, 338); 5 trung đoàn bộ binh độc lập, 4 sư đoàn pháo binh và phòng không; các trung đoàn, tiểu đoàn công binh, thông tin và vận tải.[12]

Từ năm 1957, nhà cầm quyền đảng Lao Động tái cấu trúc các khu vực quân sự. Theo sắc lệnh số 017-SL ngày 3-6-1957, Bắc Việt Nam được chia thành các quân khu như sau:

– Quân khu Tây Bắc: gồm các tỉnh gồm Lai Châu, Sơn La.

– Quân khu Đông Bắc: gồm các tỉnh Lạng Sơn, Hải Ninh.

– Quân khu Việt Bắc: gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, năm 1958 thêm Lạng Sơn.

– Quân khu Tả Ngạn: gồm các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Yên, Hà Bắc, từ năm 1958 có thêm Hải Ninh.

– Quân khu Hữu Ngạn: gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây (Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất), Hòa Bình và Thanh Hóa.

– Quân khu 4: gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh.

– Thành đội Hà Nội: trực thuộc bộ Tổng tư lệnh, từ 1964 đổi thành bộ Tư lệnh thủ đô, trực thuộc quân khu 3.

Năm 1958, quân khu Đông Bắc giải thể, Lạng Sơn sát nhập vào quân khu Việt Bắc; Hải Ninh sát nhập vào quân khu Tả ngạn. Ngày 1-11-1963, hai quân khu Tả Ngạn và Hữu Ngạn nhập lại thành Quân khu 3.

3. Lực lượng cộng sản tại miền Nam Việt Nam

Để chuẩn bị tổng tuyển cử, tại miền Nam Việt Nam, từ cuối năm 1956, đảng Lao Động Bắc Việt ra lệnh tổ chức lại các đội võ trang tuyên truyền tại miền Nam Việt Nam. Sau nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động ở Hà Nội ngày 13-5-1959, chủ trương thống nhất đất nước (tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực), đảng Lao Động gởi nhiều cán bộ kỹ thuật quân sự tăng cường các đơn vị du kích miền Nam.

Tại Đại hội lần thứ III của đảng Lao Động cũng ở Hà Nội từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960, một lần nữa đảng Lao Động xác quyết kế hoạch “giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Để tiến hành kế hoạch nầy, ngày 12-12-1960, tại Hà Nội, đảng Lao Động thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Ngày 20-12-1960, đảng Lao Động tổ chức ra mắt MTDTGP tại chiến khu Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh), Nam Việt Nam và đặt MTDTGP dưới sự chỉ huy của Trung ương cục Miền Nam (TƯCMN), cơ quan đại diện ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động tại miền Nam.[13]

Các lãnh tụ ban đầu là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát là những đảng viên cộng sản hoạt động tại miền Nam. Lúc đó, luật sư Nguyễn Hữu Thọ,[14] phó chủ tịch Phong trào Hòa bình Sài Gòn bị chính quyền VNCH quản thúc tại Củng Sơn (Phú Yên). Cuối tháng 11-1961, quân du kích giải thoát cho Nguyễn Hữu Thọ, đưa về Tây Ninh và cử Nguyễn HữuThọ làm chủ tịch MTDTGP trong Đại hội lần thứ I vào tháng 2-1962. Phó chủ tịch là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, đại đức Sơn Vọng, và Nguyễn Văn Hiếu làm tổng thư ký MTDTGP. Mặt trận DTGP ra “Tuyên ngôn” và “Chương trình hành động mười điểm”, mục đích đoàn kết toàn dân miền Nam Việt Nam chống chính quyền VNCH và “đế quốc” Mỹ, và tiến tới thống nhất đất nước.

Hai ban quan trọng trong TƯCMN là ban Quân sự và ban An ninh. Tháng 2-1961, Tổng quân ủy đảng Lao Động (sau đổi thành Quân ủy trung ương) công bố quyết định lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thành một bộ phận của quân đội Bắc Việt để chiến đấu ở miền Nam.

Quân giải phóng miền Nam của cộng sản Việt Nam gồm hai thành phần chính: Quân đội du kích địa phương tại các huyện, tỉnh miền Nam do các cấp ủy đảng địa phương thành lập và Quân đội chính quy từ Bắc Việt chuyển vào.

Tháng 10-1963, ban Quân sự TƯCMN đổi thành Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam. Tháng 10-1964, đảng Lao Động điều chỉnh lại tổ chức, tách TƯCMN thành hai: TƯCMN phụ trách trực tiếp từ Ninh Thuận vào đến Cà Mau,[15] gồm 4 quân khu VI, VII, VIII và IX; từ Khánh Hòa trở ra đến đèo Hải Vân là quân khu V do Võ Chí Công làm bí thư khu ủy.

Tính đến cuối năm 1961, tại miền Nam Việt Nam, quân chủ lực cộng sản khoảng 24,500 người và tự vệ địa phương khoảng 100,000 quân, chia ra 70,000 ở Nam phần và 30,000 ở Trung phần (khu V). Lực lượng cộng sản càng ngày càng tăng trưởng, nhất là từ năm 1964, khi đảng Lao Động quyết định đưa nhiều đơn vị quân đội chính quy Bắc Việt vào Nam: Năm 1964, Bắc Việt đưa vào khoảng 10,000 quân. Trong biến cố Mậu Thân (1968), quân cộng sản miền Nam thiệt hại nặng nề, nên Bắc Việt ào ạt gởi quân vào miền Nam. Cho đến cuối năm 1973, quân chính quy Bắc Việt lên 100,000 và cuối năm 1974 lên 200,000 quân.[16]

(Trích Việt sử đại cương tập 6.)

© 2010 Trần Gia Phụng

© 2010 talawas


[1] Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, Cali: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 82.

[2] Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 292.

[3] Vương Hồng Anh, “Công binh VNCH”, Việt Báo, California: ngày 2-5-2000. Điều nầy phù hợp với báo cáo “Thành tích của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian 1955-1960” đăng trong Thành tích sáu năm hoạt động của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, Sài Gòn 1960, in lại tại California năm 2007, tr. 852. Cách phân chia trên đây bắt nguồn từ sự điều chỉnh các quân khu thời trước năm 1954, nên không theo thứ tự vị trí địa lý. Ví dụ Quân khu 1 trước năm 1954 được chia thành Quân khu 1 (miền Đông Nam phần), quân khu 5 (miền Tây Nam phần) và Quân khu Thủ đô. Vì vậy cách phân chia nầy sẽ thay đổi khi các đại đơn vị “quân đoàn” được thành lập.

[4] Web: -RVNAF Table.pdf; Spreadsheet on troop levels and other information <http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/RVNAF%20Table.pdf>: A Brief Overview of the Vietnam National Army and the Republic of Vietnam Armed Forces (1952-1975) (Presented by Mr. Stephen Sherman and Mr. Bill Laurie Supplemental Material On the TTU Web Site).

[5] Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963, Houston: Nxb. Văn Hóa, tt. 225.

[6] Web: -RVNAF Table.pdf  Spreadsheet on troop levels and other information <http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/RVNAF%20Table.pdf>.

[7] Vùng I chiến thuật (bộ chỉ huy ở Đà Nẵng) được chia thành Khu 11 chiến thuật (Quảng Trị và Thừa Thiên, bộ chỉ huy ở Huế), Khu 12 chiến thuật (Quảng Ngãi) và Biệt khu Quảng Đà (Quảng Nam). Khu 11 chiến thuật do Sư đoàn 1 Bộ binh phụ trách. Khu 12 chiến thuật do Sư đoàn 2 BB phụ trách. Biệt khu Quảng Đà do Trung đoàn 51 BB phụ trách. Quân đoàn I lúc đầu có 2 sư đoàn 1 và sư đoàn 2. Về sau, có thêm sư đoàn 3 BB đóng ở Quảng Trị. Vùng II chiến thuật (bộ chỉ huy ở Pleiku) gồm Khu chiến thuật 22 (Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, bộ chỉ huy ở Quy Nhơn); Khu 23 chiến thuật (Darlac, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh, bộ chỉ huy ở Ban Mê Thuột). Quân đoàn II có hai sư đoàn là Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23. Vùng III chiến thuật (bộ chỉ huy ở Biên Hòa), gồm Khu chiến thuật 31 (Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, bộ chỉ huy ở Tây Ninh); Khu 32 chiến thuật (Bình Long, Phước Long, Bình Dương, bộ chỉ huy ở Bình Dương); Khu 33 chiến thuật (Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hòa, Biệt khu Thủ đô, bộ chỉ huy ở Biên Hòa). Quân đoàn III có ba sư đoàn là Sư đoàn 5, Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25. Vùng IV chiến thuật (bộ chỉ huy ở Cần Thơ) gồm có Khu 41 chiến thuật (Châu Đốc, An Giang, Sadec, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, bộ chỉ huy ở (Mỹ Tho); Khu 42 chiến thuật (Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, bộ chỉ huy ở Cần Thơ); Khu chiến thuật Định Tường (gồm Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hòa, Gò Công, bộ chỉ huy ở Định Tường). Quân đoàn IV gồm ba sư đoàn là Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 và Sư đoàn 21.

[8] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xem chữ “Việt Nam Cộng Hòa”.

[9] Web: -RVNAF Table.pdf  Spreadsheet on troop levels and other information <http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/RVNAF%20Table.pdf>.

[10] Bộ Quốc phòng CHXHCNVN, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân đội Nhân dân, 2004, tr. 835. (Trích nguyên văn.)

[11] Tài liệu viết mục nầy dựa vào Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, sđd.

[12] Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Hà Nội: Nxb. Quân đội Nhân dân, 2005, tr. 365.

[13] Trung ương cục Miền Nam: Ngày 20-1-1951, Xứ ủy Nam Bộ đổi thành TƯCMN do Lê Duẩn làm bí thư. Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng Lao Động (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành TƯCMN.  Các bí thư TƯCMN là: Lê Duẩn (1951-1954), Nguyễn Văn Linh (1961-1964), Nguyễn Chí Thanh (1964-1967), Phạm Hùng (1967-1975).

[14] Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996): Sinh tại làng Long Phú, tỉnh Chợ Lớn (nay là xã Long Phú, Bến Lức, tỉnh long An), du học Pháp từ năm 1921, đỗ tú tài năm 1929, tốt nghiệp cử nhân luật tại Aix-en-Provence năm 1932, trở về nước năm 1933 và tập sự luật sư tại Mỹ Tho, trở thành luật sư năm 1939. Ông tham gia Phong trào Hòa bình, bị bắt năm 1950 và được thả năm 1953. Sau hiệp định Genève, ông hoạt động trong Phong trào Bảo vệ Hòa bình tại Sài Gòn, bị bắt tháng 11-1954 và bị đưa ra giam ở Củng Sơn (Phú Yên).

[15] Bộ chỉ huy ban Quân sự TƯCMN gồm có thiếu tướng Trần Lương (trưởng ban), Phạm Thái Bường (chính ủy), thiếu tướng Trần Văn Quang (chỉ huy trưởng các lực lượng võ trang giải phóng miền Nam), Nguyễn Hữu Xuyến (chỉ huy phó), Phạm Văn Xô (phụ trách hậu cần). Tháng 10-1963, bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đảng Lao Động thành lập Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam và cấp ủy đảng đồng cấp, thường được gọi Quân ủy Miền và bộ Tư lệnh Miền.  Ban lãnh đạo gồm Nguyễn Văn Linh, ủy viên Trung ương đảng Lao Động, bí thư Trung ương Cục kiêm bí thư Quân ủy Miền, trung tướng Trần Văn Trà, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam làm tư lệnh Miền và tướng Trần Độ làm phó chính ủy Miền.

[16] Theo Wikipedia, Bách khoa Toàn thư mở. Bài “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”. (trích ngày 25-12-2009). Wikipedia theo tài liệu của Bộ tổng tham mưu quân đội Bắc Việt, Lịch sử Cục tác chiến, Nxb. Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội 2001.

Bình luận

1 phản hồi (bài “Trần Gia Phụng – Các lực lượng trong nước trong chiến tranh 1960-1975”)

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...