Mai Văn Nam – Tranh truyện Sềnh Hang
16/06/2010 | 12:00 chiều | Chức năng bình luận bị tắt ở Mai Văn Nam – Tranh truyện Sềnh Hang
Category: Văn học - Nghệ thuật
Thẻ: Cải cách ruộng đất > tranh truyện cổ động
Ông Sềnh Hang cố nông 54 tuổi người Dộng ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nguyên quán ở Vỵ Thượng, tỉnh Hà Giang.
Năm 1930 đế quốc Pháp khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng. Chúng chém giết tra tấn và bắt bớ những người yêu nước chống lại chế độ thực dân. Bố ông Sềnh Hang bị đế quốc giết. Mẹ ông vì sợ hãi quá ít lâu sau cũng chết.
Vợ ông mồ côi từ năm lên 7 tuổi. 26 năm đi ở cho địa chủ, về sau không chịu được cảnh khổ cực, chưởi mắng đánh đập và đói rét, nên trốn đến xã Khánh Thiện.
Vì sợ đế quốc và phong kiến truy nã nên hai vợ chồng đem nhau vào sống trong rừng sâu, gia tài chỉ có bộ quần áo rách, một mảnh chăn sui, một cái rìu cũ, một con dao cùn, một cái nồi đồng mất cổ, sống bằng nghề đan lát.
Ở với nhau được 3 năm thì sinh một người con gái. Hằng ngày hai vợ chồng phải đi rừng đi nương, nhà lại ở xa bản, mường, ăn uống khổ sợ nên con gái ông năm nay lên mười tuổi vẫn chưa biết nói.
Thức ăn thường là nâu, đao, bầu. Khi nào tìm được măng đem ra làng đổi một ít gạo hay ngô. Bát ăn làm bằng ống nứa. Lấy than nứa ăn thay muối. Mùa rét đến thiếu quần áo và chăn, phải đắp bằng lá cọ.
Áo quần rách mặc lâu ngày cũng nát hết. Hai vợ chồng và đứa con gái sống trần truồng trên 5 năm. Đến ngày phát động quần chúng giảm tô năm 1953, khi cán bộ lên, ông vội vàng lấy mảnh chăn sui quấn vào người, còn vợ ông thì ngồi vào trong cái thúng không dám ra. Gặp cán bộ ông tố cáo tội ác của đế quốc.
Được nhân dân và chính quyền địa phương giúp đỡ, ông đem gia đình xuống làm nhà gần đồng bào Thổ. Ông được cấp chăn, vải may quần áo, gạo, trâu và dụng cụ để tăng gia sản xuất. Từ đó gia đình ông mới thoát khỏi nạn trần truồng và đói rét.
Nguồn: Phan Cẩm Thượng – Nguyễn Anh Tuấn, Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại: Bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont. Hà Nội: Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2010.
Bình luận
Không có phản hồi (bài “Mai Văn Nam – Tranh truyện Sềnh Hang”)