talawas blog

Chuyên mục:

Bùi Đăng – Cúi mặt (kỳ 1)

17/06/2010 | 1:00 sáng | Chức năng bình luận bị tắt ở Bùi Đăng – Cúi mặt (kỳ 1)

Tác giả: talawas

Category: Chiến tranh Việt Nam, Văn học - Nghệ thuật
Thẻ:

Lời giới thiệu của Thư quán Bản thảo: Sau biến cố tết Mậu Thân, tạp chí Bách Khoa đăng truyện dài Cúi mặt của Bùi Đăng liên tục 9 số báo, từ số 274 đến số 282 . Lần đầu tiên bút danh Bùi Đăng xuất hiện trên văn đàn miền Nam khiến độc giả và giới văn nghệ không ít ngạc nhiên: bởi đó là cái tên rất lạ, chưa từng xuất hiện trên bất kỳ tạp chí văn học nào; bởi ngay những dòng đầu tiên của chương đầu tiên đã khiến nhiều nhà phê bình lúc bấy giờ suy đoán rằng tác giả ắt là một nhà văn phía bên kia hồi chánh? Nhưng, Bùi Đăng không phải là nhà văn đất Bắc, ông là giáo viên, đang là hiệu trưởng một ngôi trường tiểu học nằm ở bờ nam sông Ba cách thị xã Tuy Hòa 10 cây số. Và ông đã bị VC bắt khoảng đầu năm 1967 khi đang trên đường đến trường. Ông bị giam giữ trên mật khu, bị còng chân, khóa tay, bị bỏ đói, bị làm nhục vì tội “tay sai đế quốc”. Ông đã được một đơn vị Hoa Kỳ giải thoát sau khi đã nếm trải đủ mùi vị cay đắng suốt 6 tháng trời và chỉ chờ cái chết đang treo lơ lửng trước mặt vì kiệt sức; sốt rét rừng, phù thũng, đói rét hành hạ.

Truyện không có nhân vật chính. Những Quang, ông Xu, ông Tộ, Hăng, An, Thảo… hay ông Sáu Côn, ông Bốn Trưởng đoàn, ông Tám Lâu, những người cảnh vệ… là một thế giới xâu chuỗi toàn cảnh cuộc chiến tương tàn, giành giật giữa thiện và ác, giữa sự bình yên và khuấy đảo. Những nhân vật trong trại tù ở mật khu là những nông dân bình thường. Họ vào lính không phải để gây đổ máu, chết chóc thù hận, mà hơn hết là muốn được sống yên ổn, được gần gũi vợ con, nhà cửa ruộng vườn. Nhưng khốn thay, những ước muốn nhỏ nhoi kia lại trở thành những tội lỗi khủng khiếp đối với “nhân dân”. Và họ phải đền tội theo cách nghĩ, cách hành động, xuất phát từ một chủ nghĩa lai căng, mị dân và hoang tưởng: thiên đường cộng sản!?

Từ cung cách hành xử của “nhân dân” đến nỗi khổ nhục những người nông dân “có tội với bà con” trong Cúi mặt có thể nói là những cay đắng của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử toàn những màu đen tối, hứng chịu mọi khổ nạn một kiếp làm người dân VN.

Có lẽ vì tính chân thực, không đồ sộ như những tác phẩm lớn trên thế giới, Cúi mặt đã mã hóa sắc gọn cuộc chiến phi nhân bản, đè nặng lên vai dân tộc đến nỗi khi chưa đăng tải hết chương cuối cùng, nhà xuất bản Thái Phương đã nhanh chóng giành quyền ấn hành đầu năm 1969, và sau đó đạo diễn Thân Trọng Kỳ xin phép phóng tác dựng thành phim khởi quay từ tháng 8.1969 tại Vũng Tàu đến tháng 12 cùng năm là hoàn tất và được công chiếu rộng rãi.

Chất nhân bản vừa bi thiết trong Cúi mặt được Bùi Đăng khắc họa từ những gì ông đã sống, đã chứng kiến một cách thật trọn vẹn trong trại tù VC. 6 tháng bị đày ải, dằn xóc đủ để ông vẽ lên bức tranh chân thực và mộc mạc của những người nông dân bị coi là kẻ thù của cách mạng, của nhân dân!

ta đâu phải đi dân vệ, đâu biết cầm súng giết người, ta làm ruộng, ta sẽ trồng cà ở vườn, ta trồng cải nữa, ta còn gầy một rặng trầu và không chừng bây giờ ta tậu thêm được một đôi bò, một con đực một con cái, chúng sẽ đẻ…

-Trồng cà nữa – Quang há miệng nói nhưng không ra tiếng – An tiếp tục kể những dự định khác. Trong lúc An đương nói thì thằng Tân chợt la lên: “Sao vậy? Lạnh ngắt rồi”. Nó vất con châu chấu xuống mặt sạp. An xoay người đặt một tay lên ngực Quang, mặt hếch sang một bên, nghiêng nghiêng. Một chút sau, An ngồi ngay ngắn vuốt nhẹ lên mặt Quang.

An im lặng gật đầu, giơ tay kéo cái mền lên tận cổ  Quang./. 

Cúi mặt đã đánh dấu một giai đoạn lịch sử (trước 1975) khi cuộc chiến vẫn còn khốc liệt trên quê hương. Và, vẫn còn giá trị cho đến ngày hôm nay.

Thư quán  Bản thảo tái bản tập truyện này như một đóng góp nhỏ vào việc gìn giữ và bảo tồn những tác phẩm văn học giá trị của miền Nam thời chiến.

Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

Phần một

Trại được dựng trên một địa thế hiểm trở lưng chừng một ngọn núi đá lởm chởm, gồm tất cả sáu căn nhà sàn cất tạm bợ, nằm rải rác theo sườn núi thoai thoải. Tất cả lợp bằng thứ lác khô màu vàng cháy. Phía trên cùng là nhà của các cán bộ mà mọi người vẫn quen gọi là nhà cơ quan. Phía dưới này thấp hơn là nhà của bọn tù binh cất theo hình vòng cung, quay mặt về phía giữa, chỗ có cất một cái sạp cây khá lớn. Ngăn cách nhà cơ quan với nhà bọn tù là một con suối nhỏ chảy len lỏi qua các kẽ đá rồi chui vào một cái hang sâu. Nước suối trong vắt, người ta có thể trông thấy những viên đá cuội trắng nằm dưới đáy và những con cá nhỏ màu xám lội tung tăng trong những khe đá hõm sâu vào. Chung quanh là rừng cây mịt mùng. Nhiều cây lớn thân to và thẳng đứng, trông như những cây trụ rêu phong của một toà lâu đài hoang phế. Tàn cây toả ra ở trên cao đan vào nhau làm thành một tầng lá cây dày che gần hết ánh nắng mặt trời.

Gian nhà kỷ luật ở khoảng giữa đối diện với chòi canh của tiểu đội cảnh vệ. Gian nhà hẹp, chiều dài không đầy sáu thước, chỉ có độc nhất một cửa ra vào bên hông phải, bốn bề được chắn bằng những thân cây lớn, sàn lát bằng một thứ cây nhỏ, thân bằng và ít mắt. Đám tù nhân bị còng tay ngồi thành ba lớp, những sợi dây nối người nọ với người kia bỏ lòng thòng đằng sau lưng. Họ gầy gò, nước da xanh như màu lá. Tất cả đều im lặng. Trông họ như những vị tu sĩ trong một dòng khổ tu.

Ở một góc phòng, Quang ngồi tựa vào vách, cầm kê trên thành cây, lơ đãng nhìn một con sóc thoăn thoắt chuyền từ cành nọ sang cành kia. Cái đuôi dài, cong và xù lên như một cái chổi bằng lông. Nó dừng lại trên một dây gấm nằm vắt ngang ở lưng chừng đảo mắt nhìn rồi ghé mồm gặm một búp lá non. Đột nhiên nó nhảy vụt qua một cành cây khác và chuyền đi mất dạng tựa như gió vừa thổi qua một mớ lông vàng vào giữa những đám lá xanh. Quang vơ vẩn nhìn, nghĩ đến một cuộc sống tự do ngoài trời.

Buổi sáng trong rừng thật im lìm, không một tiếng chim hót. Ánh nắng xuyên kẽ lá làm thành một vệt sáng dài nằm sóng soài trên tảng đá lớn ngoài trại. Sự sống như chỉ thoi thóp qua những nhát búa rời rạc của toán đốn củi làm ở cánh rừng chung quanh. Nhưng giữa lúc ấy, cả trại đột nhiên ồn lên vì sự hiện diện của một tù nhân mới. Một người cảnh vệ bước khỏi vọng gác, mấy cô cấp dưỡng chui đầu khỏi gian bếp lụp xụp, đám tù trọng kỷ luật không ai bảo cũng cúi xuống nhìn ra ngoài.Quang lấy đầu gối hích nhẹ vào sườn ông già nằm bên cạnh:

– Dậy coi, có thêm mạng nữa.

Người tù mới còn trẻ, khoảng ngoài hai mươi tuổi, dáng mảnh khảnh, nước da ngăm đen, mặc một chiếc sơ mi xanh và cái quần tây vàng bết những đất bùn. Hắn đi chân không; hai tay bị trói quặt ra phía sau, lưng đeo một cái tay nải đựng đồ. Người dân quân đi theo hắn, bắt tay và nói gì với người cảnh vệ rồi leo qua cái cầu khỉ bắc ngang suối lên cơ quan. Còn lại một mình hắn lơ láo nhìn những căn nhà chung quanh. Hắn dừng lại ở căn nhà kỷ luật. Qua những thân cây chắn ngang, những đầu người lấp ló nhìn ra ngoài. Mắt hắn mở lớn kinh ngạc, miệng hơi há ra. Trông cái bộ điệu ngơ ngác của hắn, Quang muốn nói một câu khôi hài nào đó nhưng không nghĩ ra. Hắn gục đầu xuống, mái tóc trễ sang một bên, những ngón chân bấm xuống mặt đá. Có tiếng ho của ông đoàn phó, rồi bóng hiện ra ở khung cửa bếp một tay cầm cuốn sổ, một tay đưa lên cổ gài lại nút áo ấm. Ông hắng giọng rồi bước về phía người tù mới. Ông cởi trói cho hắn và soát lại một cách tỉ mỉ những vật dụng mang theo rồi ghi vào biên bản. Tay nải hắn đựng một ít gạo, mấy bộ quần áo, một tấm nhựa và một cái mo cau khô. Người cảnh vệ im lặng đứng nhìn rồi cất giọng gọi ông Chín gác kỷ luật. Ông già bước ra vừa đi vừa dạ. Người cảnh vệ nói:

– Dẫn nó vô kỷ luật, nói cho nó biết.

Hắn lếch thếch theo sau ông già. Sau một lúc ngần ngừ, ông Chín nhét hắn vào dây Quang. Quang cũng đoán là ông sẽ sắp xếp như vậy vì dây này chỉ còn năm người, tuần trước thằng Lê Hở được ra tự giác. Như mọi lần, sau khi thắt dây khoá còng cho một tù nhân mới, ông Chín lại chậm rãi nhắc lại bản nội qui bằng một giọng nói ngọng nghịu. Bao giờ thì ông cũng bắt đầu bằng câu: “Cách mạng bắt vô đây là sống rồi, ráng nằm mà nghĩ lại những tội lỗi đã phạm với nhân dân…” để rồi kể một lô những luật lệ của bản nội qui và kết luận: “…nhớ không? Nhớ không? Cha con vô đây cũng không được liên hệ với nhau nữa. Nhớ nghe? Thôi ráng nằm mà đợi ngày cơ quan gọi lên khai suất, mà còn ra tự giác rồi hưởng lượng khoan hồng”. Hắn ngồi im lặng nghe, mắt mở lớn. Ông Chín nói xong chậm rãi bước về chỗ cửa, chân đi như lê trên mặt sạp… Hắn đưa mắt nhìn những người chung quanh, mặt mỗi lúc một lộ vẻ kinh hoảng. Một vài người nhìn hắn ánh mắt buồn rầu, thương hại. Hắn cúi xuống nhìn cái còng sắt khoá chặt lấy hai cổ tay, nước mắt chảy dài xuống hai gò má. Quang nhìn hắn đăm đăm, tò mò như nhìn một con vật bị nhốt trong chuồng đang có những sinh hoạt riêng của nó; mãi tới lúc hắn khóc Quang như mới chợt nhận ra mình đang ngồi cạnh hắn, có cùng một số phận với hắn. Quang thở dài uể oải nằm xuống.

Buổi sáng trôi đi âm thầm. Có lẽ bây giờ đã quá trưa, vệt nắng dài ở tảng đá lớn sau trại đã thu gọn lại thành một cái khoen sáng tròn. Trong phòng kỷ luật đã có nhiều người nằm xuống hay tựa người vào vách ngủ gà ngủ gật như một bầy gà trong chuồng. Người tù đã mất chân, lẩn mẩn dở mấy bộ quần áo ra xếp lại cho thẳng nếp. Nhưng Quang chỉ chú ý đến bẹ cau khô. Quang tự nhủ: “Chắc là thuốc, chỉ có thuốc mới gói bằng bẹ cau”. Từ sáng Quang thèm một điếu thuốc đến đắng miệng. Nửa lon cơm đổi cho Bốn Khanh lấy bốn điếu thuốc hôm qua, Quang đã định dành đến sáng nay một điếu nhưng nửa đêm tỉnh dậy, trời lạnh thấy có người hút thuốc Quang không dằn được cơn thèm. Ở ngoài cửa ông Chín già ngồi gập người trên hai đầu gối., lơ đãng nhìn ra ngoài, tay mân mê ngón tay út bị cụt của bàn tay trái. Bây giờ chắc là lúc thuận tiện để làm quen, Quang quay sang gợi chuyện.

– Anh tên gì?

Người tù mới đặt bộ quần áo đang xếp lên trên đùi, nhìn Quang ngần ngại một chút rồi đáp khe khẽ.

– Thảo, Nguyễn Văn Thảo.

– Anh xã nào?

– Kiến Hoà.

– Làm gì?

– Dân vệ.

Hắn quay nhìn ông Chín già bỏ ngang câu chuyện. Quang hiểu và muốn nói cho hắn biết bản nội qui bây giờ không còn được áp dụng một cách khắt khe như trước, nhưng chuyện dài dòng quá làm sao cắt nghĩa cho hắn hiểu được, Quang nói lơ lửng:

– Tôi ở Kiến Long. Tôi cũng đi dân vệ.

Hắn quay phắt lại nhìn Quang mắt sáng lên. Quang như đọc được trong mắt hắn vẻ mừng rỡ của kẻ bất ngờ gặp được người quen, nhưng vẻ đột ngột nồng nàn của hắn làm Quang bối rối cúi nhìn chỗ khác. Trong cái nhìn của hắn như ngầm có vẻ gì giao hẹn một tình bạn mới. Quang vừa thấy vui vui vừa thấy xấu hổ khi nghĩ đến hồi nãy mình chỉ định gạ chuyện để hy vọng xin một điếu thuốc. Hắn lui cui nhét bộ quần áo vào trong tay nải. Hai tay bị còng, hắn lúng túng mãi vẫn không mở rộng được miệng cái tay nải. Quang chăm chú nhìn hắn. Vẻ mặt hắn vừa có vẻ thành thật của một người tốt bụng, vừa có vẻ hung dữ của một người nóng nảy. Mấy sợi râu loăn xoăn ở hai bên mép làm hắn có cái bộ tịch của một đứa con trai nghịch ngợm và nhiều mặc cảm, muốn làm dáng người lớn. Quang nghĩ tới cái việc có một người bạn. Trong phòng cũng có vài người đi dân vệ nhưng ở đây xa quá không mấy khi có dịp chuyện trò. Trong cùng dây chỉ có ông Tám Xu ở thôn trên, nhưng ông già quá rồi không thể gọi là bạn được. Tình thân thiết như chỉ được bắt nguồn từ những ngày quen biết xưa. Tuổi già làm ông trầm lặng, dè dặt thái quá và đôi lúc lẩn thẩn. Đầu óc ông lúc nào cũng chỉ lởn vởn nghĩ đến mẫu ruộng và con bò già. Đôi lúc Quang có cảm tưởng ông quên khuấy cả việc bị bắt lên đây. Thằng Cam con ông sau ngày thất tình cháu gái ông xã Hoà bỏ nhà đi biệt. Nửa năm sau nó trở về với bộ áo quần rằn ri. Cuộc sống lính tráng làm nó chai sạn và già dặn. Nó có cả một ngàn câu chuyện để kể cho mọi người nghe với những dự tính ồn ào về tương lai. Từ đó thỉnh thoảng đôi ba tháng nó lại về thăm nhà. Mỗi lần về nó mang theo cả một lũ bạn đeo súng ngắn súng dài. Vẻ sợ sệt và ánh mắt tò mò của mấy đứa em khi nhìn trái lựu đạn vắt vẻo ngang hông cạnh những băng đạn đồng màu đỏ làm nó thích thú. Nó cười ha hả, vén tay áo cho mấy đứa nhỏ coi vết thẹo dài trên cánh tay vừa kể lại chuyện can đảm của mình khi giết Việt Cộng. Sau đó nó lôi mấy đứa bạn ra sân hái dừa, thu đủ, chạy cùng vườn để bắt gà dẫm cả lên những dây khoai. Nhà trên, nhà dưới rộn lên những tiếng bát đĩa cùng tiếng cười nói chửi thề. Buổi chiều khi mặt trời chênh chếch và ánh nắng bớt gắt chúng lại lếch thếch kéo nhau đi, mặt đứa nào cũng đỏ kè, hơi thở nồng nặc mùi rượu. Chúng hoa chân múa tay, rượt những con chó cong đuôi chạy rồi lấy súng bắn loạn xạ lên mấy ngọn tre. Ông Tám Xu buồn bực vì tính nết của con nhưng vốn hiền lành ông chỉ bày tỏ nỗi buồn bực của mình trong những tiếng thở dài mỗi lần cúi xuống lượm những miếng vỏ dừa hay gầy lại những dây khoai bị dẫm. Lòng nhớ con và nỗi buồn bực đi đôi với nhau làm ông lúng túng trong việc tự định cho con một tình thương trong lòng mình. Rồi thời cuộc mỗi lúc một chộn rộn, thằng con không dám về, nó gửi lời về thăm gia đình và kèm thêm mấy lời quy oán cho mấy người dân vệ trong làng: “Bọn dân vệ chết nhát, cái xã nhỏ bằng cái lỗ đít gà cũng giữ không nổi, cả ngày chỉ biết úp mặt vào bụng vợ mà ngủ, chưa thấy Việt Cộng đã chạy ỉa cả ra quần”. Ông bị bắt lên núi học tập. Người cán bộ an ninh xã có cái cười nửa miệng ôn tồn bảo ông: “Tôi biết là bác không muốn có đứa con như thế, nhưng dầu sao sanh ra nó bác cũng phải chịu trách nhiệm về nó, bác hãy nói cho nó nghe về chính sách của cách mạng mà bác đã học tập và nếu bác làm tờ cam đoan trong vòng một tháng gọi nó quay đầu về cách mạng, xã sẽ cho bác về nhà ngay”. Ông Tám Xu ngần ngừ. Tính nết, cử chỉ, đời sống của con trong những ngày gần đây như một bằng cớ soi rõ nỗi bất lực của ông trong việc khuyên nhủ nó trở về với cuộc sống đồng ruộng xưa kia. Một tháng trời hay hai tháng, ba tháng đi nữa cũng chỉ đủ thời gian cho những người dân quân về gõ cửa nhà ông lần nữa, nó quá ngắn cho cái việc ông kêu gọi thằng con trai mình. Ông không dám làm tờ cam đoan. Thái độ đó đã khép ông vào thành phần lưng chừng có đầu óc hướng Mỹ. Ông bị giải lên huyện cải tạo tư tưởng. Ngồi chung dây với Quang ông ít khi nói chuyện về gia đình, vợ con. Đầu óc ông lúc nào cũng chỉ loay hoay với cái dự tính trồng một mẫu đậu xanh. Hình ảnh một thửa ruộng xanh ngắt và một con bò già lầm lũi kéo cày vỡ từng luống đất trở thành một niềm tin an ủi ông những lúc thất vọng quay nhìn về thực tại. Quang quí ông vì lòng đôn hậu nhưng không vì thế mà Quang tìm được sự an ủi ông. Niềm an ủi chỉ có thể tìm thấy ở những bạn bè đồng lứa. Quang quay nhìn người tù mới và tự nhiên cảm thấy ở hắn có cái gì gần gũi với mình. Hắn dướn người móc trong túi một gói ny lông đựng thuốc đặt trên đùi xé một mẩu giấy đưa cho Quang. Thằng Thông ở dây đằng trước chồm lại như một con thỏ, sợi dây dừa cột tay loi thoi đằng sau lưng. Nó quỳ trên hai gối giơ cả hai tay ra trước mặt, miệng lắp bắp.

– Anh Hai! Tôi điếu! Anh Hai.

Hắn liếc mắt xé vội một miếng giấy. Một vài người khác bu lại, những bàn tay gầy gò xoè ra như áp vào mặt làm hắn phải dướn người về phía sau. Cả một gian phòng lao xao tiếng xin thuốc. Một vài người nằm ngủ bị căng dây thức dậy cũng lồm cồm bò lại. Quang nhìn hắn xé soàn soạt từng miếng giấy trắng, vê từng cục thuốc một cách tiếc rẻ. Ông Chín già đang ngồi lẩn mẩn bắt rận ở mô đá trước cửa nghe tiếng ồn vội vã bước vào. Mặt méo xệch sang một bên, ông vừa đi vừa hét “Trời đất! Bọn quỷ! Trời đất! Trời đất…” Cứ mỗi tiếng kêu trời ông lại giơ tay củng một cái thật mạnh vào những cái đầu đang chúi xuống. Ông Chín hỏi:

– Muốn chết hả? Bộ không nghe tôi nói nội qui sao?

Hắn im lặng. Ông Chín nói nửa đe doạ nửa như có ý phân bua:

– Nó chưa biết cùm tréo là gì, lờn quá mà, hồi nào như thằng Quý liệt cả hai chân mới biết sợ.

Ông bỏ về chỗ vừa đi vừa nói:

– Mấy người này nữa, coi bộ quá cỡ rồi, cứ như hồi ở trại lớn mỗi đứa một cái hòm kín mít rồi nằm đó mà nói chuyện!

(còn tiếp)

Bình luận

Không có phản hồi (bài “Bùi Đăng – Cúi mặt (kỳ 1)”)

Comments are closed.

  • talawas - Lời tạm biệt

  • Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam… đọc tiếp >>>

  • Phản hồi mới nhất của độc giả

    talawas blog: Cảm ơn tất cả! Tạm biệt và mong ngày ...
    Trung Thứ: Trích: „Ngoài ra, việc duy trì nhóm khởi...
    Hà Sĩ Phu: LỜI TẠM BIỆT: Buông lơi “một...
    Phùng Tường Vân: Dục Biệt Nhung Dục (Trung Đường) có ...
    Hoài Phi: Chỉ còn vài phút thôi là talawas chính th...
    Hà Sĩ Phu: @ixij Bạn ixij đã gõ đúng chỗ tôi c...
    P: Kính gửi hai bác Lê Anh Dũng và Trung Thứ...
    Hoangnguyen: Không biết những dòng chữ này còn kịp ...
    Trần Quốc Việt: Dear Talawas, Thank you! You're gone now but I ...
    Nguyễn Ước: Xin lỗi. Tôi hơi bị nhớ lầm vài chữ t...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Thời giờ cũng đ...
    Trần Quốc Việt: Hành trang rời Talawas: Live Not By Lies ...
    Hoà Nguyễn: Qua bức thư hết sức nhã nhặn, lịch s...
    Trần Việt: Ôi, nếu được như bác Hữu Tình hình du...
    ixij: Không được tham gia trả lời 3 câu hỏi ...
    Lâm Hoàng Mạnh: Đốt Lò Hương Cũ. Mượn thơ của Th...
    P: Cũng xin góp thêm một bài mới biết :D ...
    Lê Tuấn Huy: Xin gửi anh VQU, TV và những người quan t...
    Khiêm: Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo đã thực hi...
    Phùng Công Tử: Bị bắt cũng đáng! Vào blog của CoigaiDoL...
    Phùng Công Tử: Nô lệ của văn hóa Trung Quốc: Đi hỏ...
    classicalmood: Bài viết có một số điểm tích cực nh...
    Thanh Nguyễn: Đọc những con số thống kê trong bài vi...
    Phùng Tường Vân: Vĩ Thanh tiễn chị Hoài Thế sự mang ...
    Tiêu Kiến Xương: ĐBA mượn lời ông bác nông dân: "Nói gì...
    dodung: "Sóng lớp phế hưng coi đã rộn......
    Camillia Ngo: Chín năm, một quãng đường dài, Bóng ng...
    Camillia Ngo: Một dân tộc u mê, hèn kém tột độ mớ...
    Thai Huu Tinh: Thưa các bác Trần Việt, Quốc Uy, Tuấn H...
    Phùng Tường Vân: " Thứ nhất, nói mọi thứ đều thối ná...
    Nguyễn Ước: Tôi không vào được Phản hồi bên bài C...
    Tôn Văn: Tiếp theo „Lời tạm biệt“ Câu hỏi...
    Trần Việt: Công bằng mà nói một cách ngắn gọn, Gs...
    Phùng Công Tử: Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơ...
    Bùi Xuân Bách: Việc talawas ngừng hoạt động tuy có là ...
    Nguyễn Chính: Gửi chị Phạm Thị Hoài và Ban Biên tập...
    Lê Tuấn Huy: Việc cảnh giác, tôi đã nói đến. Tôi t...
    vuquocuy: - Tác giả Lê Tuấn Huy đã phát hiện rấ...
    Hạnh Đào: Hơn tuần nay, tôi ngần ngại không muốn ...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Lê Anh Dũng: Bravo ý tưởng tuyệt vời của Arthur, ...
    Thanh Nguyễn: Chào chị Hoài, Cảm ơn tâm huyết và nh...
    Thanh Nguyễn: Cảm ơn ý kiến của anh Hoàng Ngọc Tuấn...
    Hà Minh: Cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, (al...
    P: Xin có lời cảm ơn gửi đến những ngư...
    Nguyễn Đình Đăng: Tôi lợi dụng chính phản hồi của mình ...
    Arthur: Có nên đề nghi BBT Talawas chơi/hát lại b...
    Phùng Tường Vân: Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu...
    Hà Sĩ Phu: @ Nam Dao Đây là bài “bình thơ chơi” v...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Cám ơn bác về nhã...
    Trần Việt: Đồng ý với ông Lê Tuấn Huy. Tuy chỉ c...
    Trầm Kha: CÓ THẾ CHỨ! THẾ MỚI 'TIỀN VỆ' CHỨ!...
    Phùng Tường Vân: Hết xảy ! (http://www.talawas.org/?p=26665#co...
    Hoàng Ngọc-Tuấn: Xin thông báo cùng quý vị: Để tiếp n...
    Dương Danh Huy: Cảm ơn bác Phùng Tường Vân và Lâm Hòan...
    Phùng Tường Vân: Đôi lời thưa thêm với bác D.D.Huy, Xin...
    chuha: Mỗi người có một "gu" ăn phở. Riêng t...
    Trương Đức: "Chị Hoài ơi, chị Hoài ơi Niết Bàn nà...
    Phùng Tường Vân: Thưa Bác Dương Danh Huy Xin vội vã trìn...
    Dương Danh Huy: À, có điều tôi muốn nhắc các bác: K...
    hlevan: “Le coeur a ses raisons que la raison ignore” ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Lâm Hòang Mạnh &...
    Phùng Tường Vân: CẨN BẠCH Nhận biết được giới hạ...
    Le Van Hung: Thử lướt qua các trang web Việt Nam, chún...
    Đinh Minh Đạo: Tin TALAWS sẽ ngừng hoạt động làm tôi n...
    Lê Quốc Trinh: Cám ơn tác giả Phạm Hồng Sơn, Nếu c...
    Le Van Hung: "Giáo dục, giáo dục và giáo dục (có l...
    classicalmood: Vậy thì quyết định đóng cửa Talawas, n...
    VanLang: "Merda d’artista" vẫn đang được trưng b...
    Khiêm: Bác Phùng, Một người quen cho biết xếp...
    Nguyễn Đăng Thường: Đập phá & xây dựng “Đạp đổ t...
    Tonnguyen147: Bác Phùng Tường Vân, Người ta không ...
    Hoà Nguyễn: Hôm nay có tin đại biểu Quốc hội Việt...
    Hoà Nguyễn: Báo Người Việt hôm nay đăng toàn văn l...
    Trung Nu Hoang: @ Tạm Biệt talawas. Với lòng quý mến ...
    Tonnguyen147: Bác Trung Thứ và các bác ơi, Chủ Nh...
    VanLang: Đầu thập niên 90 Việt Nam lạm phát phi ...
    Nam Dao: Trình với cả làng Thể ý Trưng Nữ Ho...
    Lâm Hoàng Mạnh: Nâng cốc, cụng ly ... hết váng đầu Nh...
    Hoà Nguyễn: Cứ tưởng nếu khách ngồi bàn chuyện ho...
    Nam Dao: Anh thân mến Quí trọng những việc an...
    Thanh Nguyễn: Talawas trước giờ lâm chung mà vẫn đau ...
    Phùng Tường Vân: Chiếc Cân Thủy Ngân ..."Cứ xét theo ...
    Trung Nu Hoang: Nếu nhà văn Phạm Thị Hoài và BBT Talawas...
    Bắc Phong: bác bị váng đầu thèm uống rượu cứ ...
    Lê Thị Thấm Vân: Ngân trong "là con người", một trích đo...
    classicalmood: Talawas đột ngột chia tay khiến không ít ...
    Trung Thứ: Thưa bác Lê Anh Dũng, Tôi xin chia sẻ thê...
    Canuck: Bác Nguyễn Phong, Tui thấy đây là vấn...
    Nguyễn Đình Đăng: Bravo! Như một minh hoạ cho bài này mờ...
    Dương Danh Huy: Bác Phùng Tường Vân, Tôi đã set up hai...
    Phùng Tường Vân: @Nguyên Phong (http://www.talawas.org/?p=26665#c...
    Nguyễn Phong: Tôi thấy các bác hơi lạc quan và ảo tư...
    Thuận: Chỉ còn ít giờ nữa, Talawas sẽ đóng c...
    Trương Đức: "Nửa ấy… “nói chung là”: nửa dưới...
    Trầm Kha: talawas ơi! oan ức quá! Oan ức quá! Em ...
    Canuck: Tui cám ơn Ban Chủ Nhiệm, Ban Biên Tập Ta...
    Trầm Kha: bác vạch lẹ quá! em há hốc hà lá nho ...
    Trầm Kha: thường thì bác Thường siết... hết bế...
    pham duc le: Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Phong, nhưng...
    booksreader: Au plaisir de vous revoir, "một mô hình hoạt...
    Bach Phat Gia: Tôi là độc giả của talawas đã mấy nă...
    Lề Trái: Trong việc tẩm bổ chỉ xin Gia Cát Dự đ...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trầm Kha, bác Đào Nguyên, Xin ...
    Lê Thượng: Nói rằng "So với thảm họa môi trường ...
    Anh Dũng: @1mitee: 1. Muốn SỐNG tới mức "cụ" nh...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng "...phải nghe lời cái dạ dày,...
    Trầm Kha: “Khi cầm cuốn Kinh thánh, tôi đọc với...
    Đào Nguyên: @ bác Nguyễn Phong Tôi đồng thanh tương ...
    Hoà Nguyễn: Sau chuỗi cười khá thoải mái do ông Gia ...
    1mitee: @Anh Dũng "Cả ông Marx, ông Hồ Chí Minh,...
    Bùi Văn Phú: Bạn Trung Nu Hoang ơi, Bạn có khả năng...
    Thái Hữu Tình: Bài vừa mới ra lò, mấy anh (cả mấy ch...
    Canuck: Trong đời tui, có 3 lần / hoàn cảnh xảy...
    Phùng Tường Vân: Lời đề nghị khẩn khoản của tôi Nh...
    Thái Hữu Tình: 1/ Bài nghiên cứu này của ông MTL càng ch...
    Nguyễn Phong: Thực ra ở hải ngoại hiện nay thì có m...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: 1. Cái bạc triệu (VNĐ) c...
    Dương Danh Huy: Bác Hòa Trước hết tôi cảm ơn về l...
    Louis: Trong phút giây chia tay người tình ảo, b...
    Đào Nguyên: Từ lâu ngưỡng mộ bác, biết bác thích ...
    Trầm Kha: Ha ha ha! Bác Trương Đức ơi, Bác "đả t...
    Lê Quốc Trinh: LÊ QUỐC TRINH - LỜI GIÃ BIỆT Thân m...
    vantruong: Thôi thì trước khi giải tán tụ tập tal...
    Đào Nguyên: @Anh Dũng "... - Không có đủ sản phẩm ...
    VietSoul:21: Tôi không nghĩ tài chánh là vấn đề (ch...
    Hoàng Trường Sa: Talawas ơi Ta giã biệt em Như giã từ cu...
    Hoàng Trường Sa: Bauxite Việt Nam: hãy cứu ngay chữ tín! (...
    Anh Dũng: @Đào Nguyên: Thực ra Marx có nói, nói n...
    Lâm Hoàng Mạnh: Chỉ còn vài 28 giờ, Ta Là... Gì sẽ ngh...
    Le Van Hung: Kính thưa các Anh Chị, Từ trước đế...
    Phùng Tường Vân: Bi giờ sắp đến giờ lâm biệt Xin Gia T...
    Hoàng Trường Sa: EM ĐI RỒI Em đã đi rồi thế cũng xong...
    Nguyễn Đăng Thường: Chia tay phút này ai không thấy buồn? Nh...
    Trung Nu Hoang: Tôi cũng có nghe kể chuyện một "học gi...
    peihoh: Tôi không được hỏi ba câu hỏi của tal...
    peihoh: Anh Lại Văn Sâm ơi! Dịch giùm câu này: "...
    Đào Nguyên: @ Anh Dũng Mác nói nhiều về lợi nhuận,...
    Hoà Nguyễn: Ông Huy viết : Điều tôi nói hoàn toàn kh...
    Trương Đức: Đọc cái câu này: "2030: định mệnh đã ...
    Đào Nguyên: Tôi cũng có đọc những câu chuyện với ...
    Camillia Ngo: Nguyễn Khoa Thái-Anh nói "Vũ Huy Quang là m...
    Dương Danh Huy: Bác Hoà Tôi cũng thấy thú vị khi đọ...
    Thanh Nguyễn: Giữa cái lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế n...
    Thanh Nguyễn: Nếu vì lý do tài chính mà talawas đóng c...
    Thanh Nguyễn: Oh, Thank you Trầm Hương! We all have our h...
    Hà Minh: Một truyện ngắn quá hay, cảm ơn tác gi...
    Nguyễn Việt Thanh: Trên Talawas bộ cũ, có lần nhà văn Phạm...
    Anh Dũng: Ông Đào Nguyên nói đến "duy lợi". Nhưng...
    Hoàng Trường Sa: BRING ME HAPPINESS Đừng đi Đừng đi Đ...
    Lê Anh Dũng: (tiếp) Nhưng chính nhờ Tin Lành VN như...
    Lê Anh Dũng: Thưa bác Trung Thứ, Trong cảnh talawas ch...
    Đào Nguyên: Lời ông Vũ Huy Quang làm tôi nhớ tới l...
    Đào Nguyên: @ Nguyễn Khoa Thái Anh Trước khi chiéc thu...
    Trương Nhân Tuấn: Trích : « Người Việt hải ngoại vẫn th...
    Hoàng Trường Sa: Bô xít Việt Nam : Truyền thông Mỹ sắp n...
    khonglaai: Không ngờ anh Bách còn giỏi cả tiến...
    khonglaai: Nếu có giải thưởng talacu thì tôi ti...
    Phùng Tường Vân: Chúc nhau chân cứng đá mềm Chúc nhau an ...
    khonglaai: “Khi nói chuyện với mình họ chỉ nhìn ...